Kinh Thánh nói gì về đức tin?

Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về đức tin?

Trả lời

Xem thêm: Biểu hiện của sống đẹp la gì

Hê-bơ-rơ 11: 1 cho chúng ta biết rằng đức tin là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy.” Có lẽ không có yếu tố nào trong đời sống Cơ Đốc lại quan trọng hơn đức tin. Chúng ta không thể mua nó, bán nó, hoặc tặng nó cho bạn bè của chúng ta. Vậy đức tin là gì và đức tin đóng vai trò thế nào trong đời sống Cơ Đốc? Từ điển định nghĩa đức tin là “niềm tin và sự tận tụy dành cho, hoặc sự tin cậy nơi ai hay cái gì, đặc biệt là với những điều không có bằng chứng lô-gic.” Nó cũng định nghĩa đức tin là “niềm tin và sự tận tuỵ với Đức Chúa Trời.” Kinh Thánh nói nhiều hơn về đức tin và tầm quan trọng của nó. Trong thực tế, đức tin quan trọng đến nỗi nếu không có nó, chúng ta không có vị trí nào với Đức Chúa Trời, cũng không thể làm vui lòng Ngài (Hê-bơ-rơ 11:6) Đức tin là niềm tin vào Đức Chúa Trời có một và chân chính mà không thực sự thấy Ngài.

Đức tin không đến từ đâu? Đức tin không phải là điều chúng ta tự đặt ra, cũng không phải là điều chúng ta sinh ra đã có, cũng không phải đức tin là kết quả của sự siêng năng trong nghiên cứu hoặc theo đuổi về mặt tinh thần. Ê-phê-sô 2: 8-9 nói rõ ràng rằng đức tin là một món quà từ Đức Chúa Trời, không phải vì chúng ta xứng đáng với nó, đã đạt được nó, hoặc xứng đáng để có nó. Đức tin không đến từ chính chúng ta; mà là từ Đức Chúa Trời. Nó không được đạt được bằng sức mạnh hoặc ý chí tự do của chúng ta. Nó được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, cùng với ân điển và lòng thương xót của Ngài, theo kế hoạch và mục đích tốt lành của Ngài, và vì điều đó, Ngài nhận được tất cả vinh quang.

Tại sao có niềm tin? Đức Chúa Trời đã tạo ra một cách để phân biệt giữa những người thuộc về Ngài với những người không thuộc về Ngài, và nó được gọi là đức tin. Rất đơn giản, chúng ta cần đức tin để làm hài lòng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng Ngài vui lòng khi chúng ta tin vào Ngài mặc dù chúng ta không thể thấy Ngài. Một phần quan trọng của Hê-bơ-rơ 11: 6 nói với chúng ta rằng “Ngài thưởng cho những kẻ tha thiết tìm kiếm Ngài.” Đây không phải để nói rằng chúng ta có đức tin nơi Đức Chúa Trời chỉ để có được một điều gì đó từ Ngài. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời muốn ban phước cho những người vâng phục và trung tín. Chúng ta thấy một ví dụ hoàn hảo về điều này trong Lu-ca 7:50. Khi Chúa Jesus tham gia vào một cuộc đối thoại với một người phụ nữ tội lỗi, Ngài cho chúng ta một cái nhìn sơ lược về lý do tại sao đức tin có thật ích. “Đức tin của ngươi đã cứu ngươi, hãy đi cho bình an.” Người phụ nữ đã tin nơi Chúa Jesus bởi đức tin và Ngài ban thưởng cho người vì điều đó. Cuối cùng, đức tin là điều duy trì chúng ta đến cùng, biết rằng bằng đức tin chúng ta sẽ ở trên thiên đàng với Đức Chúa Trời đến đời đời. “Ngài là Đấng anh em không thấy, mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không kể xiết và vinh hiển; nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình”(1 Phi-e-rơ 1: 8-9).

Các ví dụ về đức tin. Hê-bơ-rơ chương 11 được gọi là “chương đức tin” bởi vì trong chương này những hành động vĩ đại của đức tin được mô tả. Bởi đức tin A-bên đã dâng một của tế lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời (câu 4); bởi đức tin, Nô-ê đóng tàu trong khi không ai biết về việc trời sẽ mưa (câu 7); bởi đức tin Áp-ra-ham rời bỏ nhà của mình và vâng theo lời Chúa gọi để đi dù ông không biết sẽ đâu, sau đó sẵn lòng dâng con trai duy nhất của mình (các câu 8-10, 17); bởi đức tin Môi-se đã dẫn dắt con cái của Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập (câu 23-29); bởi đức tin Ra-háp đã tiếp chứa những gián điệp của Y-sơ-ra-ên và bảo toàn mạng sống của mình (câu 31). Nhiều anh hùng đức tin được nhắc đến là “những người bởi đức tin đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt ngọn lửa hừng, lánh khỏi lưỡi gươm, thắng bệnh tật, tỏ sự bạo dạn nơi chiến tranh, khiến đạo binh nước thù chạy trốn”(câu 33-34). Rõ ràng, sự tồn tại của đức tin được thể hiện bằng hành động.

Đức tin là nền tảng của Cơ Đốc giáo. Nếu không chứng tỏ đức tin và sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời, chúng ta không có chỗ với Ngài. Chúng ta tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời bằng đức tin. Hầu hết mọi người đều có một khái niệm mơ hồ, rời rạc về Chúa là ai, nhưng thiếu sự tôn kính cần thiết dành cho vị thế cao trọng của Ngài trong đời sống họ. Những người này thiếu một đức tin thật cần thiết để có một mối quan hệ vĩnh cửu với Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương họ. Đức tin có thể làm chúng ta thất vọng, nhưng vì đó là món quà của Đức Chúa Trời, ban cho con cái Ngài, nên Ngài cung ứng thời gian thử thách và thử nghiệm để chứng minh rằng đức tin của chúng ta là có thật, làm sắc và củng cố nó. Đây là lý do tại sao Gia-cơ khuyên chúng ta coi đó là “điều vui mừng trọn vẹn” vì sự thử thách đức tin của chúng ta tạo ra sự kiên trì và giúp chúng ta trưởng thành, cung cấp bằng chứng cho thấy đức tin của chúng ta là có thật (Gia-cơ 1: 2-4).

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về đức tin?

Hê-bơ-rơ 11: 1 cho chúng ta biết rằng đức tin là “sự biết chắc vững vàng của những điều mình đương trông mong, là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy.” Có lẽ không có yếu tố nào trong đời sống Cơ Đốc lại quan trọng hơn đức tin. Chúng ta không thể mua nó, bán nó, hoặc tặng nó cho bạn bè của chúng ta. Vậy đức tin là gì và đức tin đóng vai trò thế nào trong đời sống Cơ Đốc? Từ điển định nghĩa đức tin là “niềm tin và sự tận tụy dành cho, hoặc sự tin cậy nơi ai hay cái gì, đặc biệt là với những điều không có bằng chứng lô-gic.” Nó cũng định nghĩa đức tin là “niềm tin và sự tận tuỵ với Đức Chúa Trời.” Kinh Thánh nói nhiều hơn về đức tin và tầm quan trọng của nó. Trong thực tế, đức tin quan trọng đến nỗi nếu không có nó, chúng ta không có vị trí nào với Đức Chúa Trời, cũng không thể làm vui lòng Ngài (Hê-bơ-rơ 11:6) Đức tin là niềm tin vào Đức Chúa Trời có một và chân chính mà không thực sự thấy Ngài.Đức tin không phải là điều chúng ta tự đặt ra, cũng không phải là điều chúng ta sinh ra đã có, cũng không phải đức tin là kết quả của sự siêng năng trong nghiên cứu hoặc theo đuổi về mặt tinh thần. Ê-phê-sô 2: 8-9 nói rõ ràng rằng đức tin là một món quà từ Đức Chúa Trời, không phải vì chúng ta xứng đáng với nó, đã đạt được nó, hoặc xứng đáng để có nó. Đức tin không đến từ chính chúng ta; mà là từ Đức Chúa Trời. Nó không được đạt được bằng sức mạnh hoặc ý chí tự do của chúng ta. Nó được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, cùng với ân điển và lòng thương xót của Ngài, theo kế hoạch và mục đích tốt lành của Ngài, và vì điều đó, Ngài nhận được tất cả vinh quang.Đức Chúa Trời đã tạo ra một cách để phân biệt giữa những người thuộc về Ngài với những người không thuộc về Ngài, và nó được gọi là đức tin. Rất đơn giản, chúng ta cần đức tin để làm hài lòng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng Ngài vui lòng khi chúng ta tin vào Ngài mặc dù chúng ta không thể thấy Ngài. Một phần quan trọng của Hê-bơ-rơ 11: 6 nói với chúng ta rằng “Ngài thưởng cho những kẻ tha thiết tìm kiếm Ngài.” Đây không phải để nói rằng chúng ta có đức tin nơi Đức Chúa Trời chỉ để có được một điều gì đó từ Ngài. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời muốn ban phước cho những người vâng phục và trung tín. Chúng ta thấy một ví dụ hoàn hảo về điều này trong Lu-ca 7:50. Khi Chúa Jesus tham gia vào một cuộc đối thoại với một người phụ nữ tội lỗi, Ngài cho chúng ta một cái nhìn sơ lược về lý do tại sao đức tin có thật ích. “Đức tin của ngươi đã cứu ngươi, hãy đi cho bình an.” Người phụ nữ đã tin nơi Chúa Jesus bởi đức tin và Ngài ban thưởng cho người vì điều đó. Cuối cùng, đức tin là điều duy trì chúng ta đến cùng, biết rằng bằng đức tin chúng ta sẽ ở trên thiên đàng với Đức Chúa Trời đến đời đời. “Ngài là Đấng anh em không thấy, mà yêu mến; dầu bây giờ anh em không thấy Ngài, nhưng tin Ngài, và vui mừng lắm một cách không kể xiết và vinh hiển; nhận được phần thưởng về đức tin anh em, là sự cứu rỗi linh hồn mình”(1 Phi-e-rơ 1: 8-9).Hê-bơ-rơ chương 11 được gọi là “chương đức tin” bởi vì trong chương này những hành động vĩ đại của đức tin được mô tả. Bởi đức tin A-bên đã dâng một của tế lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời (câu 4); bởi đức tin, Nô-ê đóng tàu trong khi không ai biết về việc trời sẽ mưa (câu 7); bởi đức tin Áp-ra-ham rời bỏ nhà của mình và vâng theo lời Chúa gọi để đi dù ông không biết sẽ đâu, sau đó sẵn lòng dâng con trai duy nhất của mình (các câu 8-10, 17); bởi đức tin Môi-se đã dẫn dắt con cái của Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập (câu 23-29); bởi đức tin Ra-háp đã tiếp chứa những gián điệp của Y-sơ-ra-ên và bảo toàn mạng sống của mình (câu 31). Nhiều anh hùng đức tin được nhắc đến là “những người bởi đức tin đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt ngọn lửa hừng, lánh khỏi lưỡi gươm, thắng bệnh tật, tỏ sự bạo dạn nơi chiến tranh, khiến đạo binh nước thù chạy trốn”(câu 33-34). Rõ ràng, sự tồn tại của đức tin được thể hiện bằng hành động.Nếu không chứng tỏ đức tin và sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời, chúng ta không có chỗ với Ngài. Chúng ta tin vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời bằng đức tin. Hầu hết mọi người đều có một khái niệm mơ hồ, rời rạc về Chúa là ai, nhưng thiếu sự tôn kính cần thiết dành cho vị thế cao trọng của Ngài trong đời sống họ. Những người này thiếu một đức tin thật cần thiết để có một mối quan hệ vĩnh cửu với Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương họ. Đức tin có thể làm chúng ta thất vọng, nhưng vì đó là món quà của Đức Chúa Trời, ban cho con cái Ngài, nên Ngài cung ứng thời gian thử thách và thử nghiệm để chứng minh rằng đức tin của chúng ta là có thật, làm sắc và củng cố nó. Đây là lý do tại sao Gia-cơ khuyên chúng ta coi đó là “điều vui mừng trọn vẹn” vì sự thử thách đức tin của chúng ta tạo ra sự kiên trì và giúp chúng ta trưởng thành, cung cấp bằng chứng cho thấy đức tin của chúng ta là có thật (Gia-cơ 1: 2-4).

Source: https://vvc.vn
Category : Sống Đẹp

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay