Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 844.97 KB, 25 trang )
2.2 Nguyên lý làm việc
Dung dịch đưa vào đáy phòng bốc rồi chảy trong các ống truyền nhiệt
và ống trung tâm
Hơi đốt được đưa vào phòng đốt đi ở giữa các ống và vỏ, do đó dung
dịch được đun sôi tạo thành hỗn hợp lỏng hơi trong ống truyền nhiệt và
làm khối lượng riêng của dung dịch giảm, dung dịch chuyển động từ
dưới lên miệng ống.
Còn trong ống tuần hoàn, dung dịch di chuyển từ trên xuống dưới rồi đi
vào ống truyền nhiệt lên trên và trở lại ống tuần hoàn tạo nên dòng tuần
hoàn tự nhiên
Hơi thứ được tách ra khỏi dung dịch bay lên qua bộ phận tách giọt sang
thiết bị ngưng tụ bazômét. Bộ phận tách giọt có tác dụng giữ lại những
giọt chất lỏng do hơi thứ cuốn theo và chảy trở về đáy phòng bốc, còn
dung dịch có nồng độ tăng dần tới nồng độ yêu cầu được lấy ra một
phần ở đáy thiết bị làm sản phẩm, đồng thời liên tục bổ xung thêm một
lượng dung dịch mới vào thiết bị (trong trường hợp thiết bị làm việc liên
tục).
3. Hệ thống cô đặc một nồi có ống tuần hoàn trung tâm
Cấu tạo hệ thống:
1. thùng chứa dung dịch
2. buồng đốt
3. thiết bị cô đặc
4. thiết bị ngưng tụ kiểu ống đứng
5. thùng chứa nước
6. thùng chứa hơi thứ ngưng
7. bơm dung dịch
8. bơm nước
9. bồn cao vị
10. thùng chứa nước ngưng tụ
11. ratomet (lưu lượng kế)
12. thùng chứa sản phẩm
13. thùng tháo nước ngưng
Sơ đồ công nghệ hệ thống cô đặc một nồi có ống
tuần hoàn trung tâm
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cô đặc:
Dung dịch đầu từ thùng chứa dung dịch (1) được bơm vào bồn cao vị (9), từ
đây dung dịch chảy qua lưu lượng kế (11).
Ở lưu lượng kế, người ta có thể điều chỉnh lưu lượngdung dịch đi vào buồng
đốt (2). Tại đây dung dịch được đun nóng đến nhiệt độ sôi.
Dung dịch sôi tạo hỗn hợp lỏng – hơi lên buồng bốc, một phần hơi cuốn theo
dung dịch gặp tấm chắn ngưng tụ rồi rơi xuống. Hơi thứ và khí không ngưng
đi ra phía trên của thiết bị cô đặc vào thiết bị ngưng tụ kiểu ống đứng (4),
ngưng tụ thành lỏng chảy ra ngoài thùng chứa (5).
Khí không ngưng được tháo ra ngoài qua thiết bị ngưng tụ kiểu ống đứng. Tác
dụng của thiết bị thu hồi bọt là giữ lại những hạt nước ngưng bị khí không
ngưng cuốn theo, những giọt nước này lắng lại trong thiết bị cô đặc (3) và sản
phẩm được tháo ra ngoài qua thùng chứa sản phẩm (12).
Sản phẩm sau khi ra khỏi buồng bốc có nồng độ đạt yêu cầu 40% và được đưa
vào bể chứa sản phẩm (12).
III: Các loại thiết bị cô đặc khác
1. Cô đặc chân không hình cầu:
– Thiết bị này thích hợp cho việc làm
bay hơi và cô đặc nguyên liệu, tái
chế dung dịch hữu cơ và thuốc kem
trong dược phẩm, thực phẩm và
công nghiệp hóa chất,…
– Thiết bị chính gồm: Thùng cô đặc,
bình ngưng tụ, thùng chứa. Thùng
chứa hình cầu dễ dàng cho việc vệ
sinh và làm sạch nguyên liệu còn sót
lại.
2. Cô đặc tuần hoàn ngoài 2 cấp SJN2:
Mục đích: Thiết bị này được sử dụng trong việc cô đặc
thuốc đông dược, thuốc tây, glucoza, tinh bột, MXG, sản
xuất bơ, và hóa chất, đặc biệt thông dụng cho việc cô
đặc các vật liệu có tính nhạy nhiệt cao.
Chi tiết:
1.Được lắp đặt hệ thống nhiệt tuần hoàn và bơm chân không làm cho
vận tốc bay hơi của nước nhanh hơn. Quá trình cô đặc có thể đạt tới
1.25.
2.Dung dịch cô đặc trong điều kiện khép kín và không có sủi bọt.
Nguyên liệu chảy lỏng ra ngoài không bị bẩn,hương vị của thuốc rất
khó bay đi , dạng kem hình thành một cách đồng đều.
3.Với viêc trang bị bộ tuần hoàn kép thì khả năng bay hơi tăng gấp
đôi và có khả năng thu hồi các tinh chất. khác với bộ tuần hoàn đơn,
khả năng thu hồi có thể đạt 50% tại cùng một thời điểm các chất hữu
cơ có khả năng hòa tan có thể được thu hồi.
4.Nguồn nhiệt và đỉnh vỏ bọc ngoài của thiết bị bay hơi được thêm
vào cơ cấu cánh tay mở hố tro của bộ phân cấp nhiệt có thể được làm
sạch. Thiết bị rất tiện lợi và an toàn.
5.Các phần tiếp xúc với nguyên liệu làm bằng thép inox và đạt tới
tiêu chuẩn GMP
6.Các trang thiết bị này có thể tự động hóa quá trình rút nước , làm
giảm bớt đi khối lượng công việc phải dùng tới chân tay, và có một
nữa quá trình thực hiện là tự động.