I. Khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu :
- Trong thực tế, các thông tin về một hoạt động hay chế độ làm việc nào đó được thể hiện qua các tín hiệu .
- Khi các tín hiệu trên cần thay đổi trạng thái, ta cần điều khiển chúng .
- Để điều khiển sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu người ta dùng mạch điện tử – Mạch đó được gọi là mạch điều khiển tín hiệu .
II. Công dụng :
- Thông báo về tình trạng thiết bị giặp sự cố .
- Thông báo những thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo hiệu lệnh .
- Làm các thiết bị trang trí bằng bảng điện tử .
- Thông báo về tình trạng hoạt động của máy móc .
III. Nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu :
- Mỗi mạch điều khiển có một chức năng khác nhau, vì thế cách thiết kêa các mạch điều khiển cũng khác nhau .
- Những mạch điều khiển đơn giản thường giặp có nguyên lý chung là :
- Phân tích hoạt động của mạch báo hiệu & bảo vệ quá điện điện cho gia đình trên hình 14 – 3 SGK .
|
+GV giới thiệu và đặt câu hỏi:
- Thế nào là mạch điều khiển tín hiệu ?
- Lấy ví dụ trong thực tế những tín hiệu thay đổi trạng thái ?
- Vậy mạch điều khiển tín hiệu là gì?
+HS: trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận.
+ GV đặt câu hỏi:
- Nêu các ứng dụng về các mạch điều khiển tín hiệu ?
- Lấy các ví dụ thực tế cho từng ứng dụng ?
+ HS thảo luận và trả lời.
+ GV: nhận xét và giải thích.
+ GV trình bày, HS lắng nghe.
+ GV đặt hệ thống câu hỏi:
- Các mạch điều khiển có hoàn toàn giống nhau không ? cách thiết kế các mạch điều khiển sẽ như thế nào ?
- Nhìn chung mạch đều khiển tín hiệu đơn giản gồm những phần nào ?
- Dựa vào sơ đồ khối, hãy phân tích hoạt động của một mạch điều khiển tín hiệu đơn giản ?
- Trong mạch điều khiển đèn giao thông : chỉ ra từng khối theo sơ đồ?
- Mạch bảo vệ quá điện áp cần sử dụng những linh kiện điện tử nào ? Công dụng của từng linh kiện trong mạch điều khiển ?
+ HS thảo luận nhóm.
+ Đại diện nhóm trả lời.
+ Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ GV: nhận xét chung và kết luận.
+ Lấy ví dụ làm rõ.
+ Thuyết trình và diễn giảng.
|