ÂM THANH HI-END LÀ GÌ – https://vvc.vn

ÂM THANH HI-END LÀ GÌ ?

ÂM THANH HI-END LÀ GÌ
Âm nhạc là một phần quan trọng của cuộc sống con người nên việc tái tạo nó với sự trung thực tối đa là điều vô cùng quan trọng. Âm thanh Hi-end là sự thể hiện âm nhạc của nhạc sĩ sáng tác và nghệ sỹ biểu diễn trong căn phòng của người nghe một cách trung thực, truyền cảm, sâu sắc và mạnh mẽ nhất. Chúng tôi xin giới thiệu cùng các bạn những quan niệm căn bản về âm thanh Hi-end của một chuyên gia âm thanh lừng danh.
HI-END DÀNH CHO AI?
Bộ đèn hi-end tuy cũng dùng để thưởng thức âm nhạc trong gia đình nhưng nó hoàn toàn khác với các thiết bị âm thanh thông dụng. Các sản phẩm âm thanh Hi-end phối hợp với nhau và hình thành lên 1 hệ thống các thiết bị tại tạo âm thanh rất độc đáo. Chúng không giống những hệ thống stereo vẫn được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng hay các siêu thị điện tử.
Đặc trưng của âm thanh hi-end thể hiện rất rõ qua thiết bị âm thanh Hi-End. Chúng được thiết kế bằng tài nghệ và nhạc cảm của những kỹ sư, những nghệ nhân đam mê âm nhạc. Ở họ, có sự kết hợp giữa những kỹ năng thuần thục để chế tạo ra các thiết bị âm thanh cùng đôi tai cảm nhận tinh tế những âm thanh do các sản phẩm của mình tạo ra, để từng bước đưa người nghe đến gần với âm nhạc thực sự.
Trong suy nghĩ của nhiều người, thiết bị âm thanh Hi-End luôn là những thiết bị phức tạp với nhiều tính năng cao siêu và giá cả trên trời và chúng chỉ hướng đến túi tiền của những nhà triệu phú. Thậm chí có người còn cho rằng âm thanh và thiết bị Hi-End rất phức tạp, chỉ dành cho những người trong nghề, hay những thính giả sành điệu, những người giàu có thích khoa trương mà không phải dành cho người bình dân.
Thứ nhất, thuật ngữ “Hi-End” đề cập đến khả năng trình tấu của một sản phẩm, không liên quan đến giá cả của nó. Nhiều hệ thống thực sự là Hi-End nhưng giá tiền lại thấp hơn giá của hệ thống “tất cả trong một” bán trong các cửa hàng. Tôi đã từng được nghe không ít bộ dàn giá vừa phải song đã thể hiện chất lượng rất xuất sắc. Đó là những bộ dàn nằm trong khả năng tài chính của nhiều người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiều thiết bị Hi-End không rẻ tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đi vay tiền để mua trả góp một bộ dàn chất lượng. Thực ra, nhiều bộ dàn được coi là nghe “tuyệt đỉnh” đôi khi không đắt đỏ như bạn tưởng.
Thứ hai, âm thanh Hi-End thuộc về vấn đề cảm thụ âm nhạc. Trên thực tế, chính các hệ thống Hi-End thực thụ lại dễ sử dụng hơn các hệ thống âm thanh sản xuất hàng loạt đang được bán trên thị trường với chất lượng âm thanh trung bình. Do đó, cấc thiết bị Hi- End thường rất giản dị, hoàn toàn không có những tính năng, chi tiết phức tạp, khó vận hành. Âm thanh Hi-End chỉ tập trung vào chất lượng âm nhạc không tập trung vào xử lý hiệu ứng âm thanh giả tạo. Âm thanh Hi-End là âm thanh dành cho người yêu nhạc, chứ không phải những người mê các tính năng của đồ điện tử.
Thứ ba, bất kì ai thích nghe nhạc cũng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một màn trình diễn âm thanh hay. Không cần phải có một “đôi tai vàng” mới phân biệt được âm thanh nào là âm thanh đẹp. Sự khác nhau giữa việc thể hiện âm thanh tốt hay kém rất dễ nhận biết. Những phản ứng thông thường là ngạc nhiên và thích thú – khi lần đầu tiên nghe 1 hệ thống âm thanh Hi-End thực thụ có thể bắt gặp ở tất cả mọi người. Nếu bạn yêu thích nhạc, hãy thưởng thức nó bằng một hệ thống Hi-End. Đơn giản là như vậy.
ĐẶC TRƯNG CỦA ÂM THANH HI-END
Phương châm của thế giới Hi-end là càng ít can thiệp và xử lí dữ liệu bao nhiêu thì âm thanh càng hay (trung thực) bấy nhiêu. Bất cứ mạch điện, dây dẫn nút chỉnh âm sắc hay công tắc nào cũng có nguy cơ làm xấu tín hiệu – dẫn đến làm giảm chất lượng âm thanh. Đó là lí do vì sao bạn không thất các thiết bị và mạch điện như equalizer, mạch mở rộng không gian… thậm chí cả mạch chỉnh âm sắc hay những chi tiết tương tự trong một thiết bị Hi-End. Bằng cách giảm thiểu các mạch điện tử, các sản phẩm âm thanh Hi-End đã tối đa hóa được mối giao cảm giữa âm nhạc và người nghe, giúp âm thanh đến trực tiếp với người nghe hơn. Vậy là càng ít thiết bị thì bạn lại càng cảm nhận được nhiều.
Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ngắm nhìn và cảm nhận sự hung vĩ của ngọn núi đá cao vào một buổi hoàng hôn rực rỡ… không chỉ thấy dáng vẻ to lớn choáng ngợp của công trình thiên nhiên vĩ đại này, mà bạn còn nhìn thấy rất rõ từng chi tiết nhỏ đang hiện ra sinh động trước mặt bạn. Bạn phân biệt được từng sắc độ trên mỗi lớp đá xen kẽ. Vô vàn sắc thái đa dang của gam màu đỏ trên dãy núi hiển diện thật sống động. Bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt được từng chi tiết tinh vi của độ tương phản sáng tối khắc họa trên những khe nút, hay những mỏm nhô ra, lõm vào của khối đá. Càng nhìn lâu hơn, gần hơn, bạn thấy thấy rõ hơn. Vô số những nguồn cảm xúc dội đến khiến bạn ngỡ ngàng và đúng như trôn chân trên vách núi để cảm nhận vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa.
Giờ, bạn hãy tưởng tượng mình đứng quan sát ngọn núi đó từ xa, qua một ô cửa sổ có nhiều lớp kính dày, mỗi lớp kính lại có độ trong giảm dần so với lớp kính trước. Lớp đầu tiên có màu xám nhạt mà nhìn sự vật qua lớp kính ấy bạn không thấy màu sắc sống động phong phú và những sắc thái tinh tế của nó. Lớp kính thứ 2 có pha các hạt sạn. Nó làm bạn không thể quan sát được những đường nét, hoa văn của ngọn núi. Phiến kính thứ ba giảm độ tương phản tối sáng, và biến hình ảnh một ngọn núi cao rộng hung vĩ trở thành một tấm vải phẳng lì mờ nhạt. Cuối cùng, chính khung cửa sổ lại giới hạn tầm nhìn của bạn, và xóa đi tất cả những cảm nhận chung của người nhìn đối với ngọn núi. Thay thế cho những cảm nhận trực tiếp mà bạn có được khi đứng trên vách núi, giờ đây, những gì bạn thấy chỉ là một hình ảnh mờ mờ, thiếu sức sống, vô hồn và hỗ độn…
Nghe nhạc bằng bộ dàn kém chất lượng cũng giống như việc bạn ngắm nhìn ngọn núi qua những lớp kính dày đó. Mỗi mắt xích trong dàn âm thanh – đầu dọc CD, preampli, ampli công suất, loa và dây nối dù ít hay nhiều đều làm méo các tín hiệu đi qua chúng. Bộ phận này có thể bỏ thêm vài “hạt sạn” vào dàn âm thanh, bộ phận khác lại giảm độ tương phản động giữa âm thanh mạnh và yếu dẫn đến sự suy yếu ngôn ngữ thể hiện của người sáng tác hoặc trình diễn các tác phẩm âm nhạc. Lại có những thiết bị bao phủ lên âm thanh một lớp sương mù dày đặc, âm u, do đó phá hủy tất cả những sắc thái tinh tế của nó hoặc khoác lên tất các nhạc cụ một màu âm na ná nhau. Cuối cùng khung cửa sổ hay chính là hệ thống âm thanh điện tử và cơ khí ấy – đã bó hẹp lại thông điệp to lớn mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến người nghe. Nhiệm vụ của bộ dàn Hi-End loại bỏ đi càng nhiều “lớp kính” bao nhiêu thì âm nhạc càng tự nhiên, trong trẻo chân thực như nó vốn có. Càng ít “lớp kính” bao nhiêu thì âm nhạc càng tự nhiên, trung thực và có hồn hơn. Nhờ vậy, mối giao cảm giữa con người và âm nhạc càng sâu đậm hơn, và người nghệ sĩ càng truyền tải được bức thông điệp của mình đến người nghe mạnh mẽ và thuyết phục hơn.
HI-END DƯỚI GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Tại sao những thiết bị âm thanh Hi-end lại được coi là giống như khung cửa kính trong suốt, còn các hệ thống stereo sản xuất hàng loạt bán trên thị trường lại giống như những ô cửa mở đục?
Đó là vì thiết bị Hi-End được thiết kế nhằm mục tiêu cao nhất là nghe hay, tức là nghe như thật. Đồ Hi-End không nhất thiết phải thiết kế để trình diễn tốt theo các tiêu chuẩn kĩ thuật cứng nhắc. Một kỹ sư thiết kế thực thụ luôn lắng nghe sản phẩm của mình trình diễn trong quá trình thiết kế và chế tạo, thay đổi các linh kiện và thử nghiệm các kỹ thuật khác nhau để thiết bị phát ra những âm thanh trung thực nhất có thể. Anh ta kết hợp kỹ thuật với nhạc cảm của mình để tạo ra những sản phẩm có khả năng thể hiện xuất sắc những ngôn ngữ của âm nhạc. Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian – hàng trăm giờ nghe thử là chuyện thường – và phải là quá trình nghe thật,không thể thử nghiệm trên các phần mềm vi tính. Trái lại, những thiết bị âm thanh thông thường lại được thiết kế để thật hấp dẫn trên lý thuyết – tức là trên bản thiết kế – nhưng trong thực tế vì liên quan đến vấn đề hạ giá thành và nhiều vấn đề khác, đôi khi nhà thiết kế lại phải hy sinh chất lượng âm thanh. Một ví dụ tiêu biểu về vấn đề này là “cuộc chạy đua THD” vào những năm 78,80 của thế kỉ trước. THD viết tắt từ các chữ Total Harmonic Distortion, tức là “độ méo hài tổng thể”, đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi giữa những người tiêu dùng không có nhiều hiểu biết về âm thanh Hi-End. Họ cho rằng đây là một thước đo quan trọng cho chất lượng của ampli. Ampli nào càng có THD thấp thì càng được coi là có chất lượng tốt hơn. Ngộ nhận đó đã dẫn tới việc ra đời những “người hung” điện tư chuyên sản xuất các thiết bị có THD cực thấp. Nó đã trở thành một cuộc chạy đua giữa các hãng điện tử bình dân để xem công ty nào sản xuất được thiết bị có THD gần bằng không sau khi con số THD 0,001% xuất hiện. Nhiều người tiêu dùng đã mua những receiver hay ampli chỉ dựa trên thông số này.
Về lý thuyết, mặc dù THD thấp là một mục tiêu thiết kế đáng theo đuổi nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào mà các hãng đã đạt được những con số méo tiếng thấp đến vậy. Kỹ thuật giảm méo âm ở ampli được gọi là kỹ thuật “hồi tiếp âm” – tức là lấy một phần tín hiệu đầu ra rồi đưa nó quay lại đầu vào. Nếu hồi tiếp âm lớn sẽ giảm được độ méo THD xuống, nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều các vấn đề khác dẫn đến suy giảm chất lượng âm thanh của ampli. Không biết các nhà sản xuất đồ điện tử khổng lồ có quan tâm đến thực tế là hồi tiếp âm lớn sẽ hạ được THD xuống nhưng mặt khác, nó khiến các sản phẩm của họ nghe đơn điệu, thiếu chi tiết và giảm dải động rất nhiều. Tại sao như vậy? Vấn đề duy nhất được coi trọng ở đây là làm thế nào để một sản phẩm bán được với số lượng lớn hơn. Những khách hàng đi mua đồ chỉ dựa vào những thông số cơ bản trong các catalog mà không lắng nghe xem nó trình diễn thế nào thì rút cục sẽ mua phải những sản phẩm kém chất lượng, âm thanh nghèo nàn. Nực cười thay, chính những ampli có THD thấp nhất lại thường có chất lượng âm thanh kém nhất.
Ví dụ trên đã khắc phục được khoảng cách rất xa giữa 2 quan điểm về chế tạo thiết bị âm thanh của những nhà sản xuất thiết bị Hi-End với những hãng sản xuất thiết bị thông thường. Các nhà sản xuất Hi-End quan tâm đến việc sản phẩm của họ nghe như thế nào hơn là việc chỉ chạy theo các thông số kỹ thuật thuần túy. Họ biết rằng thính giả của họ là những nhà nhạy cảm về âm nhạc và khách hàng sẽ mua sản phẩm dựa vào yếu tố căn bản là chất lượng âm thanh, chứ không phải là các tiêu chí kỹ thuật.
Các thiết bị Hi-End không chỉ được làm bằng đôi tai, mà thường bằng cả đôi tay điêu luyện của những người thợ thủ công – những nghệ nhân luôn tự hào về công việc của họ. Bản thân họ cũng rất nghiền âm thanh, và họ chu đáo, cẩn thận khi chế tạo sản phẩm như thế làm ra cho chính họ nghe. Sự cẩn thận đến từng chi tiết ấy đã mang đến chất lượng kết cấu cao hơn cho sản phẩm. Hơn nữa, một sản phẩm thủ công đẹp một cách mộc mạc, tinh tế càng mang lại niềm tự hào cho người sở hữu sản phẩm đó. Và đây là điều mà các nhà sản xuất sản phẩm hàng loạt không bao giờ có hy vọng làm được.
Vậy âm thanh Hi-End là gì?
Đó là khi mà các thiết bị âm thanh bị quên lãng, chỉ có các nhạc công và ca sĩ hiện hữu trong phòng nghe của bạn. Đó là khi bạn cảm thấy tiếng nói của người sáng tác và người trình diễn vượt qua không gian và thời gian để đến với bạn, chuyện trò với bạn. Đó là khi bạn cảm thấy đắm chìm trong những đợt song dạt dào của đại dương âm nhạc…Và đó là khi thế giới vật chất hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại tiềm thức của bạn với âm nhạc – đó chính là âm thanh Hi-End.

Source: https://vvc.vn
Category : Điện Tử

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay