Sơ đồ nguyên lý và thuyết minh mạch điện ổn áp – Tài liệu text

Sơ đồ nguyên lý và thuyết minh mạch điện ổn áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 19 trang )

Bạn đang đọc: Sơ đồ nguyên lý và thuyết minh mạch điện ổn áp – Tài liệu text

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

Trang chủ

 

Giới thiệu

Sản phẩm

 

 

Download

 

Liên hệ

Giỏ hàng : 0 Sản phẩm

Cùng Bạn làm thực hành: Lắp ráp các mạch điện thực dụng dễ ráp

Module Ứng Dụng
 
 
 

Module Giao Tiếp
Module RF & Module
WIRELESS

 
 
 

Module tạo xung NE555

Module Cảm Biến Rung

Trao đổi học tập

CHI TIẾT CHỦ ĐỀ

Danh mục sản phẩm

Module Điều Chỉnh Điện Áp
AC 220V

 

 
 
 

  

Module cảm biến ánh sáng

Module Cảm Biến Khí Ga
Module Cảm biến âm thanh
Module Cảm biến màu
TCS3200
Module cảm biến từ tính 44E
Module Cảm biến dòng điện
ACS712
Module Nguồn DC ­ DC
Module điều khiển Mô Tơ
Module Cảm Biến Siêu Âm
Module hồng ngoại
Module Relay
Module Cảm biến mưa out
relay
Remote hồng ngoại
Cảm biến
Mạch nạp &Copy IC
KIT phát triển
Remote RF
Sản phẩm tiện ích
Linh kiện điện tử
Phụ Kiện Điện Tử

Hỗ trợ trực tuyến
Mr Vuong (Hỗ Trợ Kỹ Thuật)
­ 00000000

 
 
 

 
 

 Rất vui khi thấy Bạn vào xem… 

Dẫn nhập
 

Học môn điện tử, nói cho cùng là học biết cách lắp ráp các kiểu mạch điện, do vậy trong chuyên
ngành này, người ta nghĩ ra và đưa ra vô số các dạng mạch điện thực dụng nhầm kích thích các
Bạn thích chơi  môn điện tử luyện  tập tay nghề, nâng  cao trình độ lý  luận và rồi sẽ  tự trở thành
tay chuyên nghiệp lấy điện tử làm nghề mưu sinh. Ngồi nhớ lại mấy chục năm về trước, khoảng
năm 1964, lúc tôi còn nhỏ, tôi cũng bắt đầu vào nghề với các bước đi chập chững như vậy.
 

…lúc đó, chú tôi một ông thợ ngày ngày làm bánh ngọt cho nhà tôi lại rất mê điện tử, ông đã lắp
ráp  cho tôi  cái  radio  1 transistor  không  cần  pin mà  vẫn  nghe  được đài  phát  thanh,  làm cho  tôi
những chiếc xe nhỏ  chạy pin, chỉ cho tôi cách gắn  các dây đèn màu, nói cho  tôi biết công dụng
của  các dây  anten căn  ngoài trời…Từ các  kích thích  nhỏ đã  làm cháy  lên ngọn  lữa tò  mò trong
lòng tôi, tôi không những theo ông học làm bánh mà còn dần trở thành tay chơi điện tử chuyên
nghiệp,… rồi khi ông về già, chiều chiều ông đi bộ mấy cây số ra nhà tôi, lúc đó tôi đang ở Quận
8, ngồi cả buổi bên chiếc bàn thợ, mãi mê xem tôi nghiên cứu, xem tôi làm máy, xem tôi dạy học
trò  và  cũng  có  lúc  đặt  ra  cho  tôi  các  câu  hỏi  rất  chuyên  môn,  hấp  dẫn,…  bây  giờ  nhìn  chung
quanh, nhìn các món đồ vật dụng quen dùng trên bàn thợ, tôi luôn thấy hình ảnh của ông chú tôi,
một người thợ bánh đã “khai tâm” cho tôi bước vào nghề điện tử, một nghề mà tôi đã cùng nó đi
qua mấy chục năm trong cõi đời người và bây giờ cũng còn đang tiếp tục…
 
 

 

Đang online: 1288 
Lượt truy cập : 679290

Luận về thành công trong đời người. Thành công có 7 cấp, đó là:
 

Cấp 1. Thành công là phải kiếm được tiền, có của cải, tài sản.
 

Cấp 2. Thành công là phải có văn hóa, kiến thức.
 

Cấp 3. Thành công là phải có địa vị, có tiếng tâm.
 

Cấp 4. Thành công là phải có người chân tình yêu mình, có gia đình yên vui.
http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

1/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết
 

Cấp 5. Thành công là phải có bạn bè, tìm được người tri kỷ
 

Cấp 6. Thành công là phải còn có thời gian cho bản thân mình.
 

Cấp 7. Và sau cùng Thành công là phải có sức khỏe, mạnh sống và vui vẽ.
 
 
 
 

Các mạch điện thực dụng dễ ráp
 

Tôi sẽ chọn ra các mạch điện tử dễ ráp để hướng dẫn các Bạn làm thực hành, sắp xếp các mạch
điện này từ đơn giản dần đến mức phức tạp hơn. Mỗi mạch sẽ trình bày ngắn gọn nguyên lý vận
hành của mạch, và cho gợi ý tính mở rộng ứng dụng của mạch. Nếu Bạn thích và chịu bỏ công ra
làm thực hành và lắp ráp các mạch điện này, tôi tin là tay nghề của Bạn sẽ có nhiều tiến bộ, Bạn
sẽ ít bở ngỡ hơn với công việc phải làm hàng ngày của người chuyên viên điện tử. Và nhất là đối
với các Bạn sinh viên ngành điện và điện tử sẽ không phải cứ than là “học lý thuyết thì nhiều mà
làm thì chẳng bao nhiêu”, nên đến khi nhận đề tài học kỳ hay đề tài tốt nghiệp thì không biết phải
bắt đầu công việc từ đâu và làm như thế nào?
 
 

1. Cái Bạn cần có trước tiên trên bàn thợ là hộp nguồn DC. 
 
 

Để có  thể cho  chạy thử các  kiểu mạch điện  mà Bạn  đã ráp trên  bàn thợ, việc  trước tiên  là Bạn
phải cấp nguồn nuôi thích hợp cho mạch. Do đó, mạch điện dễ ráp đầu tiên mà chúng ta sẽ nói
đến là hộp nguồn DC.

 
 

(1) Mạch nguồn ổn áp dùng transistor. 
 

Trên bàn thợ  của Bạn luôn phải có  hộp nguồn DC, nếu thích  Bạn có thể tự ráp  mạch nguồn DC
theo sơ đồ mạch điện trên. Ở ngả vào, Bạn có biến áp T1, công dụng của biến áp này là giảm áp
AC và tạo tính cách ly board mạch với đường nguồn AC, nhờ vậy giữ an toàn cho người sử dụng.
Cầu chì F1 dùng ngắt dòng khi trong mạch bị quá dòng. Điện áp 12V lấy ra trên cuộn thứ cấp cho
qua cầu 4 diode D1…D4 để nắn dòng toàn kỳ,  dòng điện xoay chiều dạng Sin được đổi ra dòng
điện một pha dạng xung. Dòng này cho nạp vào một tụ hóa lớn C1, công dụng của tụ là làm giảm
độ dợn sóng, nâng cao mức nguồn DC và ổn định dòng điện cấp cho tải. Chúng ta dùng Led đỏ
D5 làm Led chỉ thị và lấy mức áp 2V trên Led dùng làm mức áp mẫu cấp cho cầu đo. Điện trở R1
có công dụng hạn dòng. Transistor Q1, Q2 là 2 transistor ghép dạng phức hợp để có công suất đủ
lớn và có độ nhậy đủ cao. Q3 là transistor khuếch đại tín hiệu của cầu đo. Câu đo dùng theo dõi
mức áp biến động trên tải, cầu đo gồm có điện trở R3, chiết áp R5, và R4, đây là cầu chia volt lấy
một phần mức volt trên tải để cấp cho chân B của Q3, trong khi đó chân E của Q3 cho lấy mức áp
mẫu không đổi. Tụ hóa C2 tạo ổn áp ngả ra và trên ngả ra chúng ta dùng Led xanh D6 với điện
trở định dòng R6 để báo có nguồn ra.
 

Nguyên lý ổn áp của mạch như sau:
http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

2/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết
 

*  Khi  tải nặng,  mức  áp  trên  tải có  chiều  hướng  giảm  xuống, điều  này  sẽ  làm  cho mức  áp  trên
chân B của Q3 giảm theo, trong khi đó mức áp trên chân E không thay đổi, vậy transistor Q3 sẽ
dẫn yếu,  mức volt  trên chân  C của  Q3 sẽ  tăng lên, vậy  mức áp  trên chân  B của  Q2 bị  đẩy lên,
điều này sẽ không cho mức áp trên tải giảm xuống, chúng ta biết mức áp trên tải cũng là mức áp
trên chân E của Q1, mức áp này luôn tăng giảm theo mức áp của chân B của Q2.
 

* Lý luận ngược lại, khi tải nhẹ, mức áp trên tải có chiều hướng tăng cao, điều này làm tăng mức
áp trên chân B của Q3, transistor Q3 sẽ dẫn điện mạnh hơn, mức áp trên chân C của Q3 sẽ giảm
xuống, nó kéo mức áp trên chân B của Q2 xuống và như vậy sẽ không cho mức áp trên tải tăng
lên.
 

Khi Bạn chỉnh chiết áp R5, Bạn đã làm thay đổi mức volt trên chân B của Q3, như vậy sẽ làm thay
đổi mức volt trên  chân C của Q3 hay thay đổi mức  volt trên chân B của Q2, và  điều này sẽ làm
thay đổi mức áp trên chân E của Q1, và đã làm thay đổi mức áp DC trên ngả ra. Trong vận hành,
không để transistor Q1 quá nóng, Bạn nên gắn Q1 trên miếng nhôm làm nguôi.
 
 
 
 

(2) Nguồn 5V có mức ổn định tốt với ic 7805 rất thông dụng với các mạch số. 
 

 

Chúng ta biết trên thị trường luôn có bán các ic ổn áp 3 chân họ 78xx, họ 79xx. Vậy nếu muốn có
mức áp DC ngả ra ổn định, Bạn tìm và dùng các ic ổn áp này. Với ic ổn áp 7805, mức áp ra là 5V,
với ic ổn áp 7809, mức áp ra sẽ là 9V, với ic ổn áp 7812, mức áp ra sẽ là 12V…IC ổn áp họ 79xx
dùng tạo ổn áp trên đường nguồn volt âm.
 

Trong mạch, chúng ta dùng tụ hóa lớn C1 tạo ổn áp trên đường nguồn DC, đây là dạng ổn áp thụ
động, chúng ta dùng ic ổn áp 7805 để có mức áp ra 5V có độ ổn định rất tốt, đây là dạng ổn áp
tích cực. Khi dùng ic ổn áp họ 78xx, họ 79xx, trên ngả ra Bạn nhớ gắn thêm tụ hóa dùng để tránh
hiện tượng phát sinh dao động tự kích, khi mạch ổn áp trong ic bị dao động, Bạn sẽ thấy mức áp
DC trên ngả ra chập chờn lúc lên lúc xuống. Trường hợp đường nguồn 5V này dùng cấp điện cho
các mạch điện làm việc ở vùng tần số cao, lúc đó Bạn phải gắn thêm tụ nhỏ C3, công dụng của
các tụ nhỏ là lọc bỏ các tín hiệu tần số cao rất tốt, trong khi đó do cấu trúc bên trong của các tụ
hóa lớn có  tiềm ẩn tính ống dây,  cuộn cảm nên không lọc tốt  các dòng điện tín hiệu  tần số cao
nhiễm trên đường nguồn. Trong mạch chúng ta cũng dùng Led đỏ, Led xanh để làm Led chỉ thị.
 
 
 

(3) Có thể ráp nguồn có tính ổn áp và mức áp ra chỉnh được với ic LM317.
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

3/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Khác  với ic  ổn áp  họ 78xx,  ic ổn  áp LM317  có  chân Adjusment,  điều này  tạo ra  tí
nh điều  chỉnh
mức áp ngả ra. Trong mạch, C1 là tụ hóa lớn dùng để ổn định mức áp sơ khởi, kế đó dùng mạch
ổn áp tích cực với ic LM317. IC này có 3 chân, chân 2 cho lấy nguồn DC trên tụ C1, Chân 3 là ngả
ra, trên ngả ra lập cầu chia áp với điện trở R2 và biến trở R5, mức áp lấy ra cho điều chỉnh mức
áp trên chân 1 để định mức áp ngả ra. C2 là tụ giữ cho mạch ổn áp không phát sinh dao động tự
kích. Dùng các led chỉ thị để theo dõi hoạt động của mạch nguồn. Chúng ta có hệ thức cho thấy
mức áp ra phụ thuộc vào trị các điện trở R2, R5.
 
 

Bạn dùng tư liệu sau để hiểu rõ hơn về cách dùng ic LM317
 

 

Khi trong mạch có dùng các tụ hóa, để bảo vệ  ic LM317, Bạn tạo đường xả điện cho các tụ hóa
khi  ngắt nguồn.  Không để  dòng xả  của  tụ qua  ic LM317.  Trong  mạch khi  ngắt nguồn,  tụ C1  sẽ
xả dòng qua D1 và tụ C2 sẽ xả dòng qua tụ C2. Công thức tính điện áp ngả ra cho thấy, khi R2 =
0 ohm, lúc đó mức áp ngả ra sẽ là 1.2V. 
 
 

2. Muốn thử mạch cần có nguồn tín hiệu dùng để kích thích mạch.
 
 

 
 

(1) Mạch phát xung với ic Timer 555 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

4/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Khi hoàn thành một mạch điện, nhiều khi Bạn cần có nguồn tín hiệu để đưa vào thử mạch. Nếu
Bạn cần  có nguồn  tín hiệu dạng  xung, Bạn có  thể dùng  ic 555 để  tạo ra các  dạng tín  hiệu này.
Trong mạch:
 

* Mạch định tần số của xung phụ thuộc vào trị các điện trở RV1, R1, R2 và các tụ C1, C2. Vậy khi
Bạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung có tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùng
để chỉnh chọn tần. Khi Bạn đổi qua dùng tụ hóa C1 có trị điện dung lớn hơn, Bạn sẽ tạo ra xung
có tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biến trở RV1.
 

* Xung ra lấy trên chân số 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Led xanh D1 sáng và khi chân 3 ở

mức áp cao  gần bằng 12V thì  Led đỏ D2 sáng.  Điện trở R3, R4  dùng để hạn dòng  làm việc của
các Led,  Bạn nhớ  không để  dòng qua Led  quá lớn  dễ làm  hư Led. Xung  ra trên  chân 3  là dạng
xung vuông với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng dạng xung này kích thích các mạch số là rất
tốt.
 

* Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ C1 hay tụ C2
sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1, R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức áp
này bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽ cho xả điện, dòng
xả qua R2. Vậy công dụng của R2 là hạn chế không để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khi
mức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển qua
thời kỳ nạp điện….  Để tín hiệu ra có dạng xung vuông  với hệ số duty = 50%, Bạn  lấy trị R2 đủ
nhỏ so với trị của RV1 + R1.
 

Ghi chú: Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử mạch, Bạn phải chú ý đến ảnh
hưởng  của  mạch  ngoài lên  mạch  định  tần  với  RV1,  R1, R2  và  các  tụ  C1,  C2, nội  trở  của  mạch
ngoài sẽ làm thay đổi tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầng khuếch đại đệm
để cách ly trở kháng của mạch thử với mạch định tần của ic 555.
 

Tư liệu nói về các cách dùng ic 555 đã được tôi đề cập rất nhiều trong các bài viết trước đây. Nếu
muốn hiểu rõ hơn về ic 555, Bạn hãy tìm đọc lại các bài viết này. 
 

 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

5/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

(2) Nguồn tín hiệu nhạc với ic UM66
 
 

 

IC UM66 là một ic phát tín hiệu nhạc dạng xung điều biến độ rộng, hình dạng của nó giống như
transistor 2SC1815, kiểu chân TO92. Nó có 3 chân, chân 3 cho nối masse, chân 2 nối vào nguồn
khoảng 3V và  chân 1 cho ra tín  hiệu xung nhạc. Trong mạch chúng  ta dùng 2 Led đỏ  để tạo ra
mức  áp khoảng  4V, dùng  mức áp  này  ghim cố  định mức  áp  chân B  của transistor  Q1, như  vậy
trên chân E của Q1, chúng ta có khoảng 3.4V và dùng thêm tụ hóa C1 để tăng mức ổn áp đường
nguồn, mức áp này cấp cho chân 2 của ic UM66. Tín hiệu nhạc ra trên chân 1 của UM66 cho qua
mạch khuếch đại tăng biên với Q2, chúng ta lấy tín hiệu trên chân C của Q2 dùng làm tín hiệu thử
mạch.  Khi đưa  tín  hiệu này  vào  các mạch  điện để  thử  mạch, Bạn  nên  dùng tụ  liên  lạc, trị  điện
dung khoảng 1uF, dùng tụ liên lạc nhằm tránh tác dụng  của các mức áp phân cực DC sẽ có thể
làm sai lệch  trạng thái phân cực  vốn có của các  mạch điện, chúng ta biết các  tụ liên lạc chỉ bắt
cầu cho tín hiệu đi qua và không làm thay đổi trạng thái phân cực DC vốn có của các mạch điện. 
 
 
 

(3) Mạch dao động tạo sóng Sin dùng đường hồi tiếp qua câu 2T 

 

 
 

Chúng ta biết, người ta chia tín hiệu ra làm 2 dạng: Dạng Sin và dạng phi Sin.
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

6/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

*  Các tín  hiệu dạng  phi  Sin, như  các  tín hiệu  dạng xung,  với  các tín  hiệu  này, các  tính toán  về
mức áp  khảo sát  trên các  mạch điện sẽ  lấy theo  trục thời  gian t. Do  vậy, khi  phải tính  toán với
các tụ điện C, các cuộn cảm L của mạch sẽ phải dùng đến toán cao cấp vi­tích­phân, điều này làm
tăng tính phức tạp của công việc thiết kế mạch.  
 

* Khi dùng nguồn tín hiệu dạng sin, các mức áp trên các mạch điện khảo sát sẽ chỉ tính theo trục
tần số f. Vậy vai trò của các tụ điện C được xem là dung kháng XC và vai trò của các cuộn cảm L
được xem là  cảm kháng XL . Ở  đây chúng ta chỉ  gặp các bài toán  sơ cấp dùng tính  biên và góc
pha của tín hiệu, do đó công việc thiết kế mạch đơn giản hơn rất nhiều.
 

Để có nguồn tín hiệu dạng Sin, Bạn có thể ráp theo sơ đồ mạch điện trên. Mạch dùng tính khuếch

đại của transistor Q1, tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, hai tín hiếu này có tính đảo
pha. Chúng ta dùng mạch lọc tần dạng 2T để lấy tín hiệu hồi tiếp, chúng ta biết mạch lọc tần 2T
vừa  có tính  chọn tần  và vừa  có thể  đảo pha  tín hiệu  để tạo  ra dạng  hồi  tiếp thuận  và  như vậy
mạch sẽ thoả điều kiện dao động, Ở đây chúng ta hiểu mạch dao động là mạch tự nó khuếch đại
chính  tín  hiệu  của  nó,  không  cần  lấy  tín  hiệu  từ  ngoài  vào.  Trong  mạch  dùng  biến  trở  RV1  để
chọn góc pha cho phù hợp với điều kiện dao động. Tín hiệu lấy ra qua tụ C4 để đưa vào các mạch
thử. Cũng nên nhắc lại,  để nội trở của các mạch thử không ảnh hưởng  vào điều kiện hoạt động
của mạch dao động, Bạn nên dùng thêm tầng khuếch đại đệm. Tầng khuếch đại đệm là các tâng
khuếch đại, tín hiệu đưa vào trên chân B và lấy ra trên chân E.
 

Người  ta  thường  dùng  tín hiệu  dạng  Sin  để  kiểm  tra  và  tính  toán  điều kiện  hoạt  động  của  các
mạch điện âm thanh.
 
 
 
 

3. Nói đến điện tử là nói đến tính khuếch đại tín hiệu của các transistor.
 
 

Transistor  là  linh kiện  thuộc  nhóm  tích cực,  nó  có  tính khuếch  đại,  khi  nói  đến tính  khuếch  đại
phải  hiểu  là  tính  làm  cho  công  suất  ngả  ra  của  một  tín  hiệu  phải  lớn  hơn  công  suất  ngả  vào.
Chúng ta biết, công suất của tín hiệu tính theo công thức: P = V x I.
 

* Vậy công suất ngả vào sẽ là: Pin = Vin x Iin
 

* Và công suất ngả ra sẽ là: Pout = Vout x Iout
 

Mạch khuếch đại sẽ luôn phải cho: Pout  >>  Pin . Ở đây chúng ta thấy có 3 trường hợp:
 

Trường hợp 1: Pout  >>  Pin  là do: Vout >>  Vin   và  Iout  >>  Iin . Đây là kiểu khuếch đại vừa cho
độ lợi điện áp vừa cho độ lợi dòng điện. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vào
chân B lấy ra trên chân C sẽ thuộc trường hợp này.
 

Trường hợp 2: Pout >>  Pin  là do: Vout  >>  Vin  và Iout  gần bằng Iin  . Đây là kiểu khuếch đại có
độ lợi điện áp, không có độ lợi về dòng điện. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho
vào chân E và lấy tín hiệu ra trên chân C thuộc trường hợp này.
 

Trường hợp 3: Pout >> Pin  là do: Vout gần bằng Vin  , trong khi Iout  >>  Iin . Đây là kiểu khuếch
đại có độ lợi về dòng không có độ lợi về điện áp. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu
cho vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân E thuộc trường hợp này.
 
 

Bạn có thể hỏi làm sao để biết được mạch khuếch đại dùng transistor làm việc theo kiểu chân nào
chung. Bạn cứ nhìn tín hiệu vào và tín hiệu ra là sẽ biết chân còn lại được dùng làm chân chung.
Và hơn nữa chân chung thường có dùng tụ điện cho nối masse.
 

* Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, chúng ta có kiểu khuếch đại E chung.
 

Kiểu khuếch đại E chung, cho độ lợi công suất rất tốt. Nó có độ lợi điện áp và cả độ lợi dòng điện.
Tín hiệu  ngả vào  và ngả ra  đảo pha.  Trở kháng ngả  vào trung  bình, trở kháng  ngả ra  lớn. Kiểu
khuếch đại được dùng rất phổ biến.
 

* Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân E, chúng ta có kiểu khuếch đại C chung.
 

Kiểu khuếch đại C chung, còn quen gọi là tầng đệm, cho độ lợi công suất tốt. Nó có độ lợi dòng
điện, không có  độ lợi điện áp.  Tín hiệu ngả vào  và ngả ra cùng  pha. Trở kháng ngả  vào rất lớn
nên  ít  gây  nặng  tải  lên  các  nguồn  tín  hiệu,  trở  kháng  ngả  ra  nhỏ  nên  có  khả  năng  mang  tải
lớn. Quan hệ ngả vào ngả ra không có tính cách ly.
 

* Nếu tín hiệu cho vào chân E và lấy ra trên chân C, chúng ta có kiểu khuếch đại B chung.
 

Kiểu khuếch đại  B chung, cho độ lợi  công suất tốt. Nó cho độ  lợi điện áp, không có  độ lợi dòng
điện. Tín hiệu ngả vào và ngả ra cùng pha. Trở kháng ngả vào rất nhỏ và trở kháng ngả ra lớn.
Kiểu khuếch đại này có tần số làm việc rất cao, nó thường dùng làm mạch dao động, với đường
hồi tiếp thuận, cho lấy tín hiệu trên chân C qua tụ điện trả về chân E.
 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

7/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

(1) Khuếch đại dùng cho ống nói dạng điện dung.
 

 
 

Ống nói dùng chuyển đổi sóng âm thanh ra dạng tín hiệu điện, ống nói dạng điện dung trong đó
có một transistor FET, trên chân cổng (chân Gate), người ta đặt màn rung tĩnh điện trường, quen
gọi là màn điện châm, khi sóng âm thanh làm rung màn tĩnh điện, nó sẽ làm thay đổi độ rộng của
kênh dẫn  dòng nằm  bên trong  transistor FET  và tạo  ra tín  hiệu xuất  hiện trên  một điện  trở đặt
trên chân dẫn (chân Drain).
 

Trong mạch: X1 là microphone, là ống nói dạng điện dung, nó được phân cực với chân vỏ cho nối
masse và chân còn lại qua điện trở R5 nối lên nguồn dương. Khi Bạn nói vào micro, màn tĩnh điện
bị làm rung, nó sẽ làm “co giãn” kênh dẫn điện trong transistor FET, dòng chảy ra trên chân Drain
qua điện trở R5 về nguồn, lúc này trên chân Drain sẽ xuất hiện tín hiệu âm thanh.
 

Mạch khuếch  đại dùng transistor  Q1, với R2  là điện  trở định mức  áp cho chân  C và điện  trở R1
dùng cấp phân cực cho chân B và điện trở R3 dùng lấy tín hiệu cho chân E tạo tác dụng hồi tiếp
nghịch.  Để  mạch  làm  việc  trong  vùng  khuếch  đại,  mức  áp  trên  chân  B  phải  cao  hơn  chân  E
khoảng  0.6V (mối  nối BE  phải cho  phân cực  thuận) và  mức  áp chân  C cao  hơn mức  áp chân  B
(mối nối CB phải cho phân cực nghịch), thường mức áp trên chân C lấy khoảng 1/2 mức áp của
nguồn nuôi. Dòng làm việc  của transistor lấy khoảng 0.5mA là đủ. Trong  mạch này, tín hiệu âm
thanh  phát  ra  từ  ống  nói  điện  dung  cho  qua  tụ  liên  lạc  1uF  đưa  vào  chân  B  và  sau  khi  được

khuếch  đại  tín hiệu  lấy  ra  trên chân  C  và  cho qua  tụ  liên  lạc 10uF  cấp  cho  tải R6.  Trên  đường
nguồn đặt thêm mạch lọc nguồn với điện trở R4 và tụ C1.
 
 
 

(2) Khuếch đại dùng cho ống nói dạng điện động 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

8/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Microphone điện động  gồm có một cuộn dây  rất nhẹ gắn trên  màn run và đặt bên  trong là một
nam  châm  vĩnh  cữu  khá  mạnh.  Khi  Bạn  nói  vào  micro  điện  động,  màn  rung  sẽ  làm  cho  cuộn
dây chuyển  động vào  ra trên  một nam  châm, và theo  định luật  Faraday, trên  hai đầu  của cuộn
dây sẽ xuất hiện điện áp tín hiệu. Vậy micro điện động tạo ra tín hiệu âm thanh bằng sự rung của
một cuộn dây đặt gần một nam châm vĩnh cữa. Tín hiệu này còn rất nhỏ (nhỏ hớn loại micro điện
dung), nên cần khuấch đại. 
 

Trong mạch: Q1 là transistor khuếch đại cho làm việc theo kiểu lấy chân B làm chân chung, Bạn
thấy chân B cho nối masse qua tụ C4. Kiểu khuếch đai này có các đặc điểm sau:

 

* Trở kháng ngả vào trên chân E nhỏ, nên rất phù hợp với loại micro điện động, dễ tạo được sự
phối hợp  đúng trở kháng, nhờ  vậy công  suất tín  hiệu lấy  vào sẽ  cực đại. Trở  kháng ngả  ra lớn,
nên cho độ lợi điện áp cao.
 

*  Mạch khuếch  đại lấy  chân B  làm chân  chung cho  độ lợi  điện áp,  không cho  độ lợi  dòng điện.
Điện áp tín hiệu lấy ra  trên chân C lớn hơn điện áp tín hiệu đưa vào  ở chân E, nhưng dòng ngả
vào là IE thì gần bằng dòng ngả ra IC nên không có độ lợi về dòng điện.
 

* Mạch  khuếch đại không đảo pha. Khi  tín hiệu  làm điện  áp chân E  tăng thi  điện áp  tương ứng
trên chân  C cũng  tăng và ngược  lại, khi điện  áp trên  chân E giảm  thì điện áp  trên chân  C cũng
giảm theo.
 

Trong mạch: R2, R3 và tụ C4 cấp mức volt phân cực cho chân B. Điện trở R1 dùng để định mức
dòng làm việc IE cho transistor. Điện trở R4 dùng định mức áp phân cực cho chân C. Tín hiệu qua
tụ liên lạc C5  đưa vào chân E và tín hiệu lấy  ra trên chân C qua tụ liên lạc  C6 đưa đến chiết áp
RV1. Từ đây tín  hiệu sẽ cho qua tầng khuếch đại  tăng biên với Q2, và tầng  khuếch đại đệm với
Q3.
 

Ghi  chú:  Do  trở  kháng  ngả  vào  trên  chân  E  rất  nhỏ,  nên  trị  của  tụ  liên  lạc  trên  chân  này,  tụ
C5, Bạn phải lấy lớn để tránh làm mất các tín hiệu vùng tần số thấp.
 

Transistor Q2 là tâng khuếch đại lấy chân E làm chân chung, nên tín hiệu cho vào chân B và tín
hiệu lấy ra trên chân C. Trong mạch: R5 là điện trở định mức áp trên chân C, R6 là điện trở định

mức dòng làm việc chảy vào trên chân E và R8 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B. Q3 là
tầng khuếch đại đệm với tín hiệu vào trên chân B và lấy ra trên chân E. Kiểu mạch khuếch đại này
lấy chân C  làm chân chung, chân C  cho nối vào đường  nguồn DC, mạch khuếch đại  C chung có
các đặc điểm sau:
 

* Mạch cho độ lợi dòng điện, dòng tín hiệu ngả ra IE lớn hơn dòng tín hiệu ngả vào IB, không cho
độ lợi điện áp, điện áp tín hiệu ngả ra VE gần bằng điện áp tín hiệu ngả vào VB.
 

* Trở kháng ngả vào rất lớn, trở kháng ngả ra nhỏ nên khả năng mang tải của nó tốt hơn.
 

* Mạch khuếch đại không có tính đảo pha. Điện áp  tín hiệu vào trên chân B tăng thì điện áp tín
hiếu ra trên chân E cũng tăng theo, và ngược lại tín hiệu vào giảm thì tín hiệu ngả ra cũng giảm
theo.
 

Người ta lấy tín hiệu ra trên chân E của Q3 trên điện trở R7, cho qua tụ liện lạc C9 để tiếp tục đi
vào các tâng  khuếch đại chọn tần hay khuếch  đại công suất. Trên đường nguồn  cũng đặt mạch
lọc với điện trở R9 và tụ C8.
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

9/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết
 

(3) Tiền khuếch đại, dùng khuếch đại các tín hiệu nhỏ.
 
 
 

 

Kiểu  mạch khuếch  đại  này  hiện rất  thông  dụng, mạch  dùng  2 transistor  liên  lạc  thẳng. Khi  Bạn
phân tích một mạch khuếch đại, trước hết hãy xét đến điều kiện phân cực tĩnh. Để các transistor
làm việc trong vùng khuếch đại, mối nối BE phải cho phân cực thuận và mối nối CB phải cho phân
cực nghịch,  lúc đó  dòng hạt tải  điện phun  ra từ chân  E sẽ  chảy gần  hết vào chân  C và  chẩy ra
trên chân C, và lúc này, chúng ta sẽ dùng mức volt biến đổi trên chân B để làm tăng giảm dòng
điện này. Trong mạch: R1 là điện trở định mức áp trên chân C của Q1, và R2 là điện trở định mức
dòng chảy vào chân E của Q1. R5 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B của Q1. R3 là điện
trở định mức áp trên chân C của Q2 và R4 là điện trở định mức dòng chảy vào chân E của Q2. Khi
kiểm tra mức áp DC trên mạch, chúng ta thấy Q1, Q2 đã được cho phân cực làm việc trong vùng
khuếch đại. Tín hiệu cho qua tụ liên lạc C1 vào chân B của Q1, sau khi được khuếch đại, tín hiệu
lấy ra trên chân C của Q2 qua tụ liên lạc C2 để đến tải. Trong mạch dùng tụ C3 để làm tăng độ lợi
của Q2. Để tránh hiện tượng dao động boating, chúng ta đặt mạch lọc R6, C4 trên đường nguồn.
Do 2 tầng khuếch đại ráp theo kiểu E chung, nên mạch này cho độ lợi rất lớn, nhờ vậy chúng ta
có thể dùng đường hồi tiếp nghịch để cải thiện chất lượng của mạch khuếch đại.  
 
 
 

(4) Khuếch đại âm sắc, còn gọi là khuếch đại chỉnh Bass ­ Treble.

 
 

Tín hiệu âm thanh tai người nghe được nằm trong dãy tần số từ 20Hz đến 20000Hz. Người ta chia
dãy tần này ra làm 3 đoạn:
 

* Đoạn từ 20Hz đến 400Hz gọi là âm trầm, hay Bass
 

* Đoạn từ 400Hz đến 3000Hz gọi là âm trung, hay Medium
 

* Đoạn từ 3000Hz đến 20000Hz gọi là âm bổng, hay Treble
 

Khi nghe  nhạc hay khi  nghe lời thoại,  có người thích nghe  âm trầm, lại  có người thích  nghe âm
bổng, mỗi  người mỗi  ý, do  vậy người  ta ráp  mạch khuếch  đại có  chức năng  điều chỉnh  biên độ
của các tín hiệu âm  thanh theo tần số. Mạch phổ biến nhất là dùng  mạch lọc Baxandal dùng để
điều  chỉnh biên  độ tín  hiệu  âm thanh  vùng tần  số  thấp, gọi  là nút  chỉnh  Bass và  điều chỉnh  tín
hiệu vùng tần số cao, gọi là nút chỉnh Treble. Sơ đồ mạch điện như hình sau:
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

10/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Trong mạch: Q1 là tầng khuếch đại tăng biên, ráp theo kiểu chân E chung, Q1 được phân cực với
điện trở R2 dùng định mức áp cho chân C, điện trở R1 cấp mức áp phân cực cho chân B và điện
trở định  dònh R3, còn dùng  lấy tín hiệu  trên chân E  tạo tác dụng hồi  tiếp nghịch nhằm  ổn định
mạch khuếch đại. Tín hiệu đưa vào chân B qua tụ liên lạc C1 và cho lấy ra trên chân C qua tụ C2
vào mạch lọc, tại đây người ta đặt mạch lọc tần Baxandal. Mạch lọc gồm 2 nhánh:
 

* Nhánh  lọc lấy tín hiệu  có tần số cao,  gồm tụ C4, RV1  và tụ C5. Các  tín hiệu có tần  số cao dễ
qua nhánh này, các tín hiệu tần số thấp bị “chặn lại”. Như vậy chúng ta dùng chiết áp RV1 chỉ để
chọn biên độ cho các tín hiệu có tần số cao, RV1 thường gọi là nút chỉnh tiếng bổng.
 

* Nhánh lọc lấy tín hiệu tần số thấp, gồm R10, RV2, R11 và các tụ C6, C7. Mạch cho thấy chỉ có
các  tín  hiệu  tần  số  thấp  cho  qua  chiết  áp  RV2,  các  tín  hiệu  tần  số  cao  đều  cho  “đi  tắt  ngang
qua” chiết áp này. Trong nhánh này, chúng ta dùng chiết áp RV2 chỉ để chọn biên độ cho các tín
hiệu có tần số thấp, RV2 thường gọi là nút chỉnh tiếng trầm. Điện trở R12 tạo phân cách giữa các
nhánh lọc tần.
 

Sau khi ra khỏi 2 nhánh lọc tần, một cho tần số cao và một cho tần số thấp, thành phần tín hiệu
âm  trầm  và  âm  bổng  được  cho  “cộng  lại”  và  cho  qua  tụ  liên  lạc  C8  đưa  vào  chân  B  của  tầng
khuếch đại  với Q2. Transistor Q2  được phân cực với  điện trở R5 định  mức áp trên chân  C, điện
trở R4 cấp áp phân cực cho chân B, và điện trở R6 tạo tác động hồi tiếp nghịch trên chân E. Sau
cùng tín hiệu lấy ra trên chân C của Q2 cho qua tụ liên lạc C3 để đến tải, hay để đi tiếp vào các
tầng khuếch đại khác.

 

Để tránh “ảnh hưởng qua lại giữa các tầng do cùng dùng chung đường nguồn”, trên đường nguồn
DC chúng ta đặt mạch lọc nguồn với điện trở R7 và tụ C9. Mạch lọc này sẽ lọc sạch các tín hiệu
của các tầng nhiễm vào đường nguồn, tránh được hiện tượng dao động ngoài ý muốn.
 
 
 

(5) Khuếch đại công suất âm tần, cấp tín hiệu biên độ lớn cho tải.
 
 

Để tín hiệu có công suất đủ lớn dùng cấp cho các loại tải như các loa trong ống nghe
hay  loa  điện  động,  người  ta  lắp  ráp  các  mạch  khuếch  đại  công  suất  làm  việc  với  tín
hiệu biên độ lớn. Sau đây là vài mạch thông dụng, dễ ráp, cơ hội ráp thành công cao. 
 
 

(a) Khuếch đại ngả ra dùng cho ống nghe 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

11/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 
 

Để có công suất tín hiệu đủ lớn cấp cho các loa nhỏ đặt trong các ống nghe, chúng ta có thể ráp
mạch theo sơ đồ trên. Trong mạch: Q1 là transistor pnp ráp theo kiểu chân E chung, tín hiệu âm
thanh từ ngoài qua tụ liên lạc C1 và điện trở giảm biên R9 đưa vào chân B của Q1 và lấy ra trên
chân  C  đưa  thẳng  vào  chân  B  của  Q3,  ở  đây  transistor  Q2  dùng  như  một  nguồn  cấp  dòng
hằng, nó cấp dòng phân cực đủ lớn cho Q3 nhưng lại có trở kháng AC rất lớn, nên không gây tổn
thất  tín  hiệu  trên chân  C  của  Q3.  Sau  cùng  tín  hiệu qua  tụ  liên  lạc  C4  để  đến các  loa  nhỏ  đặt
trong ống nghe.
 

Mạch được phân cực như sau: Các điện trở R1, R2, R3 cấp áp phân cực cho chân B của Q1. R6 là
điện  trở định  mức  dòng  làm việc  cho  Q1. Tụ  C3,  và  điện trở  R3  dùng làm  mạch  hồi  tiếp tự  cử
nhằm  tăng trở  kháng ngả  vào cho  Q1. Các  diode D1,  D2 và  điện trở  định dòng  R7 dùng  tạo ra
mức  điện  áp  cố  định  để  giữ  cho  mức  áp  trên  chân  B  của  Q2  không  thay  đổi  và  dùng  Q2  làm
nguồn cấp dòng hằng với R8 là điện trở định mức dòng hằng. Q3 là tầng khuếch đại ngả ra, lấy
thẳng tín hiệu trên chân C của Q1, ở đây điện trở R4 dùng tăng hệ số ổn định nhiệt cho Q3. Tụ
C4 là tụ ngả ra, với R10 là điện trở dùng ổn định hoạt động của tụ C4, tránh cho một chân của tụ
C4 không bỏ trống khi mạch không cắm ống nghe.   
 

Để  tránh  ảnh  hưởng  qua  lại  giữa  các  tầng  khuếch  đại  do  dùng  đường  nguồn  chung,  chúng  ta
cũng đặt mạch lọc nhiễu R5, C2 trên đường nguồn DC.
 
 
 

(b) Khuếch đại ngả ra dùng cho Loa
 

Có rất nhiều  kiển mạch khuếch đại công  suất âm tần. Sau  đây chúng ta thử ráp  một kiểu mạch
Ampli rất phổ dụng. 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

12/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

Mạch được ráp với 6 transistor, công dụng của mỗi transistor như sau:
 

* Q1 là transistor pnp, dùng làm tầng khuếch đại ngả vào. Người ta dùng 2 điện trở R1, R2 lấy áp
cấp cho chân B để phân cực, chân E định dòng làm việc với điện trở R5, lọc nguồn dùng điện trở
R4 và tụ C2.  Tín hiệu cho qua tụ liên  lạc C1 vào chân B của  Q1, tín hiệu lấy ra trên  chân C cho
ghép thẳng vào tầng khuếch đại thúc Q2. Trên chân E đặt tụ C3 và điện trở R11 dùng lấy tín hiệu
hồi tiếp nghịch nhằm định độ lợi toàn phần của mạch tăng âm.
 

* Q2  là transistor npn, dùng  làm tầng thúc, nó  được thiết  kế cho  làm việc  theo dạng  công suất
nhỏ hạng A. Tín hiệu cho vào chân B, chân E cho nối masse để lấy dòng. Trên chân C đặt 2 diode

1N4148  để  lấy  ra  mức  áp  DC  cấp  phân  cực  cho  các  tầng  kéo  đẩy,  tránh  tác  dụng  của  rào
áp, nhằm  sửa méo tại giao  điểm tín hiệu.  R6, R7 là 2  điện trở định  mức dòng làm việc  cho Q2,
mức áp phân cực trên chân C của Q2 lấy khoảng nửa mức áp nguồn nuôi. Tụ C4 lấy tín hiệu ngả
ra hồi tiếp tự cử về tầng thúc nhằm làm cân bằng biên độ tín hiệu trên và dưới ở ngả ra. Dùng tụ
nhỏ C6 tạo hồi tiếp nghịch chỉ đối với các tín  hiệu vùng tần số cao nhằm tránh cho mạch không
phát  sinh dao  động  tự  kích. Khi  mạch  dao  động tự  kích  ở  vùng tần  số  cao,  các transistor  công
suất sẽ bị rất nóng và bị hư.
 

* Q3, Q4 là 2 transistor hỗ bổ npn và pnp dùng làm tầng khuếch đai kéo đẩy. Cặp transistor này
có mọi tham số đều giống nhau, nó chỉ khác là một npn và một kia là pnp. Với cặp transistor hỗ
bổ người ta không cần dùng thêm mạch đảo pha. Khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 tăng lên, nó
sẽ làm cho Q3 dẫn điện và lúc này Q4 tắt, và  ngược lại khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 giảm
xuống, nó sẽ làm cho Q4 dẫn điện và lúc này Q3 tắt. R8 và R9 là 2 điện trở có trị số bằng nhau và
dùng làm tăng hệ số ổn định nhiệt cho tầng công suất ráp theo kiểu phức hợp.
 

* Q5, Q6 là 2 transistor npn dùng làm tầng công suất. Để có dòng điện tín hiệu đủ mạnh người ta
dùng  transistor  công  suất  Q5  cho  ghép  phức  hợp  với  Q3  và  dùng  transistor  công  suất  Q6  cho
ghép phức hợp  với Q4. Khi Q3 dẫn, Q5  sẽ dẫn mạnh hơn và  tạo điều kiện cho tụ ra  loa C5 nạp
dòng điện của nguồn nuôi, dòng này có thể dùng để kéo màn loa vào. Khi đến Q4 dẫn, Q6 sẽ dẫn
mạnh hơn và tạo điều kiện cho tụ ra loa C5 xả dòng điện qua loa, dòng này sẽ đẩy màn loa ra. Tụ
C5 là tụ cấp dòng kéo đẩy cho loa, tụ nầy phải lấy tụ hóa có trị điện dung lớn. Ngang loa người ta
đặt  mạch  lọc  zobel  để  ổn  định  trở  kháng  của loa  trong  dãy  tần  tín  hiệu  âm  thanh  nhằm  tránh
dạng méo công suất.
 

Trong mạch này, có 2 hệ thức Bạn cần nhớ:
 
 

* Hệ thức dùng định độ lợi toàn mạch:
 
 

                           
 

Trong đó: KF là độ lợi toàn phần. R5 là điện trở định dòng trên chân E của Q1, R11 là điện trở lấy
tín hiệu hồi tiếp nghịch
 
 

* Hệ thức dùng tính công suất lấy được trên loa:
 
 

                       
http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

13/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết
 

Trong đó: Vcc là mức áp nguồn nuôi. RL  là trở kháng của loa.
 

 

(c) Khuếch đại công suất âm tần dùng mạch tích hợp IC.
 

Trên phương  dịện thực dụng,  khi cần có  các mạch tăng âm  công suất lớn,  ngày nay người  ta ít
dùng transistor và các linh kiện phân lập để ráp mạch. Vì sao? Vì trên thị trường hiện có vô số các
IC  công suất  âm tần,  dùng các  IC này  công việc  lắp ráp  mạch tăng  âm sẽ  rất nhanh,  gọn nhẹ.
Dưới đây tôi giới thiệu vài mạch điện để Bạn tham khảo và làm thực hành cho quen tay.
 
 
 

 

Mạch ráp với một ic tăng âm nhỏ, có kích cở như ic 555, nhưng trong ic có 2 mạch tăng âm đọc
lập có thể ráp dạng mạch tăng âm stereo hay ráp theo kiểu mạch mono BTL. Khi ráp một ic tăng
âm, Bạn có thể làm theo 3 bước:
 

Bước 1: Tìm chân cấp nguồn. Thường có một chân nối masse, một chân nối với nguồn dương và
thường khi còn có một chân dùng để mắc tụ lọc cho tầng nguồn tiền khuếch đai.
 

Bước 2:  Tìm chân ngả  vào và ngả  ra. Trên  chân ngả vào  Bạn dùng chiết  áp để điều  chỉnh mức
tín hiệu. Có nhiều IC ở ngả vào phải dùng tụ liên lạc để bảo toàn mức volt phân cực DC, có IC cho
nối thẳng, vì mức áp phân cực ngả đã cho ở mức 0V. Tìm chân ngả ra, ngả ra thường có mức áp
phân cực  cho bằng nửa  mức áp  nguồn nuôi. Tín  hiệu cấp cho  Loa thường  qua một tụ  điện hóa
học lớn.
 

Bước 3: Chú ý đến các mạch hồi tiếp, các mạch điện phụ khác, thường có các mạch sau:
 

* Mạch  hồi tiếp  nghịch, tín hiệu  ngả ra  trả trở lại  ngả vào  đảo. Trị  điện trở lấy  tín hiệu  hồi tiếp
nghịch cũng dùng định độ lợi cho toàn mạch.
 

* Mạch hồi tiếp  tự cử. Dùng tụ hồi tiếp tự cử  lấy tín hiệu ngả ra trả về tầng  thúc để có thể làm
cân bằng biên độ tín hiệu lên xuống ở ngả ra.
 

* Dùng tụ trị nhỏ hồi tiếp bù pha hay hồi tiếp nghịch giữ cho mạch không tự phát sinh dao động
tự kích.
 

*  Dùng  mạch  lọc  zobel  để  ổn  định  trở  kháng  của  loa  tránh  hiện  tượng  méo  công  suất  do  trở
kháng của loa thay đổi theo tần số. 
 
 

Trong mạch:
 

* C1 là tụ liên lạc ở ngả vào, RV1 là chiết áp dùng làm nút chỉnh mức âm lượng, tín hiệu đưa vào
chân 4 cho kênh 1 và chân 6 cho kênh 2.
 

* Tín hiệu ra trên chân 1 cho kênh 1 và chân 3 cho kênh 2, tại đây tín hiệu cho qua tụ ra loa C4
http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

14/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

cấp dòng điện kéo  đẩy làm rung màn loa. Tụ C5  và điện trở R3 dùng làm mạch  lọc zobel để ổn
định trở kháng của loa nhằm tránh hiện tượng sai công suất. Mức áp phân cực trên các chân ngả
ra phải bằng 1/2 mức áp nguồn nuôi Vcc.
 

* Người ta dùng cầu chia volt với điện trở R2 và R3 để lấy một phần tín hiệu ngả ra qua tụ liên lạc
C2 cho hồi tiếp nghịch về chân số 8 cho kênh 1 và chân số 5 cho kênh 2. Đường hồi tiếp nghịch
có tác dụng cải thiện chất lượng của tín hiệu âm thanh.
 

* IC làm việc với chân số 4 nối masse và chân số 8 noối vào nguồn nuôi Vcc. IC có thể làm việc
với mức nguồn nuôi từ 3V đến 12V. 
 
 
 

 

Trong mạch: Chiết áp R1 dùng làm nút chỉnh Volume, C1 là tụ liên lạc ngả vào, tín hiệu đưa vào
IC qua chân số 1. Tín hiệu cho ra trên chân số 4 qua tụ hóa lớn C3 để cấp dòng điện kéo đẩy làm
rung màn loa. Ngang loa  dùng mạch lọc zobel để tránh hiện tượng méo  công suất do trở kháng
của loa thay đổi theo tần số. Dùng cầu chia volt R2, R3 lấy một phần tín hiệu ngả ra qua tụ liên

lạc  C2 cho  hồi  tiếp  nghịch về  chân  số 2  để  cải  thiện chất  lượng  của âm  thanh.  IC  làm việc  với
chân  số  3  cho  nối  masse  và  chân  số  5  nối  vào  đường  nguồn  Vcc.  IC  có  thể  làm  việc  với
mức nguồn thay đổi từ 6V đến 18V, chúng ta biết cấp mức nguồn nuôi càng cao công suất lấy ra
càng lớn.
 

Chú ý: Khi kiểm tra mạch, đo mức áp phân cực trên chân số 4 của IC phải có mức áp trung điểm,
nghĩa là bằng nửa mức áp của nguồn nuôi. Trị của điện trở R3 dùng định mức độ hồi tiếp nghịch,
lấy trị R3 càng nhỏ, mức hồi tiếp nghịch càng ít, độ lợi sẽ lớn, công suất ra lớn nhưng chất lượng
âm thanh kém hơn, khi lấy trị R3 lớn, ngược lại công suất ra yếu hơn nhưng chất lượng âm thanh
sẽ nghe hay hơn. 
 
 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

15/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 
  

Trên xe hơi Bạn có thể dùng ic HA13118 ráp mạch tăng âm 2 kênh ra 2 loa hay kiểu mạch mono
BTL ra 1 loa để lấy công suất ra lớn khi IC làm việc với mức nguồn nuôi thấp.

 

Trong mạch: Tín hiệu âm thanh được lấy ra trên nút chỉnh mức âm lượng cho qua tụ liên lạc C10
đưa vào chân số 3, ở đây gắn tụ nhỏ C11 để lọc bỏ nhiễu tần số cao. Trên ngả vào đảo cho gắn
tụ lọc C1 để lấy độ lợi lớn. Tín hiệu kênh 1 cho ra trên chân số 15, trong IC có đường cấp tín hiệu
cho kênh 2  và tín hiệu cho  ra của kênh 2 trên  chân số 8. Chúng ta  gắn loa lấy tín  hiệu ra dạng
BTL trên chân số 15 và chân 8. Tụ C5 và C6 là các tụ hồi tiếp tự cử dùng cân bằng biên độ kéo
đẩy ở ngả ra, nó lấy  tín hiệu ngả ra cho hồi tiếp về chân 14 và chân  10. Ở ngả ra cũng đặt các
mạch lọc zobel với tụ C7, R1 và tụ C8, R2, công dụng của mạch lọc zobel là ổn định trở kháng của
loa, tránh hiện tượng méo công suất do trở kháng của loa thay đổi theo tần số.
 

IC làm việc với chân 12 cho nối masse, chân 13 nối vào đường nguồn Vcc, từ 8V đến 18V. Trên
các  chân  2,  chân  5  gắn  tụ  lọc  C4  và  C3.  Trên  chân  số  4  của  ngả  vào  kênh  2  cho  nối  masse
và chân 6 gắn tụ nối masse C2.  Trong mạch IC phải cho gắn trên miếng nhôm làm nguội để giữ
cho IC không quá nóng.
 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

16/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

 

 

Sơ đồ trên cho thấy các dùng IC TDA7209 để ráp mạch tăng âm có công suất ra 50W. IC này làm
việc với dạng đường nguồn đối xứng. Để có nguồn nuôi dạng đối xứng, Bạn dùng biến áp nguồn
trên cuộn thứ cấp phải có ra dây giữa dùng làm dây masse, kế đó dùng cầu nắn dòng với 4 diode
để có đường nguồn V+ và đường nguồn V­. Để ổn định các mức volt nguồn ra, chúng ta gắn các
tụ hóa lớn dùng làm kho chứa điện và ổn áp.
 

IC TDA7209 làm việc với các chân 7, 13 nối vào  đường nguồn dương, các chân 1, 8, 15 cho nối
vào đường nguồn âm và chân số 4 cho nối vào đường masse.
 

Tín hiệu  qua chiết áp chỉnh  biên cho qua  tụ liên lạc C1  và điện trở  giảm biên R1 sửa  méo tiếng
đưa vào chân số 3. Điện trở R2 dùng ổn định trở kháng ngả vào và tụ nhỏ C2 dùng lọc bỏ tín hiệu
nhiễu tần số cao.  Tín hiệu lấy ra trên chân số  14 cho cấp thẳng vào loa, chúng  ta biết khi dùng
kiểu mạch tăng âm chạy nguồn nuôi đối xứng thì trên ngả ra không cần dùng tụ hóa làm tụ xuất
âm.  Ở đây  tụ C6  dùng lấy  tín hiệu  hồi tiếp  tự cử  làm cân  bằng biên  độ tín  hiệu kéo  đẩy ở  ngả
ra. Điện trở R3, R4 và tụ C3 dùng lấy một phần tín hiệu ngả ra cho đường hồi tiếp nghịch để sửa
méo tiếng và cải thiện chất lượng âm thanh. IC này có chân số 10 dùng tạm làm câm loa và chân
số 9 cho IC vào trạng thái tắt chờ.  
 
 
 
 

Tạm kết
 

Một lần nữa tôi mong Bạn sau khi xem hiểu các sơ đồ mạch điện trên thì chuyển qua tìm linh kiện

để ráp thực hành. Chỉ có làm nhiều, làm cho thật quen tay Bạn mới trở thành dân điện tử chuyên
nghiệp. Khi có dịp chúng ta sẽ trở lại đề tài này với các sơ đồ mạch điện thích thú hơn. Chào!
 
 
 

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

17/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết

Người soạn 

 

 mời Bạn vào xem…

 
 
 

 

  

 

 

  
 
 
 
 

Chủ đề liên quan
 Linh kiện học, bài 2
 Linh kiện học, bài 1

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

18/19

1/5/2015

Trao đổi học tập ­ chi tiết
 Tản mạn chuyện nghề chuyện đời…
 Ứng dụng sóng điện từ trong mạch chuông cửa không dây
 Tự ráp đèn Led chiếu sáng sân vườn dùng nguồn pin mặt trời
 

Trang chủ | Download | Liên hệ

  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10    …  

 

 

Copyright © 2010 phuclanshop.com . All rights reserved 
Designed by Matviet.net

http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=144

19/19

Module Giao TiếpModule RF và ModuleWIRELESSModule tạo xung NE555Module Cảm Biến RungTrao đổi học tậpCHI TIẾT CHỦ ĐỀDanh mục sản phẩmModule Điều Chỉnh Điện ÁpAC 220VM odule cảm ứng ánh sángModule Cảm Biến Khí GaModule Cảm biến âm thanhModule Cảm biến màuTCS3200Module cảm ứng từ tính 44EM odule Cảm biến dòng điệnACS712Module Nguồn DC ­ DCModule tinh chỉnh và điều khiển Mô TơModule Cảm Biến Siêu ÂmModule hồng ngoạiModule RelayModule Cảm biến mưa outrelayRemote hồng ngoạiCảm biếnMạch nạp và Copy ICKIT phát triểnRemote RFSản phẩm tiện íchLinh kiện điện tửPhụ Kiện Điện TửHỗ trợ trực tuyếnMr Vuong ( Hỗ Trợ Kỹ Thuật ) ­ 00000000R ất vui khi thấy Bạn vào xem … Dẫn nhậpHọc môn điện tử, nói cho cùng là học biết cách lắp ráp những kiểu mạch điện, do vậy trong chuyênngành này, người ta nghĩ ra và đưa ra vô số những dạng mạch điện thực dụng nhầm kích thích cácBạn thích chơi môn điện tử rèn luyện kinh nghiệm tay nghề, nâng cao trình độ lý luận và rồi sẽ tự trở thànhtay chuyên nghiệp lấy điện tử làm nghề mưu sinh. Ngồi nhớ lại mấy chục năm về trước, khoảngnăm 1964, lúc tôi còn nhỏ, tôi cũng mở màn vào nghề với những bước tiến chập chững như vậy …. lúc đó, chú tôi một ông thợ ngày ngày làm bánh ngọt cho nhà tôi lại rất mê điện tử, ông đã lắpráp cho tôi cái radio 1 transistor không cần pin mà vẫn nghe được đài phát thanh, làm cho tôinhững chiếc xe nhỏ chạy pin, chỉ cho tôi cách gắn những dây đèn màu, nói cho tôi biết công dụngcủa những dây anten căn ngoài trời … Từ những kích thích nhỏ đã làm cháy lên ngọn lữa tò mò tronglòng tôi, tôi không những theo ông học làm bánh mà còn dần trở thành tay chơi điện tử chuyênnghiệp, … rồi khi ông về già, chiều chiều ông đi bộ mấy cây số ra nhà tôi, lúc đó tôi đang ở Quận8, ngồi cả buổi bên chiếc bàn thợ, mãi mê xem tôi điều tra và nghiên cứu, xem tôi làm máy, xem tôi dạy họctrò và cũng có lúc đặt ra cho tôi những câu hỏi rất trình độ, mê hoặc, … giờ đây nhìn chungquanh, nhìn những món đồ vật dụng quen dùng trên bàn thợ, tôi luôn thấy hình ảnh của ông chú tôi, một người thợ bánh đã ” khai tâm ” cho tôi bước vào nghề điện tử, một nghề mà tôi đã cùng nó điqua mấy chục năm trong cõi đời người và giờ đây cũng còn đang liên tục … Đang trực tuyến : 1288L ượt truy vấn : 679290L uận về thành công xuất sắc trong đời người. Thành công có 7 cấp, đó là : Cấp 1. Thành công là phải kiếm được tiền, có của cải, gia tài. Cấp 2. Thành công là phải có văn hóa truyền thống, kỹ năng và kiến thức. Cấp 3. Thành công là phải có vị thế, có tiếng tâm. Cấp 4. Thành công là phải có người chân tình yêu mình, có mái ấm gia đình yên vui.http : / / phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1441/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtCấp 5. Thành công là phải có bè bạn, tìm được người tri kỷCấp 6. Thành công là phải còn có thời hạn cho bản thân mình. Cấp 7. Và sau cuối Thành công là phải có sức khỏe thể chất, mạnh sống và vui vẽ. Các mạch điện thực dụng dễ rápTôi sẽ chọn ra những mạch điện tử dễ ráp để hướng dẫn những Bạn làm thực hành thực tế, sắp xếp những mạchđiện này từ đơn thuần dần đến mức phức tạp hơn. Mỗi mạch sẽ trình diễn ngắn gọn nguyên tắc vậnhành của mạch, và cho gợi ý tính lan rộng ra ứng dụng của mạch. Nếu Bạn thích và chịu bỏ công ralàm thực hành thực tế và lắp ráp những mạch điện này, tôi tin là kinh nghiệm tay nghề của Bạn sẽ có nhiều tân tiến, Bạnsẽ ít bở ngỡ hơn với việc làm phải làm hàng ngày của người nhân viên điện tử. Và nhất là đốivới những Bạn sinh viên ngành điện và điện tử sẽ không phải cứ than là ” học kim chỉ nan thì nhiều màlàm thì chẳng bao nhiêu “, nên đến khi nhận đề tài học kỳ hay đề tài tốt nghiệp thì không biết phảibắt đầu việc làm từ đâu và làm như thế nào ? 1. Cái Bạn cần có thứ nhất trên bàn thợ là hộp nguồn DC.Để hoàn toàn có thể cho chạy thử những kiểu mạch điện mà Bạn đã ráp trên bàn thợ, việc thứ nhất là Bạnphải cấp nguồn nuôi thích hợp cho mạch. Do đó, mạch điện dễ ráp tiên phong mà tất cả chúng ta sẽ nóiđến là hộp nguồn DC. ( 1 ) Mạch nguồn ổn áp dùng transistor. Trên bàn thợ của Bạn luôn phải có hộp nguồn DC, nếu thích Bạn hoàn toàn có thể tự ráp mạch nguồn DCtheo sơ đồ mạch điện trên. Ở ngả vào, Bạn có biến áp T1, tác dụng của biến áp này là giảm ápAC và tạo tính cách ly board mạch với đường nguồn AC, nhờ vậy giữ bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Cầu chì F1 dùng ngắt dòng khi trong mạch bị quá dòng. Điện áp 12V lấy ra trên cuộn thứ cấp choqua cầu 4 diode D1 … D4 để nắn dòng toàn kỳ, dòng điện xoay chiều dạng Sin được đổi ra dòngđiện một pha dạng xung. Dòng này cho nạp vào một tụ hóa lớn C1, tác dụng của tụ là làm giảmđộ dợn sóng, nâng cao mức nguồn DC và không thay đổi dòng điện cấp cho tải. Chúng ta dùng Led đỏD5 làm Led thông tư và lấy mức áp 2V trên Led dùng làm mức áp mẫu cấp cho cầu đo. Điện trở R1có tác dụng hạn dòng. Transistor Q1, Q2 là 2 transistor ghép dạng phức tạp để có hiệu suất đủlớn và có độ nhậy đủ cao. Q3 là transistor khuếch đại tín hiệu của cầu đo. Câu đo dùng theo dõimức áp dịch chuyển trên tải, cầu đo gồm có điện trở R3, chiết áp R5, và R4, đây là cầu chia volt lấymột phần mức volt trên tải để cấp cho chân B của Q3, trong khi đó chân E của Q3 cho lấy mức ápmẫu không đổi. Tụ hóa C2 tạo ổn áp ngả ra và trên ngả ra tất cả chúng ta dùng Led xanh D6 với điệntrở định dòng R6 để báo có nguồn ra. Nguyên lý ổn áp của mạch như sau : http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1442/191/5/2015Trao đổi học tập ­ cụ thể * Khi tải nặng, mức áp trên tải có khunh hướng giảm xuống, điều này sẽ làm cho mức áp trênchân B của Q3 giảm theo, trong khi đó mức áp trên chân E không đổi khác, vậy transistor Q3 sẽdẫn yếu, mức volt trên chân C của Q3 sẽ tăng lên, vậy mức áp trên chân B của Q2 bị đẩy lên, điều này sẽ không cho mức áp trên tải giảm xuống, tất cả chúng ta biết mức áp trên tải cũng là mức áptrên chân E của Q1, mức áp này luôn tăng giảm theo mức áp của chân B của Q2. * Lý luận ngược lại, khi tải nhẹ, mức áp trên tải có khunh hướng tăng cao, điều này làm tăng mứcáp trên chân B của Q3, transistor Q3 sẽ dẫn điện mạnh hơn, mức áp trên chân C của Q3 sẽ giảmxuống, nó kéo mức áp trên chân B của Q2 xuống và như vậy sẽ không cho mức áp trên tải tănglên. Khi Bạn chỉnh chiết áp R5, Bạn đã làm đổi khác mức volt trên chân B của Q3, như vậy sẽ làm thayđổi mức volt trên chân C của Q3 hay biến hóa mức volt trên chân B của Q2, và điều này sẽ làmthay đổi mức áp trên chân E của Q1, và đã làm đổi khác mức áp DC trên ngả ra. Trong quản lý và vận hành, không để transistor Q1 quá nóng, Bạn nên gắn Q1 trên miếng nhôm làm nguôi. ( 2 ) Nguồn 5V có mức không thay đổi tốt với ic 7805 rất thông dụng với những mạch số. Chúng ta biết trên thị trường luôn có bán những ic ổn áp 3 chân họ 78 xx, họ 79 xx. Vậy nếu muốn cómức áp DC ngả ra không thay đổi, Bạn tìm và dùng những ic ổn áp này. Với ic ổn áp 7805, mức áp ra là 5V, với ic ổn áp 7809, mức áp ra sẽ là 9V, với ic ổn áp 7812, mức áp ra sẽ là 12V … IC ổn áp họ 79 xxdùng tạo ổn áp trên đường nguồn volt âm. Trong mạch, tất cả chúng ta dùng tụ hóa lớn C1 tạo ổn áp trên đường nguồn DC, đây là dạng ổn áp thụđộng, tất cả chúng ta dùng ic ổn áp 7805 để có mức áp ra 5V có độ không thay đổi rất tốt, đây là dạng ổn áptích cực. Khi dùng ic ổn áp họ 78 xx, họ 79 xx, trên ngả ra Bạn nhớ gắn thêm tụ hóa dùng để tránhhiện tượng phát sinh xê dịch tự kích, khi mạch ổn áp trong ic bị xê dịch, Bạn sẽ thấy mức ápDC trên ngả ra chập chờn lúc lên lúc xuống. Trường hợp đường nguồn 5V này dùng cấp điện chocác mạch điện thao tác ở vùng tần số cao, lúc đó Bạn phải gắn thêm tụ nhỏ C3, tác dụng củacác tụ nhỏ là lọc bỏ những tín hiệu tần số cao rất tốt, trong khi đó do cấu trúc bên trong của những tụhóa lớn có tiềm ẩn tính ống dây, cuộn cảm nên không lọc tốt những dòng điện tín hiệu tần số caonhiễm trên đường nguồn. Trong mạch tất cả chúng ta cũng dùng Led đỏ, Led xanh để làm Led thông tư. ( 3 ) Có thể ráp nguồn có tính ổn áp và mức áp ra chỉnh được với ic LM317. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1443/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtKhác với ic ổn áp họ 78 xx, ic ổn áp LM317 có chân Adjusment, điều này tạo ra tính điều chỉnhmức áp ngả ra. Trong mạch, C1 là tụ hóa lớn dùng để không thay đổi mức áp sơ khởi, kế đó dùng mạchổn áp tích cực với ic LM317. IC này có 3 chân, chân 2 cho lấy nguồn DC trên tụ C1, Chân 3 là ngảra, trên ngả ra lập cầu chia áp với điện trở R2 và biến trở R5, mức áp lấy ra cho kiểm soát và điều chỉnh mứcáp trên chân 1 để định mức áp ngả ra. C2 là tụ giữ cho mạch ổn áp không phát sinh xê dịch tựkích. Dùng những led thông tư để theo dõi hoạt động giải trí của mạch nguồn. Chúng ta có hệ thức cho thấymức áp ra phụ thuộc vào vào trị những điện trở R2, R5. Bạn dùng tư liệu sau để hiểu rõ hơn về cách dùng ic LM317Khi trong mạch có dùng những tụ hóa, để bảo vệ ic LM317, Bạn tạo đường xả điện cho những tụ hóakhi ngắt nguồn. Không để dòng xả của tụ qua ic LM317. Trong mạch khi ngắt nguồn, tụ C1 sẽxả dòng qua D1 và tụ C2 sẽ xả dòng qua tụ C2. Công thức tính điện áp ngả ra cho thấy, khi R2 = 0 ohm, lúc đó mức áp ngả ra sẽ là 1.2 V. 2. Muốn thử mạch cần có nguồn tín hiệu dùng để kích thích mạch. ( 1 ) Mạch phát xung với ic Timer 555 http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1444/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtKhi triển khai xong một mạch điện, nhiều khi Bạn cần có nguồn tín hiệu để đưa vào thử mạch. NếuBạn cần có nguồn tín hiệu dạng xung, Bạn hoàn toàn có thể dùng ic 555 để tạo ra những dạng tín hiệu này. Trong mạch : * Mạch định tần số của xung nhờ vào vào trị những điện trở RV1, R1, R2 và những tụ C1, C2. Vậy khiBạn dùng tụ nhỏ C2, Bạn sẽ tạo ra tín hiệu dạng xung có tần số cao, lúc này biến trở RV1 dùngđể chỉnh chọn tần. Khi Bạn đổi qua dùng tụ hóa C1 có trị điện dung lớn hơn, Bạn sẽ tạo ra xungcó tần số thấp hơn, và cũng chỉnh tần với biến trở RV1. * Xung ra lấy trên chân số 3. Khi chân 3 ở mức áp thấp, 0V, thì Led xanh D1 sáng và khi chân 3 ởmức áp cao gần bằng 12V thì Led đỏ D2 sáng. Điện trở R3, R4 dùng để hạn dòng thao tác củacác Led, Bạn nhớ không để dòng qua Led quá lớn dễ làm hư Led. Xung ra trên chân 3 là dạngxung vuông với bờ lên và bờ xuống rất thẳng, dùng dạng xung này kích thích những mạch số là rấttốt. * Xung lấy ra trên chân 2 và 6 có dạng răng cưa, khi chân 7 ở lúc hở masse, thì tụ C1 hay tụ C2sẽ nạp điện nguồn, dòng nạp qua RV1, R1, R2, mức áp trên chân 2, 6 tăng dần lên, khi mức ápnày bằng 2/3 mức nguồn thì chân 7 sẽ cho nối masse, lúc này tụ C1, hay C2 sẽ cho xả điện, dòngxả qua R2. Vậy hiệu quả của R2 là hạn chế không để dòng xả quá lớn sẽ làm hư ic 555, và khimức áp trên chân 2, 6 xuống bằng 1/3 mức áp nguồn thì chân 7 lại hở masse, tụ lại chuyển quathời kỳ nạp điện …. Để tín hiệu ra có dạng xung vuông với thông số duty = 50 %, Bạn lấy trị R2 đủnhỏ so với trị của RV1 + R1. Ghi chú : Khi lấy xung răng cưa trên chân 2, 6 để làm tín hiệu thử mạch, Bạn phải chú ý quan tâm đến ảnhhưởng của mạch ngoài lên mạch định tần với RV1, R1, R2 và những tụ C1, C2, nội trở của mạchngoài sẽ làm đổi khác tần số của tín hiệu, cách hay nhất là Bạn dùng thêm tầng khuếch đại đệmđể cách ly trở kháng của mạch thử với mạch định tần của ic 555. Tư liệu nói về những cách dùng ic 555 đã được tôi đề cập rất nhiều trong những bài viết trước đây. Nếumuốn hiểu rõ hơn về ic 555, Bạn hãy tìm đọc lại những bài viết này. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1445/191/5/2015Trao đổi học tập ­ cụ thể ( 2 ) Nguồn tín hiệu nhạc với ic UM66IC UM66 là một ic phát tín hiệu nhạc dạng xung điều biến độ rộng, hình dạng của nó giống nhưtransistor 2SC1815, kiểu chân TO92. Nó có 3 chân, chân 3 cho nối masse, chân 2 nối vào nguồnkhoảng 3V và chân 1 cho ra tín hiệu xung nhạc. Trong mạch tất cả chúng ta dùng 2 Led đỏ để tạo ramức áp khoảng chừng 4V, dùng mức áp này ghim cố định và thắt chặt mức áp chân B của transistor Q1, như vậytrên chân E của Q1, tất cả chúng ta có khoảng chừng 3.4 V và dùng thêm tụ hóa C1 để tăng mức ổn áp đườngnguồn, mức áp này cấp cho chân 2 của ic UM66. Tín hiệu nhạc ra trên chân 1 của UM66 cho quamạch khuếch đại tăng biên với Q2, tất cả chúng ta lấy tín hiệu trên chân C của Q2 dùng làm tín hiệu thửmạch. Khi đưa tín hiệu này vào những mạch điện để thử mạch, Bạn nên dùng tụ liên lạc, trị điệndung khoảng chừng 1 uF, dùng tụ liên lạc nhằm mục đích tránh tính năng của những mức áp phân cực DC sẽ có thểlàm xô lệch trạng thái phân cực vốn có của những mạch điện, tất cả chúng ta biết những tụ liên lạc chỉ bắtcầu cho tín hiệu đi qua và không làm biến hóa trạng thái phân cực DC vốn có của những mạch điện. ( 3 ) Mạch xê dịch tạo sóng Sin dùng đường hồi tiếp qua câu 2TC húng ta biết, người ta chia tín hiệu ra làm 2 dạng : Dạng Sin và dạng phi Sin. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1446/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiết cụ thể * Các tín hiệu dạng phi Sin, như những tín hiệu dạng xung, với những tín hiệu này, những thống kê giám sát vềmức áp khảo sát trên những mạch điện sẽ lấy theo trục thời hạn t. Do vậy, khi phải đo lường và thống kê vớicác tụ điện C, những cuộn cảm L của mạch sẽ phải dùng đến toán hạng sang vi ­ tích ­ phân, điều này làmtăng tính phức tạp của việc làm phong cách thiết kế mạch. * Khi dùng nguồn tín hiệu dạng sin, những mức áp trên những mạch điện khảo sát sẽ chỉ tính theo trụctần số f. Vậy vai trò của những tụ điện C được xem là dung kháng XC và vai trò của những cuộn cảm Lđược xem là cảm kháng XL. Ở đây tất cả chúng ta chỉ gặp những bài toán sơ cấp dùng tính biên và gócpha của tín hiệu, do đó việc làm phong cách thiết kế mạch đơn thuần hơn rất nhiều. Để có nguồn tín hiệu dạng Sin, Bạn hoàn toàn có thể ráp theo sơ đồ mạch điện trên. Mạch dùng tính khuếchđại của transistor Q1, tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, hai tín hiếu này có tính đảopha. Chúng ta dùng mạch lọc tần dạng 2T để lấy tín hiệu hồi tiếp, tất cả chúng ta biết mạch lọc tần 2T vừa có tính chọn tần và vừa hoàn toàn có thể hòn đảo pha tín hiệu để tạo ra dạng hồi tiếp thuận và như vậymạch sẽ thoả điều kiện kèm theo xê dịch, Ở đây tất cả chúng ta hiểu mạch giao động là mạch tự nó khuếch đạichính tín hiệu của nó, không cần lấy tín hiệu từ ngoài vào. Trong mạch dùng biến trở RV1 đểchọn góc pha cho tương thích với điều kiện kèm theo xê dịch. Tín hiệu lấy ra qua tụ C4 để đưa vào những mạchthử. Cũng nên nhắc lại, để nội trở của những mạch thử không tác động ảnh hưởng vào điều kiện kèm theo hoạt độngcủa mạch xê dịch, Bạn nên dùng thêm tầng khuếch đại đệm. Tầng khuếch đại đệm là những tângkhuếch đại, tín hiệu đưa vào trên chân B và lấy ra trên chân E.Người ta thường dùng tín hiệu dạng Sin để kiểm tra và thống kê giám sát điều kiện kèm theo hoạt động giải trí của cácmạch điện âm thanh. 3. Nói đến điện tử là nói đến tính khuếch đại tín hiệu của những transistor. Transistor là linh phụ kiện thuộc nhóm tích cực, nó có tính khuếch đại, khi nói đến tính khuếch đạiphải hiểu là tính làm cho hiệu suất ngả ra của một tín hiệu phải lớn hơn hiệu suất ngả vào. Chúng ta biết, hiệu suất của tín hiệu tính theo công thức : P = V x I. * Vậy hiệu suất ngả vào sẽ là : Pin = Vin x Iin * Và hiệu suất ngả ra sẽ là : Pout = Vout x IoutMạch khuếch đại sẽ luôn phải cho : Pout >> Pin. Ở đây tất cả chúng ta thấy có 3 trường hợp : Trường hợp 1 : Pout >> Pin là do : Vout >> Vin và Iout >> Iin. Đây là kiểu khuếch đại vừa chođộ lợi điện áp vừa cho độ lợi dòng điện. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu cho vàochân B lấy ra trên chân C sẽ thuộc trường hợp này. Trường hợp 2 : Pout >> Pin là do : Vout >> Vin và Iout gần bằng Iin. Đây là kiểu khuếch đại cóđộ lợi điện áp, không có độ lợi về dòng điện. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệu chovào chân E và lấy tín hiệu ra trên chân C thuộc trường hợp này. Trường hợp 3 : Pout >> Pin là do : Vout gần bằng Vin, trong khi Iout >> Iin. Đây là kiểu khuếchđại có độ lợi về dòng không có độ lợi về điện áp. Với transistor, kiểu mạch khuếch đại mà tín hiệucho vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân E thuộc trường hợp này. Bạn hoàn toàn có thể hỏi làm thế nào để biết được mạch khuếch đại dùng transistor thao tác theo kiểu chân nàochung. Bạn cứ nhìn tín hiệu vào và tín hiệu ra là sẽ biết chân còn lại được dùng làm chân chung. Và hơn nữa chân chung thường có dùng tụ điện cho nối masse. * Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân C, tất cả chúng ta có kiểu khuếch đại E chung. Kiểu khuếch đại E chung, cho độ lợi hiệu suất rất tốt. Nó có độ lợi điện áp và cả độ lợi dòng điện. Tín hiệu ngả vào và ngả ra hòn đảo pha. Trở kháng ngả vào trung bình, trở kháng ngả ra lớn. Kiểukhuếch đại được dùng rất thông dụng. * Nếu tín hiệu cho vào chân B và lấy ra trên chân E, tất cả chúng ta có kiểu khuếch đại C chung. Kiểu khuếch đại C chung, còn quen gọi là tầng đệm, cho độ lợi hiệu suất tốt. Nó có độ lợi dòngđiện, không có độ lợi điện áp. Tín hiệu ngả vào và ngả ra cùng pha. Trở kháng ngả vào rất lớnnên ít gây nặng tải lên những nguồn tín hiệu, trở kháng ngả ra nhỏ nên có năng lực mang tảilớn. Quan hệ ngả vào ngả ra không có tính cách ly. * Nếu tín hiệu cho vào chân E và lấy ra trên chân C, tất cả chúng ta có kiểu khuếch đại B chung. Kiểu khuếch đại B chung, cho độ lợi hiệu suất tốt. Nó cho độ lợi điện áp, không có độ lợi dòngđiện. Tín hiệu ngả vào và ngả ra cùng pha. Trở kháng ngả vào rất nhỏ và trở kháng ngả ra lớn. Kiểu khuếch đại này có tần số thao tác rất cao, nó thường dùng làm mạch xê dịch, với đườnghồi tiếp thuận, cho lấy tín hiệu trên chân C qua tụ điện trả về chân E.http : / / phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1447/191/5/2015Trao đổi học tập ­ cụ thể ( 1 ) Khuếch đại dùng cho ống nói dạng điện dung. Ống nói dùng quy đổi sóng âm thanh ra dạng tín hiệu điện, ống nói dạng điện dung trong đócó một transistor FET, trên chân cổng ( chân Gate ), người ta đặt màn rung tĩnh điện trường, quengọi là màn điện châm, khi sóng âm thanh làm rung màn tĩnh điện, nó sẽ làm đổi khác độ rộng củakênh dẫn dòng nằm bên trong transistor FET và tạo ra tín hiệu Open trên một điện trở đặttrên chân dẫn ( chân Drain ). Trong mạch : X1 là microphone, là ống nói dạng điện dung, nó được phân cực với chân vỏ cho nốimasse và chân còn lại qua điện trở R5 nối lên nguồn dương. Khi Bạn nói vào micro, màn tĩnh điệnbị làm rung, nó sẽ làm ” co và giãn ” kênh dẫn điện trong transistor FET, dòng chảy ra trên chân Drainqua điện trở R5 về nguồn, lúc này trên chân Drain sẽ Open tín hiệu âm thanh. Mạch khuếch đại dùng transistor Q1, với R2 là điện trở định mức áp cho chân C và điện trở R1dùng cấp phân cực cho chân B và điện trở R3 dùng lấy tín hiệu cho chân E tạo tác dụng hồi tiếpnghịch. Để mạch thao tác trong vùng khuếch đại, mức áp trên chân B phải cao hơn chân Ekhoảng 0.6 V ( mối nối BE phải cho phân cực thuận ) và mức áp chân C cao hơn mức áp chân B ( mối nối CB phải cho phân cực nghịch ), thường mức áp trên chân C lấy khoảng chừng 50% mức áp củanguồn nuôi. Dòng thao tác của transistor lấy khoảng chừng 0.5 mA là đủ. Trong mạch này, tín hiệu âmthanh phát ra từ ống nói điện dung cho qua tụ liên lạc 1 uF đưa vào chân B và sau khi đượckhuếch đại tín hiệu lấy ra trên chân C và cho qua tụ liên lạc 10 uF cấp cho tải R6. Trên đườngnguồn đặt thêm mạch lọc nguồn với điện trở R4 và tụ C1. ( 2 ) Khuếch đại dùng cho ống nói dạng điện độnghttp : / / phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1448/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtMicrophone điện động gồm có một cuộn dây rất nhẹ gắn trên màn run và đặt bên trong là mộtnam châm vĩnh cữu khá mạnh. Khi Bạn nói vào micro điện động, màn rung sẽ làm cho cuộndây hoạt động vào ra trên một nam châm từ, và theo định luật Faraday, trên hai đầu của cuộndây sẽ Open điện áp tín hiệu. Vậy micro điện động tạo ra tín hiệu âm thanh bằng sự rung củamột cuộn dây đặt gần một nam châm từ vĩnh cữa. Tín hiệu này còn rất nhỏ ( nhỏ hớn loại micro điệndung ), nên cần khuấch đại. Trong mạch : Q1 là transistor khuếch đại cho thao tác theo kiểu lấy chân B làm chân chung, Bạnthấy chân B cho nối masse qua tụ C4. Kiểu khuếch đai này có những đặc thù sau : * Trở kháng ngả vào trên chân E nhỏ, nên rất tương thích với loại micro điện động, dễ tạo được sựphối hợp đúng trở kháng, nhờ vậy hiệu suất tín hiệu lấy vào sẽ cực lớn. Trở kháng ngả ra lớn, nên cho độ lợi điện áp cao. * Mạch khuếch đại lấy chân B làm chân chung cho độ lợi điện áp, không cho độ lợi dòng điện. Điện áp tín hiệu lấy ra trên chân C lớn hơn điện áp tín hiệu đưa vào ở chân E, nhưng dòng ngảvào là IE thì gần bằng dòng ngả ra IC nên không có độ lợi về dòng điện. * Mạch khuếch đại không hòn đảo pha. Khi tín hiệu làm điện áp chân E tăng thi điện áp tương ứngtrên chân C cũng tăng và ngược lại, khi điện áp trên chân E giảm thì điện áp trên chân C cũnggiảm theo. Trong mạch : R2, R3 và tụ C4 cấp mức volt phân cực cho chân B. Điện trở R1 dùng để định mứcdòng thao tác IE cho transistor. Điện trở R4 dùng định mức áp phân cực cho chân C. Tín hiệu quatụ liên lạc C5 đưa vào chân E và tín hiệu lấy ra trên chân C qua tụ liên lạc C6 đưa đến chiết ápRV1. Từ đây tín hiệu sẽ cho qua tầng khuếch đại tăng biên với Q2, và tầng khuếch đại đệm vớiQ3. Ghi chú : Do trở kháng ngả vào trên chân E rất nhỏ, nên trị của tụ liên lạc trên chân này, tụC5, Bạn phải lấy lớn để tránh làm mất những tín hiệu vùng tần số thấp. Transistor Q2 là tâng khuếch đại lấy chân E làm chân chung, nên tín hiệu cho vào chân B và tínhiệu lấy ra trên chân C. Trong mạch : R5 là điện trở định mức áp trên chân C, R6 là điện trở địnhmức dòng thao tác chảy vào trên chân E và R8 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B. Q3 làtầng khuếch đại đệm với tín hiệu vào trên chân B và lấy ra trên chân E. Kiểu mạch khuếch đại nàylấy chân C làm chân chung, chân C cho nối vào đường nguồn DC, mạch khuếch đại C chung cócác đặc thù sau : * Mạch cho độ lợi dòng điện, dòng tín hiệu ngả ra IE lớn hơn dòng tín hiệu ngả vào IB, không chođộ lợi điện áp, điện áp tín hiệu ngả ra VE gần bằng điện áp tín hiệu ngả vào VB. * Trở kháng ngả vào rất lớn, trở kháng ngả ra nhỏ nên năng lực mang tải của nó tốt hơn. * Mạch khuếch đại không có tính hòn đảo pha. Điện áp tín hiệu vào trên chân B tăng thì điện áp tínhiếu ra trên chân E cũng tăng theo, và ngược lại tín hiệu vào giảm thì tín hiệu ngả ra cũng giảmtheo. Người ta lấy tín hiệu ra trên chân E của Q3 trên điện trở R7, cho qua tụ liện lạc C9 để liên tục đivào những tâng khuếch đại chọn tần hay khuếch đại hiệu suất. Trên đường nguồn cũng đặt mạchlọc với điện trở R9 và tụ C8. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=1449/191/5/2015Trao đổi học tập ­ cụ thể ( 3 ) Tiền khuếch đại, dùng khuếch đại những tín hiệu nhỏ. Kiểu mạch khuếch đại này hiện rất thông dụng, mạch dùng 2 transistor liên lạc thẳng. Khi Bạnphân tích một mạch khuếch đại, trước hết hãy xét đến điều kiện kèm theo phân cực tĩnh. Để những transistorlàm việc trong vùng khuếch đại, mối nối BE phải cho phân cực thuận và mối nối CB phải cho phâncực nghịch, lúc đó dòng hạt tải điện phun ra từ chân E sẽ chảy gần hết vào chân C và chẩy ratrên chân C, và lúc này, tất cả chúng ta sẽ dùng mức volt biến hóa trên chân B để làm tăng giảm dòngđiện này. Trong mạch : R1 là điện trở định mức áp trên chân C của Q1, và R2 là điện trở định mứcdòng chảy vào chân E của Q1. R5 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B của Q1. R3 là điệntrở định mức áp trên chân C của Q2 và R4 là điện trở định mức dòng chảy vào chân E của Q2. Khikiểm tra mức áp DC trên mạch, tất cả chúng ta thấy Q1, Q2 đã được cho phân cực thao tác trong vùngkhuếch đại. Tín hiệu cho qua tụ liên lạc C1 vào chân B của Q1, sau khi được khuếch đại, tín hiệulấy ra trên chân C của Q2 qua tụ liên lạc C2 để đến tải. Trong mạch dùng tụ C3 để làm tăng độ lợicủa Q2. Để tránh hiện tượng kỳ lạ xê dịch boating, tất cả chúng ta đặt mạch lọc R6, C4 trên đường nguồn. Do 2 tầng khuếch đại ráp theo kiểu E chung, nên mạch này cho độ lợi rất lớn, nhờ vậy chúng tacó thể dùng đường hồi tiếp nghịch để cải tổ chất lượng của mạch khuếch đại. ( 4 ) Khuếch đại âm sắc, còn gọi là khuếch đại chỉnh Bass ­ Treble. Tín hiệu âm thanh tai người nghe được nằm trong dãy tần số từ 20H z đến 20000H z. Người ta chiadãy tần này ra làm 3 đoạn : * Đoạn từ 20H z đến 400H z gọi là âm trầm, hay Bass * Đoạn từ 400H z đến 3000H z gọi là âm trung, hay Medium * Đoạn từ 3000H z đến 20000H z gọi là âm bổng, hay TrebleKhi nghe nhạc hay khi nghe lời thoại, có người thích nghe âm trầm, lại có người thích nghe âmbổng, mỗi người mỗi ý, do vậy người ta ráp mạch khuếch đại có công dụng kiểm soát và điều chỉnh biên độcủa những tín hiệu âm thanh theo tần số. Mạch phổ cập nhất là dùng mạch lọc Baxandal dùng đểđiều chỉnh biên độ tín hiệu âm thanh vùng tần số thấp, gọi là nút chỉnh Bass và kiểm soát và điều chỉnh tínhiệu vùng tần số cao, gọi là nút chỉnh Treble. Sơ đồ mạch điện như hình sau : http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14410/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtTrong mạch : Q1 là tầng khuếch đại tăng biên, ráp theo kiểu chân E chung, Q1 được phân cực vớiđiện trở R2 dùng định mức áp cho chân C, điện trở R1 cấp mức áp phân cực cho chân B và điệntrở định dònh R3, còn dùng lấy tín hiệu trên chân E tạo tác dụng hồi tiếp nghịch nhằm mục đích ổn địnhmạch khuếch đại. Tín hiệu đưa vào chân B qua tụ liên lạc C1 và cho lấy ra trên chân C qua tụ C2vào mạch lọc, tại đây người ta đặt mạch lọc tần Baxandal. Mạch lọc gồm 2 nhánh : * Nhánh lọc lấy tín hiệu có tần số cao, gồm tụ C4, RV1 và tụ C5. Các tín hiệu có tần số cao dễqua nhánh này, những tín hiệu tần số thấp bị ” chặn lại “. Như vậy tất cả chúng ta dùng chiết áp RV1 chỉ đểchọn biên độ cho những tín hiệu có tần số cao, RV1 thường gọi là nút chỉnh tiếng bổng. * Nhánh lọc lấy tín hiệu tần số thấp, gồm R10, RV2, R11 và những tụ C6, C7. Mạch cho thấy chỉ cócác tín hiệu tần số thấp cho qua chiết áp RV2, những tín hiệu tần số cao đều cho ” đi tắt ngangqua ” chiết áp này. Trong nhánh này, tất cả chúng ta dùng chiết áp RV2 chỉ để chọn biên độ cho những tínhiệu có tần số thấp, RV2 thường gọi là nút chỉnh tiếng trầm. Điện trở R12 tạo phân làn giữa cácnhánh lọc tần. Sau khi ra khỏi 2 nhánh lọc tần, một cho tần số cao và một cho tần số thấp, thành phần tín hiệuâm trầm và âm bổng được cho ” cộng lại ” và cho qua tụ liên lạc C8 đưa vào chân B của tầngkhuếch đại với Q2. Transistor Q2 được phân cực với điện trở R5 định mức áp trên chân C, điệntrở R4 cấp áp phân cực cho chân B, và điện trở R6 tạo tác động hồi tiếp nghịch trên chân E. Saucùng tín hiệu lấy ra trên chân C của Q2 cho qua tụ liên lạc C3 để đến tải, hay để đi tiếp vào cáctầng khuếch đại khác. Để tránh ” tác động ảnh hưởng qua lại giữa những tầng do cùng dùng chung đường nguồn “, trên đường nguồnDC tất cả chúng ta đặt mạch lọc nguồn với điện trở R7 và tụ C9. Mạch lọc này sẽ lọc sạch những tín hiệucủa những tầng nhiễm vào đường nguồn, tránh được hiện tượng kỳ lạ xê dịch ngoài ý muốn. ( 5 ) Khuếch đại hiệu suất âm tần, cấp tín hiệu biên độ lớn cho tải. Để tín hiệu có hiệu suất đủ lớn dùng cấp cho những loại tải như những loa trong ống nghehay loa điện động, người ta lắp ráp những mạch khuếch đại hiệu suất thao tác với tínhiệu biên độ lớn. Sau đây là vài mạch thông dụng, dễ ráp, thời cơ ráp thành công xuất sắc cao. ( a ) Khuếch đại ngả ra dùng cho ống nghehttp : / / phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14411/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtĐể có hiệu suất tín hiệu đủ lớn cấp cho những loa nhỏ đặt trong những ống nghe, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể rápmạch theo sơ đồ trên. Trong mạch : Q1 là transistor pnp ráp theo kiểu chân E chung, tín hiệu âmthanh từ ngoài qua tụ liên lạc C1 và điện trở giảm biên R9 đưa vào chân B của Q1 và lấy ra trênchân C đưa thẳng vào chân B của Q3, ở đây transistor Q2 dùng như một nguồn cấp dònghằng, nó cấp dòng phân cực đủ lớn cho Q3 nhưng lại có trở kháng AC rất lớn, nên không gây tổnthất tín hiệu trên chân C của Q3. Sau cùng tín hiệu qua tụ liên lạc C4 để đến những loa nhỏ đặttrong ống nghe. Mạch được phân cực như sau : Các điện trở R1, R2, R3 cấp áp phân cực cho chân B của Q1. R6 làđiện trở định mức dòng thao tác cho Q1. Tụ C3, và điện trở R3 dùng làm mạch hồi tiếp tự cửnhằm tăng trở kháng ngả vào cho Q1. Các diode D1, D2 và điện trở định dòng R7 dùng tạo ramức điện áp cố định và thắt chặt để giữ cho mức áp trên chân B của Q2 không biến hóa và dùng Q2 làmnguồn cấp dòng hằng với R8 là điện trở định mức dòng hằng. Q3 là tầng khuếch đại ngả ra, lấythẳng tín hiệu trên chân C của Q1, ở đây điện trở R4 dùng tăng thông số không thay đổi nhiệt cho Q3. TụC4 là tụ ngả ra, với R10 là điện trở dùng không thay đổi hoạt động giải trí của tụ C4, tránh cho một chân của tụC4 không bỏ trống khi mạch không cắm ống nghe. Để tránh tác động ảnh hưởng qua lại giữa những tầng khuếch đại do dùng đường nguồn chung, chúng tacũng đặt mạch lọc nhiễu R5, C2 trên đường nguồn DC. ( b ) Khuếch đại ngả ra dùng cho LoaCó rất nhiều kiển mạch khuếch đại hiệu suất âm tần. Sau đây tất cả chúng ta thử ráp một kiểu mạchAmpli rất phổ dụng. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14412/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtMạch được ráp với 6 transistor, tác dụng của mỗi transistor như sau : * Q1 là transistor pnp, dùng làm tầng khuếch đại ngả vào. Người ta dùng 2 điện trở R1, R2 lấy ápcấp cho chân B để phân cực, chân E định dòng thao tác với điện trở R5, lọc nguồn dùng điện trởR4 và tụ C2. Tín hiệu cho qua tụ liên lạc C1 vào chân B của Q1, tín hiệu lấy ra trên chân C choghép thẳng vào tầng khuếch đại thúc Q2. Trên chân E đặt tụ C3 và điện trở R11 dùng lấy tín hiệuhồi tiếp nghịch nhằm mục đích định độ lợi toàn phần của mạch tăng âm. * Q2 là transistor npn, dùng làm tầng thúc, nó được phong cách thiết kế cho thao tác theo dạng công suấtnhỏ hạng A. Tín hiệu cho vào chân B, chân E cho nối masse để lấy dòng. Trên chân C đặt 2 diode1N4148 để lấy ra mức áp DC cấp phân cực cho những tầng kéo đẩy, tránh tính năng của ràoáp, nhằm mục đích sửa méo tại giao điểm tín hiệu. R6, R7 là 2 điện trở định mức dòng thao tác cho Q2, mức áp phân cực trên chân C của Q2 lấy khoảng chừng nửa mức áp nguồn nuôi. Tụ C4 lấy tín hiệu ngảra hồi tiếp tự cử về tầng thúc nhằm mục đích làm cân đối biên độ tín hiệu trên và dưới ở ngả ra. Dùng tụnhỏ C6 tạo hồi tiếp nghịch chỉ so với những tín hiệu vùng tần số cao nhằm mục đích tránh cho mạch khôngphát sinh giao động tự kích. Khi mạch xê dịch tự kích ở vùng tần số cao, những transistor côngsuất sẽ bị rất nóng và bị hư. * Q3, Q4 là 2 transistor hỗ bổ npn và pnp dùng làm tầng khuếch đai kéo đẩy. Cặp transistor nàycó mọi tham số đều giống nhau, nó chỉ khác là một npn và một kia là pnp. Với cặp transistor hỗbổ người ta không cần dùng thêm mạch hòn đảo pha. Khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 tăng lên, nósẽ làm cho Q3 dẫn điện và lúc này Q4 tắt, và ngược lại khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 giảmxuống, nó sẽ làm cho Q4 dẫn điện và lúc này Q3 tắt. R8 và R9 là 2 điện trở có trị số bằng nhau vàdùng làm tăng thông số không thay đổi nhiệt cho tầng hiệu suất ráp theo kiểu phức tạp. * Q5, Q6 là 2 transistor npn dùng làm tầng hiệu suất. Để có dòng điện tín hiệu đủ mạnh người tadùng transistor hiệu suất Q5 cho ghép phức tạp với Q3 và dùng transistor hiệu suất Q6 choghép phức tạp với Q4. Khi Q3 dẫn, Q5 sẽ dẫn mạnh hơn và tạo điều kiện kèm theo cho tụ ra loa C5 nạpdòng điện của nguồn nuôi, dòng này hoàn toàn có thể dùng để kéo màn loa vào. Khi đến Q4 dẫn, Q6 sẽ dẫnmạnh hơn và tạo điều kiện kèm theo cho tụ ra loa C5 xả dòng điện qua loa, dòng này sẽ đẩy màn loa ra. TụC5 là tụ cấp dòng kéo đẩy cho loa, tụ nầy phải lấy tụ hóa có trị điện dung lớn. Ngang loa người tađặt mạch lọc zobel để không thay đổi trở kháng của loa trong dãy tần tín hiệu âm thanh nhằm mục đích tránhdạng méo hiệu suất. Trong mạch này, có 2 hệ thức Bạn cần nhớ : * Hệ thức dùng định độ lợi toàn mạch : Trong đó : KF là độ lợi toàn phần. R5 là điện trở định dòng trên chân E của Q1, R11 là điện trở lấytín hiệu hồi tiếp nghịch * Hệ thức dùng tính hiệu suất lấy được trên loa : http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14413/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtTrong đó : Vcc là mức áp nguồn nuôi. RL là trở kháng của loa. ( c ) Khuếch đại hiệu suất âm tần dùng mạch tích hợp IC.Trên phương dịện thực dụng, khi cần có những mạch tăng âm hiệu suất lớn, ngày này người ta ítdùng transistor và những linh phụ kiện phân lập để ráp mạch. Vì sao ? Vì trên thị trường hiện có vô số cácIC hiệu suất âm tần, dùng những IC này việc làm lắp ráp mạch tăng âm sẽ rất nhanh, gọn nhẹ. Dưới đây tôi trình làng vài mạch điện để Bạn tìm hiểu thêm và làm thực hành thực tế cho quen tay. Mạch ráp với một ic tăng âm nhỏ, có kích cở như ic 555, nhưng trong ic có 2 mạch tăng âm đọclập hoàn toàn có thể ráp dạng mạch tăng âm stereo hay ráp theo kiểu mạch mono BTL. Khi ráp một ic tăngâm, Bạn hoàn toàn có thể làm theo 3 bước : Bước 1 : Tìm chân cấp nguồn. Thường có một chân nối masse, một chân nối với nguồn dương vàthường khi còn có một chân dùng để mắc tụ lọc cho tầng nguồn tiền khuếch đai. Bước 2 : Tìm chân ngả vào và ngả ra. Trên chân ngả vào Bạn dùng chiết áp để kiểm soát và điều chỉnh mứctín hiệu. Có nhiều IC ở ngả vào phải dùng tụ liên lạc để bảo toàn mức volt phân cực DC, có IC chonối thẳng, vì mức áp phân cực ngả đã cho ở mức 0V. Tìm chân ngả ra, ngả ra thường có mức ápphân cực cho bằng nửa mức áp nguồn nuôi. Tín hiệu cấp cho Loa thường qua một tụ điện hóahọc lớn. Bước 3 : Chú ý đến những mạch hồi tiếp, những mạch điện phụ khác, thường có những mạch sau : * Mạch hồi tiếp nghịch, tín hiệu ngả ra trả trở lại ngả vào hòn đảo. Trị điện trở lấy tín hiệu hồi tiếpnghịch cũng dùng định độ lợi cho toàn mạch. * Mạch hồi tiếp tự cử. Dùng tụ hồi tiếp tự cử lấy tín hiệu ngả ra trả về tầng thúc để hoàn toàn có thể làmcân bằng biên độ tín hiệu lên xuống ở ngả ra. * Dùng tụ trị nhỏ hồi tiếp bù pha hay hồi tiếp nghịch giữ cho mạch không tự phát sinh dao độngtự kích. * Dùng mạch lọc zobel để không thay đổi trở kháng của loa tránh hiện tượng kỳ lạ méo hiệu suất do trởkháng của loa biến hóa theo tần số. Trong mạch : * C1 là tụ liên lạc ở ngả vào, RV1 là chiết áp dùng làm nút chỉnh mức âm lượng, tín hiệu đưa vàochân 4 cho kênh 1 và chân 6 cho kênh 2. * Tín hiệu ra trên chân 1 cho kênh 1 và chân 3 cho kênh 2, tại đây tín hiệu cho qua tụ ra loa C4http : / / phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14414/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtcấp dòng điện kéo đẩy làm rung màn loa. Tụ C5 và điện trở R3 dùng làm mạch lọc zobel để ổnđịnh trở kháng của loa nhằm mục đích tránh hiện tượng kỳ lạ sai hiệu suất. Mức áp phân cực trên những chân ngảra phải bằng 50% mức áp nguồn nuôi Vcc. * Người ta dùng cầu chia volt với điện trở R2 và R3 để lấy một phần tín hiệu ngả ra qua tụ liên lạcC2 cho hồi tiếp nghịch về chân số 8 cho kênh 1 và chân số 5 cho kênh 2. Đường hồi tiếp nghịchcó công dụng cải tổ chất lượng của tín hiệu âm thanh. * IC thao tác với chân số 4 nối masse và chân số 8 noối vào nguồn nuôi Vcc. IC hoàn toàn có thể làm việcvới mức nguồn nuôi từ 3V đến 12V. Trong mạch : Chiết áp R1 dùng làm nút chỉnh Volume, C1 là tụ liên lạc ngả vào, tín hiệu đưa vàoIC qua chân số 1. Tín hiệu cho ra trên chân số 4 qua tụ hóa lớn C3 để cấp dòng điện kéo đẩy làmrung màn loa. Ngang loa dùng mạch lọc zobel để tránh hiện tượng kỳ lạ méo hiệu suất do trở khángcủa loa đổi khác theo tần số. Dùng cầu chia volt R2, R3 lấy một phần tín hiệu ngả ra qua tụ liênlạc C2 cho hồi tiếp nghịch về chân số 2 để cải tổ chất lượng của âm thanh. IC thao tác vớichân số 3 cho nối masse và chân số 5 nối vào đường nguồn Vcc. IC hoàn toàn có thể thao tác vớimức nguồn đổi khác từ 6V đến 18V, tất cả chúng ta biết cấp mức nguồn nuôi càng cao hiệu suất lấy racàng lớn. Chú ý : Khi kiểm tra mạch, đo mức áp phân cực trên chân số 4 của IC phải có mức áp trung điểm, nghĩa là bằng nửa mức áp của nguồn nuôi. Trị của điện trở R3 dùng định mức độ hồi tiếp nghịch, lấy trị R3 càng nhỏ, mức hồi tiếp nghịch càng ít, độ lợi sẽ lớn, hiệu suất ra lớn nhưng chất lượngâm thanh kém hơn, khi lấy trị R3 lớn, ngược lại hiệu suất ra yếu hơn nhưng chất lượng âm thanhsẽ nghe hay hơn. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14415/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtTrên xe hơi Bạn hoàn toàn có thể dùng ic HA13118 ráp mạch tăng âm 2 kênh ra 2 loa hay kiểu mạch monoBTL ra 1 loa để lấy hiệu suất ra lớn khi IC thao tác với mức nguồn nuôi thấp. Trong mạch : Tín hiệu âm thanh được lấy ra trên nút chỉnh mức âm lượng cho qua tụ liên lạc C10đưa vào chân số 3, ở đây gắn tụ nhỏ C11 để lọc bỏ nhiễu tần số cao. Trên ngả vào hòn đảo cho gắntụ lọc C1 để lấy độ lợi lớn. Tín hiệu kênh 1 cho ra trên chân số 15, trong IC có đường cấp tín hiệucho kênh 2 và tín hiệu cho ra của kênh 2 trên chân số 8. Chúng ta gắn loa lấy tín hiệu ra dạngBTL trên chân số 15 và chân 8. Tụ C5 và C6 là những tụ hồi tiếp tự cử dùng cân đối biên độ kéođẩy ở ngả ra, nó lấy tín hiệu ngả ra cho hồi tiếp về chân 14 và chân 10. Ở ngả ra cũng đặt cácmạch lọc zobel với tụ C7, R1 và tụ C8, R2, tác dụng của mạch lọc zobel là không thay đổi trở kháng củaloa, tránh hiện tượng kỳ lạ méo hiệu suất do trở kháng của loa đổi khác theo tần số. IC thao tác với chân 12 cho nối masse, chân 13 nối vào đường nguồn Vcc, từ 8V đến 18V. Trêncác chân 2, chân 5 gắn tụ lọc C4 và C3. Trên chân số 4 của ngả vào kênh 2 cho nối massevà chân 6 gắn tụ nối masse C2. Trong mạch IC phải cho gắn trên miếng nhôm làm nguội để giữcho IC không quá nóng. http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14416/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtSơ đồ trên cho thấy những dùng IC TDA7209 để ráp mạch tăng âm có hiệu suất ra 50W. IC này làmviệc với dạng đường nguồn đối xứng. Để có nguồn nuôi dạng đối xứng, Bạn dùng biến áp nguồntrên cuộn thứ cấp phải có ra dây giữa dùng làm dây masse, kế đó dùng cầu nắn dòng với 4 diodeđể có đường nguồn V + và đường nguồn V ­. Để không thay đổi những mức volt nguồn ra, tất cả chúng ta gắn cáctụ hóa lớn dùng làm kho chứa điện và ổn áp. IC TDA7209 thao tác với những chân 7, 13 nối vào đường nguồn dương, những chân 1, 8, 15 cho nốivào đường nguồn âm và chân số 4 cho nối vào đường masse. Tín hiệu qua chiết áp chỉnh biên cho qua tụ liên lạc C1 và điện trở giảm biên R1 sửa méo tiếngđưa vào chân số 3. Điện trở R2 dùng không thay đổi trở kháng ngả vào và tụ nhỏ C2 dùng lọc bỏ tín hiệunhiễu tần số cao. Tín hiệu lấy ra trên chân số 14 cho cấp thẳng vào loa, tất cả chúng ta biết khi dùngkiểu mạch tăng âm chạy nguồn nuôi đối xứng thì trên ngả ra không cần dùng tụ hóa làm tụ xuấtâm. Ở đây tụ C6 dùng lấy tín hiệu hồi tiếp tự cử làm cân đối biên độ tín hiệu kéo đẩy ở ngảra. Điện trở R3, R4 và tụ C3 dùng lấy một phần tín hiệu ngả ra cho đường hồi tiếp nghịch để sửaméo tiếng và cải tổ chất lượng âm thanh. IC này có chân số 10 dùng tạm làm câm loa và chânsố 9 cho IC vào trạng thái tắt chờ. Tạm kếtMột lần nữa tôi mong Bạn sau khi xem hiểu những sơ đồ mạch điện trên thì chuyển qua tìm linh kiệnđể ráp thực hành thực tế. Chỉ có làm nhiều, làm cho thật quen tay Bạn mới trở thành dân điện tử chuyênnghiệp. Khi có dịp tất cả chúng ta sẽ trở lại đề tài này với những sơ đồ mạch điện thú vị hơn. Chào ! http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14417/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtNgười soạnmời Bạn vào xem … Chủ đề liên quanLinh kiện học, bài 2L inh kiện học, bài 1 http://phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14418/191/5/2015Trao đổi học tập ­ chi tiếtTản mạn chuyện nghề chuyện đời … Ứng dụng sóng điện từ trong mạch chuông cửa không dâyTự ráp đèn Led chiếu sáng sân vườn dùng nguồn pin mặt trờiTrang chủ | Download | Liên hệ1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 … Copyright © 2010 phuclanshop.com. All rights reservedDesigned by Matviet. nethttp : / / phuclanshop.com/TraoDoiHocTap­ChiTiet.aspx?NewsId=14419/19

Source: https://vvc.vn
Category : Đồ Cũ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay