Hầu như mọi người đều nghĩ rằng Cải Cách Tin lành mở màn từ việc kinh doanh những ân xá. Và thật không may, một số ít cá thể vô đạo đức và không có lương tâm đã bán những ân xá, vốn là điều mà Giáo hội luôn chính thức coi là vô luân và tội lỗi ( tội mại thánh ), cũng giống như việc kinh doanh bổng lễ ( tội nhận nhiều bổng lễ cho một Thánh Lễ ). Tuy nhiên, mặc kệ những lạm dụng được phanh phui vào buổi bình minh của cuộc Cải Cách, thần học về ân xá chưa khi nào đổi khác và những ân xá cũng không bị bãi bỏ kể từ thế kỷ XVI, ngay cả sau Công đồng Vaticanô II .
Ân xá không phải là một lá bài “ tha bổng ” để một người được toàn quyền phạm tội và sau đó được tha thứ mà không cần phải buồn rầu thực sự ( ăn năn tội cách trọn ) và quyết tâm can đảm và mạnh mẽ sửa đổi, cũng như không cần đến bí tích Hòa Giải, sự tha tội và đền tội. Một ân xá không đưa được linh hồn nào ra khỏi hỏa ngục, cũng như không hề miễn cho ai phải xuống hỏa ngục nếu như người đó đáng như vậy. Ân xá không phải là xá miễn khỏi hỏa ngục cũng không phải là sự giải thoát sớm khỏi luyện ngục .
Ân xá là “ việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa khỏi những hình phạt tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ. Để hưởng nhờ ân xa, Kitô hữu phải hội đủ những điều kiện kèm theo được thẩm quyền của Hội Thánh pháp luật, vì với tư cách là thừa tác viên của Ơn cứu chuộc, Hội Thánh có thẩm quyền phân phát và san sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và những Thánh ” ( Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo # 1471 ) .
Mọi tội đều có hậu quả kép. Hậu quả thứ nhất là sự cắt đứt hoàn toàn (đối với tội trọng) hoặc cắt đứt một phần (đối với tội tội nhẹ) mối tương quan thiêng liêng (sự hiệp thông) với Thiên Chúa bằng cách giết chết hoặc làm tổn thương sự sống ơn sủng. Hình phạt đời đời nơi hỏa ngục là hình phạt của tội trọng chưa được tha thứ. Hậu quả thứ hai là hình phạt tạm (luyện ngục) liên quan đến những tội nhẹ chưa được tha và những tội trọng đã được tha rồi. Lý do cho hình phạt tạm này là vì ngay cả sau khi chúng ta đã thực sự cảm thấy đau đớn buồn rầu (ăn năn tội cách trọn) và đã lãnh nhận ơn xá giải cùng sự tha thứ, thì vẫn còn một sự “quyến luyến” với tội. Quyến luyến này là những ký ức vui vẻ và thích thú mà chúng ta đã có khi phạm tội. Chúng ta có thể thấy buồn rầu hối tiếc vì đã phạm tội, nhưng chúng ta vẫn có một sự quyến luyến với tội lỗi, bằng chứng là chúng ta không hoàn toàn khinh chê và chán ghét tội chỉ bởi vì chúng ta yêu mến Chúa và bởi vì phạm tội là làm phiền lòng Ngài. Thay vào đó, ta cảm thấy buồn rầu vì lo sợ sẽ bị trừng phạt. Luyện ngục thanh tẩy linh hồn chúng ta để chúng ta có thể nhìn thấy đầy đủ sức nặng của tội lỗi như Chúa nhìn thấy, chứ không chỉ theo quan điểm của chúng ta. Điều này giống như nhìn vi-rút hoặc vi khuẩn qua kính hiển vi điện tử. Với mắt thường, có thể ta sẽ cảm thấy dửng dưng với những vi khuẩn mầm bệnh thông thường. Nhưng nếu ta có thể nhìn thấy một vài trong số những mầm vi khuẩn bệnh tật này gớm ghiếc và nguy hiểm như thế nào bằng kính hiển vi, thì chắc chắn ta sẽ có thái độ nghiêm túc hơn. Luyện ngục giống như nhìn tội lỗi của chúng ta qua kính hiển vi và thấy chúng kinh tởm như thế nào như Thiên Chúa đã thấy.
Nếu bác sĩ phẫu thuật lấy một viên đạn ra khỏi ngực bạn, điều đó giống như bạn đi xưng tội và được tha thứ. Sự sống của linh hồn bạn được cứu vớt. Tuy nhiên, vẫn còn một vết thương khó chịu trên ngực sau cuộc phẫu thuật cũng cần phải được chữa lành. Luyện ngục chính là việc cắt chỉ của vết khâu và chữa lành thương tổn.
Ân xá là những lợi ích thiêng liêng bắt nguồn từ kho tàng công phúc vô tận của cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá và những công phúc lớn lao từ tất cả những đau khổ mà Đức Trinh Nữ Maria cùng các Thánh đã chịu bằng cách hiệp thông với Đức Kitô chịu đóng đinh. Nói cách khác, Chúa Giêsu đã chịu đau khổ nhiều hơn những gì Ngài phải chịu, và vì Ngài là Thiên Chúa và cũng là con người, nên mỗi phần trăm đau khổ của Ngài đều có giá trị vô hạn. Các nhà thần học nói rằng một giọt máu và một tiếng khóc lúc Chúa Giêsu chịu phép cắt bì khi còn thơ bé cũng đã đủ để cứu tất cả loài người, bởi vì Ngài là một Ngôi Vị Thánh trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã đổ ra rất nhiều máu chứ không chỉ một giọt. Ngài đã trao ban đến giọt máu cuối cùng khi chịu chết trên thập giá. Giá trị vô hạn của sự đau khổ của Đức Kitô, và giá trị lớn lao của sự đau khổ của tất cả những người vô tội và thánh thiện trong suốt các thời đại cộng lại, đã để lại một kho tàng lòng thương xót to lớn mà Giáo hội luôn kín múc ngang qua các ân xá. Những ân xá này được ban cho các tín hữu đã qua đời, vốn là những người đang phải thanh luyện trong luyện ngục; những quyến luyến của họ với tội lỗi trước đây được “thanh luyện” hoặc tẩy sạch để họ có thể tiến vào thiên đàng không tì vết. Giáo hội không bao giờ xác định cách thức hay thời gian các ân xá giúp các linh hồn trong luyện ngục, mà chỉ nói rằng các ân xá có ích cho các linh hồn. Chúng ta cũng có thể dùng các ân xá cho chính bản thân mình để gỡ bỏ những quyến luyến với tội lỗi đã phạm.
Nguồn : Rev. John Trigilio JR., Ph. D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph. D. ,
The Catholicism Answer Book – The 300 Most Frequently Asked Question ,
( Naperville, Illinois : Sourcebooks, Inc., 2007 ) .