Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 khóc với GVCN vì tự ti với hoàn cảnh gia đình. 
- Làm Bí thư chi đoàn, Phó bí thư Đoàn trường, Trưởng ban tổ chức Event RADIO 196X
- BCH Đoàn trường (Bí thư Đoàn trường): Thầy Phan Xuân Hoài Linh
- GVCN: Cô Chế Thị Lệ Mỹ
9
Nguyễn Thanh Huyền
12D2
(2019-2020)
- Mất niềm tin, thái độ bi quan 
- Có ý nghĩ tiêu cực trong học tập và cuộc sống
( Nhiều lần nhắn tin cho tổ tư vấn với tâm trang chán nản bi quan)
- Thay đổi theo chiều hướng tích cực
GVCN: 
Cô Nguyễn Lê Thúy Hạnh
cô Đồng Thi Minh Thúy
10
Nguyễn Quốc Khánh
12A4
(2019-2020)
- Chị gái đi từ Hàn Quốc về Việt Nam ngày 28/2/2020, đúng vào dịp cao điểm của dịch bệnh Covid-19 tại Hàn Quốc
- Gia đình và học sinh không muốn cách ly và sợ bị kỳ thì xa lánh
- Vẫn đi học thêm ở cơ sở dạy thêm ngoài - Gia đình tỏ thái độ không vui vẻ vì con phải nghỉ học tự cách ly
- Gia đình và học sinh đã hợp tác cùng nhà trường, thực hiện cách ly để phòng chống dịch bệnh
- GVCN và bộ môn gửi bài nên Khánh vẫn thực hiện một số bài học trực tuyến và làm bài tập trên nhóm, việc học không bị gián đoạn
- GVCN: Cô Nguyễn Thị Vinh
- BGH 
3.3.4. Tư vấn học đường thông qua GVCN và giáo viên bộ môn
Việc tư vấn cho học sinh là một hoạt động không thể thiếu vai trò của GVCN. Vì vậy, GVCN phải bỏ ra nhiều thời gian, hy sinh công sức, tâm huyết, không ngừng hỏi, chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn tâm lý. Để thực hiện tốt các chức năng tư vấn của mình thì GVCN cần có phẩm chất, nhân cách, có hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. GVCN cần phải yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục, có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp, mẫu mực, trung thực trong cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các học sinh cách giải quyết những vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, giáo viên không nên chờ đến khi học sinh thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh vì ở trường, GVCN là người gần gũi nhất với học sinh.
Muốn làm được điều đó, GVCN phải tìm hiểu thật cặn kẽ tình hình học sinh thông qua thông qua Phiếu thông tin cá nhân, có thể nắm được hoàn cảnh gia đình, những ước muốn, tâm tư những thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc của học sinh,Qua đó, tiếp tục thu thập thêm thông tin về các em học sinh thông qua bạn bè, cha mẹ, của các em. GVCN phải thể hiện sự quan tâm của mình đến với từng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh các biệt. GVCN cũng cần tự thiết lập cho mình cách thu thập thông tin riêng từ các nguồnđể năm bắt tâm lý học sinh và giao cho những em học sinh gương mẫu tư vấn cho bạn bè vì cũng trang lứa có những điều dễ bộc bạch, thổ lộ.
Từ đó, GVCN để ý quan sát để phát hiện những thay đổi trong hành vi, những hiện tượng bất thường, những biểu hiện của học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý. Từ những biểu hiện như: vắng học, trang phục sai quy định, ngại tiếp xúc bạn bè, rủ bạn đi game, quay cóp thiếu trung thực trong giờ kiểm tra, thiếu tập trung khi nghe giảng và ghi bàilà những điều giáo viên cần lưu ý. Khi đó, GVCN hoặc cán bộ lớp gọi riêng hỏi han, quan tâm nắm tình hình và không cứng nhắc phê bình, khiển trách mà vận dụng thực hiện biện pháp kỷ luật tích cực...Tránh gây tổn hương hay chấn động tâm lý cho học sinh nếu những biểu hiện đó là do hoàn cảnh gia đình hay vì những lý do tế nhị khác.
 GVCN phối hợp với phụ huynh khuyến khích hoạt động tập thể, trải nghiệm vui chơi trong phạm vi lớp do chính các em thực hiện chương trình. Từ đó, giáo viên và học sinh gần gũi, gắn bó với nhau, dễ cảm thông cho nhau. Các em vừa phát huy được năng lực sáng tạo vừa thể hiện các kỹ năng sống: kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp,Các em sẽ biết chia sẻ, gắn bó, đoàn kết với nhau.
