Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương

Tôi hoàn thành việc đọc cuốn vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, cuốn sách là một món quà dành tặng cho những bậc cha mẹ. Bởi phương pháp giáo dục của một người mẹ chịu ảnh hưởng từ hai văn hóa giữa người Trung Quốc và Do Thái, bà chỉ ra những sai lầm trong cách yêu thương con, đưa ra những biện pháp giúp khắc phục những sai lầm, và những câu chuyện được tác giả lồng ghép vào rất ý nghĩa. Nó có thể giúp bạn dạy dỗ, truyền đạt tư tưởng, gợi mở cho các con của bạn có cách nhìn đúng đắn rút ra đượ

Xem thêm: Sống đẹp là gì và cách dạy con sống đẹp từ nhỏ phụ huynh cần biết

Tôi hoàn thành việc đọc cuốn vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, cuốn sách là một món quà dành tặng cho những bậc cha mẹ. Bởi phương pháp giáo dục của một người mẹ chịu ảnh hưởng từ hai văn hóa giữa người Trung Quốc và Do Thái, bà chỉ ra những sai lầm trong cách yêu thương con, đưa ra những biện pháp giúp khắc phục những sai lầm, và những câu chuyện được tác giả lồng ghép vào rất ý nghĩa. Nó có thể giúp bạn dạy dỗ, truyền đạt tư tưởng, gợi mở cho các con của bạn có cách nhìn đúng đắn rút ra được bài học cho bản thân chúng. Hình thành những kỹ năng tốt ,tinh thần vững chắc ,can đảm,dùbcho cuộc sống khó khăn như thế nào thì vẫn có thể đứng vững ,mà bạn không cần phải quá lo lắng và còn rất nhiều thứ thú vị, mang giá trị đặc biệt nằm trong cuốn sách.

Không tốn quá nhiều thời gian để đọc, nhưng bạn lại có thể nắm vững những bí quyết giáo dục con từ một dân tộc thông minh nhất thế giới. Từ đó có thể áp dụng vào gia đình mình mà tạo được sự thay đổi lớn cho con cái và gia đình bạn. Theo thực tế, ta thấy được rất nhiều tài sản của các gia tộc được truyền từ đời này sang đời khác, đi sâu vào bên trong có thể thấy: “Người Do Thái không chỉ truyền lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kiến kỹ năng sinh tồn, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và xã hội”. Vì vậy, mà người Israel có thể giàu có cả ba đời và thậm chí hơn thế, họ trở nên tài giỏi và giàu có, cho dù có phiêu bạt tới bất cứ nơi nào thì sự nghiệp của họ cũng như cá gặp nước. Quan trọng là cách truyền dạy truyền lửa của ba mẹ cho con cái như thế nào.

Rõ ràng tầm quan trọng trong giáo dục gia đình có tác động vô cùng sâu rộng trên toàn cầu trong hàng ngàn công việc khác nhau. Nuôi dạy con cái là công việc quan trọng nhất và nhiều thử thách nhất trong hàng ngàn công việc. Chương 1 cuốn sách “vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” có đưa ra 9 cách nuôi dạy con như:

1. Cần học cách yêu con -theo đuổi tình yêu chất lượng cao.
2. Cha mẹ là “nô lệ”, “trực thăng” của con cái – yêu con một cách cố chấp.
3. Tìm bí quyết nuôi dạy con – thời khắc ba mẹ tự kiểm điểm.
4. Lấy gì yêu con_ gợi ý cách yêu con của phụ huynh Do Thái.
5. Nâng cao tình mẫu tử.
6. Yêu thương con cũng cần có kỹ xảo và nghệ thuật.

Trong từng phần, tác giả đều có cách lý giải những hiện tượng, cũng như chỉ ra cái sai cái cần khắc phục một cách hợp lý. Đọc từng câu từng chữ mà ngẫm lại rất đúng với nhiều gia đình, mỗi phần đều có những câu nói hay mà tôi tâm đắc. Và chắc chắn là mọi người cũng sẽ tìm được những gì mình cần trong cuốn sách. Lấy trích dẫn một đoạn nói về phương pháp yêu con khá đặc biệt rằng:
“Tình yêu thương của các bậc cha mẹ Do Thái nhằm vào mục đích đem lại lợi ích suốt đời cho con,
chứ họ không đáp ứng nhu cầu tạm thời của con. Họ thực hiện “cơ chế thị trường, không bồi dưỡng ra thế hệ ăn bám cha mẹ”, “phát huy tố chất triệu phú của mỗi đứa trẻ”, “nắm bắt kỹ năngquản lý từ nhỏ”, “trì hoãn thỏa mãn của con để cho chúng hiểu cha mẹ”, “tham quan một ngày của cha mẹ”, “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”, “phụ huynh rút về hậu phương thôi thúc con ‘hứng thú’ và ‘ao ước’ học tập”, “cha mẹ làm quân sư quan sát, tham mưu, nhắc nhở con, không đào tạo con thành một kẻ tầm thường”.

Cuối cùng tác giả muốn nói với các bậc phụ huynh: Dù bạn có đem toàn bộ tính mạng, của cải, địa vị,
thời gian, tinh thần và sức lực cho con thì con bạn cũng không thể hạnh phúc cả đời. Chỉ có dạy con
biết mưu sinh, biết theo đuổi mục tiêu của mình, biết hưởng thụ cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn sau
khi đạt được mục tiêu thì đến cuối đời bạn mới ung dung nhàn nhã và con bạn mới có thể thành công
trong cuộc sống .

Các cha mẹ có từng đặt câu hỏi. Tại sao cha mẹ càng hiểu con càng chăm bẵm, càng đáp ứng đòi hỏi của con cái, con cái càng không hiểu cha mẹ ,thậm chí giày vò họ. Nguyên nhân là do chính những vị phụ huynh này chỉ biết yêu con chứ chưa biết dạy con. Những ai là cha mẹ đều rất yêu thương con cái, nhưng tình yêu trong cuốn sách có hai hình ảnh được tác giả nhắc đến. Một là tình yêu hình ngọn lửa của dân tộc Do Thái, hai là tình yêu hình tử cung của dân tộc Trung Quốc. Tình yêu hình tử cung là con cái sẽ luôn được bao bọc trong cung điện ấm áp của người mẹ, nhưng còn hình ảnh ngọn lửa chính là nhóm lên ước mơ động lực cho cuộc đời và tiền đồ con cái.

Rất nhiều điều nữa mà không thể nói ra hết trong vài trai giấy, chỉ có thể là chính bạn hãy tìm đọc, suy ngẫm và nếu cảm thấy đúng, thì hãy áp dụng phương pháp mà tác giả đã đưa ra để dành tặng cho con cái như một món quà.

Sara là một người mẹ đơn thân nhưng không vì hoàn cảnh khó khăn ấy mà làm cho các con thấy mặc cảm hay thiếu thốn tình yêu thương từ gia đình. Bà đã tạo ra những hoàn cảnh, đẩy đứa con ra xa, để chúng tự giải quyết vấn đề, dần dần luyện cho con tính cách tự lập, có lòng tự tin, tư duy kiện toàn, những kỹ năng quản lý công việc từ nhỏ, biết tích lũy cho con cho quá trình trưởng thành. Sau này sẽ ung dung đối mặt với tương lai .

Và kết quả mà bà nhận được rất xứng đáng. Cả ba đứa con đều thành tài và rất hiếu thảo với mẹ của mình và không còn phải lo lắng như các bậc cha mẹ khác. Xin nhắc lại là phương pháp giáo dục gia đình “vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” không hề làm cha mẹ và con cái trở nên xa cách mà còn tăng thêm tính liên kết trong gia đình tăng thêm cảm giác an toàn cho con trẻ.

Cuốn sách thật sự rất hay, mang màu sắc, phong cách riêng biệt. Rất đáng để dành thời gian đọc. Mặc dù tôi chưa lập gia đình nhưng lại rất phấn khởi khi biết được một phương pháp hay cho việc nuôi dạy con cái, điều này không khó khăn như mọi người thường nghĩ. Chỉ là cách nuôi dạy của ta có phần quá chăm chút, sợ con tổn thương, nhưng nếu ta mong muốn chúng có thể thích nghi với mọi môi trường thì hãy đẩy chúng ra xa, và cha mẹ hãy lùi về sau một bước, chỉ nên là quân sư, cố vấn cho con cái. Hãy để chúng tự trải nghiệm và hiểu được cảm giác để rút ra cho mình bài học.

…more

Source: https://vvc.vn
Category : Sống Đẹp

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay