Giáo án lớp 9 môn Địa lý – Tuần 1 – Tiết 1 – Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem

20 trang mẫu

Xem thêm: Top 19 cộng đồng fwb ons mới nhất 2022

của tài liệu “Giáo án lớp 9 môn Địa lý – Tuần 1 – Tiết 1 – Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: CMD COSMETICS

Tuần 1 	 Ngày soạn: 
Tiết 1 	.	 Ngày dạy: 09/8/2011
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệTổ Quốc. 
2. Kĩ năng:
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .	
3. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: - Bản đồ dân cư Việt Nam. H 1.1 & 1.2 Sgk
 - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
2. HS: Soạn bài trước ở nhà, sưu tầm Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1. Ổn định lớp: (Duy trì trong suốt tiết học)
2. Kiểm tra bài cũ: Sách vở, dụng cụ học tập
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về các dân tộc nước ta là bao nhiêu? Trong đó dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước. Địa bàn cư trú của các dân tộc được phân bố như thế nào trên lãnh thổ nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bổ sung
HĐ1: (cả lớp)
? Với sự hiểu biết của bản thân em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Kể tên các dân tộc mà em biết
Hs: Có 54 DT
Gv: Treo tranh các dân tộc Việt Nam đồng thời thuyết minh về các ngữ hệ.
? Sự khác biệt trong những nét văn hoá cúa các dân tộc được thể hiện ở những điểm nào.
HS: Dựa vào kiến thức trong Sgk trả lời
? Em hãy rình bày vài nét đặc sắc về dân tộc của bản thân em.
Gv: Yêu cầu HS quan sát H1.1 SGK tr10 cho biết:
? Trong các dân tộc Việt Nam dân tộc nào có số dân đông nhất ? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu.
Hs: DT Kinh 86,2%, DT ít người 13,8%
Gv: Hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu dân tộc của nước ta.
? Với kiến thức lịch sử cho biết người việt cổ còn có tên gọi gì.
Hs: Âu Lạc, Tây Âu, Lạc Việt. . .
? Phân tích những thuận lợi và khó khăn do nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
Hs: - Thuận lợi: Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, các quần cư, phong tục tập quán riêng tạo nên một Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá DT 
Các DT có phương thức, kinh nghiệm sản xuất riêng phù hợp với địa hình, khí hậu,. .. nên khi sống gần nhau họ sẽ học hỏi được những mặt tích cực trong sản xuất. .. .
- Khó khăn: Có đa DT, đa phong tục tập quán và đa tín ngưỡng dễ gây nên sự bất bình trong xã hội. . .
? Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
Hs: Dệt thổ cẩm, thêu, thùa (Tày, Thái), làm gốm, trồng bông dệt vải (Chăm), làm bàn ghế bằng trúc (Tày)
Gv: Đa số các kiều bào có lòng yêu nước đang trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần xây dựng đất nước.
I. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
- Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh chiếm đa số.
- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, phong tục tập quán. . .
- Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và KH-KT.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản suất, đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chuyển ý: Như vậy Việt Nam là một nước có nhiều thành phần chung sống trên lãnh thổ; để biết được 54 dân tộc sinh sống ở những khu vực nào chúng ta cùng nhau chuyển qua mục 
? Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân hãy cho biết:
Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở những khu vực nào? Sống về nghề gì là chủ yếu?
Hs: Chủ yếu trong các ngành CN, NN, dịch vụ, KHKT
? Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở những khu vực nào? Nghề nghiệp chính của họ là gì?
Hs: Sinh sống bằng trồng cây CN, Lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác KS. . .
? Hãy cho biết về sự phân bố và đời sống của đồng bào miền núi có những đổi thay như thế nào trong những năm gần y?
Hs: Định canh, định cư, xoá đói giảm nhèo, xây dựng cơ sở hạ tầng. . .
Gv: Hiện nay một số DT ít người từ miền núi phía bắc vào sinh sống ở Tây Nguyên, nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của một số dân tộc núi cao đã được hạn chế đời sống ngày càng được nâng cao, môi trường được cải thiện. .. .
II/ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC
a. Dân tộc kinh:
- Phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng ; trung du và duyên hải.
b.Các dân tộc ít người:
- Phân bố chủ yếu ở miền núi, cao nguyên và trung du (Trừ người chăm, người khơ me sinh sống ở đồng bằng).
- Sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi phía bắc;
+ Trường Sơn-tây Nguyên;
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
4. Nhận xét-đánh giá:
Khoanh tròn vào chử cái đầu câu ý mà em cho là đúng nhất
1.Việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
 a. 45 dân tộc	b. 54 dân tộc
 c. 64 dân tộc 	d. 34 dân tộc
2. Dân tộc kinh chiếm tỉ lệ khoảng bao nhiêu % dân số cả nước?
 a. 86,2%	b.58 %
 c. 68%	d.78 %
3. Hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
4. Dân tộc kinh phân bố phần lớn ở.
a. Đồng bằng.	c.Duyên hải
b. Trung du.	d. Cả 3 khu vực trên.
5. Hướng dẫn HS làm bài tập Sgk Tr 6
5. Hoạt động nối tiếp: 
- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3 Sgk tr 6
- Chuẩn bị bài 2: “Dân số và gia tăng dân số”
- Xem lại kiến thức lớp 7 về dân số và gia tăng dân số
IV/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuaàn 1 	 	 Ngaøy soaïn: .
Tieát 2	 Ngaøy daïy: 
Baøi 2: DAÂN SOÁ VAØ GIA TAÊNG DAÂN SOÁ
I/ MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết số dân của nước ta giai đoạn gần đây.
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số cả nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Hiểu dân số đông và gia tăng nhanh đã sức ép đối với tài nguyên, môi trường; thấy được sự cân bằng giữa dân số và MT, tài nguyên nhằm phát triển bền vững
2. Kĩ năng: 
- Có kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số với môi trường
3. Tư tưởng: 
-Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lý.
- Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Tìm kiếm và xử lí thông tin(HĐ 2, 3).
Đảm nhận trách nhiệm(HĐ 2).
Phân tích và giải quyết vấn đề(HĐ 2, 3) .
Giao tiếp; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; lắng nghe/ phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc theo cặp(HĐ 2, 2).
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	Động não; suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ; tranh luận(các nhóm tranh luận về hậu quả của ds đông và tăng nhanh)
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Biểu đồ biến đổi dân số ở nước ta (Phóng to theo Sgk)
-Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.
2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà, sưu tầm moat số tranh ảnh về môi trường
V/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Khám phá
Động não
2. Kết nối: 
* Giới thiệu bài: Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân só có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Bổ sung
HĐ1: (Cả lớp)
? Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân và SGK cho biết số dân của nước ta tính đến năm 2003 là bao nhiêu
Hs: 79,7 triệu người (2002)
GV: Đưa ra các số liệu DS qua các năm:
Năm
1931
1960
1979
1989
1999
2003
Số dân
(triệu ng)
17,70
30,17
52,46
64,41
76,6
80,9
? Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và dân số nước ta so với các nước trên TG.
Hs: suy nghỉ trả lời
GV: Lưu ý Diện tích nước ta thuộc nước có lãnh thổ TB. DS thuộc nước có DS đông trên TG
? Dân số đông có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế ở nước ta.
Hs: - Thuận lợi: + Có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu các ngành .
 + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn 
- Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với việc phát triển KT- XH với tài nguyên môi trường và chất lượng cuộc sống. 
I. SỐ DÂN
- Dân số đông; 80,9 triệu người (2003)
- Đứng hàng thứ 14 trên thế giới, thứ 3 Đông Nam Á.
* Chuyển ý: So với các nước thì DS nước ta thuộc vào loại đông vậy trong những năm qua sự gia tăng của DS như thế nào chúng ta tìm câu trả lời trong mục 
Hoạt động 2: Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ
Gv: Gọi Hs đọc thuật ngữ bùng nổ dân số
Hs: Đọc thuật ngữ bùng nổ dân số
Gv: Treo BĐ biến đổi dân số ở nước ta (H 2.1)
Gv: Quan sát hình 2.1 SGK em hãy:
? Nêu nhận xét bùng nổ dân số qua chiều cao của cột dân số.
Hs: Quan sát hình 2.1 & nêu nhận xét
? Khi nào thì dẫn đến sự bùng nổ DS
Hs: khi DS tăng nhanh đột ngột, tỉ lệ gia tăng tự nhiên trên 2,1%
? Nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào.
Hs: -Tốc độ gia tăng thay đổi theo từng giai đoạn. Cao nhất 2% (1954 -1960) Từ 1976 -2003 có xu hướng giảm dần. Thấp nhất là 3,1% (2003)
? Giải thích nguyên nhân về sự thay đổi từng giai đoạn
Hs: - Từ 1954–1960 tăng nhanh do sau 10 năm nước ta giành được hoà bình độc lập. .. .. .chưa thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình.
- Từ 1960–1965 giảm do chiến tranh và các dịch bệnh. 
- Từ 1976–1999 có xu hướng giảm dần, kết quả của việc thực hiện chính sách DS kế hoạch hoá gia đình.
? Qua phần nhận xét BĐ trên em có nhận xét gì về mỗi quan hệ giữa gia tăng tự nhiên với tăng dân số
Hs: -Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh.
? Giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh.
Hs: - Cơ cấu DS nước ta trẻ, Số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao
?(Thảo luận) Dân số tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì tới kinh tế, môi trường và đời sống - xã hội.
Hs: Nêu hậu quả về kinh tế, môi trường, xã hội
Gv: Liên hệ việc dân số tăng nhanh gây ra hậu quả cho môi trường:Làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên(rừng, khoáng sản,, ô nhiễm môi trường biển(chất thải sinh hoạt)
*TKNL: Ngoài ra dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về năng lượng tăng cao dẫn đến tính bức xúc của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm chống lãng phí.
Gv: Hướn ... Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế của các đảo ven bờ và hiểu thêm về sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí trong những năm qua.
3.2. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
? Dựa vào bảng 40.1, hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Gv hướng dẫn Hs cần dựa vào: 
 + Bản đồ Việt Nam hoặc át lát địa lí Việt Nam.
 + Lược đồ 39.2 trong Sgk.
 + Bảng 40.1 trong Sgk.
-> ? Nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế của từng đảo.
Hs trả lời.
Gv bổ sung, chuẩn xác kiến thức.
Gv: Cho Hs thảo luận toàn lớp
Gv: Hướng dẫn Hs cách phân tích biểu đồ:
+ Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm.
+ Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng để làm rõ các câu hỏi sau:
 ? Sản lượng khai thác dầu mỏ qua các năm như thế nào? Điều này cho thấy gì?
 ? Qua số liệu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu cho thấy điều gì?
Số liệu các năm của dầu thô xuất khẩu và x ? ăng dầu nhập khẩu nói lên điều gì?
Hs trả lời, bổ sung, nhận xét. 
Gv bổ sung, chuẩn xác kiến thức.
1. Bài tập 1
- Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế là: 
Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
2. Bài tập 2
- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng.
1999
2000
2001
 2002
15,1
16,2
16,8
16,9 (triệu tấn)
- Hầu như toàn bộ lượng dầu khí được xuất khẩu dưới dạng dầu thô đặc biệt năm 2002 khai thác bao nhiêu là xuất khẩu hết bấy nhiêu cụ thể khai thác 16,9 triệu tấn đồng nghĩa là xuất khẩu hết 16,9 triệu tấn.
=> Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.
- Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn nhập khẩu lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. Đây là khó khăn và thiệt thòi đối với nước ta.
4. Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị bài thực hành của HS.
- GV đánh giá (cho điểm) đối với cá nhân và các nhóm làm đúng.
	5. Dặn dò
- Về nhà hoàn thành bài thực hành
- Nghiên cứu trước bài mới: (GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm địa lí địa phương tỉnh Kiên Giang).
IV/ Rút kinh nghiệm
Tuaàn 13 (Hk2)	 Ngaøy soaïn: .
Tieát 50	 Ngaøy daïy: .
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 41: ĐỊA LÍ TỈNH KIÊN GIANG
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh phải đạt:
1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm rõ vị trí địa lí, phạm vi lãnh thỗ và sự phân chia hành chính.
- ĐKTN &TNTN của tỉnh Kiên Giang
2/ Kĩ năng:
Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Biết xác định vị trí của tỉnh trên bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam.
3/ Tư tưởng:
- Có ý thức tham gia và xây dựng địa phương ngày càng phát triển
II/ TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ:
Gv: - Bản đồ Kiên Giang (nếu có)
 	 - Bản đồ Việt Nam
Hs: Tìm hiểu trước ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập.
3/ Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Việc học tập tỉnh thành phố sẽ giúp cho các em có kiến thức cơ bản về vị trí địa lí, sự phân hoá đơn vị hành chính như những thuận lợi khó khăn về ĐKTN &TNTN.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1:
Gv: Yêu cầu học sinh lên bảng, dựa vào bản đồ Việt Nam để xác định vị trí và lãnh thổ của địa phương (Kiên giang)
? Kiên giang nằm ở vùng nào? Giáp với các tỉnh và thành phố nào? Có biên giới với nước nào?
Hs: Quan sát bản đồ và trả lời:
Kiên Giang là tỉnh biên giới tây nam thuộc ĐBSCL ở miền nam Việt Nam.
-> Như vậy, đối vởi cả nước Kiên giang nằn ở vùng tứ giác Long Xuyên, khu vực sinh thái bán đảo Cà Mau và vùng tây sông Hậu.
? Với vị trí trên Kiên Giang có ý nghĩa gì trong phát triển kinh tế xã hội?
Hs: Là cửa ngõ phía tây nam nước ta, có tiềm năng kinh tế - Văn hoá đối ngoại với các nước ĐNÁ. Trước hết là với Campuchia và Thái Lan.
? Dựa vào bản đồ tỉnh Kiên Giang (nếu có) và sự hiểu biết của bản thân: nêu tên và xác định vị trí của các đơn vị hành chính?
Hs: Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính cấp huyên thị, thành phố: Rạch Giá, Thị Xã Hà Tiên, Huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc (Đảo), Kiên Hải (Đảo), U Minh Thượng. 
* Hoạt động 2:
? Trình bày sơ lược về đặc điểm địa hình ở kiên Giang?
Hs: Tương đối bằng phẳng,thấp dần từ đông bắc xuống tây nam so với mực nước biển. Đồng thời tạo thành nhiều kênh rạch và sông ngòi.
? Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế- xã hội?
Hs: Với đặc điểm địa hình như trên cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng của mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô sẽ-> nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như trong đời sống của nhân dân
Gv: Yêu cầu Hs dựa vào những hiểu biết của bản thân cho biết các nét đặc trưng về khí hậu? (Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa)
Hs: Trao đổi trả lời:
Gv: Chuẩn xác: Nhiệt độ khoảng 2400h nắng/năm (mùa khô 7-8h/ ngày, mưa:4-6h/ngày).
Nhiệt độ trung bình khoảng 27,30C, nóng nhất vào tháng 5 (290C) mát nhất vào tháng 1( 250C). Độ ẩm trung bình: 80-83%. Tuy nhiệt độ trung bình ngày cao nhưng do gần biển nên không khí luôn dịu mát.
- Lượng mưa: Kiên Giang là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất ở ĐNB, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và biến đổi theo thời gian (mùa). Vùng xa biển đất liền có lượng mưa ít hơn vùng sát biển và hải đảo, mùa khô không có hoặc rất ít mưa, trái lại mùa mưa và vũ lượng rất cao.
Lượng mưa trung bình năm 1600-2800mm/ năm. ngày mưa khoảng 120-170 ngày. Độ ẩm vào mùa khô chỉ 77%
-> Các đặc trưng của Kiên Giang đều xác định tính chất nhiệt đớihải dương của nó.
? Với khí hậu như vậy sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất và đời sống?
Hs:- Thuận lợi: Ít thiên tai, không có bão đổ bộ vào trực tiếp, không rét, nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cây trồng vật nuôi sinh trưởng. Tài nguyên quí giá này tạo điều kiện thuận lợi cho một nện nông nghiệp phát triển toàn diện.
- Khó khăn: Sự biến động thất thường trong chế độ mưa và một mùa khô kéo dài nắng hạn 4,5 tháng liền gây trở ngại cho sản xuất và đời sống. Đối với đời sống và sức khoẻ con người cần giải pháp nước ngọt để sinh hoạt trong 6 tháng mùa khô và phòng dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa mưa mới nâng cao sức khoẻ toàn dân để đảm bảo sản xuất.
 ? Cho biết Kiên Giang có đặc điểm sông ngòi như thế nào? Kể tên 1 vài con sông lớn mà em biết?
Hs: Kiên giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, kết thành một mạng lưới giao thông thuỷ & tưới tiêu cho nông nghiệp khá thuận lợi:
- Kiên Giang có 1 số sông lớn:
 + Sông Cái Lớn ( lớn nhất tỉnh).
 + Sông Cái Bé
 + Sông Giang Thành
 + Sông Trẹm
? Vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất?
Hs: - Nhân dân thường lợi dung qui luật lên xuống của thuỷ triều để tổ chức giao thong, thuỷ lợi, nghề cá cho hợp lí. 
- Hệ thống sông ngòi kênh rạch cho nhiều lợi ích về thuỷ nông, GTVT, nguồn nước ngọt
? Kiên Giang có những loại đất nào?
Hs: Có 7 loại đất chính 
Gv: Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên 629.905 ha (đất nông nghiệp: 411.974 ha chiếm 65,72 %, riềng đất lúa: 317.019 ha chiếm 76,95% đất nông nghiệp, bình quân một hộ hơn một ha đất trồng lúa, đất lâm nghiệp 120.027 ha chiếm 19,15% diện tích đất tự nhiên). Toàn tỉnh còn quỹ đất chưa sử dụng gần 50.000 ha.
? Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên của Kiên Giang?
Hs: Năm 1975, Kiên Giang có 92.249 ha rừng với độ che phủ 14,4% tổng điện tích tự nhiên, tổng trữ lượng gỗ là 17 triệu m3, có các loại rừng: ngập mặn (rừng sác), rừng tràm U Minh, rừng gỗ lớn, rừng dừa nước. 
? Hiện trạng rừng hiện nay?
Hs: Suy nghĩ trả lời
Gv: Chốt lại:
- Động vật đa dạng, phong phú có giá trị kinh tế cao
- Thuỷ hải sản đa dạng phong phú: tôm, cá, đồi mồi, hải sản, sò huyết,nghêu lụa, rau câu, ngọc trai,mực, bào ngư ( trữ lượng tôm cá 464.660 tấn)
- Trong rừng có khỉ đen, heo rừng, chồn cáo, trăn, rắn, các loài chim, ong mật
? Kiên Giang có vườn quốc gia hay khônng? Nếu có kể tên?
Hs: Có hai vườn quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc.
? Liên hệ thực tế hãy nêu tên các khoáng sản mà em biết ở tỉnh ta? Nơi phân bố?
Hs: Dựa vào hiểu biết trả lời: 
Gv: Chốt lại
- Đá vôi: KL, Hà Tiên, Hòn Nghệ
- Than bùn: Dưới đất rừng U Minh và rải rác ở Hà Tiên, Hòn Đất, Tứ giác Long Xuyên.
- Phốt phát vôi nguồn gốc sinh vật: Hà Tiên
- Đá hoa cương: Hòn Sóc, Hòn Me, Hòn Đất
- Các loại đất khác: Cẩm Thạch, mã não
- Quặng kim loại ở Rạch Đùng- Bình An
- Cát trắng: Phú Quốc.
- Đất sét trắng và cao lanh: Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc.
? Nêu ý nghĩa tài nguyên khoáng sản đối với việc khai thác phát triển kinh tế?
Hs: Tiềm năng khoáng sản là một động lực một thế mạnh của đp, góp phần thúc đẩy nhanh công việc phát triển kinh tế xã hội nhưng không mang ý nghĩa xác định
- Nguồn khoáng sản trên sẽ sản xuất các loại sản phẩm như: xi măng, gạch ngói, gốm sứ, đá ốp lát, đá xây dựng, vôi, đáhuyền, thạch anh, thuỷ tinh, chất phân bón
I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN BỐ HÀNH CHÍNH:
* Vị trí:
- Phía bắc giáp Campuchia (đường biên giới 54 km)
- Đông bắc giáp An Giang
- Đông giáp Cần Thơ
- Đông Nam giáp Bạc Liêu
- Tây giáp Vịnh Thái Lan (đường bờ biển dài hơn 200 km)
Sự phân chia hành chính:
- Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính cấp huyên thị.
II/ ĐKTN&TNTN:
1/ Địa hình:
Phần đất liền tương đối bằng phẳng,thấp dần từ đông bắc xuống tây nam
-Có nhiều kênh rạch và sông ngòi.
2/ Khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình khoảng 27,30C
- Độ ẩm trung bình: 80-83%.
- Lượng mưa: là tỉnh có lượng mưa lớn nhất Nam Bộ
3/ Thuỷ văn:
- Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
- Kiên Giang có 1 số sông lớn:
 + Sông Cái Lớn.
 + Sông Cái Bé
 + Sông Giang Thành
 + Sông Trẹm
4/ Thổ nhưỡng:
Có 7 loại đất chính: phù sa ngọt, đất phèn mặn, phèn không mặn, phù sa cổ, đồi núi, đất mặn, hỗn hợp do của con người cải tạo.
5/ Tài nguyên sinh vật:
- TV: Có diện tích rộng lớn rừng ngập mặn rừng tràm U Minh, rừng gỗ lớn
- Động vật đa dạng,phong phú có giá trị kinh tế cao
6/ Khoáng sản:
- Đá vôi ,Than bùn, Đá hoa cương, Cát trắng.
-> KL: Khoáng sản là một thế mạnh của đp, góp phần thúc đẩy nhanh công việc phát triển kinh tế- xã hội
4/ Cũng cố: 
- Nêu những đặc điểm chung của tự nhiên Kien Giang?
- TNTN có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển kinh tế và đời sống con người?
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài 
- Xem trước bài 42: “ Sưu tầm các số liệu về dân cư, kinh tế của Kiên Giang”.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay