1 Thực trạng giao tiếp nơi công sở – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 729.1 KB, 63 trang )

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

– Không ít cán bộ, công chức, viên chức còn có hành vi thiếu văn hóa nơi công

sở như: hút thuốc lá trong phòng làm việc; có uống rượu, bia trước khi đến cơ quan;

trang phục thiếu lịch sự, vừa làm việc riêng như đọc báo, nói chuyện vừa tiếp khách,

… làm mất tư thế, quyền lực của một cán bộ, viên chức nơi công sở.

– Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí thời gian nơi công sở còn xảy ra phổ biến,

một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức đến công sở muộn, về sớm,

chưa có tác phong làm việc đúng mực, không tích cực trong việc hướng dẫn, giúp

đỡ người đến liên hệ theo chức năng nhiệm vụ được giao.

– Cán bộ, công chức tiếp dân chưa thực hiện đúng giờ hành chính theo quy

định, còn tình trạng khách đã chờ mà cán bộ, công chức vẫn còn ngồi trà nước, tán

gẫu với nhau, khi khách hỏi, lại trả lời “bận họp!”, “chờ chút”.

Đôi lúc vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận có liên quan

làm chậm thời gian giải quyết dứt điểm các công việc. Trong thực tế, ở một vài bộ

phận, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có thái độ cáu gắt gây khó

chịu cho người đến liên hệ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như uy tín

của cơ quan. Một vài trường hợp cán bộ, viên chức vẫn chưa thật sự đóng góp trên

tinh thần xây dựng cho đồng nghiệp để đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn.

Thể hiện qua việc khi thấy đồng nghiệp có khuyết điểm, hạn chế nhưng cán bộ, công

chức không góp ý giúp họ nhận ra và khắc phục kịp thời, đợi đến các cuộc họp tập

thể, mới nêu ra để phê bình đồng nghiệp. Trong thực tế, hiện nay vẫn còn một vài

cán bộ, công chức trong giao tiếp còn tạo cho đồng nghiệp tâm lý “ngại hỏi”, “ngại

gặp”, “ ngại tiếp xúc”, không thoải mái khi trao đổi công việc, hay e dè “Không biết

sẽ bị bắt bẻ gì nữa đây?” … làm hạn chế hiệu quả trong việc phối hợp xử lý công

việc chung. Vẫn còn cán bộ công chức có thái độ bất hợp tác, thiếu thiện cảm khi

phối hợp công tác với đồng nghiệp trước đây đã từng có bất đồng quan điểm trong

giải quyết công việc với mình, điều đó đã gây khó khăn cho việc phối hợp giải quyết

công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Khi giao tiếp qua điện thoại, một số cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa

chấp hành tốt quy tắc giao tiếp qua điện thoại, không xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi

công tác; còn trao đổi dài dòng, chưa tập trung vào nội dung công việc; khi có người

gọi điện thoại, vẫn còn tình trạng trả lời thiếu nhã nhặn, cộc lốc hoặc ngắt điện thoại

đột ngột, hoặc vừa bắt điện thoại nhưng còn nói chuyện với người bên ngoài. Bên

cạnh đó, vẫn còn tình trạng tùy tiện sử dụng điện thoại trong các cuộc họp, không

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 18

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

cài chế độ “im lặng” khi tham dự hội nghị, học tập. Nhiều trường hợp còn sử dụng

điện thoại cơ quan để giải quyết riêng.

Trên đây là một vài thực trạng hạn chế của văn hóa giao tiếp trong công sở nói

chung mà chúng tôi đã tổng hợp được, có thể xem đây là những tồn tại khá phổ biến

mà chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận và đặc biệt quan tâm.

2.1.1. Kẻ thù của giao tiếp nơi công sở

Những thói quen giao tiếp cẩu thả nơi công sở đôi khi gây cho bạn những hậu

quả hết sức nặng nề, thậm chí nó chặn cả con đường tiến thân của bạn. Sau đây là

những cách ứng xử thường gặp nơi công sở.

2.1.1.1. Chỉ liên lạc với người khác khi cần tới họ

Có thể bạn đã từng làm như vậy. Bạn chỉ liên lạc với anh A khi cần nhờ anh ấy

xin việc hộ. Bạn chỉ hỏi thăm chị B khi muốn nhờ chị tìm giúp tài liệu nào đó,…

Giữa những “giai đoạn cần” đó, bạn thường không có liên lạc gì, thậm chí không

thèm trả lời thư từ hay điện thọai hỏi thăm họ.

Chắc chắn những người trước đây đã nhiệt tình giúp bạn, giờ sẽ cảm thấy đang

bị lợi dụng. Họ dần trở nên khép mình, cảnh giác với bạn. Và bạn sẽ bị loại khỏi bộ

nhớ của họ ngay.

2.1.1.2. Không trả lời những cuộc gọi điện thoại hoặc e-mail

Thói xấu này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi cuộc sống ngày càng bận

rộn. Thói quen giao tiếp cẩu thả này đôi khi sẽ lấy đi của bạn những cơ hội lớn trong

đời.

Ví dụ: Có một đối tác lớn rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn

thờ ơ không đáp lễ. Tất nhiên, họ sẽ quên ngay bạn, thị trường rộng lớn mà.

Bên cạnh thói quen không trả lời email và điện thoại của người khác thì việc trả

lời email và gửi nhầm cho người khác cũng rất thường xuyên xảy ra đối với những

người bất cẩn hoặc do việc gửi thư điện tử chưa thật sự chuyên nghiệp.

2.1.1.3. Bỏ qua những giao tiếp căn bản

Những người có thói xấu này thường xuyên quên nói “cảm ơn” hoặc “làm ơn”

khi nhận hoặc yêu cầu điều gì. Những phép giao tiếp căn bản này thường bị lãng

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 19

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

quên bởi rất nhiều lý do: con người ta quá bận rộn, không được dạy dỗ căn bản hoặc

có tư tưởng là mình xứng đáng được yêu cầu người khác.

2.1.1.4. Không biết lắng nghe

Đã có nhiều trường hợp phải trả giá đắt cho sự không biết lắng nghe này. Một

trong những hậu quả của việc không biết lắng nghe là không biết đặt câu hỏi, cứ nín

thinh không thể hiện việc mình có đồng ý với ý kiến của khách hàng hay không.

Khi giao tiếp, không biết lắng nghe sẽ dẫn đến việc thông tin sai lệch, mất đi

nhiều cơ hội và làm giảm năng suất vì còn phải vừa làm vừa sửa sai. Không những

thế, trong giao tiếp với cấp trên, nếu bạn tỏ ra không biết lắng nghe, sếp sẽ đánh giá

bạn là thiếu năng lực, hoặc không có ý thức cầu tiến.

2.1.1.5. Nói dối và luôn tỏ ra bận rộn

Đây là lỗi phổ biến của hầu hết các nhân viên và ứng viên xin việc. Họ luôn

“bốc phét” về khả năng của mình. Hậu quả của những lời nói dối này có thể là bạn

bị đuổi việc hoặc không được nhận vào công ty làm việc (đối với những người xin

việc). Lỗi này khá nghiêm trọng và nó sẽ khiến hình ảnh của bạn trong mắt mọi

người trở nên tồi tệ. Họ sẽ cho rằng bạn là một người không đáng tin cậy và giả dối.

Còn những người khác thì chỉ “nói dối chút chút”. Dù nói dối ít hay nhiều thì hậu

quả của nó đều không hay, hoặc làm hại người khác, hoặc làm hại mình.

Việc nói dối chỉ có thể thông cảm được trong trường hợp bất khả kháng, hoặc

khi nó không gây hại cho ai.

Tuy nhiên, trong giao tiếp với đồng nghiệp, hay hơn cả vẫn là nói thật, nhưng

nói thật một cách khéo léo, nhạy cảm, không làm tổn thương người khác.

Ví dụ: Có anh chàng làm chuyên viên ở cơ quan nọ, hễ gặp bạn là than vãn quá

bận rộn, rằng mọi việc quan trọng đều do anh ta giải quyết, vắng anh thì tất cả sẽ rối

tung. Nghe thế, nhiều người nghĩ, anh này chắc có tài và giữ chức cao lắm. Thực tế

thì trong cơ quan, anh ta được phân công theo dõi thi đua khen thưởng, đi theo lãnh

đạo cơ quan và chưa làm được việc gì cho ra hồn.

2.1.1.6. Luôn miệng nói những lời tiêu cực

Có những người thường xuyên thốt ra những lời chê bai tiêu cực về mọi thứ:

chê công việc, chê không khí công sở, chê sếp, chê đồng nghiệp,… Hãy thử tưởng

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 20

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

tượng, bạn có hứng thú làm việc không nếu người ngồi cạnh bạn cứ luôn miệng chê

bai mọi thứ.

Buổi sáng mà cứ phải nghe những câu kiểu như “tôi ghét…”, “thằng điên

ấy…”, “chán nhỉ”, “sếp làm sao í nhỉ…”, chắc ngày làm việc sẽ trở thành địa ngục.

2.1.1.7. Mùi cơ thể

Khi bạn đang đứng gần nói chuyện với ai đó hoặc đi giao tiếp với khách hàng,

mùi cơ thể sẽ là rắc rối lớn cho bạn.

Mùi cơ thể là do mồ hôi và vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn sẽ hình thành nên các

mùi đặc trưng mà hầu hết mọi người đều có đó là cay nồng. Mùi cơ thể chủ yếu ở

những chỗ có tuyến mồ hôi và khi mồ hôi tiết ra không có khả năng làm khô ngay,

điển hình là vùng da dưới cánh tay và vùng háng.

Mùi cơ thể có thể ảnh hưởng rất lớn trong quá trình giao tiếp vì thế việc giải

quyết vấn đề này được coi là rất quan trọng. Bạn không nên bỏ qua để tránh gặp

phải sự khó xử trong giao tiếp hằng ngày.

2.1.2. Những thói quen xấu trong giao tiếp nơi công sở

Sau vài năm làm việc hết mình, cơ hội thăng tiến dường như vẫn rất xa tầm tay

bạn. Bạn có biết một số thói quen không hay đã len lỏi vào cuộc sống công sở mà

bạn không hề hay biết không? Chính những thói quen này đã vô tình làm phiền lòng

những người xung quanh và trở thành rào cản ngăn chặn bước đường phát triển sự

nghiệp của bạn. Vậy những thói quen này là gì, làm sao để nhận diện chúng? Sau

đây là một vài thói quen xấu mà chúng ta thường gặp trong giao tiếp công sở hiện

nay:

2.1.2.1. Phô trương, cao ngạo, luôn giành phần thắng

Một số người có thói quen cắt ngang lời

nói của người khác để đưa ra ý kiến của mình

trong bất kỳ cuộc tranh luận nào đó. Tệ hơn, họ

còn khăng khăng bác bỏ ý kiến bất đồng hoặc

trái ngược của mọi người để khẳng định ý kiến

của mình là đúng nhất. Bạn hãy nhớ là trong

mọi cuộc tranh luận hay khi đàm phán, không ai

muốn nhận mình là kẻ thua cuộc. Mặt khác, việc phô trương kiến thức hay khoác

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 21

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

lác, tự cao tự đại, coi thường quan điểm của người khác để đề cao bản thân mình là

một điều không thể tránh khỏi để cạnh tranh nhau. Dĩ nhiên là bạn cần phải có sự tự

tin trong công việc và đó là một điều kiện rất cần thiết cho sự thành công của bạn

nhưng trong khi đó lại có rất nhiều người tự tin quá mức dẫn đến bị cô lập với

những người xung quanh.

