MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA.

          Môn Tự nhiên và Xã hội có một vị trí rất quan trọng, nó là một môn học gần gũi vối các em học sinh. Học xong môn học này học sinh sẽ có một kiến thức cơ bản về con người và sức khoẻ ( cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể người và phòng tránh bệnh tật, tai nạn), một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội xung quanh, bước đầu biết tự chăm sóc bản thân và cộng đồng, có ý thức giữ gìn vệ sinh, yêu thiên nhiên, gia đình, trương học, quê hương.
          Học tốt môn TN&XH sẽ góp phần giúp các em học tốt các môn học khác. Diêud đó đòi hỏi người giáo viên phải dạy tốt. Vậy người giáo viên ngoài kiến thức tự nhiên và xã hội phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu cập nhật thêm những vấn đè mới của xã hội để trang bị cho mình vốn kiến thức giáo dục lồng ghép vào tiết dạy nhằm đạt được mục tiêu chương trình đề ra.
          Mặt khác, môn TN&XH là môn học mà đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều nhất : Đồ dùng có trong thiết bị dạy học, tranh ảnh trong sách giáo khoa, mẫu vật giáo viên sưu tầm được, mẫu vật học sinh chuẩn bị được …
          Làm thế nào mà trong một tiết dạy giáo viên biết phối hợp giữa tranh ảnh  và vật thật sưu tầm được  thực hiện theo các lệnh của SGK một cách hợp lí để tiết học có hiệu quả. Xuất phát từ lí do trên nên tôi chọn chuyên đề : “ Một số kinh nghiệm sử dụng ĐDDH để dạy môn TN&XH lớp 3.”
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1) Thực trạng :
          Như chúng ta đã biết, khi dạy môn TN&XH, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau như : Hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, quan sát, đóng vai, thực hành… Trong các phương pháp dạy học môn TN&XH thì phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, chủ đạo nhất trong quá trình dạy học.
          Trong môn TN&XH học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết đặc điểm bên ngoài của cơ thể,  của một số cây xanh, một số động vật hoặc nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống hàng ngày. Đối tượng quan sát là các hiện tượng hoặc các vật thật, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ diễn tả các sự vật hiện tượng đó … Đó chính là : Đồ dùng dạy học.
           Đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học nói chung và môn TN&XH nói riêng. Thông qua ĐDDH giúp học sinh :
          – Thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ chính xác. Qua đó giúp các em hình thành biểu tượng một cách rõ nét.
          – Giúp học sinh nắm kiến thức mới, dễ hiểu bài, nhớ lâu kiến thức bài học.
          – Phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học giai đoạn 1,2,3. Đó là tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế. ĐDDH gây hứng thú cho học sinh trong học tập, phát triển tư duy đặc biệt là tư duy phân tích tổng hợp khái quát đối chiếu các sự vật hiện tượng.
          – Giúp GV trình bày bài giảng một cách đầy đủ, chính xác, sinh động, hấp dẫn qua đó nâng cao hiệu quả bài dạy.
          Mặt khác: Qua thực tiễn dạy học cho biết nếugiáo viên biết cách hướng dẫn cho học sinh sử dụng tốt đồ dùng dạy học để tìm ra kiến thức mới thì tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn – tự nhiên hơn – hiệu quả hơn.
2. Đánh giá chung thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học :
a/ Về giáo viên :
* GV chưa sưu tầm những con vật, đồ vật có thể được trong tự nhiên.
          Môn học TN&XH là môn học gần gũi với học sinh, những cây, những hoa, những con vật ở xung quanh các em. Những khi dạy môn này GV còn quá lệ thuộc sách hướng dẫn, chưa chịu khó cho học sinh sưu tầm những vật thật để các em tự hoạt động, tự khám phá kiến thức trên những cây, vật thật đó để tìm ra kiến thức.             Ví dụ: Khi dạy bài “Quả” (TN-XH lớp 3) Giáo viên đã dạy như sau:
          – Hoạt động 1: Cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi về hình dáng, màu sắc, mùi vị của từng loại quả.
          – Hoạt động 2: Học sinh quan sát tiếp tranh những quả đã bổ và trả lời: Quả có những bộ phận nào?
          – Hoạt động 3: Cho biết lợi ích của Quả
          Nhận xét: Cách dạy trên chỉ áp dụng cho những nơi mà địa phương đó không có loại quả nào. Nhưng thực tế khi dạy đến bài này thì ở địa phương nào cũng có đầy đủ các loại quả mà học sinh có thể sưu tầm được, mà GV không đề cập đến việc sưu tầm của học sinh.
* GV vận dụng chồng chéo giữa vật thật và tranh ảnh trong sách giáo khoa.      Trong quá trình dự giờ, thăm lớp GV. Tôi thấy một số GV đã chuẩn bị vật thật nhưng khi lên lớp dạy học GV lại vận dụng chồng chéo: Cùng quan sát vật thật và hình ảnh trong sách giáo khoa. Với cách dạy đó tạo nên một hoạt động lặp lại 2 lần. Việc làm này vừa mất thời gian và HS ít tập trung nắm bắt kiến thức bài học.
          Ví dụ : Bài: Quả.
Trong hoạt động 1: Quan sát để nhận biết màu sắc, hình dạng của quả. Giáo viên đã tiến hành như sau:
– Giáo viên cho học sinh mang lại tất cả các quả đã đưa đến đặt lên bàn.
– GV đặt câu hỏi và kết luận : + Quả có hình dạng, màu sắc khác nhau nhưng thường có 3 phần: Vỏ, thịt, hạt.
Sau đó GV quay về tranh trong sách giáo khoa và hỏi tương tự các câu hỏi trên: Đó là quả gì? hình dạng, màu sắc quả như thế nào?
* GV chưa biết cách khai thác những vật thật khi lên lớp.
GV còn sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình, giảng giải trên vật đó. Chưa biết cách phát huy tính tích cực của HS quan sát vật thật rồi khai thác để tìm ra kiến thức mới.
Ví dụ : Bài: Quả.
Trong hoạt động của GV: chuẩn bị một số quả, bỏ vào giỏ.
– Cho học sinh bỏ vào giỏ và nhận biết màu sắc, mùi vị, hình dạng của quả.
– GV bổ quả ra – Học sinh phân biệt các bộ phận của quả.
GV kết luận : + Quả có hình dạng, màu sắc khác nhau nhưng thường có 3 phần. Vỏ, thịt, hạt.
+ Học sinh nhắc lại.
* Đánh giá các thực trạng trên: Qua phân tích thực trạng vật dụng phương pháp dạy học trên tôi nhận thấy rằng: Khi dạy môn TN&XH phần lớn GV có chuẩn bị những con vật, cây thật, quả thật. Song cách sử dụng của GV chưa phát huy được sự độc lập, sáng tạo của học sinh.
b/ Về thiết bị: – ĐDDH nhiều trường đưa về cuộn để trong tủ, không có danh mục thiết bị dạy học vì vậy quản lý cũng không biết được trong thiết bị có những đồ dùng dạy học gì để kiểm tra xem GV có sử dụng hay không.
 – Thiết bị cấp về chưa đủ, chưa đồng bộ, nhiều bài rất cần thiết bị lại không có trong thiết bị. Vì thế chưa tạo cho GV thói quen phải sử dụng ĐDDH ngay trên lớp.
 – Người chưa qua khóa học chuyên môn quản lí thư viện và thiết bị ĐDDH nhưng vẫn đảm nhiệm công việc này ảnh hưởng đến việc tập huấn cho GV sử dụng ĐDDH có hiệu quả.     
 – Về sách giáo viên chỉ hướng dẫn chung chung chưa cung cấp các thông tin dữ kiện phục vụ cho bài dạy, chỉ ra câu hỏi mà không ra câu trả lời…
3. Nguyên nhân của thực trạng trên :
 GV chưa nghiên cứu kỹ các lệnh đưa ra trong sách giáo khoa để tìm tòi ĐDDH từ đó tổ chức cho học sinh hoạt động để tìm ra kiến thức mới.