 Yếu tố để làm nên thành công của GVCN trong công tác tư vấn là năng lực và nhiệt huyết. Đó là sự hiểu biết về các lĩnh vực văn hóa, có tri thức sâu sắc, vững vàng về chuyên môn, có khả năng thu thập tích lũy tri thức để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình; có khả năng kích hoạt, động viên nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập, hoạt động ở học sinh. Hiện nay, thực tế xảy ra là một số giáo viên chủ nhiệm thường quá nghiêm khắc, thực hiện việc ra mệnh lệnh và kỷ luật học sinh trong giáo dục nên học sinh e ngại không dám chia sẻ để được tư vấn. Còn một số giáo viên trẻ tuy gần với học sinh nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên học sinh chưa đạt niềm tin để được tư vấn. Vì thế GVCN cũng cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng, chia sẻ những kinh nghiệm để thực hiện tư vấn cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức tư vấn theo đơn vị lớp thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn và các hoạt động tập thể theo đơn vị lớp. Do điều 
kiện về cơ sở vật chất, thời tiết, dịch bệnh, thiên tai, thời lượng của chương trình nên một số hoạt động tư vấn được đơn vị lớp do giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt, năm học 2019-2020 với tình hình dịch bệnh Covidd – 19, tránh tập trung đông nên vai trò tư vấn cho học sinh của GVCN rất quan trọng. GVCN đã làm tốt công tác tư vấn cho học sinh phòng chống dịch bệnh, khai báo y tế và cách ly để phòng dịch bện theo yêu cầu. Vì vậy chúng tôi luôn biết phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện tư vấn cho học sinh. 
Thời gian vừa qua, tổ tư vấn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đã tiến hành nhiều cuộc tư vấn cho học sinh để kịp thời lắng nghe, thấu hiểu và gợi mở nhận thức, hướng giải quyết khó khăn vướng mắc cho học sinh. Từ đó học sinh được động viên tinh thần, có thái độ sống tích cực, được trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.Từ đó, các em học sinh có điều kiện rèn luyện về kỹ năng thích ứng, giao tiếp, ứng xử, có sự đồng cảm sẻ chia, hành xử có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 
	Thực hiện công tác tư vấn thông qua giáo viên bộ môn bằng cách lồng ghép trong một số tiết học chính khóa. Hình thức này được vận dụng phù hợp và hiệu quả nhất nếu giáo viên nắm vững mục tiêu của bài học và nội dung cần lồng ghép tư vấn. Giáo viên thực hiện lồng ghép để đưa những nội dung tư vấn có mối liên hệ với bài học như vấn đề tình bạn, tình yêu, lối sống trong môn Giáo dục công dân; Tư vấn về giới tính và sức khỏe sinh sản trong môn Sinh học; Giáo dục hành vi, kỹ năng ứng xử trong môn Văn học; Tư vấn hướng nghiệp trong dạy nghề...Tất cả giáo viên bộ môn đều có thể tư vấn cho học sinh về phương pháp học tập phù hợp với đặc thù bộ môn và năng lực, sở trường của học sinh
Các thầy cô luôn chú ý lắng nghe học sinh, có khảo sát ý kiến của các em và tập hợp lý kiến để sau đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh công tác tư vấn để phù hợp hơn. Khảo sát từ các cuộc họp của học sinh hoặc bằng phiếu đã phiếu thăm dò và từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phản ánh của phụ huynh. Tư vấn học đường có những hoạt động mang đặc thù riêng cho nên các nhà trường thông qua đội ngũ giáo viên để có kế hoạch tổ chức và giải pháp đảm bảo tư vấn kịp thời cho học sinh. Có như vậy, học sinh mới yên tâm, chia sẻ, gửi gắm niềm tin vào hoạt động tư vấn của nhà trường và hoạt động tư vấn mới đáp ứng cho số đông học sinh.
3.3.5. Kiểm tra, đánh giá kịp thời công tác tư vấn học đường
Tư vấn học đường là một hoạt động phong phú và đa dạng, lại khá mới mẻ trong nhà trường. Vì vậy, khâu kiểm tra và đánh giá phải được tiến hành kịp thời và phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên kế hoạch đã quy định và có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động. Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động tư vấn thường xuyên theo chuyên đề về chất lượng, số lượng và hiệu quả các cuộc tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp theo yêu cầu của học sinh thể hiện qua hồ sơ, minh chứng và sự tiến bộ của học sinh. Cần quan tâm đến đánh giá vai trò tư vấn của học sinh với học sinh các lớp, các chi đoàn, các đội nhóm Xung kích, Tình nguyện, Câu lạc bộ, Nhóm bútdưới sự chỉ đạo của tổ tư vấn, của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên. 
Việc kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn không đơn thần chỉ dựa vào số liệu và số lượng mà phải dựa trên nhiều yếu tố như: số lượng và chất lượng các chuyên đề, ngoại khóa, diễn đàn tư vấn dưới hình thức tương tác đám đông; số lượng và chất lượng thông tin mà học sinh cung cấp và nhận được khi cần được tư vấn gián tiếp và trực tiếp; môi trường học tập an toàn, lành mạnh của học sinh do công tác tư vấn góp phần tạo nên; mức độ giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn, những hành động bột phát của học sinh hàng ngày, hàng tháng đã được. Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh về văn hóa và đạo đức lối sống, môi trường học tập và sự phát triển toàn diện, kỹ năng mềm, sự năng động sáng tạo của học sinh...chính là thước đo đánh giá sự thành công của công tác tư vấn học đường. Trong hoạt động tư vấn, công tác kiểm tra đánh giá kịp thời, khách quan, chính xác là vô cùng quan trọng.
3.3.6. Công tác tư vấn cần được đầu tư nguồn nhân lực
	Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi rất quan tâm đến công việc đầu tư nhân lực cho tư vấn học đường. Các thành viên trong BGH, đứng đầu là hiệu trưởng cũng thường xuyên tham gia tư vấn cho học sinh. Trong tổ tư vấn có các đồng chí thành viên là cốt cán chuyên môn của Sở giáo dục, thường tham gia các đợt tập huấn của ngành về các nội dung tư vấn như bình đẳng giới, công tác chủ nhiêm, đổi mới dạy học, trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống và nắm bắt được đầy đủ, kịp thời những nội dung cần tư vấn,... 
 	Trong trường phổ thông hiện nay chưa có giáo viên nhân viên được đào tạo bài bản về tư vấn nên nhân lực thực hiện chuyên sâu công tác còn thiếu. Vì vậy chúng tôi rất quan tâm đến việc đầu tư nguồn nhân lực cho tư vấn học đường. 
Các cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham tập huấn chuyên đề do Bộ giáo dục, Sở giáo dục và các đơn vị liên quan tổ chức để bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ tư vấn. Có như vậy, nhân lực thực hiện hoạt động tư vấn mới ngày càng có chất lượng, được nâng cao kiến thức và kỹ năng thường xuyên đáp ứng theo nguyện vọng của học sinh.
Mọi hoạt động phải được phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cá nhân và tập thể. Có chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phụ trách tư vấn học đường như: vận dụng chế độ dạy tăng giờ, hoạt động ngoài giờ chuyên môn, tuyên dương khen thưởng, tổ chức cho giáo viên nhân viên tư vấn đi trải nghiệm, học tập mô hình thành công ở các trường trong và ngoài tỉnh,
Ngoài cán bộ tư vấn ra, cần huy động lực lượng giáo viên, nhân viên học sinh trong trường phối hợp với cha mẹ học sinh, tạo nguồn nhân lực lớn phục vụ, hỗ trợ cho công tác tư vấn học đường. Có sự phối hợp như vậy, công tác tư vấn mới thực sự đáp ứng yêu cầu của học sinh Từ đó, học sinh mới hứng thú, an tâm chia sẻ với thầy cô, bạn bè và cán bộ tư vấn.
4. Một số kết quả đạt được của đơn vị do có đóng góp của công tác tư vấn học đường:
4.1. Chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống
Nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn học đường nên chất lượng giáo dục đạo đức học sinh được nâng cao. Học sinh đạt hạnh kiểm tốt và khá cao, lễ phép với thầy cô, người lớn, quan hệ bạn bè tốt. Liên tục nhiều năm qua, các nhà trường không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Học sinh các nhà trường luôn nỗ lực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Kết quả xếp lại hạnh kiểm của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng tỷ lệ được xếp loại khá, tốt đã tăng lên. Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi thu hút đông đảo học sinh tham gia, giảm đi những áp lực trong giờ học chính khóa và học thêm. Những hoạt động này đã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi và tăng cường sức khoẻ, sự hưng phấn cho học sinh để học tập văn hoá, sự bình tĩnh tự tin trong cuộc sống hơn.
4.2. Chất lượng văn hóa
Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo kết hợp dạy học chính khoá với hoạt động nên chất lượng luôn được giữ vững và ngày càng nâng cao. Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi, tỉ lệ học sinh thi đậu đại học nằm ở mức cao trong các trường THPT của tỉnh, học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm và phong trào sáng tạo khoa học nằm trong tốp đầu của tỉnh.
	Trong năm học 2019-2020 (học kỳ 1), có 1492 học học sinh có học lực giỏi chiếm 84,39%, có 273 học sinh có học lực khá chiếm 15,44%, 03 học sinh có học lực TB chiếm 0,17%. Học sinh được xếp loại đạo đức tốt 1745 em chiếm 98,7%, học sinh được xếp loại đạo đức khá 23 em chiếm 1,3%. Trường đạt giải Nhì tập thể trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh học sinh trung học với 1 dự án đạt giải Nhất, 1 dự án đạt giải Tư. Trong đó, dự án “Xe lăn vượt địa hình” thuộc lĩnh vực Kỷ thuật cơ khí của 2 học sinh Nguyễn Trọng Khánh Huy và Phan Khôi Nguyên lớp 11A8 do thầy Nguyễn Văn Thọ hướng dẫn đạt giải Nhất; Dự án: “Robot hút bụi điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt” thuộc lĩnh vực Robot và máy thông minh của 2 học sinh Đinh Tuấn Dương – 10A1 và Trương Minh Đức 10A7 do cô giáo Lê Thị Thương hướng dẫn đạt giải Tư.
Kết quả trên cho thấy Tư vấn học đường đã hỗ trợ tích cực cho dạy học văn hoá và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh và góp phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của các nhà trường. Hoạt động tư vấn tâm lý đã thực sự góp phần hình thành phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh. Hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăn của học đường, của gia đình và của xã hội.
5. Một số tồn tại của công tác tư vấn học đường hiện nay
- Nhận thức về vai trò, chức năng của hoạt động tư vấn học đường của một số giáo viên, nhân viên chưa cao, chưa thực sự coi trọng và còn thờ ơ hoặc phó mặc hoạt động này cho tổ tư vấn, Đoàn thanh niên, GVCN. Một số ít giáo viên không muốn tham gia các hoạt động phong trào của đơn vị nên sự phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện tư vấn có khi chưa đồng bộ và thường xuyên.
- Đội ngũ làm công tác tư vấn học đường chỉ mới được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và thực hiện công việc dựa vào năng lực cá nhân và kinh nghiệm thực tiễn mà chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nên còn thiếu kỹ năng và kiến thức tư vấn học đường. Có lúc cán bộ tư vấn chưa sáng tạo, còn cứng nhắc, chưa tạo được niềm tin tuyệt đối cho học sinh và chưa đáp ứng đầy đủ mọi yên cầu của học sinh.
- Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tư vấn có khi chưa thường xuyên, cứng nhắc. Nhiều hoạt động chỉ dừng lại ở khâu thực hiện, giải quyết sự vụ trước mà chưa được chú ý đánh giá, rút kinh nghiệm nên có khi đạt hiệu quả chưa cao, chưa hoàn tào tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho học sinh.
- Cơ sở vật chất của các nhà trường chưa thật sự đầy đủ và kinh phí phục vụ cho hoạt động tư vấn học đường còn thiếu, nhiều khi chưa được đầu tư kịp thời. Nguồn kinh phí ngân sách và tài trợ giáo dục hàng năm chủ yếu đầu tư cho hoạt động dạy học chính khóa, chưa có qui định rõ ràng cho công tác tư vấn học đường.
- Sự phối hợp giữa Nhà trường- Gia đình - Xã hội trong công tác tư vấn học đường có khi kịp thời. Nhiều hoạt động tư vấn học đường của nhà trường chưa được một số phụ huynh đồng hành. Có những phụ huynh vẫn giáo dục con thiển cận, bao bọc thái quá. Đó là chỉ muốn con em đầu tư học kiến thức để phục vụ thi cử, sợ sự giao lưu của con dễ dẫn đến sa ngã và khó vượt qua những khó khăn và cạn bẫy. Cũng không ít phụ huynh lại phó mặc con cái cho nhà trường với quan niệm “khoán trắng” cho nhà trường, “trăm sự nhờ thầy cô”nên thiếu đi sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường khi thực hiện tư vấn cho học sinh.
	Còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa chăm chỉ trong học tập và rèn luyện đạo đức tư cách, học lệch, học tủ, được gia đình nuông chiều hoặc không quan tâm nên công tác tư vấn cũng gặp khó khăn và thiếu sự phối hợp nên kém phần hiệu quả.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Đề tài đã được thực hiện có hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, góp phần giúp học sinh phát triển năng lực và nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Hiệu quả xã hội của đề tài chính sự tác động của nó đến hoạt động giáo dục toàn diện ở trường học. Tư vấn học đường giúp học sinh vượt qua được những vướng mắc, băn khoăn, những hành vi lệch chuẩn, có sức khỏe tốt, có mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tích cực. Từ đó, góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, năng động sáng tạo, phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
	Từ hiệu quả của công tác tư vấn học đường đã cho thấy tính ứng dụng thiết thực, tính sư phạm và hiệu quả xã hội của đề tài trong nhà trường khi thực hiện đề tài. Cũng từ đó cho thấy, tính mới của để tài là sự vận dụng “linh hoạt trong việc chọn địa điểm, thời gian, bối cảnh thực hiện tư vấn để đạt hiệu quả; phát huy vai trò hiệu quả hoạt động của hội đồng tư vấn học sinh trong công tác tư vấn học đường”.
2. Kết luận sau quá trình nghiên cứu, triển khai áp dụng đề tài
Giáo dục và đào tạo đang từng bước tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Muốn tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao thì phải đổi mới nội dung, loại hình và phương pháp giáo dục đào tạo. Trong đó, thực hiện tư vấn học đường cũng là góp phần đổi mới phương pháp dạy học - một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra trong các nhà trường. Công tác tư vấn góp phần tạo ra nguồn nhân lực biết suy nghĩ đúng hướng, hành xử có văn hóa, sáng tạo trong cuộc sống, được phát triển năng lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Đề tài đã trình bày thực trạng tình hình, những thuận lợi khó khăn, kết quả khảo sát, đề xuất một số biện pháp thực hiện có hiệu quả và kết quả công tác tư vấn ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng với mong muốn hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn ở các trường học. Để từ đó chia sẻ với các đồng nghiệp có một số kinh nghiệm khi thực hiện tư vấn để học sinh được hỗ trợ và chăm sóc, tư vấn tốt nhất khi gặp phải những khó khăn, rắc rối ở lứa tuổi học trò.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
Từ đề tài này, chúng tôi xin kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan một số vấn đề sau đây:
- Tiếp tục khẳng định vị trí, tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác tư vấn học đường ở các trường học trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Đầu tư về nguồn nhân lực thông qua việc mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia công tác tư vấn tâm lý; quan tâm đầu tư về kinh phí, về cơ sở vật chất, thời gian một cách thỏa đáng hơn cho công tác này.
- Nhân rộng các mô hình thực hiện có hiệu quả về công tác tư vấn từ các nhà trường và tổng kết và đúc rút kinh nghiệm thông qua hội thảo, giao lưu, học tập ở các cấp hàng năm để nhiều cơ sở giáo dục thực hiện tốt hơn.
- Các cấp thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn học đường ở các đơn vị để hoạt động này ngày càng được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả cao hơn.
Các hoạt động toàn diện của nhà trường cùng với hiệu quả của công tác tư vấn học đường hiện nay đã và đang thực sự tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong học tập và rèn luyện của học sinh ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. Công tác tư vấn tiếp tục được duy trì và thực hiện thường xuyên, kịp thời để đạt hiệu quả cao nhất, tạo môi trường học tập an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học tại mái trường có bề dày truyền thống gần một thế kỷ đang phát triển lên tầm cao mới.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài tiếp tục được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn trong các nhà trường.
Vinh, ngày 10 tháng 03 năm 2020 
	 Nhóm tác giả
	 Cao Thanh Bảo Lê Thị Hồng Lâm

Source: https://vvc.vn
Category : Tư Vấn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay