(VTC News) – Ốc bươu vàng – ‘kẻ thù’ của nông dân đang được các ‘đầu nậu’ giành giật thu mua kiểu ‘xã hội đen’, vì sao?
Không thể phủ nhận những mặt lợi từ việc bắt ốc bươu vàng bán cho chủ thu mua của người dân xã Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội). Từng là kẻ thù của nhà nông, nay việc bắt ốc bươu vàng giúp người dân tăng thu nhập, vừa bảo vệ được mùa màng. Tuy nhiên, nếu không được nhìn nhận đúng, hệ lụy của việc này sẽ khó lường.
Mục đích của người dân khi bắt ốc bán chỉ để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên đằng sau hoạt động thu mua hàng loạt này vẫn là một ẩn số.
(VTC News) – Ốc bươu vàng – ‘kẻ thù’ của nông dân đang được các ‘đầu nậu’ giành giật thu mua kiểu ‘
xã hội
đen’, vì sao?
Không thể phủ nhận những mặt lợi từ việc bắt ốc bươu vàng bán cho chủ thu mua của người dân xã Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội). Từng là kẻ thù của nhà nông, nay việc bắt ốc bươu vàng giúp người dân tăng thu nhập, vừa bảo vệ được mùa màng. Tuy nhiên, nếu không được nhìn nhận đúng, hệ lụy của việc này sẽ khó lường.
Mục đích của người dân khi bắt ốc bán chỉ để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên đằng sau hoạt động thu mua hàng loạt này vẫn là một ẩn số.
Thu mua ốc kiểu… “xã hội đen”
Trên địa bàn xã Cấn Hữu từ năm 2011, có hai người tên Hùng và Dũng đứng ra thu mua ốc. Theo tìm hiểu, hai người này kết nối được mối xuất hàng sang Trung Quốc, nên đứng ra thu mua ốc bươu vàng của bà con tại địa phương, đóng gói và vận chuyển đến Móng Cái (Quảng Ninh), rồi đầu mối ở Móng Cái sẽ làm nhiệm vụ xuất hàng sang Trung Quốc.
|
Cả xã Cấn Hữu đổ xô đi bắt ốc bươu vàng |
Người dân tại địa phương cho biết, thời gian gần đây có một người tên Đ. ở xã khác cũng đứng ra thu mua ốc bươu vàng. Để phô trương thanh thế của mình, người này đã tổ chức dằn mặt hai chủ thu mua là anh Hùng và anh Dũng theo kiểu côn đồ để chiếm trọn địa bàn thu mua ốc.
“Cứ buổi chiều, các thanh niên xăm trổ, mặt mũi bặm trợn lượn lờ các khu vực khu mua của anh Hùng và anh Dũng với mục đích gây khó khăn cho hoạt động thu mua”, một người dân tại xã Cấn Hữu cho biết.
Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được, đầu tháng 7 vừa qua, người tên Đ. đã bắt đầu hoạt động thu mua ốc bươu vàng trên địa bàn xã Cấn Hữu. Người này đã gặp các đối tác với mục đích ép hạ giá thu mua ốc.
Trước đó, hai anh Hùng và Dũng mua ốc bươu vàng của người dân với giá 23.000 đồng/kg. Nhưng Đ. đã ép phải hạ giá mua xuống còn 19.000 đồng/kg.
|
Cảnh tấp nập tại điểm thu mua được đặt giữa cánh đồng |
Liên quan đến việc tranh giành địa bàn
thu mua ốc bươu vàng, anh Dũng từng bị một nhóm người lạ mặt dùng gậy đuổi đánh phải nhập viện khi đang đi từ khu vực thu mua về nhà vào ngày 20/8.
Trước đó, nhóm thanh niên lạ mặt, bặm trợn đã nhiều lần đến lán thu mua ốc, gây gổ, làm náo loạn, đe dọa khiến nhiều người dân đến bán ốc sợ hãi.Một số người dân đã làm đơn tố cáo sự việc lên các cơ quan có thẩm quyền.
|
Các chủ thu mua tranh giành địa bàn theo kiểu côn đồ |
Anh Dũng cho biết, anh đã từng bàn bạc với nhóm của Đ. để cùng thu mua ốc trên địa bàn, tuy nhiên nhóm này đã không đồng ý và khẳng định với anh Dũng rằng: “Trong hai người chỉ có một người được phép đứng ra thu mua”.
Trước những áp lực từ người tên Đ. gây ra, chủ thu mua tên Hùng đã tạm ngừng việc mua ốc bươu vàng cách đây vài tháng. Còn thương nhân Dũng dù nhiều lần bị dằn mặt nhưng vẫn tổ chức thu mua ốc trên địa bàn xã Cấn Hữu.
Liên quan đến tình trạng trên, ông Đỗ Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Cấn Hữu xác nhận với PV, thời gian qua có xảy ra tình trạng tranh giành địa bàn thu mua ốc, một số đối tượng đã có những hành động mang tính chất côn đồ.
Ông Hùng cho biết, chính quyền xã đã báo cáo sự việc trên lên công an huyện Quốc Oai để giải quyết.
“Xuất khẩu” sang Trung Quốc?
Người dân xã Cấn Hữu đi khắp các tỉnh thành để bắt ốc, bán lại cho thương lái mà không hề biết mục đích thu mua ốc bướu vàng của các thương lái là gì. Tất cả đều chỉ ‘nghe nói’ rằng, chủ thua mua gom hàng rồi bán sang Trung Quốc.
Trước đó, cơn sốt bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc xảy ra trên nhiều địa phương, mới đây nhất là huyện Từ Liêm (Hà Nội). Người dân cũng “mơ hồ” chỉ biết bắt đỉa bán cho thương lái vì giá cao, mà không biết mục đích đằng sau của việc thu mua hàng loạt này là gì.
|
Ướp muối, đá lạnh rồi đóng thùng ốc trước khi vận chuyển |
Các chủ thu mua thì ấp úng rằng, họ tìm được mối hàng ở bên Trung Quốc, nên đứng ra thu mua ốc bươu vàng để bán. Khi được hỏi rằng bên phía Trung Quốc họ mua để làm gì, các chủ thu mua chỉ trả lời qua quýt rằng: “Chắc họ mua đến làm thức ăn chăn nuôi”.
Liệu đó có phải là câu trả lời thỏa đáng hay không, khi ốc bươu vàng được thu hàng loạt với giá cao. Chỉ sợ người dân không bắt đủ ốc bể bán, còn có bao nhiêu đều được thương lái thu mua hết trong ngày.Vào những tháng cao điểm, số ruột ốc thu mua lên tới chục tấn mỗi ngày. Còn trung bình, con số đó dao động từ 4 đến 5 tấn/ngày.
Nếu thương lái tiếp tục thu mua loài ốc này lâu dài thì sẽ có một kịch bản ít ai ngờ tới: Thấy nguồn lợi từ việc này, nhiều nông dân sẽ đào ao để nuôi ốc bươu vàng.
Đây là giống ốc mà chỉ trong vòng 3 ngày, chúng có thể đẻ một lứa. Mỗi con ốc sẽ cho 500 trứng/kỳ, tỷ lệ nở là 70%, nghĩa là một con ốc bươu vàng thời kỳ
sinh sản
sẽ cho ra đời 350 con ốc con trong vòng 3 ngày.
Điều đáng quan ngại là, từ rất lâu ốc bươu vàng đã được các cơ quan chức năng cảnh báo, rằng đó là ‘kẻ thù’ không đội trời chung với người nông dân do sự tàn phá khốc liệt của nó đối với mùa màng, đặc biệt là cây lúa.
Nếu người dân ngoại thành thấy lợi trước mắt mà đổ xô thả nuôi loài vật này, thì hậu quả thực sự rất khó lường.
|
Hàng tấn ốc được thu mua mỗi ngày |
Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Cấn Hữu nói: “Đầu năm 2011, có hai người dân trên địa bàn xã hợp tác với tư thương Trung Quốc, nên đã đứng ra thu mua ốc bươu vàng.
Nhưng phải đến tháng 7/2012, phong trào đi bắt ốc bươu vàng để bán mới rầm rộ ở xã”.
Theo vị cán bộ này, chính quyền xã Cấn Hữu đã đến kiểm tra các cơ sở thu mua ốc bươu vàng nhưng đều không có giấy phép
kinh doanh
. Tuy nhiên, chính quyền xã chưa đưa ra hướng xử lý.
Ông Hùng cho rằng, những ngày cuối tháng 9 này, trên địa bàn xã chỉ thu mua được 2 đến 3 tạ ốc ruột. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì kết quả hoàn toàn ngược lại. Ít nhất, hai cơ sở trên địa bàn xã Cấn Hữu thu được trung bình khoảng 4 tấn ốc ruột mỗi ngày trong thời gian này.
Câu hỏi ốc bươu vàng được nhập sang Trung Quốc để làm gì? Liệu nó có được bán sang Trung Quốc thật hay vẫn quanh quẩn tại thị trường Việt Nam? Những câu hỏi này xin dành cho các cơ quan có thẩm quyền tìm lời giải đáp.
Điều đáng quan ngại là, từ rất lâu ốc bươu vàng đã được các cơ quan chức năng cảnh báo, rằng đó là ‘kẻ thù’ không đội trời chung với người nông dân do sự tàn phá khốc liệt của nó đối với mùa màng, đặc biệt là cây lúa.
Nếu người dân ngoại thành thấy lợi trước mắt mà đổ xô thả nuôi loài vật này, thì hậu quả thực sự rất khó lường.
|
Hoàng Chiến
Trên địa bàn xã Cấn Hữu từ năm 2011, có hai người tên Hùng và Dũng đứng ra thu mua ốc. Theo tìm hiểu, hai người này kết nối được mối xuất hàng sang Trung Quốc, nên đứng ra thu mua ốc bươu vàng của bà con tại địa phương, đóng gói và vận chuyển đến Móng Cái (Quảng Ninh), rồi đầu mối ở Móng Cái sẽ làm nhiệm vụ xuất hàng sang Trung Quốc.
|
Cả xã Cấn Hữu đổ xô đi bắt ốc bươu vàng |
Người dân tại địa phương cho biết, thời gian gần đây có một người tên Đ. ở xã khác cũng đứng ra thu mua ốc bươu vàng. Để phô trương thanh thế của mình, người này đã tổ chức dằn mặt hai chủ thu mua là anh Hùng và anh Dũng theo kiểu côn đồ để chiếm trọn địa bàn thu mua ốc.
“Cứ buổi chiều, các thanh niên xăm trổ, mặt mũi bặm trợn lượn lờ các khu vực khu mua của anh Hùng và anh Dũng với mục đích gây khó khăn cho hoạt động thu mua”, một người dân tại xã Cấn Hữu cho biết.
Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được, đầu tháng 7 vừa qua, người tên Đ. đã bắt đầu hoạt động thu mua ốc bươu vàng trên địa bàn xã Cấn Hữu. Người này đã gặp các đối tác với mục đích ép hạ giá thu mua ốc.
Trước đó, hai anh Hùng và Dũng mua ốc bươu vàng của người dân với giá 23.000 đồng/kg. Nhưng Đ. đã ép phải hạ giá mua xuống còn 19.000 đồng/kg.
|
Cảnh tấp nập tại điểm thu mua được đặt giữa cánh đồng |
Liên quan đến việc tranh giành địa bàn thu mua ốc bươu vàng, anh Dũng từng bị một nhóm người lạ mặt dùng gậy đuổi đánh phải nhập viện khi đang đi từ khu vực thu mua về nhà vào ngày 20/8.
Trước đó, nhóm thanh niên lạ mặt, bặm trợn đã nhiều lần đến lán thu mua ốc, gây gổ, làm náo loạn, đe dọa khiến nhiều người dân đến bán ốc sợ hãi.Một số người dân đã làm đơn tố cáo sự việc lên các cơ quan có thẩm quyền.
|
Các chủ thu mua tranh giành địa bàn theo kiểu côn đồ |
Anh Dũng cho biết, anh đã từng bàn bạc với nhóm của Đ. để cùng thu mua ốc trên địa bàn, tuy nhiên nhóm này đã không đồng ý và khẳng định với anh Dũng rằng: “Trong hai người chỉ có một người được phép đứng ra thu mua”.
Trước những áp lực từ người tên Đ. gây ra, chủ thu mua tên Hùng đã tạm ngừng việc mua ốc bươu vàng cách đây vài tháng. Còn thương nhân Dũng dù nhiều lần bị dằn mặt nhưng vẫn tổ chức thu mua ốc trên địa bàn xã Cấn Hữu.
Liên quan đến tình trạng trên, ông Đỗ Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Cấn Hữu xác nhận với PV, thời gian qua có xảy ra tình trạng tranh giành địa bàn thu mua ốc, một số đối tượng đã có những hành động mang tính chất côn đồ.
Ông Hùng cho biết, chính quyền xã đã báo cáo sự việc trên lên công an huyện Quốc Oai để giải quyết.
“Xuất khẩu” sang Trung Quốc?
Người dân xã Cấn Hữu đi khắp các tỉnh thành để bắt ốc, bán lại cho thương lái mà không hề biết mục đích thu mua ốc bướu vàng của các thương lái là gì. Tất cả đều chỉ ‘nghe nói’ rằng, chủ thua mua gom hàng rồi bán sang Trung Quốc.
Trước đó, cơn sốt bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc xảy ra trên nhiều địa phương, mới đây nhất là huyện Từ Liêm (Hà Nội). Người dân cũng “mơ hồ” chỉ biết bắt đỉa bán cho thương lái vì giá cao, mà không biết mục đích đằng sau của việc thu mua hàng loạt này là gì.
|
Ướp muối, đá lạnh rồi đóng thùng ốc trước khi vận chuyển |
Các chủ thu mua thì ấp úng rằng, họ tìm được mối hàng ở bên Trung Quốc, nên đứng ra thu mua ốc bươu vàng để bán. Khi được hỏi rằng bên phía Trung Quốc họ mua để làm gì, các chủ thu mua chỉ trả lời qua quýt rằng: “Chắc họ mua đến làm thức ăn chăn nuôi”.
Liệu đó có phải là câu trả lời thỏa đáng hay không, khi ốc bươu vàng được thu hàng loạt với giá cao. Chỉ sợ người dân không bắt đủ ốc bể bán, còn có bao nhiêu đều được thương lái thu mua hết trong ngày.Vào những tháng cao điểm, số ruột ốc thu mua lên tới chục tấn mỗi ngày. Còn trung bình, con số đó dao động từ 4 đến 5 tấn/ngày.
Nếu thương lái tiếp tục thu mua loài ốc này lâu dài thì sẽ có một kịch bản ít ai ngờ tới: Thấy nguồn lợi từ việc này, nhiều nông dân sẽ đào ao để nuôi ốc bươu vàng.
Đây là giống ốc mà chỉ trong vòng 3 ngày, chúng có thể đẻ một lứa. Mỗi con ốc sẽ cho 500 trứng/kỳ, tỷ lệ nở là 70%, nghĩa là một con ốc bươu vàng thời kỳ sinh sản sẽ cho ra đời 350 con ốc con trong vòng 3 ngày.
Điều đáng quan ngại là, từ rất lâu ốc bươu vàng đã được các cơ quan chức năng cảnh báo, rằng đó là ‘kẻ thù’ không đội trời chung với người nông dân do sự tàn phá khốc liệt của nó đối với mùa màng, đặc biệt là cây lúa.
Nếu người dân ngoại thành thấy lợi trước mắt mà đổ xô thả nuôi loài vật này, thì hậu quả thực sự rất khó lường.
|
Hàng tấn ốc được thu mua mỗi ngày |
Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã Cấn Hữu nói: “Đầu năm 2011, có hai người dân trên địa bàn xã hợp tác với tư thương Trung Quốc, nên đã đứng ra thu mua ốc bươu vàng.
Nhưng phải đến tháng 7/2012, phong trào đi bắt ốc bươu vàng để bán mới rầm rộ ở xã”.
Theo vị cán bộ này, chính quyền xã Cấn Hữu đã đến kiểm tra các cơ sở thu mua ốc bươu vàng nhưng đều không có giấy phép kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, chính quyền xã chưa đưa ra hướng xử lý.
Ông Hùng cho rằng, những ngày cuối tháng 9 này, trên địa bàn xã chỉ thu mua được 2 đến 3 tạ ốc ruột. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì kết quả hoàn toàn ngược lại. Ít nhất, hai cơ sở trên địa bàn xã Cấn Hữu thu được trung bình khoảng 4 tấn ốc ruột mỗi ngày trong thời gian này.
Câu hỏi ốc bươu vàng được nhập sang Trung Quốc để làm gì? Liệu nó có được bán sang Trung Quốc thật hay vẫn quanh quẩn tại thị trường Việt Nam? Những câu hỏi này xin dành cho các cơ quan có thẩm quyền tìm lời giải đáp.
Điều đáng quan ngại là, từ rất lâu ốc bươu vàng đã được các cơ quan chức năng cảnh báo, rằng đó là ‘kẻ thù’ không đội trời chung với người nông dân do sự tàn phá khốc liệt của nó đối với mùa màng, đặc biệt là cây lúa. Nếu dân cư ngoài thành phố thấy lợi trước mắt mà đổ xô thả nuôi loài vật này, thì hậu quả thực sự rất khó lường . |
Hoàng Chiến