Giáo án Giáo dục công dân 8 – Bài 10: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 – Bài 10: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TUẦN :10 TIẾT : 10
NGÀY DẠY :25/10/2014
 Bài 10 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG
 VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
1.MỤC TIÊU :
1.1/Kiến thức: (Lồng ghép GDMT)
 * Học sinh biết:
 	 - Biết được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.
 * Học sinh hiểu:
-Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. -Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 1.2/Kĩ năng:
 * Học sinh thực hiện được: -Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
* Học sinh thực hiện thành thạo:
-Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
 1.3/ Thái độ: 
 * Thói quen: : Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và hoạt động thực hiện chủ trương đó.
 * Tính cách:Mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP : 
Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và ý nghĩa việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
3.CHUẨN BỊ : 
3.1/Gíao viên: Gương người tốt, việc tốt ,những mẩu chuyện về đời sống VH ở cộng đồng dân cư.
3.2/Học sinh : Xem trước bài.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm tra sỉ số,sách,vở của học sinh sau khi kiểm tra .
4.2.Kiểm tra miệng: Trả bài kiểm tra 1 tiết, nhận xét bài kiểm tra của học sinh .
Bài mới:Những người sống trong cùng khu vưc lãnh thổ đơn vị hành chính được gọi là gì ? 
HS:- Cộng đồng dân cư. 
? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ? 
- Mỗi gia đình, mỗi cá nhân trong cộng đồng phải tích cực, tự giác thực hiện tốt những qui định về nếp sống văn hóa ở xã, phường. 
4.3 .Tiến trình bài học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 phút)
Mục tiêu:-Biết được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.
GV: tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề.
? Những hiện tượng tiêu cực ở mục 1 đã nêu là gì ?
?Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ?
* Vấn đề 2 
 Yêu cầu HS đọc nội dung (2) của phần đặt vấn đề
? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?
? Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng?
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS làm việc.
GV tóm tắt:Chúng ta đã hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư. Vậy việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là những việc làm gì? Có ý nghĩa như thế nào? 
?Trách nhiệm của HS chúng ta ra sao?
? Chúng ta sẽ giải quyết qua phần thảo luận sau.
 HOẠT ĐỘNG 2:( 25 phút) 
-Mục tiêu::Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. 
Qua phần tìm hiểu trên : Em hiểu cộng đồng dân cư là gì ?
Trò chơi “tiếp sức” 3 phút :Những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Có văn hoá
Thiếu văn hoá
- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế.
- Tham gia xoá đói giảm nghèo
- Đoàn kết giúp nhau khi khó khăn
- Động viên con chấu đến trường đi học.
- Giữ gìn vệ sinh
- Đọc báo tuyên truyền vận động quần chúng tham gia hoạt động xã hội.
- Phòng chống tệ nạn
- thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Nếp sống văn minh
- Chỉ biết lao cho cuộc sống của gia đình mình, ích kỉ, không quan tâm đến người khác.
- Tụ tập quán xá.
- Vứt rác bừa bãi
- Mua số đề, nghiện hút, đua xe
- Mê tín dị đoan
- Tảo hôn
- Nhe tin đồn nhảm
- Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm an toàn giao thông
Nhóm 2:Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng đời sống văn hoá và tinh thần lành mạnh, phong phú.
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ.
- Xây dựng đoàn kết.
- Giữ gìn trật tự an ninh
- Vệ sinh bảo vệ môi trường.
- Giữ gìn kỉ cương pháp luật.
Nhóm 3:Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
- Cuộc sống bình yên hạnh phúc.
- Bảo vệ, phát triển truyền thống văn hoá, giữ vững bản sắc dân tộc.
- Đời sống người dân ổn định, phát triển.
Nhóm 4:HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
- Ngoan ngoãn kính trọng lễ phép với bố mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh mình.
- Chăm chỉ học tập.
- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
- Quan tâm giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
- Thực hiện nếp sống văn minh 
- Tránh xa tệ nạn xã hội
- Đấu tranh với những hiện tượng mê tín dị đoan, thủ tục nặng nề.
- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá
Liên hệ : địa phương Gần đây nhất, thành phố Tây Ninh 2014 thực hiện trật tự văn minh đô thị, mỗi chúng ta cần tích cực hăng hái tham gia
GV: Nhận xét, chốt lại ý kiến.
GV: Lưu ý HS liên hệ ngay bản thân gia đình và địa phương mình ở.
Bổ sung các yêu cầu.
- Hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa
- Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc thuần phong mĩ tục trong nhân dân.
- Xây dựng đời sống văn hoá phát triển kinh tế.
- Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, dân chủ 
- Kỉ cương pháp luật.
- Thực hiện qui ước cộng đồng dân cư.
- Gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư bình yên góp phần cho một xã hội văn minh, tiến bộ.
? Nêu những hành vi không biết xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dan cư của một số gia đình và một số học sinh hiện nay ? ?( Rèn kĩ năng tư duy phê phán. )
? Theo em những phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân ? Hãy nêu ví dụ ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
? Hãy tìm những biện pháp để khắc phục những hiện tượng lạc hậu, thiếu văn hóa trong khu dân cư để góp phần bảo vệ môi trường? ( Tích hợp giáo dục môi trường) 
Nhận xét, kết luận: 
 Mọi người trong cộng đồng đều phải có ý thức bảo vệ môi trường, nơi ở để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
GV: Kết luận, chuyển ý.
HOẠT ĐỘNG 3 :
Mục tiêu:Bài tập SGK.( 5 phút)
Tổ chức cho HS tự liên hệ, trao đổi tranh luận.
GV: Giúp các em đưa ra ý kiến những việc làm được và chưa làm được của bản thân và gia đình.
GV: Yêu cầu HS nêu việc làm của gia đình và bản thân.
Kết luận : Qua phần luyện tập các bài tập giúp các em hiểu rõ việc làm đúng, sai của chúng ta trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 
* Câu chuyện 1:
=>Những hiện tượng tiêu cực là:
- Hiện tượng tảo hôn.
- Dựng vợ gả chồng sớm để có người làm.
- Người chết hoặc gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma.
=> Những tệ nạn đó ảnh hưởng:
- Tệ tảo hôn, dân trí thấp dẫn đến nguyên nhân của sự đói nghèo.
 - Hủ tục cúng trừ ma làm cho người dân bất hạnh, chết oan uổng.
 - Hủ tục đánh bạc, ăn uống linh đình khi có đám ma gây lãng phí dẫn đến sự đói nghèo triền miên.
 -Các em phải xa gia đình sớm, không được đi học, hôn nhân dang dở, đói nghèo.
*Vấn đề 2:
=>Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá:
Làng Hinh đổi thay, tiến bộ, có lối sống văn hoá như: Vệ sinh rất sạch sẽ, không thả rông súc vật, dùng nước sạch, đến trung tâm y tế chữa bệnh. Trẻ em được đến trường, đạt tiêu chuẩn phổ cập xoá mù .Đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ nhau.
- An ninh giữ vững, xoá bỏ phong tục tạp quán cũ lạc lậu.
=>Ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể vì lợi ích chung, có ý thức xây dựng cộng đồng, trau dồi kiến thức.Yên tâm sản xuất, làm ăn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân .
Là học sinh cần học tập tốt, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh nơi mình sống.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC : 
1.Cộng đồng dân cư :Là toàn thể những người sinh sống trong toàn khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính… có sự liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích chung và riêng .. 
2.Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư : 
-Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh .
-Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
- Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng. 
- Bài trừ mê tín dị đoan,phòng chống tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa :
 -Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
 -Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 
4.Trách nhiệm của công dân: 
 - Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân. 
 -HS cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức.
III. BÀI TẬP : 
Bài tập 2 SGK/24 
Những việc làm đúng: a, c, d, đ, g, I, k, o.
4.4 .Tổng kết: 
? Lấy một ví dụ về những việc làm của gia đình em mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ? 
? Em đã làm gì để xây dựng nề nếp kỷ cương của nhà trường được thực hiện tốt ? 
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư do Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NAm phát động từ tháng 5/1995 đang được triển khai rộng khắp ở các khu dân cư trong cả nước. Cuộc vận động nhằm vào những nội dung kinh tế, chính trị và văn hoá.
Bài này tập trung xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển của đất nước, giữ vững bản sắc vvăn hoá của dân tộc.
HS chúng ta phải học tập tốt, rèn luyện toàn diện để góp phần xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư ngày càng tốt đẹp hơn.
4.5 .Hướng dẫn học tập :
*Đối với bài học ở tiết này :
- Học bài.
- Làm bài tập 3, 4 (nhận xét về nếp sống nơi em ở, nêu một việc làm thiết thực nhất góp phần xây dựng nếp sống văn hóa tại nơi em ở )
 	 - Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá cụm dân cư.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
-Chuẩn bị bài 10. Tự lập .
-Đọc kỉ phần đặt vấn đề và bài học.
-Ca dao tục ngữ về tự lập .
5.PHỤ LỤC:
-Tích hợp giáo dục môi trường .(mục 2,4 )
-Theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
@T?

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay