Tuổi trẻ – Khát vọng & Nỗi đau

Nếu đem cuộc đời 80 tuổi của một người thành một ngày, thì bạn đang ở vào thời điểm nào trong ngày? Ngài Rando Kim có một chiếc đồng hồ không bỏ pin, cứ đến sinh nhật mình thì ông ấy lại chỉnh đồng hồ tăng thêm 18 phút (một ngày có 1440 phút, chia cho 80 sẽ được 18 phút ứng với một năm), khi ông ấy được 40 tuổi thì chỉ đang là giữa trưa và còn đến 12 tiếng nữa để làm thật nhiều việc khác.

Như tôi đang 24 tuổi thì chỉ đang ở thời điểm 7 giờ 12 phút, vào giờ này có thể tôi đang ăn sáng, có thể đang

Nếu đem cuộc đời 80 tuổi của một người thành một ngày, thì bạn đang ở vào thời điểm nào trong ngày? Ngài Rando Kim có một chiếc đồng hồ không bỏ pin, cứ đến sinh nhật mình thì ông ấy lại chỉnh đồng hồ tăng thêm 18 phút (một ngày có 1440 phút, chia cho 80 sẽ được 18 phút ứng với một năm), khi ông ấy được 40 tuổi thì chỉ đang là giữa trưa và còn đến 12 tiếng nữa để làm thật nhiều việc khác.

Như tôi đang 24 tuổi thì chỉ đang ở thời điểm 7 giờ 12 phút, vào giờ này có thể tôi đang ăn sáng, có thể đang ở công ty mà cũng có thể vừa ngủ được 2 tiếng đồng hồ. Nhưng điều ấy là gì? Là trong một ngày thế này tôi vẫn còn nhiều thời gian để làm được nhiều thứ khác.

Khi chúng ta 60 tuổi thì đang ở lúc 18 giờ, còn một buổi tối để xem một chương trình thú vị, để trầm ngâm suy nghĩ về một số vấn đề, để hưởng thụ. Vẫn còn nhiều thời gian.

Không lúc nào mà gọi là quá trễ hay quá sớm hết, chúng ta luôn còn thời gian tùy vào cách nhìn nhận của mình.

Tôi thấy sách nằm trong mục đồng giá của Tiki rồi mua đọc cho vui, nhưng không thể nghĩ được rằng lại có những quan điểm so sánh thú vị đến như vậy.

Cuốn sách được ngài Kim viết dành cho con trai của mình, người cũng đang ở độ tuổi 20. Một độ tuổi mà có thể hơi khó để chịu chấp nhận lời khuyên từ những người lớn. Mọi vấn đề về học hành, nghề nghiệp ở Hàn Quốc dưới ngòi bút của Rando Kim có vẻ chẳng khác gì so với Việt Nam. Vẫn là những người trẻ hoặc là quanh quẩn trong một góc riêng của mình để hoài nghi về tương lại, hoặc là đã có những hướng đi, kế hoạch hết sức chi tiết nhưng vẫn cứ trật đường ray. Và có cả những người tham gia vào những kỳ thi lớn (đại học, tuyển dụng…), để đảm bảo rằng mình có một tương lai thực ổn định.

Và cả những kẻ băn khoăn giữa việc có cuộc sống đủ đầy để nuôi ước mơ hay chịu đựng một cuộc sống khó khăn hơn nhưng rõ ràng hơn để đến được đích. Và lời khuyên của ngài Kim là hay cố gắng làm điều thứ hai, vì kiểu gì người ta cũng bị xao nhãng vì công việc kia, thời gian thì luôn bị cướp bởi công việc thay vì ước mơ của mình.

Ông cố gắng phản ánh nhược điểm của môi trường đại học mới, nơi mà sinh viên và giảng viên có rất nhiều cách để liên hệ với nhau, môi trường hiện đại hơn, họ trở nên chủ động hơn nhưng trong mối quan hệ thực tế lại không còn nhiều kết nối nữa. Kỳ lạ thay, lẽ ra khi mọi thứ càng hiện đại con người kết nối với nhau dễ dàng hơn trước thì mối liên kết giữa hai thế hệ lại càng mỏng manh. Không còn những giảng viên có thể nhớ hết tên sinh viên một giảng đường, từng hoàn cảnh sống của họ nữa, họ ít gặp sinh viên bên ngoài lớp hơn, sinh viên càng trở nên ngại ngùng hơn, mà sinh viên có khi còn chẳng nhớ nổi những giảng viên đã từng dạy mình là ai.

Cuốn sách của Rando Kim không hẳn là một lời động viên dành cho tuổi trẻ, ông thể hiện quan điểm của mình dưới góc nhìn của một nhà giáo dục về những điều một người trẻ nên làm, hay phản biện với những quan điểm sai lệch về đại học. Và dĩ nhiên với tâm thế của một người có kinh nghiệm hơn, ông vẫn sẽ khuyên những người trẻ làm thế nào để từ bỏ thói quen xấu, hình thành thói quen tốt.

Đánh giá: 7/10 vì hơn một nửa nội dung đã thấy được ở nhiều sách khác.

…more

Source: https://vvc.vn
Category : Vượt Khó

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay