THỂ LỆ CUỘC THI
SÁNG KIẾN VÌ CỘNG ĐỒNG – LẦN THỨ IV
Chương trình “
Sáng kiến vì cộng đồng” là chương trình thường kỳ hai năm một lần với mục tiêu tìm ra những sáng kiến, ý tưởng, những dự án sáng tạo (sau đây gọi chung là dự án), nhằm góp phần giải quyết các vấn đề cộng đồng, xã hội. Chương trình sẽ góp phần thúc đẩy và phát huy vai trò, đóng góp của công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nét văn hóa đẹp cho mỗi công dân Việt Nam có trách nhiệm với các vấn đề xã hội, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” – Lần thứ IV do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Chương trình Sáng kiến vì cộng đồng là “Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng” với Thể lệ tham gia cụ thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
* Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương quan tâm tới các hoạt động cộng đồng và có ý tưởng sáng tạo cho các hoạt động vì cộng đồng;
* Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc 4 loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ phần; Công ty Hợp danh) theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, đã và đang triển khai những sáng kiến, những ứng dụng sáng tạo nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mang lại những giá trị tích cực vì cộng đồng;
* Các đối tượng cá nhân không giới hạn độ tuổi, có ý tưởng sáng tạo hướng tới những giá trị vì cộng đồng;
* Các tổ chức trong và ngoài nước có văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam hoặc nước ngoài quan tâm tới các hoạt động cộng đồng và có ý tưởng sáng tạo cho các hoạt động đóng góp vì cộng đồng;
* Thành viên Ban Tổ chức và những bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi không được tham gia thi.
* Mỗi cá nhân, đơn vị có thể gửi một hoặc nhiều sáng kiến dự thi.
II. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THAM DỰ
1. Nội dung
* Chủ đề dự thi Sáng kiến vì cộng đồng đa dạng và không giới hạn các lĩnh vực, bao gồm: giáo dục, y tế, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, giao thông – vận tải, khoa học và công nghệ, du lịch, xóa đói giảm nghèo, văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới…
* Các dự án dự thi phải thể hiện được các ý tưởng sáng tạo, sáng kiến cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội;
* Các sáng kiến dự thi cần làm rõ kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính.
2. Hình thức tham dự.
* Dự án tham gia được trình bày bằng tiếng Việt, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
* Khuyến khích dự án tham gia dự thi cung cấp các thông tin và tài liệu (hình ảnh, video clip…) liên quan, giúp làm rõ dự án. Các thông tin này gửi bằng hình thức đính kèm tài liệu trực tiếp với dự án dự thi trên Website và hòm thư của Chương trình, hoặc dẫn đường link đến các trang có lưu trữ tài liệu trên mạng.
3. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá các dự án tham dự như sau (Thang điểm: 100 điểm):
* Đối tượng tác động và kết quả mong đợi (25 điểm);
* Tính khả thi (20 điểm);
* Tính phát triển (10 điểm);
* Tính sáng tạo (10 điểm);
* Tính bền vững và khả năng nhân rộng (15 điểm);
* Hiệu quả chi phí (10 điểm);
* Năng lực của đơn vị triển khai (10 điểm);
3.1. Đối tượng tác động và kết quả mong đợi
Chỉ ra được những lợi ích cụ thể của dự án: Số lượng đối tượng hưởng lợi của dự án, ước tính số người được hưởng lợi (trực tiếp, gián tiếp); sáng kiến tạo nên những tác động và thay đổi về nhận thức, thái độ, hoạt động trong cộng đồng.
- . Tính khả thi
* Tính khả thi là triển vọng đạt được mục tiêu của dự án. Các kế hoạch hành động, hoạt động của dự án rõ ràng, có thể triển khai, phù hợp với các nguồn lực, các khoản chi phí được sử dụng hiệu quả và hướng đến đối tượng hưởng lợi.
* Dự báo được những khó khăn có thể xảy ra và khả năng vượt qua các khó khăn đó trong quá trình triển khai thực tiễn tại cộng đồng. Có các phương án giả định nằm ngoài kế hoạch của dự án để bảo đảm cho sự thành công của dự án.
3.3. Tính phát triển
* Dự án xuất phát từ những vấn đề thực tiễn của cộng đồng, chỉ ra được giải pháp thông minh giúp giải quyết được vấn đề tồn tại, hướng tới kết quả rõ ràng, đóng góp hữu ích cho cộng đồng.
* Dự án thể hiện được mong muốn, thậm chí cam kết sẽ triển khai trong thực tế.
* Kế hoạch thực hiện phải rõ ràng, cụ thể. Có phương án hỗ trợ từ cộng đồng, sự tham gia của các đối tượng hưởng lợi, nhà tài trợ, các bên liên quan…
3.4. Tính sáng tạo
Tính sáng tạo đã được nhấn mạnh là một trong những đặc điểm chính của Chương trình Sáng kiến vì cộng đồng. Các dự án phải thể hiện được sự “khác biệt” của mình về ý tưởng, cách tiếp cận, phương thức thực hiện…các dự án phải sáng tạo gắn với nhu cầu thực tiễn, mang lại những giá trị mới, thiết thực cho cộng đồng.
3.5. Tính bền vững và khả năng nhân rộng
Tính bền vững và khả năng nhân rộng của dự án được đánh giá thông qua khả năng phát huy lợi ích bằng chính các nguồn lực tạo ra từ sáng kiến (nhân lực, vật chất, tài chính…); khả năng tiếp tục hoạt động ngay cả khi hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc và luôn có sự giải đáp tích cực cho những câu hỏi: Sáng kiến sẽ có tác động trong việc xây dựng và tăng cường năng lực của cộng đồng và các tổ chức tại địa bàn triển khai như thế nào? Hoạt động đó có bền vững hay không? Lợi ích mà sáng kiến mang lại có thể tồn tại lâu dài sau khi dự án đó kết thúc không?
Các sáng kiến thể hiện được rõ khả năng nhân rộng cũng như kế hoạch nhân rộng sau khi kết thúc dự án, việc nhân rộng có thể bao gồm:
* Khả năng đơn vị và cá nhân tự ứng dụng sáng kiến sang các nhóm đối tượng hay địa phương khác;
* Khả năng đơn vị và cá nhân chia sẻ thông tin về kết quả sáng kiến để các nơi khác học tập, áp dụng.
3.6. Hiệu quả chi phí
Ngân sách thực hiện sáng kiến phù hợp với nguồn lực của tổ chức và các khoản tài trợ trực tiếp.
3.7. Năng lực của đơn vị triển khai
Các cá nhân, tổ chức, đơn vị chứng minh được khả năng thực hiện và hoàn thành các hoạt động được đề xuất, có kinh nghiệm làm việc với đối tượng của sáng kiến, có năng lực và kiến thức chuyên môn, có tổ chức nhân sự thực hiện sáng kiến rõ ràng, hợp lý, có năng lực quản lý tài chính phù hợp. Khuyến khích các đơn vị có sự bảo trợ của các tổ chức hoặc cá nhân có uy tín, có sự phối hợp tham gia của địa phương và cộng đồng nơi triển khai sáng kiến.
4. Lưu ý
Khuyến khích các thành viên tham gia dự thi chia sẻ học hỏi để tự hoàn thiện sáng kiến của mình, khuyến khích các sáng kiến dự thi có cùng ý tưởng, hợp tác để cùng hoàn thiện bài thi chung nhằm xây dựng được những dự án tốt nhất vì lợi ích cộng đồng.
III. THỂ THỨC TIẾN HÀNH
1. Cách thức tham dự
Các sáng kiến tham gia Cuộc thi được gửi về Ban Tổ chức qua hệ thống Website và bản in gửi về BTC Chương trình.
1.1. Gửi qua Website: Hồ sơ được gửi qua Website chương trình tại địa chỉ: www.sangkienvicongdong.vn, các bước như sau:
Bước 1: Tải “Bản đăng ký tham gia”.
Bước 2: Điền thông tin vào “Bản đăng ký tham gia”.
Bước 3: Gửi “Bản đăng ký tham gia” và các tài liệu khác: video, thiết kế đồ họa, ảnh chụp… (nếu có).
1.2. Gửi bản in:
Bước 1: Tải và in “Bản đăng ký tham gia” trên Website chương trình: www.sangkienvicongdong.vn.
Bước 2: Điền thông tin vào “Bản đăng ký tham gia”.
Bước 3: Gửi “Bản đăng ký tham gia” và các tài liệu khác: video, thiết kế đồ họa, ảnh chụp… (nếu có) về địa chỉ: Phòng Truyền thông, Ban Thư ký – Tạp chí Cộng sản, số 28 Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ: “Tham gia Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng”.
2. Thời gian đăng kí: Từ ngày 15/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
3. Các giai đoạn của Cuộc thi
* Giai đoạn 1
Gửi sáng kiến tham gia: Từ ngày 15/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021
Các tác giả và nhóm dự thi gửi sáng kiến như Mục 3: “Hướng dẫn tham gia”. Sau khi gửi sáng kiến tham gia, tên các sáng kiến sẽ được cập nhật lên website và kết quả sau vòng một sẽ được thông báo đến các nhóm dự thi.
* Giai đoạn 2: Xét chọn Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/3/2022
+ Thành lập các Hội đồng sơ tuyển, chung tuyển để xét chọn tuyên dương, trao giải các sáng kiến để tôn vinh tại Lễ tổng kết. Quá trình đánh giá xét duyệt chặt chẽ với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, các nhà chuyên môn, đại diện các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, doanh nghiệp…
* Giai đoạn 3: Tổ chức Hội thảo, Lễ biểu dương, Lễ tổng kết (Lễ trao giải). Dự kiến trong tháng 5/2022.
+ Các sáng kiến xuất sắc nhất sẽ thuyết trình về ý tưởng và chi tiết triển khai với Ban Giám khảo và trong buổi Hội thảo. Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí di chuyển đối với các tác giả hoặc nhóm dự thi ngoài khu vực nội thành TP. Hà Nội.
+ Lễ trao giải sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỒNG HÀNH CÙNG CUỘC THI
1. Ban tư vấn đồng hành cùng sáng kiến
* Ban tư vấn sẽ trả lời các câu hỏi tiêu biểu của các cá nhân, tổ chức quan tâm hàng tuần, trực tiếp trên Website.
* Các câu hỏi được gửi về Email:
2. Giao lưu trực tuyến
Các buổi giao lưu trực tuyến trên Website: www.sangkienvicongdong.vn được tổ chức để giải đáp các thắc mắc liên quan tới Chương trình, trao đổi với ban tư vấn về dự án (sáng kiến). Các thông tin cụ thể về mỗi buổi giao lưu trực tuyến sẽ được thông báo cụ thể trên Website: www.sangkienvicongdong.vn
3. Tọa đàm kết nối chia sẻ học hỏi kinh nghiệm nâng cao năng lực dự án (nếu có thể)
Ban tổ chức sẽ tổ chức các buổi tọa đàm giao lưu, chia sẻ, kết nối các tác giả dự thi, các chương trình tập huấn, hướng dẫn cách viết đề xuất sáng kiến (dự án) với nhiều nội dung, chủ đề khác nhau. Thông tin cụ thể sẽ được thông báo trên Website:
V. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH VÀ HỘI ĐỒNG CỐ VẤN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hội đồng thẩm định
Hội đồng thẩm định chương trình Sáng kiến vì cộng đồng bao gồm các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đại diện cho các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ… là các chuyên gia có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực quản lý dự án, hoạt động cộng đồng, sẽ có vai trò đánh giá, thẩm định và lựa chọn ra các sáng kiến xuất sắc nhất được trao giải.
2. Hội đồng cố vấn
Hội đồng cố vấn chương trình Sáng kiến vì cộng đồng có vai trò cố vấn cho các dự án tham dự chương trình theo các hình thức trả lời giao lưu trực tuyến, góp ý hướng dẫn cho các dự án, hoặc tham gia các hoạt động thảo luận, tập huấn, nâng cao năng lực các dự án dự thi. Hội đồng cố vấn có trách nhiệm hỗ trợ các dự án trong suốt chương trình. Các cố vấn là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển cộng đồng.
VI. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
- Cơ cấu giải thưởng
Gồm có 02 loại Giải thưởng:
+ 01 hệ thống giải “Sáng kiến về Khoa học – Kỹ thuật”;
+ 01 hệ thống giải “Sáng kiến về tác nghiệp quản lý”.
Mỗi loại sẽ có: 01 Giải A, 02 Giải B, 03 Giải C và 05 Giải Khuyến khích.
(Số lượng giải thưởng có thể thay đổi căn cứ trên chất lượng thực tế dự án tham gia. Trong trường hợp có dự án đặc biệt xuất sắc, Ban tổ chức có thể trao giải đặc biệt, trị giá giải thưởng do Ban Tổ chức quyết định).
2. Hình thức khen thưởng và giá trị giải thưởng
a) Hình thức khen thưởng: Bằng khen của Ban Tổ chức và Kỷ niệm chương của Chương trình.
b) Giá trị giải thưởng: Tiền mặt, mỗi giải cụ thể như sau:
* Giải A: 50.000.000 đồng/giải (Năm mươi triệu đồng).
* Giải B: 35.000.000 đồng/giải (Ba mươi lăm triệu đồng).
* Giải C: 25.000.000 đồng/giải (Hai mươi lăm triệu đồng).
* Giải Khuyến khích: 10.000.000 đồng/giải (Mười triệu đồng).
Ngoài ra, các dự án đoạt giải có thể được nhận các hiện vật khác (nếu có) và khoản kinh phí tài trợ triển khai thực hiện dự án dưới sự giám sát của Ban Tổ chức (nếu Ban Tổ chức kêu gọi được nguồn kinh phí hỗ trợ dự án).
VII. QUY ĐỊNH CHUNG
Ban Tổ chức khuyến khích các cá nhân, tổ chức chia sẻ các dự án được đăng tải trên Website và Fanpage của Chương trình.
* Dự án đưa ra không trùng với bất cứ ý tưởng, sáng kiến dự án vì cộng đồng nào đã được tác giả khác công bố. Tại bất cứ thời điểm nào nếu các dự án dự thi bị chứng minh là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì dự án đó sẽ bị tước quyền tham gia, thu hồi giải thưởng.
* Ban Tổ chức có quyền sử dụng toàn bộ nội dung, hình ảnh, bài viết mà tác giả gửi đến tham gia cuộc thi cho các mục đích nhằm tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích thanh, thiếu niên tham gia công tác tình nguyện mà không cần phải xin phép hay trả phí cho cá nhân hoặc nhóm tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng toàn bộ nội dung dự thi vào các mục đích phi lợi nhuận.
* Người dự thi chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chân thực của dự án hay nhân vật được đề cập đến trong bài dự thi.
* Trong quá trình dự thi, các cá nhân hoặc nhóm tác giả không được quyền đăng tải trực tiếp bài dự thi lên các kênh truyền thông khác mà phải thông qua đường dẫn (đường link) do Ban Tổ chức cung cấp.
* Trong trường hợp có sự không thống nhất, căn cứ vào thể lệ cuộc thi, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Ban Tổ chức./.
|
T/M BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ CỘNG SẢN
PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà |
Chương trình “” là chương trình thường kỳ hai năm một lần với mục tiêu tìm ra những sáng kiến, ý tưởng, những dự án sáng tạo (sau đây gọi chung là dự án), nhằm góp phần giải quyết các vấn đề cộng đồng, xã hội. Chương trình sẽ góp phần thúc đẩy và phát huy vai trò, đóng góp của công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nét văn hóa đẹp cho mỗi công dân Việt Nam có trách nhiệm với các vấn đề xã hội, cùng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.Chương trình “Lần thứ IV do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp tổ chức. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Chương trình Sáng kiến vì cộng đồng là “Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng” với Thể lệ tham gia cụ thể như sau:* Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương quan tâm tới các hoạt động cộng đồng và có ý tưởng sáng tạo cho các hoạt động vì cộng đồng;* Các Tập đoàn, Tổng Công ty, Doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc 4 loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ phần; Công ty Hợp danh) theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, đã và đang triển khai những sáng kiến, những ứng dụng sáng tạo nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mang lại những giá trị tích cực vì cộng đồng;* Các đối tượng cá nhân không giới hạn độ tuổi, có ý tưởng sáng tạo hướng tới những giá trị vì cộng đồng;* Các tổ chức trong và ngoài nước có văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam hoặc nước ngoài quan tâm tới các hoạt động cộng đồng và có ý tưởng sáng tạo cho các hoạt động đóng góp vì cộng đồng;* Thành viên Ban Tổ chức và những bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi không được tham gia thi.* Mỗi cá nhân, đơn vị có thể gửi một hoặc nhiều sáng kiến dự thi.* Chủ đề dự thi Sáng kiến vì cộng đồng đa dạng và không giới hạn các lĩnh vực, bao gồm: giáo dục, y tế, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, giao thông – vận tải, khoa học và công nghệ, du lịch, xóa đói giảm nghèo, văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới…* Các dự án dự thi phải thể hiện được các ý tưởng sáng tạo, sáng kiến cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội;* Các sáng kiến dự thi cần làm rõ kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính.* Dự án tham gia được trình bày bằng tiếng Việt, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.* Khuyến khích dự án tham gia dự thi cung cấp các thông tin và tài liệu (hình ảnh, video clip…) liên quan, giúp làm rõ dự án. Các thông tin này gửi bằng hình thức đính kèm tài liệu trực tiếp với dự án dự thi trên Website và hòm thư của Chương trình, hoặc dẫn đường link đến các trang có lưu trữ tài liệu trên mạng.Tiêu chí đánh giá các dự án tham dự như sau (Thang điểm: 100 điểm):* Đối tượng tác động và kết quả mong đợi (25 điểm);* Tính khả thi (20 điểm);* Tính phát triển (10 điểm);* Tính sáng tạo (10 điểm);* Tính bền vững và khả năng nhân rộng (15 điểm);* Hiệu quả chi phí (10 điểm);* Năng lực của đơn vị triển khai (10 điểm);Chỉ ra được những lợi ích cụ thể của dự án: Số lượng đối tượng hưởng lợi của dự án, ước tính số người được hưởng lợi (trực tiếp, gián tiếp); sáng kiến tạo nên những tác động và thay đổi về nhận thức, thái độ, hoạt động trong cộng đồng.* Tính khả thi là triển vọng đạt được mục tiêu của dự án. Các kế hoạch hành động, hoạt động của dự án rõ ràng, có thể triển khai, phù hợp với các nguồn lực, các khoản chi phí được sử dụng hiệu quả và hướng đến đối tượng hưởng lợi.* Dự báo được những khó khăn có thể xảy ra và khả năng vượt qua các khó khăn đó trong quá trình triển khai thực tiễn tại cộng đồng. Có các phương án giả định nằm ngoài kế hoạch của dự án để bảo đảm cho sự thành công của dự án.* Dự án xuất phát từ những vấn đề thực tiễn của cộng đồng, chỉ ra được giải pháp thông minh giúp giải quyết được vấn đề tồn tại, hướng tới kết quả rõ ràng, đóng góp hữu ích cho cộng đồng.* Dự án thể hiện được mong muốn, thậm chí cam kết sẽ triển khai trong thực tế.* Kế hoạch thực hiện phải rõ ràng, cụ thể. Có phương án hỗ trợ từ cộng đồng, sự tham gia của các đối tượng hưởng lợi, nhà tài trợ, các bên liên quan…Tính sáng tạo đã được nhấn mạnh là một trong những đặc điểm chính của Chương trình Sáng kiến vì cộng đồng. Các dự án phải thể hiện được sự “khác biệt” của mình về ý tưởng, cách tiếp cận, phương thức thực hiện…các dự án phải sáng tạo gắn với nhu cầu thực tiễn, mang lại những giá trị mới, thiết thực cho cộng đồng.Tính bền vững và khả năng nhân rộng của dự án được đánh giá thông qua khả năng phát huy lợi ích bằng chính các nguồn lực tạo ra từ sáng kiến (nhân lực, vật chất, tài chính…); khả năng tiếp tục hoạt động ngay cả khi hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc và luôn có sự giải đáp tích cực cho những câu hỏi: Sáng kiến sẽ có tác động trong việc xây dựng và tăng cường năng lực của cộng đồng và các tổ chức tại địa bàn triển khai như thế nào? Hoạt động đó có bền vững hay không? Lợi ích mà sáng kiến mang lại có thể tồn tại lâu dài sau khi dự án đó kết thúc không?Các sáng kiến thể hiện được rõ khả năng nhân rộng cũng như kế hoạch nhân rộng sau khi kết thúc dự án, việc nhân rộng có thể bao gồm:* Khả năng đơn vị và cá nhân tự ứng dụng sáng kiến sang các nhóm đối tượng hay địa phương khác;* Khả năng đơn vị và cá nhân chia sẻ thông tin về kết quả sáng kiến để các nơi khác học tập, áp dụng.Ngân sách thực hiện sáng kiến phù hợp với nguồn lực của tổ chức và các khoản tài trợ trực tiếp.Các cá nhân, tổ chức, đơn vị chứng minh được khả năng thực hiện và hoàn thành các hoạt động được đề xuất, có kinh nghiệm làm việc với đối tượng của sáng kiến, có năng lực và kiến thức chuyên môn, có tổ chức nhân sự thực hiện sáng kiến rõ ràng, hợp lý, có năng lực quản lý tài chính phù hợp. Khuyến khích các đơn vị có sự bảo trợ của các tổ chức hoặc cá nhân có uy tín, có sự phối hợp tham gia của địa phương và cộng đồng nơi triển khai sáng kiến.Khuyến khích các thành viên tham gia dự thi chia sẻ học hỏi để tự hoàn thiện sáng kiến của mình, khuyến khích các sáng kiến dự thi có cùng ý tưởng, hợp tác để cùng hoàn thiện bài thi chung nhằm xây dựng được những dự án tốt nhất vì lợi ích cộng đồng.Các sáng kiến tham gia Cuộc thi được gửi về Ban Tổ chức qua hệ thống Website và bản in gửi về BTC Chương trình.: Hồ sơ được gửi qua Website chương trình tại địa chỉ: www.sangkienvicongdong.vn, các bước như sau:: Tải “Bản đăng ký tham gia”.: Điền thông tin vào “Bản đăng ký tham gia”.: Gửi “Bản đăng ký tham gia” và các tài liệu khác: video, thiết kế đồ họa, ảnh chụp… (nếu có).: Tải và in “Bản đăng ký tham gia” trên Website chương trình: www.sangkienvicongdong.vn.: Điền thông tin vào “Bản đăng ký tham gia”.: Gửi “Bản đăng ký tham gia” và các tài liệu khác: video, thiết kế đồ họa, ảnh chụp… (nếu có) về địa chỉ: Phòng Truyền thông, Ban Thư ký – Tạp chí Cộng sản, số 28 Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Ngoài phong bì ghi rõ: “Tham gia Cuộc thi Sáng kiến vì cộng đồng”.Gửi sáng kiến tham gia:Các tác giả và nhóm dự thi gửi sáng kiến như Mục 3: “Hướng dẫn tham gia”. Sau khi gửi sáng kiến tham gia, tên các sáng kiến sẽ được cập nhật lên website và kết quả sau vòng một sẽ được thông báo đến các nhóm dự thi.: Xét chọn+ Thành lập các Hội đồng sơ tuyển, chung tuyển để xét chọn tuyên dương, trao giải các sáng kiến để tôn vinh tại Lễ tổng kết. Quá trình đánh giá xét duyệt chặt chẽ với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, các nhà chuyên môn, đại diện các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, doanh nghiệp…: Tổ chức Hội thảo, Lễ biểu dương, Lễ tổng kết (Lễ trao giải). Dự kiến trong tháng 5/2022.+ Các sáng kiến xuất sắc nhất sẽ thuyết trình về ý tưởng và chi tiết triển khai với Ban Giám khảo và trong buổi Hội thảo. Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí di chuyển đối với các tác giả hoặc nhóm dự thi ngoài khu vực nội thành TP. Hà Nội.+ Lễ trao giải sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.* Ban tư vấn sẽ trả lời các câu hỏi tiêu biểu của các cá nhân, tổ chức quan tâm hàng tuần, trực tiếp trên Website.* Các câu hỏi được gửi về Email: [email protected] Các buổi giao lưu trực tuyến trên Website: www.sangkienvicongdong.vn được tổ chức để giải đáp các thắc mắc liên quan tới Chương trình, trao đổi với ban tư vấn về dự án (sáng kiến). Các thông tin cụ thể về mỗi buổi giao lưu trực tuyến sẽ được thông báo cụ thể trên Website: www.sangkienvicongdong.vnBan tổ chức sẽ tổ chức các buổi tọa đàm giao lưu, chia sẻ, kết nối các tác giả dự thi, các chương trình tập huấn, hướng dẫn cách viết đề xuất sáng kiến (dự án) với nhiều nội dung, chủ đề khác nhau. Thông tin cụ thể sẽ được thông báo trên Website: www.sangkienvicongdong.vn Hội đồng thẩm định chương trình Sáng kiến vì cộng đồng bao gồm các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đại diện cho các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ… là các chuyên gia có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực quản lý dự án, hoạt động cộng đồng, sẽ có vai trò đánh giá, thẩm định và lựa chọn ra các sáng kiến xuất sắc nhất được trao giải.Hội đồng cố vấn chương trình Sáng kiến vì cộng đồng có vai trò cố vấn cho các dự án tham dự chương trình theo các hình thức trả lời giao lưu trực tuyến, góp ý hướng dẫn cho các dự án, hoặc tham gia các hoạt động thảo luận, tập huấn, nâng cao năng lực các dự án dự thi. Hội đồng cố vấn có trách nhiệm hỗ trợ các dự án trong suốt chương trình. Các cố vấn là các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển cộng đồng.Gồm có 02 loại Giải thưởng:+ 01 hệ thống giải “Sáng kiến về Khoa học – Kỹ thuật”;+ 01 hệ thống giải “Sáng kiến về tác nghiệp quản lý”.Mỗi loại sẽ có: 01 Giải A, 02 Giải B, 03 Giải C và 05 Giải Khuyến khích.(Số lượng giải thưởng có thể thay đổi căn cứ trên chất lượng thực tế dự án tham gia. Trong trường hợp có dự án đặc biệt xuất sắc, Ban tổ chức có thể trao giải đặc biệt, trị giá giải thưởng do Ban Tổ chức quyết định).a) Hình thức khen thưởng: Bằng khen của Ban Tổ chức và Kỷ niệm chương của Chương trình.b) Giá trị giải thưởng: Tiền mặt, mỗi giải cụ thể như sau:* Giải A:đồnggiải (Năm mươi triệu đồng).* Giải B:đồng/giải (Ba mươi lăm triệu đồng).* Giải C:đồnggiải (Hai mươi lăm triệu đồng).* Giải Khuyến khích:đồng/giải (Mười triệu đồng).Ngoài ra, các dự án đoạt giải có thể được nhận các hiện vật khác (nếu có) và khoản kinh phí tài trợ triển khai thực hiện dự án dưới sự giám sát của Ban Tổ chức (nếu Ban Tổ chức kêu gọi được nguồn kinh phí hỗ trợ dự án).Ban Tổ chức khuyến khích các cá nhân, tổ chức chia sẻ các dự án được đăng tải trên Website và Fanpage của Chương trình.* Dự án đưa ra không trùng với bất cứ ý tưởng, sáng kiến dự án vì cộng đồng nào đã được tác giả khác công bố. Tại bất cứ thời điểm nào nếu các dự án dự thi bị chứng minh là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì dự án đó sẽ bị tước quyền tham gia, thu hồi giải thưởng.* Ban Tổ chức có quyền sử dụng toàn bộ nội dung, hình ảnh, bài viết mà tác giả gửi đến tham gia cuộc thi cho các mục đích nhằm tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích thanh, thiếu niên tham gia công tác tình nguyện mà không cần phải xin phép hay trả phí cho cá nhân hoặc nhóm tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng toàn bộ nội dung dự thi vào các mục đích phi lợi nhuận.* Người dự thi chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chân thực của dự án hay nhân vật được đề cập đến trong bài dự thi.* Trong quá trình dự thi, các cá nhân hoặc nhóm tác giả không được quyền đăng tải trực tiếp bài dự thi lên các kênh truyền thông khác mà phải thông qua đường dẫn (đường link) do Ban Tổ chức cung cấp.* Trong trường hợp có sự không thống nhất, căn cứ vào thể lệ cuộc thi, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Ban Tổ chức./.