Họ luôn tỏ ra chê bai người khác, người tốt đến mấy họ cũng tìm cái để chê.

Với họ, không ai tốt, không ai giỏi cả, trừ họ. Lãnh đạo nghiêm khắc thì chê là khó

tính, khô cứng, máy móc không có tình cảm. Lãnh đạo dễ dãi thì chê dốt, không biết

quản lý, không có khả năng lãnh đạo. Lãnh đạo ôn hòa thì bảo là không có cá tính.

Khi bị sếp giao nhiều việc thì lại nghĩ là sếp dốt, không biết làm gì nên mới

giao việc cho nhân viên, làm lãnh đạo thế ai chả làm được. Giao ít việc hoặc không

giao việc gì cho làm thì chê lãnh đạo không biết dùng người. Người nhiệt tình bị

chê háo danh, ngựa non háu đá. Người có ý chí phấn đấu: chê cơ hội, thủ đoạn.

Người ít đấu tranh: chê ngậm miệng ăn tiền. Người hay đấu tranh: chê thọc gậy

bánh xe…Chỉ có một điều là họ rất sợ và không bao giờ muốn nghe người khác chê

mình.

Vì vậy, việc giao tiếp nơi công sở thường xảy ra những vấn đề mâu thuẫn dẫn

đến cãi vả, phản bác lẫn nhau, không ai chịu thua ai và luôn giành phần thắng về

phía mình để đánh bại đối phương.

2.1.2.2. Quá e dè hoặc thiếu tự tin

Trái với kiểu cách phô trương, cao ngạo đây là một thói quen không hay đó là

tình trạng một số người luôn tỏ ra e dè, sợ sệt, quá rụt rè và thiếu tự tin trước mọi

người, ngại đưa ra các ý kiến, “ngại hỏi”, “ngại gặp”, “ngại tiếp xúc” và quan điểm

của riêng mình trước mọi người đặc biệt là trong các cuộc họp hay các buổi thảo

luận vì sợ bị người khác cười và bác bỏ.

2.1.2.3. Thổ lộ quá nhiều về cuộc sống riêng tư

Những tâm sự về đời sống riêng tư của bạn đôi khi sẽ ảnh hưởng không tốt đến

uy tín của bạn trong công ty. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đôi khi vẫn rất “hào

phóng” chia sẻ những thông tin cá nhân của mình mặc dù không có ai hỏi đến mà

vẫn một mực “tiết lộ” chỉ để nói cho có chuyện để nói mà thôi. Bên cạnh đó, một số

người thường hay đem chuyện riêng tư của mình ra bàn luận nhằm mục đích khoe

khoang một cách vô ích, còn có một số người lại tâm sự chuyện riêng tư của bản

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 22

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

thân với đồng nghiệp của mình nhưng vô tình bị đồng nghiệp hiểu sai và có thể

dùng những thông tin cá nhân đó để bàn luận, làm những việc có ảnh hưởng không

tốt đến bạn sau này. Hoặc có những người cố tình tâm sự những điều thầm kín của

mình với người khác để tranh thủ sự đồng cảm nhằm lấy thêm thông tin riêng tư để

làm những việc bất lợi cho người khác.

2.1.2.4. “Buôn chuyện”

Bàn tán chuyện của người khác trong công sở là thói quen xấu nhất. Xây dựng

mối quan hệ thật tốt với các đồng nghiệp không có nghĩa là bạn phải hỏi thăm về

cuộc sống gia đình họ.

Căn bệnh này tưởng chỉ có bên ngoài xã hội, thực tế lại khá phổ biến ở công sở,

nhất là trong cơ quan nhà nước. Đến cơ quan là các bà, các chị, các cô lại xúm lại

một chỗ nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất: Mặt hàng nào tăng giá, hạ giá, cô nào

có bộ váy mới, bà nào giảm được mấy cân, anh nào bị vợ cắm sừng, chuyện đụng

xe, rồi cả chuyện con chó cưng bị đau bụng… Tóm lại chẳng chuyện nào liên quan

đến công việc.

Điều lạ là các quý ông cũng không chịu thua nếu không muốn nói có mặt còn

hơn. Chẳng thế mà ngày nào cũng gặp, nhậu với nhau mà không hết chuyện.

Có khác chăng là đề tài của các quý ông có tầm “vĩ mô” hơn, như chuyện

lão trưởng phòng nọ kém tài nhưng giỏi nịnh nên lên chức, dự án kia khó có tính

khả thi, rồi vì sao giá dầu thế giới giảm đã lâu mà giá xăng trong nước chưa giảm,

nhà hàng nào có món ăn ngon và tiếp viên bắt mắt…

Mỗi chuyện tại sao nhà nước lại phải trả lương cho thời gian vô bổ của họ thì

chẳng thấy ai nói đến.

Tình huống ví dụ: Tin Ngọc được “thăng

chức” lan khắp công ty. Chuyện nghe có vẻ

khó tin vì trong công ty này thường mọi người

phải làm ít nhất 2 năm mới được cất nhắc.

Ngọc thì chỉ mới vào. Mọi người xúm lại bàn

tán xôn xao với hàng loạt tin giật gân.

Chị Hồng, gần 40 tuổi, phát biểu: “Khéo

quá mà. Mấy ông già hơn 60 tuổi mà nó kêu

anh ngọt xớt”.

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 23

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

Được lời như cởi tấm lòng, Mận, cùng tuổi với Ngọc, lắc đầu: “Bữa trước, em

thấy nó vào phòng sếp rồi làm gì trong đó lâu lắm. Bằng tuổi mà nó ghê thật”.

Thắng, đấng nam nhi duy nhất của phòng, thở dài: “Người ta vừa xinh, vừa giỏi

mấy bà khôn thì học người ta ấy”.

Cuộc nói chuyện đang sôi nổi thì bỗng im lặng vì sự xuất hiện của nhân vật

chính. Mọi người tản ra, nhưng vẫn nhìn nhau đầy ẩn ý. Giờ cơm trưa, Mận nói với

Ngọc: “Bồ giỏi quá. Làm mấy tháng đã được tín nhiệm. Ai đâu như bà Hồng, làm

10 năm trời rồi mà vẫn là nhân viên quèn. Đã vậy bà ấy còn nói xấu bồ nữa”. Tò mò,

Ngọc hỏi: “Bà ấy nói gì thế?”

Mận nhanh nhẩu: “Bà ấy nói Ngọc chỉ được cái khôn vặt, biết mỗi chuyện nịnh

sếp, khéo lấy lòng các anh nên mới được như vậy”. Ngọc giận run người, nhưng cố

giữ bình tĩnh.

Chiều, vừa gặp Ngọc, chị Hồng đã đon đả: “Chúc mừng em nha! Em giỏi thật.

Chị coi như chẳng có gì để nói. Chứ ai như con Mận, trẻ như em chẳng có năng lực

gì đã thế lại hay ganh tỵ nói xấu em nữa”.

Đến lúc này, Ngọc chẳng biết ai đúng ai sai nữa. Bực mình, cô nói với một

đồng nghiệp: “Bà Hồng và Mận thật quá đáng. Có dịp tôi sẽ mách với giám đốc cho

hai người bị sa thải luôn”. Cô bắt đầu trả đũa. Cô rỉ tai với các đồng nghiệp rằng Hà,

Mai và nhiều người khác ganh ghét tài năng của mình.