– Chưa nghiên cứu mục tiêu bài học để tìm ra cách sử dụng ĐDDH cho hợp lý.
– Chưa thấy hết được tầm quan trọng của ĐDDH trong việc dạy học.
– GV còn xem nhẹ việc dạy các môn ít tiết như môn Tự nhiên và Xã hội.
III. GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ :
A/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Sắp xếp quy trình dạy học các kiểu bài trong môn TN&XH lớp 3.
2. Nghiên cứu tài liệu để biết những thuận lợi, khó khăn khi dạy môn TN&XH 3. 3. Nghiên cứu để lập thiết kế bài học có quy trình dạy tiết TN-XH lớp 3
B/  CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Quy trình dạy học các kiểu bài trong môn TN&XH lớp 3 :
1.1. Đối với những bài mà tất cả học sinh đều chuẩn bị được vật thật.
Đối với những dạng bài này khi lên lớp GV và HS nên sử dụng quan sát trên vật thật tự tìm ra kiến thức mới. hình SGK mang tính chất minh họa chốt ý.
Theo tôi – Quy trình dạy dạng bài này như sau:
1. Khởi động :
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS hoạt động: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài dạy đó (cụ thể)
* Hoạt động 1: – GV có thể cho HS quan sát trên vật thật, kết hợp với HS hỏi đáp hoạt động nhóm….. để trả lời câu hỏi do GV đưa ra.
– Tất cả HS hoạt động.
– Cho các nhóm báo cáo kết quả của mình, các nhóm khác bổ sung.
– GV cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức (Từng phần trong mục: Bóng đèn toả sáng)
* Hoạt động 2 – Hoạt động 3:
Cũng qua các đồ dùng dạy học ở hoạt động 1, có thể thay đổi hình thức: Cá nhân, phỏng vấn, đóng vai, trò chơi … để rút ra kết luận tiếp theo cho mục tiêu bài dạy.
3. Củng cố – dặn dò:
GV cho HS chốt lại các kiến thức đã học trong bài, yêu cầu chuẩn bị tiếp bài sau.  
* Chú ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu cụ thể trong mục tiêu bài học, GV cần tổ chức HS hoạt động trên đồ vật làm cho tiết học thành một chuỗi hoạt động logic, sôi nổi, cuốn HS tham gia thực hành, thí nghiệm, từ đó rèn luyện thêm kỹ năng nghe nói, nhận xét bài của bạn.
1.2. Đối với dạng bài vừa sử dụng vật thật, vừa kết hợp quan sát tranh SGK.
Đối với dạng bài này, quy trình dạy như sau:
1. Khởi động :
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Quan sát và nêu được kiến thức cơ bản của bài học tuỳ thuộc vào lệnh GV đưa ra:
– GV chia nhóm và cho các nhóm hoạt động.
– Cho các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
– Rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
Mục tiêu : Biết phân loại, nêu lợi ích tac dụng của những vật thật mà học sinh đã quan sát được ở hoạt động1.
– GV cho HS gấp SGK, đưa vật chuẩn bị đặt lên bàn.
– GV lệnh cho HS trả lời qua quan sát, phân tích vật đó (có thể theo nhóm hoặc cá nhân)
– GV cho cả lớp nhận xét và rút ra kết luận.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV chốt lại các kiến thức đã học trong bài, yêu cầu chuẩn bị tiếp bài sau.
* Chú ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu cụ thể trong mục tiêu bài học, theo từng hoạt động, GV cho HS làm việc trên vật thật trước để rút ra kết luận1: (ở hoạt động 1) sau đó quan sát SGK để rút ra kết luận 2 (ở hoạt động 2).
Hoặc đối với những bài mà yêu cầu HS đã rút ra ý nghĩa thì GV có thể cho HS quan sát SGK trước để rút ra ý nghĩa. Sau đó GV cho HS vận dụng định nghĩa (ở H/đ 1) để phân biệt các vật thật ở H/đ 2.
1.3. Đối với những bài có kết hợp quan sát thiên nhiên. * Quy trình dạy bài như sau:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn từng hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát thiên nhiên
– GV nêu mục tiêu hoạt động.
– Chia nhóm, nêu yêu cầu hoạt động của các nhóm.
– Các nhóm hoạt động ngoài thiên nhiên.
– Rút ra kết quả
– GV cho HS vào lớp để trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Từ đó rút ra kết luận
* Chuyển sang hoạt động 2 (Tại lớp)
Với cách dạy này học sinh sẽ phân biệt được các hoạt động, không bị phân tán tư tưởng từ hoạt động này đến hoạt động khác.
 2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy môn TN – XH lớp 3 :
a. Thuận lợi:
– Về nội dung chương trình SGK được xây dựng trên kinh nghiệm và vốn sống của HS. GV có thể lựa chọn các phương pháp thích hợp đối với từng đối tượng HS để tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
– Hình thức tổ chức dạy học thường linh hoạt, phối hợp giữa hoạt động trong lớp  và ngoài lớp, ở nhà trường và cuộc sống xung quanh học sinh.
– Các lệnh của SGK đưa ra rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
– Các con vật, mô hình gần gũi với các em, các em dễ kiếm dễ nhớ, dễ sử dụng.
– Các hình thức như: trò chơi, phỏng vấn, đóng vai … được đưa vào tiết học tạo cho các em giao tiếp tự nhiên hơn, tiết học sinh động hơn.
b. Khó khăn :
– Thiết bị ĐDDH còn thiếu nhiều  GV phải chuẩn bị công phu về bài dạy cũng như việc chuẩn bị đồ dùng dạy học.
– Một số bài, một số lệnh đưa ra mà không có đáp án, không có phần chốt lại kiến thức, nếu GV chỉ phụ thuộc vào tài liệu mà không có kiến thức thực tế thì việc nâng cao hiệu quả chắc chắn không được như mong muốn.
– Một số bài học chưa thực sự phù hợp với HS từng vùng, miền.
(Ví dụ: Bài: Tỉnh thành phố – Bài : Hoạt động công nghiệp, thương mại … đối với miền núi, vùng sâu vùng xa. Hoặc bài: Hoạt động nông nghiệp – Thực hành đi thăm thiên nhiên … đối với vùng thành phố, thị xã). Bởi vốn hiểu biết của HS còn có hạn làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đã đề ra.
3. Thiết kế bài học: Bài 48: Quả (TN-XH lớp 3)
IV. KẾT LUẬN :
Chúng ta được biết :
–   Chương trình môn TH&XH được xây dựng trên quan điểm tích hợp.
– Chương trình môn TH&XH được xây dựng trên quan điểm đồng tâm.
– Chương trình môn TH&XH được xây dựng trên kinh nghiệm và vốn sống của HS.
            Vì thế nó không còn là môn học trừu tượng, khó đối với HS. Vì vậy trong tiết học môn này nếu có đầy đủ đồ dung học tập và những kinh nghiệm, nỗ lực GV hướng dẫn HS hoạt động tích cực trên đồ dùng học tập để tìm ra kiến thức thì tiết dạy đạt hiệu quả cao.
V. Kiến nghị đề xuất :
 Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và tìm các biện pháp khắc phục, hướng dẫn học sinh. Bản thân tôi có một số kiến nghị sau:
– Cần cung cấp đầy đủ các thiết bị dạy học phục vụ cho môn TN&XH.
– Cần biên soạn thêm các thiết kế, hương đẫn lập kế hoạch bài học, có đầy đủ các thông tin, dữ liệu để giáo viên khi soạn giảng có tài liệu tham khảo.

Source: https://vvc.vn
Category: Thiết Bị

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay
Liên kết:SXMB