Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.54 MB, 46 trang )
Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần
phải thơng qua q trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện
(thiết bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ.
1.2. Một số vai trò của thiết bị dạy và học
– Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan;
do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.
– Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học
tập.
– Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy
học.
– Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc khơng quan sát, tiếp cận
được.
1.3. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
– Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu
quả.
– Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
– Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã
hội và môi trường sống.
– Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể
tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện
phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự.
– Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học
tập khác nhau.
– Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS
tham gia chủ động vào quá trình học tập.
1.4. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông,
người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
2
– Phù hợp với nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy
học mới;
– Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
– Kích thước, màu sắc phù hợp;
– Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
– Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
1.5. Yêu cầu về mặt sư phạm khi sử dụng thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy và học, những sai
sót thường gặp trong sử dụng thiết bị dạy và học, người ta cũng rút ra những kết
luận sư phạm sau:
1.5.1. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với người học
Phải sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy và học một cách có hệ thống để
vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các
phong cách học tập khác nhau của người học.
Cách học (phong cách học) là cách tác động của chủ thể đến đối tượng học
hay cách thực hiện hoạt động học; là cách thức thông thường một người nhận và
xử lý thông tin, đưa ra quyết định và tạo ra các giá trị. Phong cách của người đọc
thể hiện qua hành vi của người đó.
Cách học (hay phong cách học) là tập hợp các yếu tố về mặt sinh lí, tính
cách, tình cảm và nhận thức; là những chỉ số tương đối ổn định chỉ rõ một người
học cảm nhận, tác động và ứng đáp lại môi trường học tập.
Đương nhiên, khơng có cách học duy nhất cho mọi người, mọi nội dung (đối
tương/ môn học). Do đó, cần:
+ Hướng dẫn một cách có chủ ý về các cách đáp ứng nhu cầu học đa dạng
(lời nói/ ngơn ngữ; logic/ tốn học; nhìn/ khơng gian; thân thể/vận động; nhạc/
nghe; giữa các cá nhân với nhau/ trong mỗi người); nghĩa là phải sử dụng nhiều
phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Trong đó đặc biệt chú ý kết hợp các
dạng hoạt động nghe, nhìn và làm. Có những phương pháp (hình thức) dạy học có
3
thể kết hợp được. Chẳng hạn, dạy theo dự án. Những dự án học tập thường đòi hỏi
người học phải tiếp cận đề tài bằng đa dạng kĩ năng: khẩu ngữ, trực quan và xúc
cảm. Nó cũng tạo điều kiện cho sinh viên tham gia đóng góp, sử dụng phong cách
học tập theo thiên hướng của mình và trải nghiệm các phong cách học tập khác.
Người học có phong cách năng hoạt có thể tham gia một cách có hiệu quả thơng
qua sự chủ động và nhiệt tình nêu ra các ý tưởng của mình; người học có thiên
hướng thực tế sẽ giúp kết hợp các bằng chứng về những kinh nghiệm/ kiến thức
trước đó để hợp nhất chúng vào trong dự án.
1.5.2. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với nội dung học tập
Khi lựa chọn các thiết bị dạy và học, phải nghiên cứu kĩ năng đặc điểm nội
dung học tập, ưu (nhược) điểm của từng loại phương tiện để thực hiện cho đồng
bộ. Muốn vậy, khi thiết kế bài dạy (soạn giáo án), cần phải:
– Đề ra kết quả mong đợi (mục tiêu bài học) cho người học để dễ kiểm soát
trực tiếp.
– Thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có, với động
lực và mức độ quan tâm của HS bằng cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy
học để liên hệ giữa trình độ của HS với mức độ nội dung mà các em kì vọng phải
đạt được.
– Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch này trên cơ sở thông tin phản hồi từ
phía người học.
– Cần chú trọng tới những nội dung mang tính khái niệm, nguyện lí chung
hơn là những nội dung mang tính cụ thể, vụn vặt.
1.5.3. Dùng thiết bị dạy và học để tổ chức hoạt động học tập cho HS
Dùng thiết bị dạy và học chủ yếu là để tổ chức các hoạt động học tập của HS
chứ khơng đơn thuần chỉ để trình chiếu thông tin hoặc minh hoạ bài dạy.
Các nghiên cứu về cấu trúc tâm lí của hoạt động đã khẳng định rằng, mỗi
hoạt động cụ thể bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy hoạt động ấy. Hoạt động gồm
các hành động, mỗi hành động đều nhằm tới một mục đích nào đó. Hành động lại
bao gồm các động tác, tác (tổ hợp của các cử động riềng rẽ) và nó phụ thuộc vào
4
điều kiện, phương tiện để đạt tới mục đích định trước. Các thành phần của hoạt
động trí óc được gọi là thao tác (chẳng hạn phân tích, tổng hợp, so sánh,…); còn
các thành phần của hoạt động vật chất, biểu hiện bên ngoài thường được gọi là
động tác (ví dụ: cầm, nắm,. .. ).
Như vậy, cách học ở mức độ cụ thể chính là cách tác động của chủ thể đến
đối tượng học (tức nội dung học), nó sẽ phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện học
cụ thể. Khi tổ chức các hoạt động học tập cần chú ý:
– Các hoạt động học tập cần khơi dậy tính tò mò đối với người học (GV cần
khuyến khích người học đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào và điều gì sẽ xảy ra
nếu?).
– Các hoạt động học tập phải thiết thực và phù hợp với mức độ phát triển về
xã hội và trình độ của HS.
– Các hoạt động học tập phải được liên hệ với những kinh nghiệm sống hàng
ngày của HS (theo đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của việc học).
– HS cần đạt được sự thành công và được tôn trọng nếu ta muốn các em có
được thái độ tích cực đối với việc học tập.
– Cần xem xét kiến thức, kĩ năng và thái độ mà HS có được trong chính mơi
trường lớp học.
– Cần tính đến bối cảnh ngơn ngữ và văn hố đa dạng của HS.
1.5.4. Một số khó khăn chung trong việc sử dụng thiết bị dạy và học.
Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng thiết bị dạy và học ở trường học là
thiết bị dạy và học thiếu, khơng đồng bộ; bố trí lớp học và thời khố biểu khơng
thuận tiện cho việc sử dụng, khai thác, bảo quản thiết bị dạy và học; chưa có quy
định bắt buộc về việc sử dụng thiết bị dạy và học…. Khắc phục khó khăn trên, về
nguyên tắc là phải xây dựng được các phòng học bộ mơn (phòng học riêng cho
từng bộ mơn hoặc liên mơn, tại đó hệ thống phương tiện nghe nhìn đã được lấp đặt
cố định, hệ thống thiết bị dạy học được chuẩn bị sẵn sàng cùng với hệ thống bàn
ghế phù hợp với đặc trưng bộ môn).
2. Một số vấn đề về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông.
5
2.1. Khái niệm Hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) có hai nhóm,
đó là:
a) CSVC: Trường sở, đồ gỗ và các thiết bị dùng chung. Trường sở có: khối học
tập, khối các phòng chun dụng (thí nghiệm, thực hành, phòng tin học, phòng
truyền thống, phòng đa chức năng phục vụ văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao,
phòng nghe nhìn v.v…);
b) TBDH: Là những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho GV và HS tổ chức
quá trình giáo dục, giáo dưỡng hợp lí, có hiệu quả các mơn học ở nhà trường.
Thiết bị dạy và học bao gồm các các phương tiện mang tin, phương tiện kỹ
thuật dạy học và phương tiện tương ứng được sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy
học để truyền tải nội dung, tương tác với phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu
xác định.
Thiết bị dạy và học là toàn bộ sự vật, hiện tượng tham gia vào q trình dạy
học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và HS sử dụng làm khâu trung
gian tác động vào đối tượng dạy học. Thiết bị dạy và học có chức năng khơi dậy,
dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy đến nội dung và người
học.
Như vậy, cần quan tâm tới các dấu hiệu sau đây của thiết bị dạy và học:
– Một vật (hay một hiện tượng) nào đó được coi là thiết bị dạy và học khi nó
được đặt trong mối quan hệ giữa nó với đối tượng dạy: nghĩa là khi được GV hay
học viên dùng làm công cụ hay điều kiện để hoạt động dạy học được tiến hành
(đều là khâu trung gian nhưng cơng cụ thiên về mặt tác động thực tế, còn phương
tiện thiên về mặt chức năng).
– Phương tiện có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác
động của GV hoặc học viên lên nội dung dạy học. Do đó một phương tiện chỉ trở
thành thiết bị dạy và học khi GV và HS biết cách sử dụng nó; mặt khác, sẽ có sự
phân biệt giữa phương tiện dạy học của GV và phương thức học tập của HS trong
sự quan hệ chuyển hoá lẫn nhau.
6