Kết quả, Ngọc phân tâm trong công việc. Cô phạm nhiều sai lầm. Nặng nhất là

cô viết sai bản hợp đồng bằng tiếng anh khiến đối tác của công ty hủy hợp đồng. Sếp

mắng cô một trận trước tập thể. Đối thủ lại có dịp bàn tán: “Có năng lực gì đâu, giờ

thấy rõ rồi nhé”.

Thật ra Ngọc là người rất có năng lực. Cô rất giỏi về chuyên môn, thành thạo

nhiều ngoại ngữ. Cô giao tiếp với khách hàng thì cũng rất giỏi. Tuy nhiên, thay vì

kiềm chế và tiếp tục thể hiện mình, cô lại nói xấu đồng nghiệp và hậu quả cô lại là

người gánh chịu.

2.1.5.5. Sử dụng điện thoại không đúng lúc, đúng cách

Ngày nay, kỹ năng giao tiếp được đánh giá rất cao đặc biệt là những người làm

công việc kinh doanh và hay phải tiếp khách hàng… Một khía cạnh nhỏ trong lĩnh

vực giao tiếp mà chúng ta ít khi để ý đến, chính là việc giao tiếp qua điện thoại.

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 24

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

Lợi ích lớn nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp hỗ

trợ cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cách nhanh chóng. Tiết

kiệm thời gian và chi phí bằng cách liên hệ trước, nắm bắt thông tin bằng cách gọi

điện thoại là những gì mà điện thoại mang lại cho bạn. Ngoài ra, nếu biết cách sử

dụng phương tiện này, chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với người khác,

tạo ra sự hài lòng và tình cảm gắn bó nơi đối tác.

Quá dễ dàng để chúng ta nhấc máy lên và gọi cho người khác. Thế nhưng có rất

nhiều người quên mất việc giao tiếp qua điện thoại cũng có những quy tắc, văn hóa

chung đã sử dụng điện thoại một cách tùy tiện trong mọi hoàn cảnh kể cả khi họ

đang làm việc cũng có thể mang điện thoại ra để tán gẩu nhau, không những thế còn

có nhiều người còn không ý thức được việc để nhạc chuông quá to và kiểu nhạc độc

đáo khiến cho người khác phải chú ý đến mình mà không biết rằng điều đó sẽ làm

phiền mọi người, khiến cho họ cảm thấy rất khó chịu. Còn có một số người lại mãi

buôn chuyện điện thoại mà quên bén đi việc mình đang còn ở trong công ty, làm mất

thời gian làm việc và ảnh hưởng đến người khác vì nói quá to. Có người còn lạm

dụng điện thoại để nghe nhạc bằng loa ngoài gây ồn ào nơi làm việc. Và người khác

hoàn toàn có thể đánh giá về bạn.

Ví dụ: Bạn đang có mặt tại một cuộc họp quan trọng trong công ty nhưng trước

đó lại quên không tắt điện thoại hoặc không để chế độ rung. Một khách hàng trước

đó của bạn đã gọi cho bạn ngay đúng lúc bạn đang dự cuộc họp và điện thoại đổ

chuông, bao nhiêu ánh của mọi người đều dồn về phía bạn theo quán tính, kết cục là

bạn bị cấp trên khiển trách sau cuộc họp đó vì đã làm cắt ngang sự chú ý của mọi

người.

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 25

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

Tuy nhiên, việc nghe, gọi điện thoại hiện nay của các cán bộ, công chức, nhân

viên đối với khách hàng vẫn chưa thật sự đúng cách và tạo được hiệu quả cao.

Những lỗi mà hầu như mọi người đều mắc phải đó là: nói quá to hoặc nói quá nhỏ,

gọi đến là nói thẳng vào chủ đề mà không cần biết đó có phải người mình cần trình

bày hay không và một lỗi rất hay mắc phải đó là nói dong dài làm mất thời gian của

người khác và cuối cùng là vấn đề thì vẫn chưa được trình bày trong khi đó khách

hàng hoặc đối tác của bạn lại không có thời gian để nghe bạn trình bày thêm được

điều gì nữa…

2.1.5.6. Thấy người sang bắt quàng làm họ

Đây là những người luôn tỏ ra mình quen biết, thân thiết lãnh đạo, những nhân

vật quan trọng, coi đó là cách để nâng cao giá trị bản thân.

Ví dụ: Hưng là trưởng phòng của một sở ở tỉnh. Gặp nhau lúc thì Hưng khoe

hôm qua mới nhậu với vị giám đốc nọ, lúc bảo giám đốc kia mới đến nhà chơi. Khi

nghe ai nói về một vị nào đó, anh luôn chứng minh vị đó quen biết hoặc thân thiết

với mình.

Một lần nghe người quen nhắc đến vị lãnh đạo nọ, lập tức Hưng nói: “Tớ mới

nhậu với ông ấy hôm qua”. Sự thực thì vị đó đi công tác xa.

Lần khác, khi nghe anh bạn nói ngày mai sẽ gặp vị lãnh đạo một sở nọ để giải

quyết việc riêng, Hưng sốt sắng: “Tưởng ai chứ tay ấy mình quá thân, mình mới

nhậu với lão ấy hôm kia, có cần để mình dẫn đi”. Anh bạn suýt phì cười vì vị lãnh

đạo ấy là nữ và không bao giờ nhấp một ngụm rượu.

Cho đến một lần, Hưng được mời dự tiệc tại nhà một cán bộ. Vừa đến nơi, anh

đã oang oang với chủ nhà: “Này, thế tay chủ nhiệm của cậu hôm nay có đến không?

Tớ thân với cha ấy lắm đấy! Có gì khó khăn cứ nói, tớ bảo một cái là xong ngay ấy

mà”.

Không ngờ “cha” chủ nhiệm lúc ấy đang đứng ngay cạnh, nhìn Hưng từ đầu

đến chân rồi thủng thẳng: “Chắc anh nhầm chứ hình như tôi chưa gặp anh lần nào!”.

2.1.5.7. Nịnh trên, nạt dưới

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 26

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

Đây cũng là kiểu người khá phổ biến trong công sở. Họ là những người với cấp

dưới thì luôn nạt nộ, quát tháo, hống hách thậm chí chửi bới để ra oai, nhưng với cấp

trên lại “nhũn ra”.

Ví dụ: Một lần, anh Khoa (TP HCM) đến một cơ quan liên hệ công tác, gặp lúc

vị cấp phó của một bộ phận đang đỏ mặt tía tai mắng nhân viên như tát nước. Lý do

chỉ là cô gái khi dọn dẹp vô tình làm vỡ mất chiếc bình hoa. Cuộc “tổng xỉ vả” đang

lúc cao trào thì cấp trên đến. Lập tức, vị cấp phó kia thay đổi thái độ, quýnh quáng

chạy ra bắt tay. Anh ta hai tay cứ xoa mãi vào nhau, dạ lấy dạ để, nom đến tội, thật

khác hẳn thái độ lúc nãy.

Tìm hiểu mới biết, anh này chẳng tài cán gì nhưng biết khéo chiều lòng cấp

trên, thuộc lòng ngày giỗ, chạp, sinh nhật của gia đình các sếp nên được cất nhắc. Vì

vậy, anh em mới gọi anh ta là “công công”.

2.1.5.8. Đố kỵ đối với đồng nghiệp của mình

Có một chút ganh tỵ trong công việc để cùng tạo cạnh tranh, cùng cố gắng là

một điều rất tốt. Tuy nhiên nhiều người đã bị chính sự ghanh tỵ và lòng đố kỵ che

mờ mắt của mình, họ không quá chú tâm vào công việc của mình nữa mà chỉ mong

muốn tìm mọi cách “đánh đổ” được “cái gai” trước mắt, không cần biết hậu quả sẽ

ra sao.Điều này chúng ta cần nên tránh.

Ví dụ: Minh là một trưởng phòng kinh doanh đầy năng lực, dưới sự dẫn dắt của

anh, công ty thu được nhiều hợp đồng với nhiều khoản lợi lớn. Tuy vậy sau khi

Hồng vào công ty, cô có nhiều mối quan hệ, nhiều ý tưởng kinh doanh táo bạo được

sếp đánh giá cao, Minh cảm thấy vô cùng bực bội. Coi Hồng như gai trong mắt,

Minh tìm cách hạ thấp uy tín của Hồng xuống mọi ý tưởng của cô đều bị anh phản

bác, Minh còn tạo ra nhiều lời đàm tiếu xì xào về Hồng, nào là cô có “chân trong”

với sếp, nào là các mối quan hệ của cô đều có do cô “lẳng lơ” mà ra. Vì mất nhiều

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 27

Đồ án môn học

Giao tiếp nơi công sở

thời gian “đối phó” với thành công của Hồng nên Minh ngày càng lơ là việc kinh

doanh và những dự định kinh doanh mới, doanh thu phòng kinh doanh tụt thê thảm

và kết quả chàng trưởng phòng này bị khiển trách nặng nề có nguy cơ bị giáng chức.

2.1.3. Những thói quen khiến sếp bực mình

2.1.3.1. Không thể hiện sự sáng tạo

Không một nhà quản lý nào muốn có một nhân viên tuy làm được việc nhưng

luôn phải nhắc nhở chi tiết từng công việc cần phải làm và làm như thế nào, phải chỉ

bảo bạn từng chút một, không những thế mà họ còn ngồi chờ lãnh đạo hướng dẫn,

trong những lúc rảnh rỗi, hết việc là lại lang thang trên mạng lướt web. Việc đó

không chỉ khiến sếp mất thời gian và mệt mỏi, mà còn làm suy giảm lòng tin của sếp

về năng lực của bạn mà nguyên nhân của sự không sáng tạo này là do bạn không có

trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình, thiếu năng nổ và hơn nữa là bởi sự không chủ động

trong công việc dẫn đến những việc làm trở nên thiếu sót nhiều hơn.

2.1.3.2. Thể hiện quá mức

Dù điều đó xuất phát từ tham vọng, động lực, năng lượng quá lớn hay chỉ là

một mong muốn làm hài lòng người khác, thì đấy cũng là một trong nhiều thói quen

mà sếp không ưa.

Có những người luôn muốn thể hiện bản thân để được cấp trên chú ý nhiều hơn

và để được thăng tiến bằng cách làm xong việc sếp giao và vội vàng nhảy sang làm

luôn những việc sếp không giao(làm quá những việc sếp giao) nhưng rốt cuộc chỉ

làm cho ông sếp cảm thấy khó chịu và bực tức lên vì không như ý muốn dẫn đến

việc bạn bị lãnh đạo đánh giá thấp.

Một nguy cơ khác nữa là khi quá chủ động, nhiệt tình, bạn có thể đang vượt quá

bổn phận của mình và giẫm lên chân một ai đó.

Ví dụ: Chẳng hạn, bạn miệt mài bổ sung thêm màu sắc và hình vẽ cho một báo

cáo nghiên cứu. Sếp không những không ấn tượng việc bạn chăm chỉ và sáng tạo mà

lại cho rằng bạn đang làm một việc không cần thiết. Lẽ ra, thời gian đó bạn có thể

làm xong một việc khác.

2.1.3.3. Lúc nào cũng có lý do

Mỗi khi làm gì sai hoặc có lỗi, bạn lại cố tìm ra một lý do để bào chữa thay vì

thẳng thắn nhận lỗi và sửa chữa. Đây là một thói xấu rất dễ gặp ở hầu hết các nhân

Nhóm thực hiện: 4U

Trang 28

Source: https://vvc.vn
Category : Thời trang

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay