Chương 1: Tổng quan về phụ nữ học và khoa học về giới – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.02 MB, 214 trang )

– Phụ lục 2: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ

Việt Nam tới năm 2000. Nhà xuất bản Phụ nữ, Hồ Chủ Tịch với

vấn đề giải phóng phụ nữ, 1976.

IV. NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Từ phụ nữ học đến giới và phát triển

Ngày nay, trong nghiên cứu và giảng dạy về các mối quan hệ xã

hội giữa nam giới và nữ giới, về các vấn đề bất bình đẳng giữa nam giới

và nữ giới, thuật ngữ giới, bình đẳng giới, giới, giới và phát triển ngày

càng được dùng thay cho các thuật ngữ phụ nữ học, giải phóng phụ nữ,

bình đẳng nam -nữ. Có thể nói nghiên cứu về giới là một giai đoạn phát

triển mới của phụ nữ học, do đó giới không tách rời phụ nữ học. Nội

dung nghiên cứu vẫn chú trọng đến tình trạng thiệt thòi của phụ nữ và

các chiến lược tiến đến xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưng

cách tiếp cận có thay đổi. Thay vì chỉ chú trọng đến phụ nữ, khoa học về

giới chú trọng đến phụ nữ trong mối quan hệ giữa nữ giới và nam giới.

Có nghĩa là các vấn đề bình đẳng nam-nữ, phát triển, xóa bỏ phân biệt

đối xử đối với phụ nữ liên quan đến cả nữ giới lẫn nam giới. Cải tiến

mối quan hệ nữ giới – nam giới là trọng tâm của khoa học về giới.

Như vậy, ngày nay, hai thuật ngữ phụ nữ học và giới đều đang

được giới nghiên cứu và giảng dạy sử dụng để nói về những nội dung

nghiên cứu tương tự liên quan đến tình trạng thiết thòi của phụ nữ và

các vấn đề bình đẳng giới. Một điều cần lưu ý là không nên xem các các

vấn đề giới là những vấn đề riêng của phụ nữ. Cách nhìn và cách hiểu

này vẫn còn tồn tại ở nhiều người. Theo nhãn quan của họ, phụ nữ hay

giới cũng đều là những vấn đề riêng của phụ nữ, không liên quan đến

nam giới. Cần nêu rõ đây là một cách nhìn không đúng với quan điểm

của khoa học về giới.

23

Lịch sử phát triển của khoa học về giới khởi đi từ phụ nữ học, do

đó, các phần tiếp theo sẽ trình bày về sự phát triển của phụ nữ học.

2.

Sự phát triển của ngành phụ nữ học như là một

khoa học

Từ nửa sau thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện những bài giảng về

nữ quyền ở các trường đại học. Năm 1970, thuật ngữ phụ nữ học (PNH)

được dùng lần đầu tiên cho những giáo trình để chỉ những giáo trình

này. Ở Mỹ, dù bị chống đối mạnh mẽ, phụ nữ học đã phát triển nhanh

chóng:

Số giáo trình tăng lên nhiều. Phụ nữ học trở thành chương trình

đào tạo ở bậc cử nhân và sau đại học. Số người tham gia nghiên cứu về

nữ quyền gia tăng mạnh mẽ.

Ở Pháp, trước thập niên 1990, các chương trình và các cấp bằng

về phụ nữ học thường không được đa số giảng viên/ giáo sư đại học

chấp nhận. Gần đây, người ta nhận thấy ngày càng có nhiều môn học

trong một số ngành có kết hợp/lồng ghép yếu tố giới

Trong lúc các trung tâm nghiên cứu phụ nữ hiện hữu ở các đại học

Lyon 11, Paris 7, Paris 8, Rennes, Toulouse 2 tiếp tục thu hút sinh viên

theo học các môn phụ nữ học, thì các nhóm/ trung tâm nghiên cứu mới

về PNH ở Nantes, Lille, đã trở nên rất tích cự trong giảng dạy và giảng

dạy về phụ nữ học. Các trung tâm này tổ chức thường xuyên các cuộc

hội thảo, phối hợp các chương trình đào tạo, hướng dẫn luận án tiến sĩ

và cao học, cung cấp tư liệu cho sinh viên. Các trung tâm PNH này mở

rộng phạm vi hoạt động, hợp tác với các tổ chức ngoài đại học, tìm

nguồn kinh phí hỗ trợ ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các

chương trình cao học về PNH dần dần được thừa nhận ở các đại học

24

Pháp trong thập niên 1990.

Như vậy, phụ nữ học là một khoa học mới mẻ nhưng phát triển rất

nhanh chóng tại hầu hết các ác đại học trên thế giới.

Điểm khác biệt với các ngành khoa học xã hội truyền thống khác

là những nghiên cứu về phụ nữ xuất phát trước tiên từ những phong trào

chính trị, xã hội ở ngoài các trường đại học.

Điểm phân biệt những người nghiên cứu về phụ nữ với các

chuyên gia trong các khoa học truyền thống là họ hướng tới một phong

trào góp phần cải tiến xã hội.

Các hội nghị quốc tế về phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến các

nghiên cứu về phụ nữ. Đã có các hội nghị quốc tế về phụ nữ vào các

năm:

– 1975: Mexico (Mexico)

– 1980: Copenhagen (Đan Mạch)

– 1985: Nairobi (Kenya)

– 1995: Bắc Kinh (Trung Quốc)

– 2000: Bắc Kinh +5 tại New York (Mỹ) tại phiên họp đặc

biệt thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).

– 2005:

Bắc Kinh + 10 tại New York (Mỹ) tại phiên họp

đặc biệt thứ 49 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ).

Sau hội nghị Mexico, Liên Hiệp Quốc đã đề ra thập kỷ phụ nữ từ

1976 đến 1985.

Sau hội nghị ở Copenhagen, một mạng lưới các nhà nghiên cứu

25

về PNH được thiết lập, mạng lưới này hoạt động hữu hiệu trong năm

năm từ 1980 đến 1985. Hội nghị Nairobi năm 1985 có số người tham dự

đông gấp bốn lần hội nghị Copenhagen, có nhiều đoàn từ các nước đang

phát triển. Hội nghị Nairobi đánh giá những kết quả đạt được trong thập

kỷ phụ nữ, và đề ra chiến lược “BÌNH ĐẲNG, PHÁT TRIỂN, HÒA

BÌNH”. Tại diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ tại hội nghị quốc tế

về phụ nữ ở Bắc Kinh, đã có khoảng 30.000 người tham dự. Hội nghị

đánh giá việc thực hiện chiến lược đã đề ra ở Nairobi. Dưới khẩu hiệu

“Nhìn thế giới qua mắt người phụ nữ”, nhiều chủ đề của hội nghị cho

thấy sự gắn kết của phụ nữ vào những vấn đề chung của thế giới như

toàn cầu hóa, chiến tranh và hòa bình, phát triển, môi trường.

Hội nghị Bắc Kinh +5 về phụ nữ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10

tháng 6 năm 2000 trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York (Mỹ).

Khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

có chủ đề: “Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, Phát triển và Hòa bình

cho thế kỷ 21” (gọi tắt là Bắc Kinh +5).

Năm 1995, Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ diễn ra tại Bắc

Kinh (Trung Quốc) đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh

Hành động toàn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ (CLHĐ). Sau 5 năm triển

khai thực hiện, LHQ quyết định triệu tập Khóa họp đặc biệt này nhằm

mục đích đánh giá tình hình thực hiện CLHĐ và xác định các sáng kiến

và hành động tiếp theo để đạt được bình đẳng giới cho Thế kỷ 21.

Đây là lần đầu tiên có Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ

về phụ nữ. Hội nghị được triệu tập để tạo cơ hội cho các Chính phủ một

lần nữa khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu của CLHĐ.

Tham gia Hội nghị có đại biểu của 189 quốc gia thành viên, đại

26

diện các cơ quan LHQ và các cơ chế quốc tế, khu vực, các tổ chức phi

chính phủ. Tổng cộng có khoảng 1 vạn đại biểu, trong đó có 6 Phó Tổng

thống, 1 Thủ tướng, 6 Phó Thủ tướng, 99 Bộ trưởng hoặc tương đương,

64 Thứ trưởng hoặc tương đương.

3. Một số đặc điểm của phụ nữ học.

Từ hàng bao thế kỷ, phụ nữ đã là một đối tượng nghiên cứu, vậy

phụ nữ học ngày nay có gì khác? Theo Sheila Ruth, những công trình

nghiên cứu phụ nữ trước đây thường có quan điểm:

– Phụ nữ thường được nhìn vào, ít khi phụ nữ có được cái

nhìn riêng về mình.

– Phụ nữ được nghiên cứu trong một phần nào đó của công

trình như là một phần phụ thuộc.

– Có những quan điểm “ghét phụ nữ”. Thành kiến đối với

phụ nữ dần dần trở thành một lý thuyết khoa học và được chấp

nhận.

Theo một số nhà khoa học, nếu các nghiên cứu về phụ nữ không

xuất phát từ quan điểm xem phụ nữ là một tầng lớp bị áp bức thì không

thuộc phạm vi nghiên cứu phụ nữ học hiện đại. Một số khác đề nghị

cách tiếp cận trung dung hơn, không nhất thiết phải có thiên kiến về tình

trạng bị lệ thuộc của phụ nữ.

Tính chất liên ngành của phụ nữ học.

Tiếp cận liên ngành là điều không thể thiếu trong khi nghiên cứu

phụ nữ học. PNH có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành khoa học xã hội

khác như xã hội học, tâm lý học, dân tộc học, luật, lịch sử, y học, môi

trường. Trong khi nghiên cứu, PNH chú ý các điểm tương đồng và dị

27

biệt giữa nam và nữ giới.

Nghiên cứu các vấn đề xã hội với quan điểm tiếp cận giới sẽ làm

thay đổi cách nhìn nhận vấn đề cũng như các đề nghị về giải pháp.

Xuất phát từ các phong trào giải phóng phụ nữ, đấu tranh cho nữ

quyền nên PNH có tính mục đích, tính ứng dụng rất cao. Đây là một

lãnh vực nghiên cứu liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa

nhà nghiên cứu và những người tham gia phong trào, xây dựng dự án.

4. Nội dung và mục tiêu của phụ nữ học

Phụ nữ học là một khoa học mới lại phát triển nhanh, nên chưa có

một định nghĩa được đại đa số chấp nhận.

Theo Bách khoa Tự điển Wikipedia, PNH là một khoa học liên

ngành nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phụ nữ, nữ quyền, giới và

chính trị. PNH thường bao gồm lý thuyết về nữ quyền, lịch sử phụ nữ,

lịch sử xã hội, văn học phụ nữ, sức khỏe phụ nữ, nghiên cứu về giới.

Vào cuối thập niên 1960, PNH được thiết lập như là một ngành

học riêng biệt, đó là lúc làn sóng thứ hai của nữ quyền đã đạt được

những thắng lợi trong giới khoa học nhờ những hoạt động tích cực của

giảng viên và sinh viên.

Ruth quan niệm rằng PNH là một tiến trình, một mảnh đất mới

được khai phá. Một số nhà nghiên cứu Úc cho rằng lúc đầu PNH gắn

với phong trào giải phóng phụ nữ, tiến đến xóa bỏ những bất bình đẳng

về giới và giải phóng phụ nữ. Gần đây, những người sáng lập Hội Quốc

gia nghiên cứu về phụ nữ ở Úc cho rằng PNH là một chiến lược giáo

dục nhằm tiến đến những đổi mới trong xã hội. Lý do là vì xã hội mà ta

đang sống còn phân biệt giới tính, người phụ nữ còn bị hạ thấp phẩm

giá, bị lệ thuộc và bị ngược đãi.

28

Các mục tiêu của phụ nữ học:

– Phân tích tính thống trị của các quan điểm của nam giới

trong kiến thức lịch sử, tạo ra những kiến thức mới và những giá

trị mới thông qua việc nghiên cứu tích cực kinh nghiệm của phụ

nữ.

– PNH nhằm đạt đến sự thay đổi ý thức của phụ nữ về chính

người phụ nữ: hình ảnh, tư cách, quyền lợi, vị trí, sự tham gia của

người phụ nữ trong thế giới.

– Thay đổi những ước vọng của phụ nữ dựa trên cơ sở ý thức

đã được thay đổi, lòng tự tin đã được củng cố, từ đó người phụ nữ

có những lựa chọn mới cho mình và cho xã hội.

– Cải thiện những quan hệ giữa nam và nữ giới, tiến tới quan

hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau.

– Gây ý thức ở mọi tầng lớp, nam cũng như nữ, về những giá

trị của cuộc sống: lòng nhân ái, công bằng xã hội, chất lượng cuộc

sống.

– Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

– Chấm dứt cuộc chạy đua đến sự phá hủy hành tinh, tăng

cường bảo vệ môi trường.

– Đấu tranh cho hòa bình của thế giới.

Về tình trạng lệ thuộc của phụ nữ:

Một thực tế kéo dài trong lịch sử và ở khắp nơi trên thế giới là

phụ nữ có địa vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình cũng như ngoài

xã hội, phụ nữ bị áp bức, bị đối xử không bình đẳng.

29

Mặc dù phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất, vào công

cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, nhưng rất ít tài liệu viết về lịch sử của

phụ nữ, cho nên ngay chính người phụ nữ cũng không hiểu rõ bản sắc

của chính mình. Điểm qua lịch sử, ta thấy phụ nữ bị tước mất các

phương tiện để tự nhận thức về mình. Vì vậy, phụ nữ thường có xu

hướng tin vào những hình ảnh huyền thoại về mình, hình ảnh do nam

giới vẽ ra, ngay cả khi hình ảnh đó xung đột với thực tại. Phụ nữ bị ngăn

cản nên không thể nhận biết về mình. Phụ nữ được dạy rằng chỉ cần biết

người khác nhìn về mình như thế nào là đủ cho sự tồn tại của phụ nữ rồi.

5. Nghiên cứu và đào tạo về giới ở Việt Nam và ở TP.HCM

5.1 Từ nghiên cứu phụ nữ đến nghiên cứu về giới, mối quan tâm

ngày càng gia tăng trong thập niên 1990.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về phụ nữ đã được tiến hành

tương đối sớm. GS. Lê thị Nhâm Tuyết đã cho xuất bản quyển sách

“Truyền thống phụ nữ Việt Nam” ngay từ những năm 1960, và sách này

đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh. Tuy nhiên, phải đợi đến thập

niên 1980 nghiên cứu PNH mới thật sự có vị trí trong giới khoa học với

việc thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ do Giáo sư Lê

Thi làm giám đốc. Cũng trong thời gian này, Trung tâm nghiên cứu về

Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) được thành lập

do Giáo sư Lê thị Nhâm Tuyết làm giám đốc. Điểm đáng lưu ý là

CGFED là một cơ quan nghiên cứu mang tính chất phi chính phủ, tự

hạch toán, không có kinh phí của nhà nước.

Có thể nói rằng tại Việt Nam cũng như tại TP.HCM, cho đến thập

niên 80, nghiên cứu phụ nữ học như là một hoạt động khoa học hãy còn

xa lạ đối với nhiều người. Lúc ấy, nói đến phụ nữ, người ta dễ dàng liên

tưởng đến Hội Liên Hiệp Phụ Nữ như là một phong trào chính trị xã hội,

30

hoạt động dưới khẩu hiệu giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền.

5.1.1 Đầu thập niên 90, các cơ quan nghiên cứu về phụ nữ và các tổ

chức hoạt động của phụ nữ và vì phụ nữ tại TP.HCM còn rất hiếm

hoi. Chỉ có:

– Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ Nữ thuộc Viện

Khoa học Xã hội TP.HCM, sau đó đổi tên là Trung tâm Nghiên

cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình và nay là Trung tâm Nghiên

cứu về Giới và Phát triển. Các chủ đề nghiên cứu của Trung tâm

chú trọng đến việc phân tích địa vị, vai trò của người phụ nữ trong

gia đình và trong xã hội, phụ nữ và hạnh phúc gia đình, tình trạng

học vấn của phụ nữ…

– Hội Liên Hiệp Phụ Nữ chú trọng đến các hoạt động xã hội,

nhằm vận động phụ nữ tham gia thực hiện các chủ trương chính

sách của nhà nước. Các hoạt động vì phụ nữ của hội thường ở

mức độ đem lại phúc lợi cho phụ nữ, đặc biệt là trong lãnh vực

chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Kế hoạch hóa gia đình là công việc của ngành y tế, phụ nữ là đối

tượng vận động chủ yếu, các phương thức còn nặng về mệnh lệnh và

nhẹ về nâng cao nhận thức, hiểu biết và tính tự nguyện.

– Một ít nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội có đề cập đến

vai trò của phụ nữ như là một tác nhân phát triển nhưng những

kiến thức ấy rất hạn chế trong một số ít người, chưa đủ sâu rộng

để tạo thành một trào lưu nhận thức trong giới nghiên cứu.

5.1.2 Tuy đã có hội nghị Nairobi về phụ nữ năm 1985 với chiến

lược bình đẳng, phát triển, hòa bình, nhưng những thông tin về các

xu hướng mới này còn ít và gián đoạn. Cho đến những năm cuối

31

của thập kỷ 80, Việt Nam mới mở cửa chưa lâu, do đó các nguồn

thông tin, trao đổi với giới nghiên cứu và với các nhà hoạt động nữ

quyền trên thế giới còn rất thưa thớt.

Có thể nói rằng tại TP.HCM, cho đến đầu thập niên 90, các khái

niệm về giới, tiếp cận các vấn đề theo quan điểm giới chưa được những

người nghiên cứu về phụ nữ biết đến. Điều thuận lợi là Nhà nước Việt

Nam có chính sách giải phóng phụ nữ, chủ trương bình đẳng nam nữ,

nhờ vậy những nghiên cứu về phụ nữ cũng được phát triển theo hướng

“tăng quyền lực cho phụ nữ”, như ngôn ngữ chúng ta dùng ngày nay.

Các chủ đề phụ nữ trong khoa học kỹ thuật, phụ nữ tham gia sản xuất,

đề xuất các chính sách hỗ trợ lao động nữ… thường được đề cập đến.

Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu là chú ý khai thác những ưu thế, nêu

gương phụ nữ vượt khó khăn để thành công, hơn là chú ý nghiên cứu

những vấn đề, những cản trở đối với người phụ nữ trên con đường tiến

đến bình đẳng giới.

5.2 Tác động của các phong trào, hội nghị thế giới và của bối cảnh

kinh tế xã hội mới đối với phát triển nghiên cứu về giới trong thập

niên 90.

ƒ Các hội nghị thế giới có tác động mạnh mẽ nhất đến sự

phát triển nghiên cứu về giới là hội nghị thế giới về dân số và phát

triển Cairo năm 1994 và nhất là hội nghị thế giới về phụ nữ lần

thứ tư ở Bắc Kinh năm 1995. Lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam có

được một đoàn đại biểu đông đảo đến gần 150 người, với thành

phần rất đa dạng, bao gồm nhiều người trong các lãnh vực hoạt

động khác nhau. Phụ nữ TP.HCM cũng có dịp tham gia đông đảo

vào sự kiện này.

Từ sau hai hội nghị ấy, những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến

32

khoa học về giới đã trở nên quen thuộc hơn. Truyền thông, báo chí đã

đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá những kiến thức này.

Cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe từ góc độ khoa

học xã hội, sức khỏe cộng đồng đã được hiểu và được chú ý

phát triển.

Các khái niệm sức khỏe sinh sản, quyền của phụ nữ

trong việc lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh

được phổ biến rộng rãi hơn nhờ các chương trình huấn luyện và

truyền thông về dân số.

ƒ Sự tham gia của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính

phủ vào các chương trình phát triển đã góp phần phổ biến những

cách tiếp cận mới các vấn đề phát triển, trong đó vai trò của phụ

nữ như là chủ thể phát triển luôn được nhấn mạnh. Nhiều lớp

huấn luyện được tổ chức tại các địa phương, nhiều kinh nghiệm

tăng cường sự tự chủ về kinh tế và quyền lực của phụ nữ đã được

chuyển giao.

ƒ Sau một thời gian mở cửa, sự giao lưu, trao đổi giữa

những nhà nghiên cứu Việt Nam và cộng đồng khoa học vùng

Đông Nam Á và thế giới được tăng cường. Các nhà nghiên cứu

trẻ tuổi bắt đầu có điều kiện theo học các chương trình chính quy

về phụ nữ học và về giới ở nước ngoài.

ƒ Trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi, nhiều vấn đề liên quan

đến sức khỏe phụ nữ bộc lộ rõ hơn, và có những vấn đề vừa

nghiêm trọng vừa cấp bách như tình trạng phá thai của lứa tuổi vị

thành niên, nhiễm HIV/AIDS, nạn mãi dâm, buôn bán phụ nữ và

trẻ em. Tình trạng này đòi hỏi những người hữu quan, các nhà

33

Source: https://vvc.vn
Category : Thế giới

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay