Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng – Tài liệu text

Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 97 trang )

Bạn đang đọc: Tổ chức quản lý và phát triển cộng đồng – Tài liệu text

ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP

TỔ CHỨC QUẢN LÝ

PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

7/2009

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

BÀI MỞ ĐẦU 1

I. Cộng đồng 1

II. Phát triển 1

1. Một số khái niệm về phát triển 1

2. Mục đích của phát triển 1

3. Nội dung của phát triển con người 2

4. Các chỉ báo phát triển 2

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 4

I. Lịch sử hình thành và diễn tiến của phát triển cộng đồng 4

1. Diễn tiến 4

2. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng 5

3. Phát triển cộng đồng: một bộ môn khoa học 6

II. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng 6

1. Khái niệm phát triển cộng đồng – thực chất và phạm vi 6

2. Lý thuyết phát triển cộng đồng – các nguyên lý 7

3. Quan điểm, mục tiêu và quy tắc hành động 8

3.1. Các quan điểm định hướng 8

3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng 9

3.3. Tiến trình phát triển cộng đồng 9

3.4. Quy tắc hành động 10

III. Cơ sở thực tiễn phát triển cộng đồng 11

1. Từ sáng kiến của cộng đồng, gia tăng tính năng động xã hội vi mô và giảm trừ
độc quyền Nhà nước vĩ mô 11

2. Quá trình chuyên môn hóa phát triển cộng đồng 12

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG 13

I. Tổng quát 13

1. Khái niệm tổ chức cộng đồng 13

2. Mục tiêu của tổ chức cộng đồng 13

3. Tiến trình tổ chức cộng đồng 13

II. Các bước tiến hành công tác tổ chức cộng đồng 14

1. Bước 1: Chọn cộng đồng 14

1.1. Một vài tiêu chí tham khảo để chọn địa bàn 14

1.2. Một số điểm lưu ý 15

2. Bước 2: Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người có khả năng và tích cực 15

3. Bước 3: Xây dựng và bồi dưỡng/Tập huấn nhóm lãnh đạo nòng cốt 16

3.1. Vài tiêu chuẩn để nhận diện người nòng cốt 16

3.2. Bồi dưỡng nhóm nòng cốt 16

4. Bước 4: Tìm hiểu và phân tích về cộng đồng 17

5. Bước 5: Chính thức hình thành ban điều hành/ban phát triển cộng đồng và lập kế
hoạch các chương trình phát triển 20

6. Bước 6: Vận động, phát huy tiềm năng nhóm – Củng cố tổ chức 22

6.1. Bản chất của các tổ chức cộng đồng 22

6.2. Một số nhóm/tổ chức cộng đồng 22

6.3. Tiềm năng nhóm 23

6.4. Nhiệm vụ của tác viên trong hỗ trợ củng cố các tổ chức cộng đồng 23

7. Bước 7: Rút kinh nghiệm – Lượng giá các chương trình hành động và sự phát
triển của các nhóm. 24

8. Bước 8: Liên kết các nhóm hành động. 25

8.1. Liên kết các nhóm hành động 25

8.2. Những cản ngại trong việc phối hợp, hợp tác giữa các thành phần 25

8.3. Những việc cần thiết để tạo sự phối hợp, liên kết 26

9. Bước 9: Giai đoạn rút lui 27

9.1. Công tác chuyển giao 27

9.2. Chuyển giao tại một cộng đồng 27

CHƯƠNG 3 NGƯỜI TÁC VIÊN CỘNG ĐỒNG 29

1. Vai trò của tác viên cộng đồng 29

2. Các điều chỉ dẫn dành cho tác viên cộng đồng 30

3. Phẩm chất cần có của tác viên cộng đồng 31

4. Mối quan hệ của tác viên với cộng đồng 32

CHƯƠNG 4 SỰ THAM GIA 33

I. Ý nghĩa của sự tham gia 33

II. Các kiểu tham gia 33

1. Tham gia thụ động 33

2. Tham gia bằng cách cung cấp thông tin 34

3. Tham gia qua tư vấn 34

4. Tham gia vì những khích lệ vật chất 34

6. Tham gia tương tác 34

7. Tự huy động 35

III. Sự tham gia là phương tiện hoặc mục đích 35

IV. Thuận lợi của sự tham gia của người dân 36

1. Tham gia mang lại lợi ích gì? 36

2. Yếu tố để thúc đẩy sự tham gia 37

V. Những cản trở của sự tham gia 37

1. Những tranh cãi về sự tham gia 37

2. Các yếu tố cản trở 38

VI. Mức độ tham gia 40

CHƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA 41

I. Khái niệm về PRA 41

1. PRA là gì? 41

2. Xuất phát của PRA 41

3. Những đặc điểm chủ yếu của PRA 41

4. PRA đòi hỏi thái độ làm việc thận trọng và có phát huy 42

II. Các hình thức tham gia của cộng đồng 42

III. Các kỹ thuật và công cụ PRA 42

1. Các đặc điểm chính của kỹ thuật PRA 42

2. Các điểm cần lưu ý 43

3. Ưu và nhược điểm của PRA 43

V. Các kỹ thuật PRA 44

1. Thông tin thứ cấp 44

2. Kỹ thuật quan sát 45

3. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc 47

4. Thảo luận nhóm tiêu điểm 49

5. Sơ lược dòng lịch sử 51

6. Vẽ bản đồ có sự tham gia của người dân 52

7. Sơ đồ mặt cắt 56

8. Lịch thời vụ 59

9. Xếp hạng 62

10. Phân loại kinh tế hộ gia đình 64

11. Biểu đồ các bên có liên quan (biểu đồ Venn) 68

12. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và rủi ro (SWOT) 69

CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 71

I. Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án đặc biệt 71

1. Các vấn đề chung 71

2. Định nghĩa 74

2.1. Dự án là gì? 74

2.2. Dự án phát triển cộng đồng 75

II. Thiết kế dự án 75

1. Nhận diện cộng đồng 77

2. Đánh giá nhu cầu 79

3. Xây dựng mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể 80

4. Lượng định nguồn lực và trở ngại 81

5. Xây dựng kế hoạch hoạt động 83

5.1. Xác định các hoạt động của dự án 83

5.2. Lên trình tự các hoạt động 83

5.3. Lên khung thời gian 83

5.4. Phân công trách nhiệm 84

5.5. Các vấn đề hậu cần 84

5.6. Chuẩn bị kinh phí 84

III. Triển khai dự án 84

1. Các hoạt động phối hợp 84

2. Hoạt động giám sát 85

IV. Đánh giá dự án 87

1. Thiết kế đánh giá 88

2. Thu thập thông tin 89

3. Phân tích thông tin 89

4. Sử dụng các kết luận 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

1

BÀI MỞ ĐẦU

I. Cộng đồng
“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm
các cá nhân sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung
một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ
với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy”
(Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn Phát triển cộng
đồng).
“Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một
khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như
một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm người có
cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng
đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự
nhau về một số khía cạnh nào đó” (Tự điển Đại học Oxford).
Có thể phân ra 2 loại cộng đồng:
Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể
có chung các đặc điểm văn hoá, xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ
cùng được áp dụng chính sách chung.
Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần
nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác
hay hiệp hội có tổ chức (NGO Training Project).
II. Phát triển
1. Một số khái niệm về phát triển
“Phát triển là làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơn
giản đến phức tạp” (Tự điển tiếng Việt).

“Phát triển mang tính so sánh, mang tính thời gian. Phát triển là sự thay đổi khác
biệt đi theo hướng tốt hơn, hài lòng và ổn định hơn” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn
Phát triển cộng đồng)
“Phát triển là tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, chất lượng hơn”.
2. Mục đích của phát triển
Mục đích của phát triển là nâng cao chất lượng đời sống của người dân và cung cấp
cho con người những cơ hội để phát triển toàn diện các tiềm năng. Phát triển không chỉ là
tăng số thu nhập đầu người của một quốc gia, tăng các chỉ số sản phẩm sản xuất của địa
phương, của vùng, hoặc tăng tiết kiệm của cá nhân hay nhóm, hoặc không chỉ hàm ý sự tăng

2

lên về tài nguyên và thêm kỹ năng, mà còn là tạo ra những thay đổi, cải tiến tích cực. Phát
triển cần giúp những người dân thiệt thòi trước đây có thể cải thiện các điều kiện sống của
họ và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như việc làm, nhà ở, môi trường an toàn.
Kinh nghiệm cho thấy nếu xem toàn bộ cộng đồng là đối tượng thì đa số lợi ích phát
triển lại rơi vào nhóm khá giả, nhóm có tiềm năng kinh tế mà ít đến tay nhóm người nghèo
nhất. Nhận thức mới này dẫn đến việc hình thành chiến lược phát triển mà đối tượng là
những nhóm bị thiệt thòi, và mục đích là nhằm tăng cường quyền lực cho cộng đồng. Đó là
những chiến lược “Phát triển có sự tham gia”, “Phát triển lấy người dân làm trọng tâm”.
3. Nội dung của phát triển con người
– Tăng năng suất: Người dân phải được hỗ trợ tăng năng suất và tham gia tích cực
vào tiến trình lao động tăng thu nhập, việc làm có lương hoặc thù lao. Tăng trưởng về kinh
tế chỉ là một mặt của phát triển con người.
– Bình đẳng: Mọi người dân phải có cơ hội như nhau trong phát triển. Những hạn
chế về cơ hội tiếp cận với tài nguyên, kinh tế, quyền lực cần được tháo gỡ, để người dân có
cơ hội tham gia và thụ hưởng các lợi ích của phát triển.
– Tính bền vững: người dân được quyền tiếp cận với những cơ hội kinh tế và quyền
lực nhưng phải đảm bảo sự phát triển lâu dài, vì lợi ích của thế hệ mai sau. Tất cả mọi tài
nguyên vật chất, tài chính, nhân lực, môi trường phải được bồi đắp để tăng khả năng tái sản

sinh.
– Tăng năng lực/quyền lực: Phát triển phải xuất phát từ chính người dân, vì dân.
Người dân phải được tham gia vào việc lấy quyết định về những kế hoạch, chiến lược phát
triển ảnh hưởng đến đời sống của họ.
4. Các chỉ báo phát triển
Các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo cho rằng không thể đồng nhất phát triển
với tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là phát triển xã hội. Tăng trưởng kinh
tế là một chỉ số của sự phát triển chứ không phải là toàn bộ các chỉ số của sự phát triển. Phát
triển xã hội hiện nay được hiểu theo nghĩa toàn diện gồm có rất nhiều chỉ số. Trong báo cáo
phát triển hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB), ta thấy có hơn 200 chỉ số về sự phát
triển xã hội để so sánh giữa các nước về sự phát triển, giữa các khu vực, trong đó nếu gom
lại thì có các nhóm chỉ số cơ bản:
– Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chỉ số về bình quân thu nhập đầu
người so sánh giữa các cộng đồng và các khu vực.
– Nhóm chỉ số phát triển xã hội: người ta quan tâm rất nhiều đến chỉ số phát triển xã
hội, đặc biệt là chỉ số phát triển dịch vụ xã hội, trong đó có 2 dịch vụ cơ bản nhất là dịch vụ
giáo dục và dịch vụ y tế. Chỉ số phát triển con người HDI – Human Development Index là
chỉ số tổng hợp kinh tế xã hội của sự phát triển, bao gồm:

3

+ Thu nhập bình quân đầu người.
+ Tuổi thọ trung bình.
+ Trình độ học vấn trung bình
Ngoài hai chỉ số phát triển kinh tế và xã hội nói trên, người ta quan tâm đến một
nhóm chỉ số quan trọng nữa:
+ Chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm)
+ Chỉ số phát triển bền vững: Đây là một quan niệm hiện đại. Lâu nay chúng ta mới
chỉ quan tâm đến những chỉ số phát triển kinh tế, xã hội, con người, văn hóa nhưng ít đề
cập tới quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên. Đó là những quan niệm mở rộng, có

một loạt các chỉ số có liên quan như: chỉ số bảo vệ môi trường, phát triển con người. Phát
triển kinh tế – xã hội mà không bảo vệ môi trường thì có nguy cơ sẽ dẫn tới mặt trái của nó,
tức là suy thoái mà thế giới hiện đại đã có quá nhiều bài học.

4

Chương 1
LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

 Phát triển cộng đồng là một tiến trình tăng trưởng kinh tế cùng với tiến bộ cộng
đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ của cộng đồng.
 Phát triển cộng đồng tự phát và Phát triển cộng đồng tự giác là hai trình độ khác
nhau, với tác động của yếu tố khoa học trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án, có
tổ chức thiết chế quản lý sự phát triển.
 Các nguyên lý Phát triển cộng đồng gồm: tính tương đối, tính đa dạng và tính bền
vững. Với cấu trúc xã hội là đồng thuận, tự quản và tham gia, hành động xã hội của cộng
đồng là đồng biến, tự biến và hiệp biến.
 Lý thuyết Phát triển cộng đồng có 6 quan điểm: từ dưới lên; đồng bộ; tham dự;
chuyển biến xã hội; phát triển năng lực; chú trọng nghiên cứu và 4 mục tiêu: cải thiện chất
lượng sống; tạo sự bình đẳng trong tham gia; củng cố thiết chế, tổ chức; thu hút tối đa.
 Triết lý tham dự là cơ sở quan trọng của lý thuyết Phát triển cộng đồng, trong đó,
nghiên cứu tham dự là một dạng tham gia có chất lượng, với nhiều kỹ thuật khác nhau.

I. Lịch sử hình thành và diễn tiến của phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng (Community Development) như một khái niệm lý thuyết và
thực hành xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Ở Ghana, một
người Anh tốt bụng nảy ra sáng kiến giúp dân tự cải thiện đời sống bằng các nỗ lực chung
của chính quyền và người dân địa phương.
1. Diễn tiến
– Kinh nghiệm tích cực này được lan rộng ở hầu hết các cựu thuộc địa ở châu Á và
châu Phi.
Nghèo đói
Trình
đ

văn hoá th

p

S

c kho

kém

S

n xu

t kém hi

u qu

5

– Năm 1950: LHQ công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng và khuyến khích các
quốc gia sử dụng Phát triển cộng đồng như một công cụ để thực hiện các chương trình phát
triển quốc gia.
– Thập kỷ 1960 – 1970 được chọn là thập kỷ phát triển thứ nhất với những chương
trình viện trợ quy mô lớn về kỹ thuật, phương pháp, vốn liếng.
– Năm 1970, LHQ lượng giá thập kỷ phát triển, rút ra một số phương hướng:
+ Sự tham gia của quần chúng là yếu tố cơ bản.
+ Yếu tố tổ chức là quan trọng: cần hỗ trợ sự hình thành và củng cố tổ chức của
chính người dân.
+ Không đặt nặng chương trình, dự án từ bên trên hoặc bên ngoài đưa vào mà chú
trọng các công trình vừa tầm do người dân đề xướng và thực hiện với sự hỗ trợ từ bên
ngoài.
+ Tạo được sự chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức,
hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển. Tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, cơ
cấu và các mối tương quan lực lượng trong xã hội.
+ Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu quả khi nằm trong một chiến lược phát triển
quốc gia đúng đắn.
+ Phát triển cấp làng xã phải đặt trong kế hoạch phát triển cấp vùng.
+ Huấn luyện để trang bị cho dân và những người có trách nhiệm kỹ năng tổ chức,
lãnh đạo là một bộ phận không thể thiếu.
– Từ thập kỷ 80 cho đến nay: Phát triển cộng đồng được biết đến một cách rộng rãi
qua các chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, yếu tố tham

gia của người dân là một trong những nhân tố quyết định.
– Bộ môn Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng được giảng dạy trong một số
trường đại học phía Nam.
– Tuy nhiên, Phát triển cộng đồng vẫn là khoa học mới hình thành ở nước ta, cần có
những tổng kết lý thuyết và thực tiễn để hoàn chỉnh nó.
2. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng
– Phát triển cộng đồng xuất phát từ các nước đang phát triển.
– Tổ chức cộng đồng là phương pháp giúp các cộng đồng dân cư nghèo đô thị (ở các
nước công nghiệp phát triển) biến chuyển, đoàn kết và tổ chức tốt hơn để giải quyết các vấn
đề và nhu cầu của mình.
– Thực chất Phát triển cộng đồng và Tổ chức cộng đồng rất gần gũi và trùng lắp.

6

3. Phát triển cộng đồng: một bộ môn khoa học
– Phát triển cộng đồng là một phương pháp vận động, giáo dục và tổ chức quần
chúng nên triết lý và phương pháp của nó được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: khuyến
nông, giáo dục sức khỏe, xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cộng đồng, kế hoạch hóa gia
đình, phát triển kinh tế gia đình, tín dụng tiết kiệm, xây dựng nếp sống đô thị, cải tạo khu
nhà ổ chuột…
– Phát triển cộng đồng vận dụng nhiều ngành khoa học khác như: tâm lý học, nhân
chủng học, xã hội học, công tác xã hội, quản trị học, kinh tế học,…
II. Cơ sở lý thuyết phát triển cộng đồng
1. Khái niệm phát triển cộng đồng – thực chất và phạm vi
– Phát triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng thực chất là quá trình tăng trưởng
kinh tế cộng đồng cùng với tiến bộ cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện,
mỹ.
+ Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc (1956): “Phát triển cộng đồng là những tiến trình
qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện

kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập đồng thời
đóng góp vào đời sống quốc gia”.
+ Theo Murray và Ross: “Tổ chức cộng đồng là một diễn tiến qua đó một cộng
đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình, sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu này, phát
huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, tìm kiếm tài nguyên (bên trong và bên ngoài) để
giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp
tác với nhau trong cộng đồng”.
+ “Đó là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng
nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng với những nỗ lực của Nhà nước để cải thiện hạ
tầng cơ sở và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”.
– Phát triển cộng đồng sẽ bao gồm một số hoạt động chủ yếu sau:
+ Cộng đồng xác định các vấn đề cần giải quyết của cộng đồng (Nhu cầu và mục
tiêu).
+ Chọn lựa các vấn đề ưu tiên bằng các phân tích định lượng và định tính (Nhu
cầu và mục tiêu ưu tiên).
+ Xây dựng các chương trình hành động trên cơ sở phối hợp các nguồn lực bên
trong và bên ngoài.
+ Triển khai, bao gồm cả điều chỉnh các chương trình hành động.

7

+ Lượng giá các chương trình hành động dựa trên cơ sở nguyên lý: chúng phải
tạo ra những chuyển biến xã hội hơn là một số hiệu quả trước mắt hoặc mang tính hình
thức, không căn bản.
2. Lý thuyết phát triển cộng đồng – các nguyên lý
Nguyên lý phát triển cộng đồng dựa trên nguyên lý phát triển xã hội, còn nguyên lý
phát triển xã hội dựa vào nguyên lý phát triển phổ quát, thực chất đó là các nguyên lý biện
chứng. Phép biện chứng là cơ sở chung của lý thuyết phát triển. Biện chứng của sự phát
triển coi tồn tại khách quan phải bao gồm 4 nguyên lý tổng quát:
(1) Tồn tại

(2) Tương đối
(3) Biến hóa mâu thuẫn
(4) Thống nhất đa dạng.
Các nguyên lý này khi áp dụng vào xã hội được diễn đạt cũng bằng 4 nguyên lý cơ
bản như:
(1) Sinh tồn.
(2) Hình thái kinh tế-xã hội (để tổ chức và thiết chế xã hội).
(3) Tiến bộ văn hóa – văn minh (vai trò của lực lượng sản xuất, của khoa học công
nghệ).
(4) Phát triển bền vững (thể hiện mối quan hệ giữa xã hội người với môi trường).
Ba khía cạnh chủ yếu của nguyên lý tổng quát của phát triển cộng đồng:
– Tính tương đối: người ta đề cập tới những quan niệm rất khác nhau về Phát triển
cộng đồng, nên không tuyệt đối hóa một sự vật, một hiện tượng nào cả. Tuân Tử đã nhận
định: Có cái riêng thấy thì đương nhiên có cái riêng khác bị che. Ví dụ, cái gọi là phát triển
và kém phát triển là những quy ước theo một hệ quy chiếu, với một hệ quy chiếu khác, ta lại
có cách nhìn khác, không nên tuyệt đối hóa. Phát triển và kém phát triển là trong mối quan
hệ tương đối với nhau, bởi vì có thể phát triển cái này thì kém phát triển cái kia và ngược
lại. LêNin nói đấy là phát triển không đều của các tổ chức và thiết chế xã hội, của cộng
đồng xã hội nói riêng.
– Tính đa dạng: cộng đồng là một tính nhưng biểu hiện rất phong phú, rất đa dạng.
– Tính bền vững: cộng đồng có tính bền vững, loài người dựa trên tính cộng đồng
làm căn bản để tồn tại và phát triển.
Tóm lại, cơ sở riêng của lý thuyết phát triển cộng đồng bao gồm 3 nguyên lý, tạo
nên tam vị nhất thể như sau:
(1) Nguyên lý tương đối của phát triển cộng đồng.

8

(2) Nguyên lý tính đa dạng của phát triển cộng đồng.
(3) Nguyên lý tính bền vững của phát triển cộng đồng.

– Lý thuyết phát triển cộng đồng cũng đề cập đến mối quan hệ giữa các thể chế xã
hội, chủ yếu là ba thể chế xã hội cơ bản tham gia vào sự phát triển cộng đồng.
+ Thứ nhất là tự quản cộng đồng.
+ Thứ hai là sự quản lý của nhà nước.
+ Thứ ba là sự can thiệp của thị trường.
– Triết lý tham dự/tham gia (participation) là một trong những quan điểm quan trọng
của phát triển cộng đồng. Tham dự là tham gia ở mức thấp, còn tham gia là tham dự ở mức
cao. Triết lý này thể hiện như sau: để cho cộng đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có
sự hợp tác của tất cả các lực lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội, mà ta tạm
hình dung có 4 lực lượng chủ chốt sau đây tham gia vào phát triển cộng đồng:
+ Thứ nhất là bản thân cộng đồng.
+ Thứ hai là Nhà nước.
+ Thứ ba là thị trường.
+ Thứ tư là các nhân tố xã hội.
3. Quan điểm, mục tiêu và quy tắc hành động
3.1. Các quan điểm định hướng
a) Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên (Bottom-up) xuất
phát từ nhu cầu của chính người dân. Muốn tự phát triển, chính người dân phải tự ý thức
cũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi của mình.
b) Phát triển phải đồng bộ trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội,
văn hóa…phải cùng được nâng lên.
Nguyên lý đa dạng

Nguyên lý bền vững

Nguyên lý tương đối

9

c) Sự tham gia của quần chúng là hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt. Sự tham
gia của chính quyền được coi như là một nhân tố bên trong, nó không phải là một lực lượng
đứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là một thành phần quan trọng của cộng đồng.
d) Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự thay đổi nhận thức,
hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ
chức, các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó.
e) Phát triển năng lực trên cơ sở không “làm thay”, “làm cho” người dân. Người dân
không thể hành động nếu thiếu năng lực. Họ cũng không thể hành động đơn phương, riêng
lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ chức cùng một chí hướng và quyền lợi để tạo thành
quyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức thông qua huấn luyện là then chốt.
f) Các nghiên cứu làm nền tảng cho việc triển khai các dự án phải đặt ngang tầm với
vị trí cần có của nó trong công tác phát triển cộng đồng. Hoạt động đánh giá, lượng giá
(evaluation) là một bước “đo lường” hiệu quả xã hội của các dự án và mở ra những vấn đề
mới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu quả của các dự án.
3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng
Mục tiêu bao trùm của Phát triển cộng đồng là góp phần mở rộng và phát triển các
nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản
cộng đồng.
Mục tiêu tổng quát trên đây được thể hiện dưới 4 khía cạnh sau đây:
– Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và
tinh thần, qua đó, tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng.
– Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các
nhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào các

hoạt động phát triển, qua đó góp phần đẩy mạnh công bằng xã hội.
– Củng cố các thiết chế/tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và
sự tăng trưởng.
– Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển.
Hai khái niệm then chốt của Phát triển cộng đồng hiện nay là “xây dựng năng lực”
(capability building) và tạo sức mạnh (empowerment). Để tạo được điều này, phát triển
cộng đồng phải là một quá trình luôn luôn tiếp diễn. Mục tiêu cuối cùng của một chương
trình phát triển cộng đồng là giúp cho cộng đồng đi từ một tình trạng kém phát triển, không
tự mình giải quyết các vấn đề của riêng mình tiến tới tự lực.
3.3. Tiến trình phát triển cộng đồng
– Thức tỉnh: việc làm đầu tiên là phải giúp cộng đồng hiểu chính mình thông qua
các hoạt động nhận diện (assessment) và chẩn đoán (diagnosis) cộng đồng, gồm các hoạt

10

động trao đổi, thảo luận, điều tra các nhu cầu và vấn đề khó khăn cũng như tiềm năng và
thuận lợi, xác lập những vấn đề ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết các vấn đề của
cộng đồng, lượng giá tính hiệu quả của chúng.
– Tăng năng lực: cộng đồng cần được hỗ trợ bên ngoài (kiến thức chuyên môn, tín
dụng, đầu tư, cơ quan viện trợ…) và thông qua quá trình huấn luyện cộng đồng để khắc
phục những hạn chế và tăng cường kiến thức và kỹ năng để hành động. Các hoạt động tăng
độ liên kết, khả năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý để hành động tập thể có hiệu quả hơn.
– Tự lực: mục đích quan trọng nhất là thông qua thay đổi và tăng trưởng, cộng đồng
sẽ trở nên tự lực. Mục đích cuối cùng không phải là mọi khó khăn, khủng hoảng không còn
nữa mà mỗi lần gặp khó khăn, cộng đồng có thể tự huy động nguồn lực bên trong và bên
ngoài để giải quyết vấn đề. Điều này chỉ có thể có nếu biết xử lý đúng các tình huống trong
quá trình phát triển, qua đó, cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn như con người phải trải
qua khủng hoảng mới trưởng thành được. Thông qua các dự án phát triển cộng đồng như là
những phương pháp “kích hoạt”, các mục tiêu trên từng bước triển khai trong thực tiễn.
Sau đây là một mô hình về quá trình làm phát triển cộng đồng:

3.4. Quy tắc hành động
– Phát triển cộng đồng tin tưởng rằng mọi công dân và các cộng đồng hoàn toàn có
khả năng quản lý cuộc sống và các vấn đề của mình ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi mối lo
âu để sống còn. Năng lực tự quản (governance) là một năng lực tự có và tiềm ẩn trong các
cộng đồng, vấn đề của phát triển cộng đồng là cần đánh thức hoặc củng cố năng lực đó.
– Phát triển chỉ có thể thành công trên cơ sở xuất phát từ ý chí và nội lực từ bên
trong. “Làm thay”, “nghĩ hộ” là những tư duy và hành động xa lạ với phát triển cộng đồng.
Lượng giá (cho từng hoạt động hoặc cả quá trình)
Tự tìm hiểu
và phân tích
Phát huy
tiềm năng
Hu

n luy

n

Tăng cường năng
lực tự quản
Hình thành các
nhóm liên kết
Cộng đồng
còn yếu kém
Cộng đồng
th

c t

nh

Cộng đồng
tăng năng l

c

Cộng đồng
t

l

c

11

– Mọi chương trình hành động phải do cộng đồng tự quyết nhằm bảo đảm tính tự

chịu trách nhiệm của cộng đồng.
– Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình phát triển cộng đồng phải hướng
tới vì chúng đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng. Nhưng dân chủ đòi hỏi một quá
trình làm quen và không nên quên rằng tính tổ chức, kỷ luật là hình thức dân chủ nhất.
– Không đặt nặng chương trình, dự án (nghĩa là những ý đồ có sẵn của tổ chức nhà
nước, cơ quan phát triển, tổ chức xã hội …) từ bên trên hoặc bên ngoài đưa vào mà là hướng
tới các công trình vừa tầm do người dân đề xướng và thực hiện với sự hỗ trợ từ bên ngoài.
– Các hoạt động phát triển cộng đồng là các hoạt động mang tính nhân – quả, muốn
tạo ra hiệu quả mang tính tổng thể phải có một chuỗi các hoạt động liên quan và phụ thuộc
lẫn nhau.
– Ưu tiên các hoạt động mang tính đột phá, các mục tiêu ưu tiên nhưng chúng phải
được đặt trong một cái nhìn phát triển mang tính tổng thể.
– Đối tượng ưu tiên của Phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi.
Nghèo, dân trí thấp… là các vấn đề của phát triển cộng đồng.
– Công bằng xã hội không chỉ là một khẩu hiệu mà phải dẫn tới sự tái phân phối các
nguồn lực ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Điều này rất quan trọng vì không ít chương trình
phát triển đã tạo ra khoảng cách giàu – nghèo.
– Các hình thức hợp tác là cơ sở để phát huy tinh thần trách nhiệm và tinh thần cộng
đồng. Xây dựng và củng cố khả năng hợp tác là những vấn đề của phát triển cộng đồng.
– Sự hỗ trợ bên ngoài từ chuyên môn (xã hội và kỹ thuật) đến các nguồn lực vật chất
– tài chính là rất cần thiết nhưng chỉ là chất xúc tác. Tiền của cũng quan trọng nhưng quan
trọng hơn là “cách nghĩ”, “cách làm”.
– Đây là các hoạt động xúc tiến (promotion) của bên ngoài với sự nỗ lực và quyết
tâm của bản thân cộng đồng.
– Các hoạt động phát triển cộng đồng có trình tự về mặt phương pháp, cần có sự
huấn luyện cho các tác viên phát triển cộng đồng và người dân tại chỗ.
III. Cơ sở thực tiễn phát triển cộng đồng
1. Từ sáng kiến của cộng đồng, gia tăng tính năng động xã hội vi mô và giảm
trừ độc quyền Nhà nước vĩ mô
Nhu cầu phát triển của các cộng đồng nhỏ ở nông thôn đòi hỏi phải có những cách

đặt vấn đề mới xuất phát từ những nhu cầu được thức tỉnh từ chính họ. Tính bền vững của
các hoạt động phát triển cần phải có những nguyên tắc làm việc mới, những phương pháp
mới đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Quá trình xác định nhu cầu, lập kế
hoạch can thiệp đã dựa trên một tư duy mới là: thay vì bên ngoài làm hộ, người dân ở mỗi

12

cộng đồng phải tự mình đứng ra giải quyết những vấn đề riêng của mình. Sự giúp đỡ của
bên ngoài chỉ có tính chất hỗ trợ, không mang tính quyết định.
Thiếu hụt sự hưởng ứng, ý chí và nỗ lực của người dân là một trong những nguyên
nhân cho sự thất bại của nhiều chương trình phát triển cộng đồng. Ngoài nguyên nhân chú
trọng đến biện pháp hỗ trợ mang tính cấp cứu, từ thiện là cách đặt vấn đề mang tính áp đặt
từ trên xuống (Top-down) thay vì cần có một kế hoạch từ dưới lên (Bottom-up).
Cho dù thể chế đã cởi mở rất nhiều nhưng xã hội ta chưa biết nhiều đến các tổ chức
tự nguyện từ sáng kiến của người dân, của các tổ chức phi chính phủ. Hệ thống giáo dục
chưa tạo cho con người Việt Nam khả năng tự chủ, sáng tạo, biết thích ứng trong những
hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Tinh thần làm việc theo nhóm còn xa lạ với chúng ta.
Phát triển cộng đồng khuyến khích sáng kiến từ dưới lên, kết hợp với chính người
dân để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Sự tin tưởng tuyệt đối, vô điều kiện vào khả năng
vươn lên của người nghèo, của những thành phần xã hội thấp kém nhất là một giá trị nhân
bản, là một cách đặt vấn đề mới. Thói quen áp đặt, bao biện và làm thay dân là sản phẩm
của cách giáo dục và quản lý không thích hợp với tư duy phát triển cộng đồng. Triết lý phát
triển cộng đồng có sự tham gia tích cực của người dân đòi hỏi một sự đổi mới về nhận thức
và tư duy hành động.
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt. Nhiều
hình thức hợp tác tự nguyện mới, nhiều mô hình do người dân địa phương tự liên kết để giải
quyết nhu cầu của mình hay tham gia vào các chương trình từ bên ngoài đưa vào, một số mô
hình đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Trong công cuộc Đổi mới, chúng ta có thể lấy các
tư tưởng của Bác Hồ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
cũng như các tư tưởng “lấy dân làm gốc”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” làm

cơ sở tư tưởng cho phát triển cộng đồng. Truyền thống tình làng nghĩa xóm, tương thân
tương trợ, lá lành đùm lá rách cũng là những cơ sở xã hội – lịch sử quan trọng cho hoạt
động này.
2. Quá trình chuyên môn hóa phát triển cộng đồng
– Ở cấp Nhà nước cần có sự công nhận phát triển cộng đồng như là một phương
thức tạo điều kiện cho cho phát triển kinh tế, xã hội toàn diện, và phải được áp dụng trong
các chương trình quốc gia như phát triên nông thôn, xóa đói giảm nghèo, dân số và sức
khỏe… Cán bộ các chương trình kể trên cần được tập huấn về phương pháp phát triển cộng
đồng.
– Cần xây dựng phát triển cộng đồng như một bộ môn khoa học ứng dụng tại các
trường đại học.

13

Chương 2
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG

Phát triển cộng đồng là một tiến trình để đưa cộng đồng từ yếu kém đến tự lực,
trong đó tiến trình hành động gồm những hoạt động chủ đạo như tổ chức cộng đồng, xây
dựng và quản lý những dự án cộng đồng, và công tác liên kết các nguồn lực sẵn có để hỗ trợ
cho sự phát triển của cộng đồng.
I. Tổng quát
1. Khái niệm tổ chức cộng đồng
Là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng sức mạnh bởi các
kiến thức, kỹ năng, phát hiện nhu cầu và các vấn đề, lựa chọn ưu tiên, huy động tài nguyên
và cùng giải quyết vấn đề. Tổ chức cộng đồng là một kỹ thuật với mục đích cuối cùng là sự
tham gia chủ động với tư cách tập thể của người dân vào phát triển. Nó nhằm tăng sức mạnh

cho cộng đồng để tự quyết định về sự phát triển của mình và sự định hình của tương lai
mình (REDO-Trường Công tác Xã hội và Phát triển cộng đồng – Đại học Philippines).
2. Mục tiêu của tổ chức cộng đồng
– Phát triển kỹ năng và khả năng tổ chức của người dân, giúp cộng đồng biết cách
lập kế hoạch xã hội.
– Nối kết các đầu tư kinh tế xã hội vào những nhóm cộng đồng nghèo cơ sở.
– Ủng hộ cho sự liên kết rộng rãi các tổ chức trong việc giải quyết các vấn đề cộng
đồng.
– Tạo sự quan tâm về công bằng xã hội trong tiến trình lập kế hoạch xã hội.
3. Tiến trình tổ chức cộng đồng
Là một tiến trình bao gồm từ việc lựa chọn và tìm hiểu cộng đồng, bồi dưỡng cán
bộ nòng cốt đến việc xây dựng và phát triển các tổ chức hợp tác trong cộng đồng. Tiến trình
này được cụ thể hoá qua các công việc sau:
a. Lựa chọn cộng đồng
b. Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người tích cực, có khả năng trong cộng
đồng.
c. Xây dựng và bồi dưỡng/Tập huấn nhóm lãnh đạo nòng cốt
d. Thực hiện việc tìm hiểu phân tích tình hình cộng đồng
e. Lên kế hoạch hành động/Thực hiện các kế hoạch hành động

14

f. Vận động nhóm và củng cố tổ chức nhóm
g. Rút kinh nghiệm, lượng giá các hoạt động và sự phát triển của tổ chức/nhóm
h. Mở rộng các mối liên kết với các nhóm khác trong và ngoài cộng đồng
i. Rút lui
Các bước hành động trên không phải hoàn toàn tách biệt nhau, làm xong công việc
này rồi mới đến công việc khác mà tùy trường hợp, hai hay ba hành động có thể tiến hành
cùng lúc. Thí dụ, vào cộng đồng bạn có thể vừa hội nhập, vừa nghiên cứu, vừa nhen nhóm

hình thành các nhóm hành động
Trình tự của các công việc trên cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với hoàn
cảnh. Ví dụ: có thể ngay sau khi lựa chọn cộng đồng, việc tập huấn được thực hiện ngay để
sau đó nhóm này có thể tự tìm hiểu và phân tích về tình hình cộng đồng của họ, đồng thời
cùng tác viên cộng đồng (TVCĐ) lên kế hoạch hành động và tổ chức các nhóm hành động
II. Các bước tiến hành công tác tổ chức cộng đồng
1. Bước 1: Chọn cộng đồng
Việc lựa chọn cộng đồng được bắt đầu từ
phạm vi rộng và hẹp dần đến khi phù hợp với tiêu
chuẩn và khả năng đáp ứng của cơ quan phát
triển. Thông thường công việc này được bắt đầu
từ việc lựa chọn khu vực (thí dụ khu vực đồng
bằng hay miền núi, khu vực nông thôn hay thành
thị ), đến việc lựa chọn tỉnh, thành và quận, huyện. Ở bước này, TVCĐ có thể căn cứ trên
các nguồn thông tin đại chúng, từ số liệu thống kê công khai của các địa phương hoặc qua
sự giới thiệu hay tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc các cơ quan xã hội có kinh nghiệm
liên quan đến các địa phương này.
Từ một cộng đồng rộng cấp quận huyện, đi đến việc lựa chọn cộng đồng cấp xã
phường và ấp hay khu phố, tổ dân phố công việc phức tạp hơn vì cần có nhiều thông tin
hơn. Trong khi đó, thông tin chính thức (qua báo cáo thống kê) ở các cấp này thường là ít,
thiếu, hạn chế hoặc chỉ cung cấp những thông tin chung chung, đòi hỏi tác viên phải trực
tiếp phỏng vấn các lãnh đạo và dân địa phương, kết hợp với quan sát đời sống, sinh hoạt của
người dân ở các khu vực nghèo để có những thông tin chính xác hơn.
1.1. Một vài tiêu chí tham khảo để chọn địa bàn
Cộng đồng
– Đa số là người nghèo và nhu cầu bức xúc của họ phù hợp với lĩnh vực hoạt động,
khả năng đáp ứng của cơ quan tài trợ và chiến lược phát triển của địa phương.

15

– Cộng đồng không bất ổn nghiêm trọng về an ninh, chính trị cản trở dự án.
– Quy mô cộng đồng không quá lớn, thường thì một thôn hoặc một khu phố là lý
tưởng.
– Có tài nguyên và tiềm năng phát triển. Thí dụ có đất đai, nguồn nước; có kinh
nghiệm sản xuất, nuôi trồng; có lực lượng lao động trẻ.
Chính quyền
– Lãnh đạo địa phương tương đối cởi mở, hiểu và chấp nhận phương pháp Phát triển
cộng đồng.
– Có năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển
– Nhiệt tình tham gia, có trách nhiệm và quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc
của dân.
– Nội bộ đoàn kết.
1.2. Một số điểm lưu ý
– Các bước công việc trên áp dụng cho trường hợp tác viên cộng đồng là người từ
bên ngoài đến làm việc tại một cộng đồng. Việc lựa chọn cộng đồng sẽ đơn giản hơn khi tác
viên là cán bộ hay là người đang sống tại địa phương (chẳng hạn tác viên cộng đồng là cán
bộ hay tình nguyện viên của các chi hội Chữ Thập Đỏ cơ sở), hoặc cơ quan phát triển/tác
viên được chính quyền hay một ban ngành, đoàn thể địa phương mời đến giúp địa phương
làm công tác phát triển cộng đồng.
– Thống nhất với chính quyền địa phương các cấp về một số tiêu chuẩn của cộng
đồng để chọn địa bàn.
2. Bước 2: Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người có khả năng và tích
cực
Khi địa bàn đã chọn, tác viên (thông thường là vài tác viên) chính thức bắt đầu đi
vào cộng đồng với tác phong “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân).
Việc đầu tiên của bước hội nhập cộng đồng là trở lại thăm viếng các cán bộ lãnh
đạo địa phương để thông báo công khai mục đích, nhiệm vụ công tác của bạn trong cộng
đồng. Và thường chính quyền địa phương giới thiệu cho tác viên một số cán bộ trực tiếp
cộng tác với tác viên hoặc đóng vai hướng dẫn, giới thiệu tác viên với cộng đồng.

Trong một vài tháng đầu, tác viên thường xuyên xuống cộng đồng, “lân la”, tìm
hiểu, trao đổi với người dân, với lãnh đạo hay những người có uy tín trong cộng đồng. Qua
những thông tin ban đầu này, tác viên phát hiện ra các tiềm năng, nhất là tiềm năng về con
người để chuẩn bị cho bước hình thành nhóm nòng cốt.

16

Đi vào cộng đồng, cách hay nhất để có thể có được mối quan hệ tốt với người dân
và hiểu sâu hơn về cộng đồng là tham dự những sinh họat, công việc của cộng đồng. Chẳng
hạn, tham gia các hoạt động kinh tế như đi lưới cá, làm ruộng, chăn nuôi, tham gia đan,
thêu, làm việc nhà khi ở trong gia đình người dân.
Tóm lại có nhiều cách để sống gần gũi với người dân và hòa nhập với lối sống của
họ nhưng người tác viên cộng đồng cần luôn giữ phẩm chất, đạo đức của mình. Điều này có
nghĩa là sống chung với họ và chia sẻ những kinh nghiệm sống như là một thành viên trong
cộng đồng. Kết quả cần đạt là tạo được mối quan hệ tin cậy, hiểu biết giữa tác viên và cộng
đồng.
Thời gian hội nhập cộng đồng từ 4 – 6 tháng là lý tưởng nhất để giúp tác viên có thể
nghe, thấy, hiểu tâm tư, nhu cầu, vấn đề khó khăn, tiềm năng của người dân cũng như để
hiểu chính những khó khăn, hạn chế của bản thân trong công tác vận động quần chúng. Tác
viên có đủ thông tin để đánh giá tình hình xã hội của cộng đồng, và những yếu tố khả thi
của một chương trình/dự án tương lai.
3. Bước 3: Xây dựng và bồi dưỡng/Tập huấn nhóm lãnh đạo nòng cốt
Sau quá trình hội nhập cộng đồng, tác viên đã phát hiện ra những nhân tố tích cực
trong cộng đồng. Qua sự bàn bạc với cán bộ địa phương cùng cộng tác với tác viên, nhóm
nòng cốt được lựa chọn và thành hình. Nhóm này gồm những người thật sự đại diện cho
dân, có ý thức tiến bộ trong cộng đồng (có thể bao gồm những cán bộ chính quyền, ban
ngành, đoàn thể địa phương, những người dân hay lãnh đạo nhóm phi chính thức trong cộng
đồng, lãnh đạo tôn giáo nhiệt tình, có uy tín).
3.1. Vài tiêu chuẩn để nhận diện người nòng cốt


Thuộc gia đình có thu nhập thấp hoặc vừa trong cộng đồng

Có uy tín và có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng

Suy nghĩ có ý thức đối với môi trường chung quanh

Đáp ứng được với những thay đổi mới

Có kỹ năng truyền thông, giao tiếp tốt

Có khả năng phát biểu, nói lên tiếng nói thay cho người dân trong cộng đồng

Vì lợi ích của người nghèo trong cộng đồng

Có dũng khí nói lên tiếng nói thay cho người dân trong cộng đồng
3.2. Bồi dưỡng nhóm nòng cốt
Sau khi nhóm nòng cốt được hình thành (lý tưởng là khoảng 10 người), việc lên kế
họach và tổ chức tập huấn được bàn bạc để thực hiện. Chương trình tập huấn căn bản và
phương pháp Phát triển cộng đồng lồng ghép một số kỹ năng như năng động nhóm, truyền

17

thông, lãnh đạo vì đây là mấu chốt để có thể triển khai các chương trình theo đúng phương
pháp Phát triển cộng đồng.
Hướng dẫn viên của khóa tập huấn là nhóm tác viên và có thể có thêm vài đồng
nghiệp có nhiều kinh nghiệm tập huấn được mời hỗ trợ. Tập huấn nên được tổ chức liên tục
từ 4 buổi đến một tuần lễ. Kinh phí tổ chức tốt nhất nên do địa phương lo, nếu địa phương
khó khăn thì hai bên cùng lo. Những loại hình sinh động của phương pháp “Giáo dục chủ

động” cần được vận dụng tối đa và các minh họa cho lý thuyết Phát triển cộng đồng cần
được gắn với tình hình thực tế của địa phương.
Cuối khóa tập huấn, việc lập một kế hoạch giúp nhóm nòng cốt tự tìm hiểu và phân
tích tình hình cộng đồng cần được chuẩn bị. Nếu thuận lợi có thể bầu tạm thời một Ban
cộng đồng hay Tổ phát triển cộng đồng gồm 3 – 5 người (tốt nhất là nên có sự tham gia của
một vài thường dân có uy tín, chẳng hạn tổ trưởng dân phố). Số người còn lại trong nhóm
nòng cốt sẽ là những người cùng Ban phát triển tiến hành bước tìm hiểu cộng đồng, và
những chương trình hành động sau đó.
Việc bồi dưỡng nhóm nòng cốt được tiếp tục trong suốt các hoạt động sau này.
Ví dụ: Dự án Xoá mù chữ và Bảo vệ môi trường Nam Cát Tiên tại ấp 5, xã Thanh
Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Bước đầu tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về công tác xã hội và Phát triển cộng
đồng cho 25 tham dự viên, gồm giáo viên, thanh niên nòng cốt, ban ngành đoàn thể ấp,
người dân tích cực, lãnh đạo phi chính thức trong cộng đồng. Hướng dẫn viên là 2 tác viên
thuộc Trung tâm Công tác Xã hội kết hợp với cán bộ từ Viện sinh học nhiệt đới. Lớp tập
huấn cũng huấn luyện cho tham dự viên cách thực hiện khảo sát theo phương pháp cùng
tham gia (PRA).
4. Bước 4: Tìm hiểu và phân tích về cộng đồng
Tác viên cần tìm hiểu và phân tích cộng đồng một
cách tường tận. Qua đó, tác viên hiểu biết về những đặc
điểm nổi bật của tình hình và làm thế nào để mang lại
những thay đổi. Việc tìm hiểu và phân tích cộng đồng cũng
sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch và
thực hiện dự án cũng như cho các đợt lượng giá.
Giai đoạn tìm hiểu cộng đồng cũng tạo sự thức tỉnh
và hiểu biết của người dân theo khả năng của họ, họ có cơ
hội nhìn lại hoàn cảnh của mình. Giai đoạn này bắt đầu cho
một sự tham gia, vì không ai hiểu rõ hơn người dân về cộng đồng của họ. Người dân cũng
dần nhận diện được trách nhiệm để giải quyết vấn đề của cộng đồng.

18

Việc tìm hiểu và phân tích về cộng đồng cần được tổ chức theo phương thức có sự
tham gia của Ban phát triển và tất cả thành viên của nhóm nòng cốt (kỹ thuật này đã được
tập huấn sơ bộ trong lớp học), và nhóm tác viên tiếp tục làm nhiệm vụ tư vấn thêm về
chuyên môn, kỹ thuật nghiên cứu và phân tích.
Phương pháp thu thập thông tin được phối hợp từ nhiều cách:
– Thu thập số liệu từ các báo cáo, hồ sơ, bài báo có sẵn của các cơ quan chức năng;
quan sát những sinh hoạt cộng đồng.
– La cà, trò chuyện thân mật với người dân trong cộng đồng.
– Khảo sát dựa vào một bảng câu hỏi soạn sẵn.
– Phỏng vấn lãnh đạo địa phương và phỏng vấn sâu những người am hiểu vấn đề tại
cộng đồng.
– Thảo luận nhóm nhỏ người dân trong cộng đồng. Đây là dịp để người dân cùng
ngồi lại với sự hỗ trợ của tác viên, để hệ thống hoá và tổng hợp vấn đề.
– Các phương pháp khảo sát nhanh nông thôn (RRA).
Thông tin cần tìm hiểu
a. Tổng quan về cộng đồng
– Địa lý: vị trí, đất đai, tài nguyên thiên nhiên.
– Dân số: Tốc độ tăng dân số. Thông tin thu thập theo giới tính: tổng số dân,
độ tuổi, tháp tuổi. Các lứa tuổi đáng quan tâm như trẻ em, người già, thanh niên, tuổi lao
động.
– Kinh tế: Cơ cấu ngành nghề (công-nông-thương mại-dịch vụ), khoa học kỹ
thuật phục vụ kinh tế, tiềm năng phát triển…
– Thông tin về chính trị, an ninh trật tự của cộng đồng.
– Văn hoá, xã hội, y tế: Trình độ dân trí, vấn đề mù chữ, bỏ học, lớp phổ cập,
cơ sở trường học, bệnh viện, đời sống giáo viên; sức khỏe, môi trường; phong tục tập quán,
tín ngưỡng,…
– Các tổ chức có sẵn và các chương trình, mục đích hành động của họ, số

lượng hội viên, cách tiếp cận.
b. Nhu cầu và các vấn đề của cộng đồng
Đó là những nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc làm, thu
nhập, …hoặc những vấn đề nổi cộm trong cộng đồng như trẻ em thiếu chăm sóc, bị lạm
dụng; gia đình tan vỡ; thanh niên thiếu định hướng cho tương lai; thanh thiếu niên thiếu kỹ
năng sống; cộng đồng bất đồng về tín ngưỡng; an ninh khu phố, tệ nạn xã hội v v

19

Những thông tin này được ghi nhận và thu thập qua trao đổi với người dân tại
cộng đồng.
c. Tiềm năng và lực cản/ hạn chế của cộng đồng
Tiềm năng cộng đồng: là khả năng, năng lực, tài nguyên có nhưng còn tiềm ẩn,
bị bỏ quên hay bị gạt ra ngoài nên không được sử dụng đúng mức để giúp cộng đồng phát
triển.
Đó là đất đai, mặt bằng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, cơ xưởng, trình độ văn
hoá, tay nghề, khả năng tổ chức, kinh nghiệm, sức khỏe, tuổi trẻ hay các tổ chức phi hình
thức có mục đích tích cực. Đó cũng là sức mạnh tinh thần như nền văn hóa, ước vọng, tấm
lòng, sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác, mối quan hệ hàng xóm, ý chí vươn lên…của một cộng
đồng.
Và, tiềm năng quan trọng nhất là CON NGƯỜI: người có uy tín, có chuyên
môn, những lãnh tụ tự nhiên, các nhóm phi chính thức…với những ý kiến tốt, sáng tạo,
được người khác tín nhiệm, người biết lắng nghe và được nghe. Điều quan trọng của tác
viên trong bước này là cùng với nhóm khảo sát tổng hợp và phân tích thông tin. Yêu cầu cần
đạt ở bước này là cộng đồng nhận ra những vấn đề, nhu cầu, tiềm năng của họ, và sắp xếp
ưu tiên các vấn đề cần giải quyết.
Hạn chế của cộng đồng: Tiềm năng của cộng đồng đôi khi không được phát
hiện hoặc tài nguyên bị phung phí do những cản ngại, đặc biệt là về tổ chức quản lý, bao
gồm:

i/ trình độ hạn chế của các nhà quản lý;
ii/ việc tổ chức, sắp xếp chưa đúng người vào cương vị quản lý;
iii/ người dân chưa được hỗ trợ để hình thành các tổ chức tự nguyện.
d. Các mối quan hệ trong cộng đồng
Đây là vấn đề then chốt trong cộng đồng, chính tính chất của các mối quan hệ
trong cộng đồng sẽ làm cho cộng đồng mạnh hay yếu, do sự đoàn kết tinh thần hợp tác tạo
sức mạnh cho hành động chung. Tuy vậy, vấn đề này không thể phát hiện được qua các
cuộc điều tra mang tính chính quy hoặc chính thức như các bảng hỏi.
Tìm hiểu mối quan hệ trong cộng đồng sẽ phát hiện hai cơ chế tồn tại song song:
i/ Cơ chế chính thức như tổ chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức hợp
pháp hay có danh xưng chính thức như các câu lạc bộ.
ii/ Cơ chế phi chính thức (phi hình thức) như các nhóm bạn, nhóm chơi thể thao,
giải trí, các đội công tác xã hội tình nguyện, các nhóm nhậu, những người chơi hụi, đánh đề,
7/2009 MỤC LỤCMỤC LỤC 1B ÀI MỞ ĐẦU 1I. Cộng đồng 1II. Phát triển 11. Một số khái niệm về phát triển 12. Mục đích của phát triển 13. Nội dung của phát triển con người 24. Các chỉ báo phát triển 2CH ƯƠNG 1 LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 4I. Lịch sử hình thành và diễn tiến của phát triển cộng đồng 41. Diễn tiến 42. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng 53. Phát triển cộng đồng : một bộ môn khoa học 6II. Cơ sở triết lý phát triển cộng đồng 61. Khái niệm phát triển cộng đồng – thực ra và khoanh vùng phạm vi 62. Lý thuyết phát triển cộng đồng – những nguyên tắc 73. Quan điểm, tiềm năng và quy tắc hành vi 83.1. Các quan điểm khuynh hướng 83.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồng 93.3. Tiến trình phát triển cộng đồng 93.4. Quy tắc hành vi 10III. Cơ sở thực tiễn phát triển cộng đồng 111. Từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng, ngày càng tăng tính năng động xã hội vi mô và giảm trừđộc quyền Nhà nước vĩ mô 112. Quá trình chuyên môn hóa phát triển cộng đồng 12CH ƯƠNG 2 TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG 13I. Tổng quát 131. Khái niệm tổ chức cộng đồng 132. Mục tiêu của tổ chức cộng đồng 133. Tiến trình tổ chức cộng đồng 13II. Các bước thực thi công tác làm việc tổ chức cộng đồng 141. Bước 1 : Chọn cộng đồng 141.1. Một vài tiêu chuẩn tìm hiểu thêm để chọn địa phận 141.2. Một số điểm quan tâm 152. Bước 2 : Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người có năng lực và tích cực 153. Bước 3 : Xây dựng và tu dưỡng / Tập huấn nhóm chỉ huy nòng cốt 163.1. Vài tiêu chuẩn để nhận diện người nòng cốt 163.2. Bồi dưỡng nhóm nòng cốt 164. Bước 4 : Tìm hiểu và nghiên cứu và phân tích về cộng đồng 175. Bước 5 : Chính thức hình thành ban điều hành quản lý / ban phát triển cộng đồng và lập kếhoạch những chương trình phát triển 206. Bước 6 : Vận động, phát huy tiềm năng nhóm – Củng cố tổ chức 226.1. Bản chất của những tổ chức cộng đồng 226.2. Một số nhóm / tổ chức cộng đồng 226.3. Tiềm năng nhóm 236.4. Nhiệm vụ của tác viên trong tương hỗ củng cố những tổ chức cộng đồng 237. Bước 7 : Rút kinh nghiệm tay nghề – Lượng giá những chương trình hành vi và sự pháttriển của những nhóm. 248. Bước 8 : Liên kết những nhóm hành vi. 258.1. Liên kết những nhóm hành vi 258.2. Những cản ngại trong việc phối hợp, hợp tác giữa những thành phần 258.3. Những việc thiết yếu để tạo sự phối hợp, link 269. Bước 9 : Giai đoạn rút lui 279.1. Công tác chuyển giao 279.2. Chuyển giao tại một cộng đồng 27CH ƯƠNG 3 NGƯỜI TÁC VIÊN CỘNG ĐỒNG 291. Vai trò của tác viên cộng đồng 292. Các điều hướng dẫn dành cho tác viên cộng đồng 303. Phẩm chất cần có của tác viên cộng đồng 314. Mối quan hệ của tác viên với cộng đồng 32CH ƯƠNG 4 SỰ THAM GIA 33I. Ý nghĩa của sự tham gia 33II. Các kiểu tham gia 331. Tham gia thụ động 332. Tham gia bằng cách phân phối thông tin 343. Tham gia qua tư vấn 344. Tham gia vì những khuyến khích vật chất 346. Tham gia tương tác 347. Tự kêu gọi 35III. Sự tham gia là phương tiện đi lại hoặc mục tiêu 35IV. Thuận lợi của sự tham gia của người dân 361. Tham gia mang lại quyền lợi gì ? 362. Yếu tố để thôi thúc sự tham gia 37V. Những cản trở của sự tham gia 371. Những tranh cãi về sự tham gia 372. Các yếu tố cản trở 38VI. Mức độ tham gia 40CH ƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA 41I. Khái niệm về PRA 411. PRA là gì ? 412. Xuất phát của PRA 413. Những đặc thù đa phần của PRA 414. PRA yên cầu thái độ thao tác thận trọng và có phát huy 42II. Các hình thức tham gia của cộng đồng 42III. Các kỹ thuật và công cụ PRA 421. Các đặc thù chính của kỹ thuật PRA 422. Các điểm cần quan tâm 433. Ưu và điểm yếu kém của PRA 43V. Các kỹ thuật PRA 441. Thông tin thứ cấp 442. Kỹ thuật quan sát 453. Kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc 474. Thảo luận nhóm tiêu điểm 495. Sơ lược dòng lịch sử dân tộc 516. Vẽ map có sự tham gia của người dân 527. Sơ đồ mặt phẳng cắt 568. Lịch thời vụ 599. Xếp hạng 6210. Phân loại kinh tế tài chính hộ mái ấm gia đình 6411. Biểu đồ những bên có tương quan ( biểu đồ Venn ) 6812. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và rủi ro đáng tiếc ( SWOT ) 69CH ƯƠNG 6 THIẾT KẾ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 71I. Dự án phát triển cộng đồng là một loại dự án Bất Động Sản đặc biệt quan trọng 711. Các yếu tố chung 712. Định nghĩa 742.1. Dự án là gì ? 742.2. Dự án phát triển cộng đồng 75II. Thiết kế dự án Bất Động Sản 751. Nhận diện cộng đồng 772. Đánh giá nhu yếu 793. Xây dựng tiềm năng tổng quát và tiềm năng đơn cử 804. Lượng định nguồn lực và trở ngại 815. Xây dựng kế hoạch hoạt động giải trí 835.1. Xác định những hoạt động giải trí của dự án Bất Động Sản 835.2. Lên trình tự những hoạt động giải trí 835.3. Lên khung thời hạn 835.4. Phân công nghĩa vụ và trách nhiệm 845.5. Các yếu tố phục vụ hầu cần 845.6. Chuẩn bị kinh phí đầu tư 84III. Triển khai dự án Bất Động Sản 841. Các hoạt động giải trí phối hợp 842. Hoạt động giám sát 85IV. Đánh giá dự án Bất Động Sản 871. Thiết kế nhìn nhận 882. Thu thập thông tin 893. Phân tích thông tin 894. Sử dụng những Tóm lại 89T ÀI LIỆU THAM KHẢO 91B ÀI MỞ ĐẦUI. Cộng đồng “ Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồmcác cá thể sống chung ở một địa phận nhất định, có chungmột đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻvới nhau một quyền lợi vật chất hoặc niềm tin nào đấy ” ( Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn Phát triển cộngđồng ). “ Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng mộtkhu vực, một tỉnh hoặc một vương quốc và được xem nhưmột khối thống nhất ” ; “ Cộng đồng là một nhóm người cócùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng mô hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối chăm sóc ” ; “ Cộngđồng là một tập thể cùng san sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có thực trạng tương tựnhau về một số ít góc nhìn nào đó ” ( Tự điển Đại học Oxford ). Có thể phân ra 2 loại cộng đồng : Cộng đồng địa lý gồm có những người dân cư trú trong cùng một địa phận có thểcó chung những đặc thù văn hoá, xã hội và hoàn toàn có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họcùng được vận dụng chủ trương chung. Cộng đồng tính năng gồm những người hoàn toàn có thể cư trú gần nhau hoặc không gầnnhau nhưng có quyền lợi chung. Họ link với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở trường thích nghi, hợp táchay hiệp hội có tổ chức ( NGO Training Project ). II. Phát triển1. Một số khái niệm về phát triển “ Phát triển là làm cho biến hóa từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, hẹp đến rộng, đơngiản đến phức tạp ” ( Tự điển tiếng Việt ). “ Phát triển mang tính so sánh, mang tính thời hạn. Phát triển là sự đổi khác khácbiệt đi theo hướng tốt hơn, hài lòng và không thay đổi hơn ” ( Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấnPhát triển cộng đồng ) “ Phát triển là tạo ra sự đổi khác theo khunh hướng tốt hơn, chất lượng hơn ”. 2. Mục đích của phát triểnMục đích của phát triển là nâng cao chất lượng đời sống của người dân và cung cấpcho con người những thời cơ để phát triển tổng lực những tiềm năng. Phát triển không chỉ làtăng số thu nhập đầu người của một vương quốc, tăng những chỉ số loại sản phẩm sản xuất của địaphương, của vùng, hoặc tăng tiết kiệm ngân sách và chi phí của cá thể hay nhóm, hoặc không chỉ hàm ý sự tănglên về tài nguyên và thêm kiến thức và kỹ năng, mà còn là tạo ra những đổi khác, nâng cấp cải tiến tích cực. Pháttriển cần giúp những người dân thiệt thòi trước đây hoàn toàn có thể cải tổ những điều kiện kèm theo sống củahọ và thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu cơ bản như việc làm, nhà tại, thiên nhiên và môi trường bảo đảm an toàn. Kinh nghiệm cho thấy nếu xem hàng loạt cộng đồng là đối tượng người dùng thì đa phần quyền lợi pháttriển lại rơi vào nhóm khá giả, nhóm có tiềm năng kinh tế tài chính mà ít đến tay nhóm người nghèonhất. Nhận thức mới này dẫn đến việc hình thành kế hoạch phát triển mà đối tượng người dùng lànhững nhóm bị thiệt thòi, và mục tiêu là nhằm mục đích tăng cường quyền lực tối cao cho cộng đồng. Đó lànhững kế hoạch “ Phát triển có sự tham gia ”, “ Phát triển lấy người dân làm trọng tâm ”. 3. Nội dung của phát triển con người – Tăng hiệu suất : Người dân phải được tương hỗ tăng hiệu suất và tham gia tích cựcvào tiến trình lao động tăng thu nhập, việc làm có lương hoặc thù lao. Tăng trưởng về kinhtế chỉ là một mặt của phát triển con người. – Bình đẳng : Mọi người dân phải có thời cơ như nhau trong phát triển. Những hạnchế về thời cơ tiếp cận với tài nguyên, kinh tế tài chính, quyền lực tối cao cần được tháo gỡ, để người dân cócơ hội tham gia và thụ hưởng những quyền lợi của phát triển. – Tính bền vững và kiên cố : người dân được quyền tiếp cận với những thời cơ kinh tế tài chính và quyềnlực nhưng phải bảo vệ sự phát triển lâu dài hơn, vì quyền lợi của thế hệ tương lai. Tất cả mọi tàinguyên vật chất, kinh tế tài chính, nhân lực, thiên nhiên và môi trường phải được bồi đắp để tăng năng lực tái sảnsinh. – Tăng năng lượng / quyền lực tối cao : Phát triển phải xuất phát từ chính người dân, vì dân. Người dân phải được tham gia vào việc lấy quyết định hành động về những kế hoạch, kế hoạch pháttriển ảnh hưởng tác động đến đời sống của họ. 4. Các chỉ báo phát triểnCác nhà nghiên cứu và điều tra và những nhà chỉ huy cho rằng không hề giống hệt phát triểnvới tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế tài chính không có nghĩa là phát triển xã hội. Tăng trưởng kinhtế là một chỉ số của sự phát triển chứ không phải là hàng loạt những chỉ số của sự phát triển. Pháttriển xã hội lúc bấy giờ được hiểu theo nghĩa tổng lực gồm có rất nhiều chỉ số. Trong báo cáophát triển hàng năm của Ngân hàng Thế giới ( WB ), ta thấy có hơn 200 chỉ số về sự pháttriển xã hội để so sánh giữa những nước về sự phát triển, giữa những khu vực, trong đó nếu gomlại thì có những nhóm chỉ số cơ bản : – Nhóm chỉ số tăng trưởng kinh tế tài chính, đặc biệt quan trọng là chỉ số về trung bình thu nhập đầungười so sánh giữa những cộng đồng và những khu vực. – Nhóm chỉ số phát triển xã hội : người ta chăm sóc rất nhiều đến chỉ số phát triển xãhội, đặc biệt quan trọng là chỉ số phát triển dịch vụ xã hội, trong đó có 2 dịch vụ cơ bản nhất là dịch vụgiáo dục và dịch vụ y tế. Chỉ số phát triển con người HDI – Human Development Index làchỉ số tổng hợp kinh tế tài chính xã hội của sự phát triển, gồm có : + Thu nhập trung bình đầu người. + Tuổi thọ trung bình. + Trình độ học vấn trung bìnhNgoài hai chỉ số phát triển kinh tế tài chính và xã hội nói trên, người ta chăm sóc đến mộtnhóm chỉ số quan trọng nữa : + Chỉ số phát triển hạ tầng ( điện, đường, trường, trạm ) + Chỉ số phát triển vững chắc : Đây là một ý niệm văn minh. Lâu nay tất cả chúng ta mớichỉ chăm sóc đến những chỉ số phát triển kinh tế tài chính, xã hội, con người, văn hóa truyền thống nhưng ít đềcập tới quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên. Đó là những ý niệm lan rộng ra, cómột loạt những chỉ số có tương quan như : chỉ số bảo vệ môi trường tự nhiên, phát triển con người. Pháttriển kinh tế tài chính – xã hội mà không bảo vệ môi trường tự nhiên thì có rủi ro tiềm ẩn sẽ dẫn tới mặt trái của nó, tức là suy thoái và khủng hoảng mà quốc tế tân tiến đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm. Chương 1L Ý THUYẾT PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG  Phát triển cộng đồng là một tiến trình tăng trưởng kinh tế tài chính cùng với văn minh cộngđồng theo hướng triển khai xong những giá trị chân, thiện, mỹ của cộng đồng.  Phát triển cộng đồng tự phát và Phát triển cộng đồng tự giác là hai trình độ khácnhau, với tác động ảnh hưởng của yếu tố khoa học trong những kế hoạch, quy hoạch toàn diện và tổng thể, dự án Bất Động Sản, cótổ chức thiết chế quản lý sự phát triển.  Các nguyên tắc Phát triển cộng đồng gồm : tính tương đối, tính phong phú và tính bềnvững. Với cấu trúc xã hội là đồng thuận, tự quản và tham gia, hành vi xã hội của cộngđồng là đồng biến, tự biến và hiệp biến.  Lý thuyết Phát triển cộng đồng có 6 quan điểm : từ dưới lên ; đồng nhất ; tham gia ; chuyển biến xã hội ; phát triển năng lượng ; chú trọng điều tra và nghiên cứu và 4 tiềm năng : cải tổ chấtlượng sống ; tạo sự bình đẳng trong tham gia ; củng cố thiết chế, tổ chức ; lôi cuốn tối đa.  Triết lý tham gia là cơ sở quan trọng của kim chỉ nan Phát triển cộng đồng, trong đó, nghiên cứu và điều tra tham gia là một dạng tham gia có chất lượng, với nhiều kỹ thuật khác nhau. I. Lịch sử hình thành và diễn tiến của phát triển cộng đồngPhát triển cộng đồng ( Community Development ) như một khái niệm triết lý vàthực hành Open vào những năm 1940 tại những nước thuộc địa của Anh. Ở Ghana, mộtngười Anh tốt bụng nảy ra sáng tạo độc đáo giúp dân tự cải tổ đời sống bằng những nỗ lực chungcủa chính quyền sở tại và người dân địa phương. 1. Diễn tiến – Kinh nghiệm tích cực này được lan rộng ở hầu hết những cựu thuộc địa ở châu Á vàchâu Phi. Nghèo đóiTrìnhvăn hoá thc khokémn xut kém hiu qu – Năm 1950 : Liên Hiệp Quốc công nhận khái niệm Phát triển cộng đồng và khuyến khích cácquốc gia sử dụng Phát triển cộng đồng như một công cụ để triển khai những chương trình pháttriển vương quốc. – Thập kỷ 1960 – 1970 được chọn là thập kỷ phát triển thứ nhất với những chươngtrình viện trợ quy mô lớn về kỹ thuật, giải pháp, vốn liếng. – Năm 1970, LHQ lượng giá thập kỷ phát triển, rút ra một số ít phương hướng : + Sự tham gia của quần chúng là yếu tố cơ bản. + Yếu tố tổ chức là quan trọng : cần tương hỗ sự hình thành và củng cố tổ chức củachính người dân. + Không đặt nặng chương trình, dự án Bất Động Sản từ bên trên hoặc bên ngoài đưa vào mà chútrọng những khu công trình vừa tầm do người dân đề xướng và triển khai với sự tương hỗ từ bênngoài. + Tạo được sự chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự đổi khác nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích mục tiêu phát triển. Tạo được sự chuyển biến trong tổ chức, cơcấu và những mối tương quan lực lượng trong xã hội. + Phát triển cộng đồng chỉ có hiệu suất cao khi nằm trong một kế hoạch phát triểnquốc gia đúng đắn. + Phát triển cấp làng xã phải đặt trong kế hoạch phát triển cấp vùng. + Huấn luyện để trang bị cho dân và những người có nghĩa vụ và trách nhiệm kỹ năng và kiến thức tổ chức, chỉ huy là một bộ phận không hề thiếu. – Từ thập kỷ 80 cho đến nay : Phát triển cộng đồng được biết đến một cách rộng rãiqua những chương trình viện trợ phát triển của quốc tế tại Nước Ta. Trong đó, yếu tố thamgia của người dân là một trong những tác nhân quyết định hành động. – Bộ môn Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng được giảng dạy trong một sốtrường ĐH phía Nam. – Tuy nhiên, Phát triển cộng đồng vẫn là khoa học mới hình thành ở nước ta, cần cónhững tổng kết triết lý và thực tiễn để hoàn hảo nó. 2. Phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng – Phát triển cộng đồng xuất phát từ những nước đang phát triển. – Tổ chức cộng đồng là giải pháp giúp những cộng đồng dân cư nghèo đô thị ( ở cácnước công nghiệp phát triển ) biến chuyển, đoàn kết và tổ chức tốt hơn để xử lý những vấnđề và nhu yếu của mình. – Thực chất Phát triển cộng đồng và Tổ chức cộng đồng rất thân mật và trùng lắp. 3. Phát triển cộng đồng : một bộ môn khoa học – Phát triển cộng đồng là một giải pháp hoạt động, giáo dục và tổ chức quầnchúng nên triết lý và giải pháp của nó được vận dụng trong nhiều nghành như : khuyếnnông, giáo dục sức khỏe thể chất, kiến thiết xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cộng đồng, kế hoạch hóa giađình, phát triển kinh tế tài chính mái ấm gia đình, tín dụng thanh toán tiết kiệm ngân sách và chi phí, thiết kế xây dựng nếp sống đô thị, tái tạo khunhà ổ chuột … – Phát triển cộng đồng vận dụng nhiều ngành khoa học khác như : tâm lý học, nhânchủng học, xã hội học, công tác làm việc xã hội, quản trị học, kinh tế học, … II. Cơ sở kim chỉ nan phát triển cộng đồng1. Khái niệm phát triển cộng đồng – thực ra và khoanh vùng phạm vi – Phát triển cộng đồng : Phát triển cộng đồng thực ra là quy trình tăng trưởngkinh tế cộng đồng cùng với tân tiến cộng đồng theo hướng hoàn thành xong những giá trị chân, thiện, mỹ. + Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc ( 1956 ) : “ Phát triển cộng đồng là những tiến trìnhqua đó nỗ lực của dân chúng phối hợp với nỗ lực của chính quyền sở tại để cải tổ những điều kiệnkinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống của những cộng đồng và giúp những cộng đồng này hội nhập đồng thờiđóng góp vào đời sống vương quốc ”. + Theo Murray và Ross : “ Tổ chức cộng đồng là một diễn tiến qua đó một cộngđồng nhận rõ nhu yếu hay tiềm năng của mình, sắp xếp những nhu yếu và tiềm năng này, pháthuy sự tự tin và ý muốn thực thi chúng, tìm kiếm tài nguyên ( bên trong và bên ngoài ) đểgiải quyết nhu yếu hay tiềm năng ấy. Thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng và kiến thức hợptác với nhau trong cộng đồng ”. + “ Đó là một kế hoạch phát triển nhằm mục đích hoạt động sức dân trong những cộng đồngnông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng với những nỗ lực của Nhà nước để cải tổ hạtầng cơ sở và tăng năng lực tự lực của cộng đồng ”. – Phát triển cộng đồng sẽ gồm có một số ít hoạt động giải trí hầu hết sau : + Cộng đồng xác lập những yếu tố cần xử lý của cộng đồng ( Nhu cầu và mụctiêu ). + Chọn lựa những yếu tố ưu tiên bằng những nghiên cứu và phân tích định lượng và định tính ( Nhucầu và tiềm năng ưu tiên ). + Xây dựng những chương trình hành vi trên cơ sở phối hợp những nguồn lực bêntrong và bên ngoài. + Triển khai, gồm có cả kiểm soát và điều chỉnh những chương trình hành vi. + Lượng giá những chương trình hành vi dựa trên cơ sở nguyên tắc : chúng phảitạo ra những chuyển biến xã hội hơn là một số hiệu suất cao trước mắt hoặc mang tính hìnhthức, không cơ bản. 2. Lý thuyết phát triển cộng đồng – những nguyên lýNguyên lý phát triển cộng đồng dựa trên nguyên tắc phát triển xã hội, còn nguyên lýphát triển xã hội dựa vào nguyên tắc phát triển phổ quát, thực ra đó là những nguyên tắc biệnchứng. Phép biện chứng là cơ sở chung của kim chỉ nan phát triển. Biện chứng của sự pháttriển coi sống sót khách quan phải gồm có 4 nguyên tắc tổng quát : ( 1 ) Tồn tại ( 2 ) Tương đối ( 3 ) Biến hóa xích míc ( 4 ) Thống nhất phong phú. Các nguyên tắc này khi vận dụng vào xã hội được diễn đạt cũng bằng 4 nguyên tắc cơbản như : ( 1 ) Sinh tồn. ( 2 ) Hình thái kinh tế-xã hội ( để tổ chức và thiết chế xã hội ). ( 3 ) Tiến bộ văn hóa truyền thống – văn minh ( vai trò của lực lượng sản xuất, của khoa học côngnghệ ). ( 4 ) Phát triển vững chắc ( bộc lộ mối quan hệ giữa xã hội người với thiên nhiên và môi trường ). Ba khía cạnh đa phần của nguyên tắc tổng quát của phát triển cộng đồng : – Tính tương đối : người ta đề cập tới những ý niệm rất khác nhau về Phát triểncộng đồng, nên không tuyệt đối hóa một sự vật, một hiện tượng kỳ lạ nào cả. Tuân Tử đã nhậnđịnh : Có cái riêng thấy thì đương nhiên có cái riêng khác bị che. Ví dụ, cái gọi là phát triểnvà kém phát triển là những quy ước theo một hệ quy chiếu, với một hệ quy chiếu khác, ta lạicó cách nhìn khác, không nên tuyệt đối hóa. Phát triển và kém phát triển là trong mối quanhệ tương đối với nhau, chính bới hoàn toàn có thể phát triển cái này thì kém phát triển cái kia và ngượclại. LêNin nói đấy là phát triển không đều của những tổ chức và thiết chế xã hội, của cộngđồng xã hội nói riêng. – Tính phong phú : cộng đồng là một tính nhưng biểu lộ rất nhiều mẫu mã, rất phong phú. – Tính bền vững và kiên cố : cộng đồng có tính vững chắc, loài người dựa trên tính cộng đồnglàm cơ bản để sống sót và phát triển. Tóm lại, cơ sở riêng của triết lý phát triển cộng đồng gồm có 3 nguyên tắc, tạonên tam vị nhất thể như sau : ( 1 ) Nguyên lý tương đối của phát triển cộng đồng. ( 2 ) Nguyên lý tính phong phú của phát triển cộng đồng. ( 3 ) Nguyên lý tính bền vững và kiên cố của phát triển cộng đồng. – Lý thuyết phát triển cộng đồng cũng đề cập đến mối quan hệ giữa những thể chế xãhội, đa phần là ba thể chế xã hội cơ bản tham gia vào sự phát triển cộng đồng. + Thứ nhất là tự quản cộng đồng. + Thứ hai là sự quản trị của nhà nước. + Thứ ba là sự can thiệp của thị trường. – Triết lý tham gia / tham gia ( participation ) là một trong những quan điểm quan trọngcủa phát triển cộng đồng. Tham dự là tham gia ở mức thấp, còn tham gia là tham gia ở mứccao. Triết lý này bộc lộ như sau : để cho cộng đồng phát triển tốt đẹp, vững chắc thì phải cósự hợp tác của tổng thể những lực lượng xã hội, của những tổ chức và thiết chế xã hội, mà ta tạmhình dung có 4 lực lượng chủ chốt sau đây tham gia vào phát triển cộng đồng : + Thứ nhất là bản thân cộng đồng. + Thứ hai là Nhà nước. + Thứ ba là thị trường. + Thứ tư là những tác nhân xã hội. 3. Quan điểm, tiềm năng và quy tắc hành động3. 1. Các quan điểm định hướnga ) Phát triển cộng đồng dựa trên phương pháp luận từ dưới lên ( Bottom-up ) xuấtphát từ nhu yếu của chính người dân. Muốn tự phát triển, chính người dân phải tự ý thứccũng như tự tổ chức để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. b ) Phát triển phải đồng nhất trên mọi góc nhìn của đời sống xã hội : kinh tế tài chính, xã hội, văn hóa truyền thống … phải cùng được nâng lên. Nguyên lý đa dạngNguyên lý bền vữngNguyên lý tương đốic ) Sự tham gia của quần chúng là rất là quan trọng, là yếu tố then chốt. Sự thamgia của chính quyền sở tại được coi như là một tác nhân bên trong, nó không phải là một lực lượngđứng bên ngoài hoặc bên trên cộng đồng mà là một thành phần quan trọng của cộng đồng. d ) Tạo được chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự biến hóa nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích mục tiêu phát triển ; là tạo được chuyển biến trong cơ cấu tổ chức tổchức, những mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng đó. e ) Phát triển năng lượng trên cơ sở không “ làm thay ”, “ làm cho ” người dân. Người dânkhông thể hành vi nếu thiếu năng lượng. Họ cũng không hề hành vi đơn phương, riênglẻ mà phải tích hợp với những cá thể, tổ chức cùng một chí hướng và quyền hạn để tạo thànhquyền lực chung. Muốn cho người dân tự làm thì tổ chức trải qua đào tạo và giảng dạy là then chốt. f ) Các điều tra và nghiên cứu làm nền tảng cho việc tiến hành những dự án Bất Động Sản phải đặt ngang tầm vớivị trí cần có của nó trong công tác làm việc phát triển cộng đồng. Hoạt động nhìn nhận, lượng giá ( evaluation ) là một bước “ đo lường và thống kê ” hiệu suất cao xã hội của những dự án Bất Động Sản và mở ra những vấn đềmới cho cộng đồng. Chúng tăng tính hiệu suất cao của những dự án Bất Động Sản. 3.2. Mục tiêu của phát triển cộng đồngMục tiêu bao trùm của Phát triển cộng đồng là góp thêm phần lan rộng ra và phát triển cácnhận thức và hành vi có đặc thù hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lượng tự quảncộng đồng. Mục tiêu tổng quát trên đây được biểu lộ dưới 4 góc nhìn sau đây : – Hướng tới cải tổ chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân đối về vật chất vàtinh thần, qua đó, tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng. – Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả cácnhóm thiệt thòi nhất đều có quyền nêu lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào cáchoạt động phát triển, qua đó góp thêm phần tăng nhanh công minh xã hội. – Củng cố những thiết chế / tổ chức để tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho chuyển biến xã hội vàsự tăng trưởng. – Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển. Hai khái niệm then chốt của Phát triển cộng đồng lúc bấy giờ là “ thiết kế xây dựng năng lượng ” ( capability building ) và tạo sức mạnh ( empowerment ). Để tạo được điều này, phát triểncộng đồng phải là một quy trình luôn luôn tiếp nối. Mục tiêu sau cuối của một chươngtrình phát triển cộng đồng là giúp cho cộng đồng đi từ một thực trạng kém phát triển, khôngtự mình xử lý những yếu tố của riêng mình tiến tới tự lực. 3.3. Tiến trình phát triển cộng đồng – Thức tỉnh : việc làm tiên phong là phải giúp cộng đồng hiểu chính mình thông quacác hoạt động giải trí nhận diện ( assessment ) và chẩn đoán ( diagnosis ) cộng đồng, gồm những hoạt10động trao đổi, luận bàn, tìm hiểu những nhu yếu và yếu tố khó khăn vất vả cũng như tiềm năng vàthuận lợi, xác lập những yếu tố ưu tiên, thiết kế xây dựng những dự án Bất Động Sản để xử lý những yếu tố củacộng đồng, lượng giá tính hiệu suất cao của chúng. – Tăng năng lượng : cộng đồng cần được tương hỗ bên ngoài ( kỹ năng và kiến thức trình độ, tíndụng, góp vốn đầu tư, cơ quan viện trợ … ) và trải qua quy trình đào tạo và giảng dạy cộng đồng để khắcphục những hạn chế và tăng cường kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng để hành vi. Các hoạt động giải trí tăngđộ link, năng lực tổ chức, chỉ huy và quản trị để hành vi tập thể có hiệu suất cao hơn. – Tự lực : mục tiêu quan trọng nhất là trải qua biến hóa và tăng trưởng, cộng đồngsẽ trở nên tự lực. Mục đích sau cuối không phải là mọi khó khăn vất vả, khủng hoảng cục bộ không cònnữa mà mỗi lần gặp khó khăn vất vả, cộng đồng hoàn toàn có thể tự kêu gọi nguồn lực bên trong và bênngoài để xử lý yếu tố. Điều này chỉ hoàn toàn có thể có nếu biết giải quyết và xử lý đúng những trường hợp trongquá trình phát triển, qua đó, cộng đồng sẽ tăng trưởng và tự lực hơn như con người phải trảiqua khủng hoảng cục bộ mới trưởng thành được. Thông qua những dự án Bất Động Sản phát triển cộng đồng như lànhững giải pháp “ kích hoạt ”, những tiềm năng trên từng bước tiến hành trong thực tiễn. Sau đây là một quy mô về quy trình làm phát triển cộng đồng : 3.4. Quy tắc hành vi – Phát triển cộng đồng tin yêu rằng mọi công dân và những cộng đồng trọn vẹn cókhả năng quản trị đời sống và những yếu tố của mình ngoại trừ khi họ bị đè nặng bởi mối loâu để sống còn. Năng lực tự quản ( governance ) là một năng lượng tự có và tiềm ẩn trong cáccộng đồng, yếu tố của phát triển cộng đồng là cần thức tỉnh hoặc củng cố năng lượng đó. – Phát triển chỉ hoàn toàn có thể thành công xuất sắc trên cơ sở xuất phát từ ý chí và nội lực từ bêntrong. “ Làm thay ”, “ nghĩ hộ ” là những tư duy và hành vi lạ lẫm với phát triển cộng đồng. Lượng giá ( cho từng hoạt động giải trí hoặc cả quy trình ) Tự tìm hiểuvà phân tíchPhát huytiềm năngHun luyTăng cường nănglực tự quảnHình thành cácnhóm liên kếtCộng đồngcòn yếu kémCộng đồngthc tnhCộng đồngtăng năng lCộng đồng11 – Mọi chương trình hành vi phải do cộng đồng tự quyết nhằm mục đích bảo vệ tính tựchịu nghĩa vụ và trách nhiệm của cộng đồng. – Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình phát triển cộng đồng phải hướngtới vì chúng bảo vệ rằng quyền lợi chung sẽ được tôn trọng. Nhưng dân chủ yên cầu một quátrình làm quen và không nên quên rằng tính tổ chức, kỷ luật là hình thức dân chủ nhất. – Không đặt nặng chương trình, dự án Bất Động Sản ( nghĩa là những ý đồ có sẵn của tổ chức nhànước, cơ quan phát triển, tổ chức xã hội … ) từ bên trên hoặc bên ngoài đưa vào mà là hướngtới những khu công trình vừa tầm do người dân đề xướng và thực thi với sự tương hỗ từ bên ngoài. – Các hoạt động giải trí phát triển cộng đồng là những hoạt động giải trí mang tính nhân – quả, muốntạo ra hiệu quả mang tính tổng thể và toàn diện phải có một chuỗi những hoạt động giải trí tương quan và phụ thuộclẫn nhau. – Ưu tiên những hoạt động giải trí mang tính nâng tầm, những tiềm năng ưu tiên nhưng chúng phảiđược đặt trong một cái nhìn phát triển mang tính toàn diện và tổng thể. – Đối tượng ưu tiên của Phát triển cộng đồng là người nghèo và người thiệt thòi. Nghèo, dân trí thấp … là những yếu tố của phát triển cộng đồng. – Công bằng xã hội không chỉ là một khẩu hiệu mà phải dẫn tới sự tái phân phối cácnguồn lực ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Điều này rất quan trọng vì không ít chương trìnhphát triển đã tạo ra khoảng cách giàu – nghèo. – Các hình thức hợp tác là cơ sở để phát huy niềm tin nghĩa vụ và trách nhiệm và ý thức cộngđồng. Xây dựng và củng cố năng lực hợp tác là những yếu tố của phát triển cộng đồng. – Sự tương hỗ bên ngoài từ trình độ ( xã hội và kỹ thuật ) đến những nguồn lực vật chất – kinh tế tài chính là rất thiết yếu nhưng chỉ là chất xúc tác. Tiền của cũng quan trọng nhưng quantrọng hơn là “ cách nghĩ ”, “ cách làm ”. – Đây là những hoạt động giải trí triển khai ( promotion ) của bên ngoài với sự nỗ lực và quyếttâm của bản thân cộng đồng. – Các hoạt động giải trí phát triển cộng đồng có trình tự về mặt chiêu thức, cần có sựhuấn luyện cho những tác viên phát triển cộng đồng và người dân tại chỗ. III. Cơ sở thực tiễn phát triển cộng đồng1. Từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng, ngày càng tăng tính năng động xã hội vi mô và giảmtrừ độc quyền Nhà nước vĩ môNhu cầu phát triển của những cộng đồng nhỏ ở nông thôn yên cầu phải có những cáchđặt yếu tố mới xuất phát từ những nhu yếu được thức tỉnh từ chính họ. Tính bền vững và kiên cố củacác hoạt động giải trí phát triển cần phải có những nguyên tắc thao tác mới, những phương phápmới cung ứng những yên cầu của thực tiễn đời sống. Quá trình xác lập nhu yếu, lập kếhoạch can thiệp đã dựa trên một tư duy mới là : thay vì bên ngoài làm hộ, người dân ở mỗi12cộng đồng phải tự mình đứng ra xử lý những yếu tố riêng của mình. Sự trợ giúp củabên ngoài chỉ có đặc thù tương hỗ, không mang tính quyết định hành động. Thiếu hụt sự hưởng ứng, ý chí và nỗ lực của người dân là một trong những nguyênnhân cho sự thất bại của nhiều chương trình phát triển cộng đồng. Ngoài nguyên do chútrọng đến giải pháp tương hỗ mang tính cấp cứu, từ thiện là cách đặt yếu tố mang tính áp đặttừ trên xuống ( Top-down ) thay vì cần có một kế hoạch từ dưới lên ( Bottom-up ). Cho dù thể chế đã cởi mở rất nhiều nhưng xã hội ta chưa biết nhiều đến những tổ chứctự nguyện từ sáng tạo độc đáo của dân cư, của những tổ chức phi chính phủ. Hệ thống giáo dụcchưa tạo cho con người Nước Ta năng lực tự chủ, phát minh sáng tạo, biết thích ứng trong nhữnghoàn cảnh khác nhau của đời sống. Tinh thần thao tác theo nhóm còn lạ lẫm với tất cả chúng ta. Phát triển cộng đồng khuyến khích ý tưởng sáng tạo từ dưới lên, tích hợp với chính ngườidân để xử lý yếu tố của cộng đồng. Sự tin yêu tuyệt đối, vô điều kiện kèm theo vào khả năngvươn lên của người nghèo, của những thành phần xã hội thấp kém nhất là một giá trị nhânbản, là một cách đặt yếu tố mới. Thói quen áp đặt, bao biện và làm thay dân là sản phẩmcủa cách giáo dục và quản trị không thích hợp với tư duy phát triển cộng đồng. Triết lý pháttriển cộng đồng có sự tham gia tích cực của người dân yên cầu một sự thay đổi về nhận thứcvà tư duy hành vi. Việt Nam đang bước vào một quá trình phát triển mang tính bước ngoặt. Nhiềuhình thức hợp tác tự nguyện mới, nhiều quy mô do người dân địa phương tự link để giảiquyết nhu yếu của mình hay tham gia vào những chương trình từ bên ngoài đưa vào, một số ít môhình đã chứng tỏ tính hiệu suất cao của nó. Trong công cuộc Đổi mới, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể lấy cáctư tưởng của Bác Hồ “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong ” cũng như những tư tưởng “ lấy dân làm gốc ”, “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ” làmcơ sở tư tưởng cho phát triển cộng đồng. Truyền thống tình làng nghĩa xóm, tương thântương trợ, lá lành đùm lá rách nát cũng là những cơ sở xã hội – lịch sử vẻ vang quan trọng cho hoạtđộng này. 2. Quá trình chuyên môn hóa phát triển cộng đồng – Ở cấp Nhà nước cần có sự công nhận phát triển cộng đồng như thể một phươngthức tạo điều kiện kèm theo cho cho phát triển kinh tế tài chính, xã hội tổng lực, và phải được vận dụng trongcác chương trình vương quốc như phát triên nông thôn, xóa đói giảm nghèo, dân số và sứckhỏe … Cán bộ những chương trình kể trên cần được tập huấn về chiêu thức phát triển cộngđồng. – Cần kiến thiết xây dựng phát triển cộng đồng như một bộ môn khoa học ứng dụng tại cáctrường ĐH. 13C hương 2T Ổ CHỨC CỘNG ĐỒNGPhát triển cộng đồng là một tiến trình để đưa cộng đồng từ yếu kém đến tự lực, trong đó tiến trình hành vi gồm những hoạt động giải trí chủ yếu như tổ chức cộng đồng, xâydựng và quản trị những dự án Bất Động Sản cộng đồng, và công tác làm việc link những nguồn lực sẵn có để hỗ trợcho sự phát triển của cộng đồng. I. Tổng quát1. Khái niệm tổ chức cộng đồngLà một tiến trình xử lý yếu tố qua đó cộng đồng được tăng sức mạnh bởi cáckiến thức, kỹ năng và kiến thức, phát hiện nhu yếu và những yếu tố, lựa chọn ưu tiên, kêu gọi tài nguyênvà cùng xử lý yếu tố. Tổ chức cộng đồng là một kỹ thuật với mục tiêu ở đầu cuối là sựtham gia dữ thế chủ động với tư cách tập thể của người dân vào phát triển. Nó nhằm mục đích tăng sức mạnhcho cộng đồng để tự quyết định hành động về sự phát triển của mình và sự định hình của tương laimình ( REDO-Trường Công tác Xã hội và Phát triển cộng đồng – Đại học Philippines ). 2. Mục tiêu của tổ chức cộng đồng – Phát triển kiến thức và kỹ năng và năng lực tổ chức của dân cư, giúp cộng đồng biết cáchlập kế hoạch xã hội. – Nối kết những góp vốn đầu tư kinh tế tài chính xã hội vào những nhóm cộng đồng nghèo cơ sở. – Ủng hộ cho sự link thoáng rộng những tổ chức trong việc xử lý những yếu tố cộngđồng. – Tạo sự chăm sóc về công minh xã hội trong tiến trình lập kế hoạch xã hội. 3. Tiến trình tổ chức cộng đồngLà một tiến trình gồm có từ việc lựa chọn và khám phá cộng đồng, tu dưỡng cánbộ nòng cốt đến việc thiết kế xây dựng và phát triển những tổ chức hợp tác trong cộng đồng. Tiến trìnhnày được cụ thể hoá qua những việc làm sau : a. Lựa chọn cộng đồngb. Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người tích cực, có năng lực trong cộngđồng. c. Xây dựng và tu dưỡng / Tập huấn nhóm chỉ huy nòng cốtd. Thực hiện việc khám phá nghiên cứu và phân tích tình hình cộng đồnge. Lên kế hoạch hành vi / Thực hiện những kế hoạch hành động14f. Vận động nhóm và củng cố tổ chức nhómg. Rút kinh nghiệm tay nghề, lượng giá những hoạt động giải trí và sự phát triển của tổ chức / nhómh. Mở rộng những mối link với những nhóm khác trong và ngoài cộng đồngi. Rút luiCác bước hành vi trên không phải trọn vẹn tách biệt nhau, làm xong công việcnày rồi mới đến việc làm khác mà tùy trường hợp, hai hay ba hành vi hoàn toàn có thể tiến hànhcùng lúc. Thí dụ, vào cộng đồng bạn hoàn toàn có thể vừa hội nhập, vừa điều tra và nghiên cứu, vừa nhen nhómhình thành những nhóm hành độngTrình tự của những việc làm trên cũng hoàn toàn có thể được biến hóa cho tương thích với hoàncảnh. Ví dụ : hoàn toàn có thể ngay sau khi lựa chọn cộng đồng, việc tập huấn được thực thi ngay đểsau đó nhóm này hoàn toàn có thể tự khám phá và nghiên cứu và phân tích về tình hình cộng đồng của họ, đồng thờicùng tác viên cộng đồng ( TVCĐ ) lên kế hoạch hành vi và tổ chức những nhóm hành độngII. Các bước triển khai công tác làm việc tổ chức cộng đồng1. Bước 1 : Chọn cộng đồngViệc lựa chọn cộng đồng được khởi đầu từphạm vi rộng và hẹp dần đến khi tương thích với tiêuchuẩn và năng lực cung ứng của cơ quan pháttriển. Thông thường việc làm này được bắt đầutừ việc lựa chọn khu vực ( thí dụ khu vực đồngbằng hay miền núi, khu vực nông thôn hay thànhthị ), đến việc lựa chọn tỉnh, thành và Q., huyện. Ở bước này, TVCĐ hoàn toàn có thể địa thế căn cứ trêncác nguồn thông tin đại chúng, từ số liệu thống kê công khai minh bạch của những địa phương hoặc quasự ra mắt hay tìm hiểu thêm quan điểm của đồng nghiệp hoặc những cơ quan xã hội có kinh nghiệmliên quan đến những địa phương này. Từ một cộng đồng rộng cấp quận huyện, đi đến việc lựa chọn cộng đồng cấp xãphường và ấp hay thành phố, tổ dân phố việc làm phức tạp hơn vì cần có nhiều thông tinhơn. Trong khi đó, thông tin chính thức ( qua báo cáo giải trình thống kê ) ở những cấp này thường là ít, thiếu, hạn chế hoặc chỉ cung ứng những thông tin chung chung, yên cầu tác viên phải trựctiếp phỏng vấn những chỉ huy và dân địa phương, tích hợp với quan sát đời sống, hoạt động và sinh hoạt củangười dân ở những khu vực nghèo để có những thông tin đúng chuẩn hơn. 1.1. Một vài tiêu chuẩn tìm hiểu thêm để chọn địa bànCộng đồng – Đa số là người nghèo và nhu yếu bức xúc của họ tương thích với nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí, năng lực phân phối của cơ quan tài trợ và kế hoạch phát triển của địa phương. 15 – Cộng đồng không không ổn định nghiêm trọng về bảo mật an ninh, chính trị cản trở dự án Bất Động Sản. – Quy mô cộng đồng không quá lớn, thường thì một thôn hoặc một thành phố là lýtưởng. – Có tài nguyên và tiềm năng phát triển. Thí dụ có đất đai, nguồn nước ; có kinhnghiệm sản xuất, nuôi trồng ; có lực lượng lao động trẻ. Chính quyền – Lãnh đạo địa phương tương đối cởi mở, hiểu và gật đầu chiêu thức Phát triểncộng đồng. – Có năng lượng tổ chức thực thi những hoạt động giải trí phát triển – Nhiệt tình tham gia, có nghĩa vụ và trách nhiệm và chăm sóc xử lý những yếu tố bức xúccủa dân. – Nội bộ đoàn kết. 1.2. Một số điểm chú ý quan tâm – Các bước việc làm trên vận dụng cho trường hợp tác viên cộng đồng là người từbên ngoài đến thao tác tại một cộng đồng. Việc lựa chọn cộng đồng sẽ đơn thuần hơn khi tácviên là cán bộ hay là người đang sống tại địa phương ( ví dụ điển hình tác viên cộng đồng là cánbộ hay tình nguyện viên của những chi hội Chữ Thập Đỏ cơ sở ), hoặc cơ quan phát triển / tácviên được chính quyền sở tại hay một ban ngành, đoàn thể địa phương mời đến giúp địa phươnglàm công tác làm việc phát triển cộng đồng. – Thống nhất với chính quyền sở tại địa phương những cấp về 1 số ít tiêu chuẩn của cộngđồng để chọn địa phận. 2. Bước 2 : Hội nhập cộng đồng, nhận diện những người có năng lực và tíchcựcKhi địa phận đã chọn, tác viên ( thường thì là vài tác viên ) chính thức khởi đầu đivào cộng đồng với tác phong “ 3 cùng ” ( cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân ). Việc tiên phong của bước hội nhập cộng đồng là trở lại thăm viếng những cán bộ lãnhđạo địa phương để thông tin công khai minh bạch mục tiêu, trách nhiệm công tác làm việc của bạn trong cộngđồng. Và thường chính quyền sở tại địa phương ra mắt cho tác viên một số ít cán bộ trực tiếpcộng tác với tác viên hoặc đóng vai hướng dẫn, trình làng tác viên với cộng đồng. Trong một vài tháng đầu, tác viên liên tục xuống cộng đồng, “ lân la ”, tìmhiểu, trao đổi với người dân, với chỉ huy hay những người có uy tín trong cộng đồng. Quanhững thông tin khởi đầu này, tác viên phát hiện ra những tiềm năng, nhất là tiềm năng về conngười để sẵn sàng chuẩn bị cho bước hình thành nhóm nòng cốt. 16 Đi vào cộng đồng, cách hay nhất để hoàn toàn có thể có được mối quan hệ tốt với người dânvà hiểu sâu hơn về cộng đồng là tham gia những sinh họat, việc làm của cộng đồng. Chẳnghạn, tham gia những hoạt động giải trí kinh tế tài chính như đi lưới cá, làm ruộng, chăn nuôi, tham gia đan, thêu, thao tác nhà khi ở trong mái ấm gia đình người dân. Tóm lại có nhiều cách để sống thân thiện với người dân và hòa nhập với lối sống củahọ nhưng người tác viên cộng đồng cần luôn giữ phẩm chất, đạo đức của mình. Điều này cónghĩa là sống chung với họ và san sẻ những kinh nghiệm tay nghề sống như thể một thành viên trongcộng đồng. Kết quả cần đạt là tạo được mối quan hệ an toàn và đáng tin cậy, hiểu biết giữa tác viên và cộngđồng. Thời gian hội nhập cộng đồng từ 4 – 6 tháng là lý tưởng nhất để giúp tác viên có thểnghe, thấy, hiểu tâm tư nguyện vọng, nhu yếu, yếu tố khó khăn vất vả, tiềm năng của người dân cũng như đểhiểu chính những khó khăn vất vả, hạn chế của bản thân trong công tác làm việc hoạt động quần chúng. Tácviên có đủ thông tin để nhìn nhận tình hình xã hội của cộng đồng, và những yếu tố khả thicủa một chương trình / dự án Bất Động Sản tương lai. 3. Bước 3 : Xây dựng và tu dưỡng / Tập huấn nhóm chỉ huy nòng cốtSau quy trình hội nhập cộng đồng, tác viên đã phát hiện ra những tác nhân tích cựctrong cộng đồng. Qua sự đàm đạo với cán bộ địa phương cùng cộng tác với tác viên, nhómnòng cốt được lựa chọn và thành hình. Nhóm này gồm những người thật sự đại diện thay mặt chodân, có ý thức tân tiến trong cộng đồng ( hoàn toàn có thể gồm có những cán bộ chính quyền sở tại, banngành, đoàn thể địa phương, những người dân hay chỉ huy nhóm phi chính thức trong cộngđồng, chỉ huy tôn giáo nhiệt tình, có uy tín ). 3.1. Vài tiêu chuẩn để nhận diện người nòng cốtThuộc mái ấm gia đình có thu nhập thấp hoặc vừa trong cộng đồngCó uy tín và có ảnh hưởng tác động tích cực trong cộng đồngSuy nghĩ có ý thức so với thiên nhiên và môi trường chung quanhĐáp ứng được với những biến hóa mớiCó kỹ năng và kiến thức tiếp thị quảng cáo, tiếp xúc tốtCó năng lực phát biểu, nói lên tiếng nói thay cho người dân trong cộng đồngVì quyền lợi của người nghèo trong cộng đồngCó dũng khí nói lên tiếng nói thay cho người dân trong cộng đồng3. 2. Bồi dưỡng nhóm nòng cốtSau khi nhóm nòng cốt được hình thành ( lý tưởng là khoảng chừng 10 người ), việc lên kếhọach và tổ chức tập huấn được đàm đạo để thực thi. Chương trình tập huấn cơ bản vàphương pháp Phát triển cộng đồng lồng ghép 1 số ít kỹ năng và kiến thức như năng động nhóm, truyền17thông, chỉ huy vì đây là mấu chốt để hoàn toàn có thể tiến hành những chương trình theo đúng phươngpháp Phát triển cộng đồng. Hướng dẫn viên của khóa tập huấn là nhóm tác viên và hoàn toàn có thể có thêm vài đồngnghiệp có nhiều kinh nghiệm tay nghề tập huấn được mời tương hỗ. Tập huấn nên được tổ chức liên tụctừ 4 buổi đến một tuần lễ. Kinh phí tổ chức tốt nhất nên do địa phương lo, nếu địa phươngkhó khăn thì hai bên cùng lo. Những mô hình sinh động của chiêu thức “ Giáo dục đào tạo chủđộng ” cần được vận dụng tối đa và những minh họa cho kim chỉ nan Phát triển cộng đồng cầnđược gắn với tình hình thực tiễn của địa phương. Cuối khóa tập huấn, việc lập một kế hoạch giúp nhóm nòng cốt tự tìm hiểu và khám phá và phântích tình hình cộng đồng cần được chuẩn bị sẵn sàng. Nếu thuận tiện hoàn toàn có thể bầu trong thời điểm tạm thời một Bancộng đồng hay Tổ phát triển cộng đồng gồm 3 – 5 người ( tốt nhất là nên có sự tham gia củamột vài thường dân có uy tín, ví dụ điển hình tổ trưởng dân phố ). Số người còn lại trong nhómnòng cốt sẽ là những người cùng Ban phát triển triển khai bước tìm hiểu và khám phá cộng đồng, vànhững chương trình hành vi sau đó. Việc tu dưỡng nhóm nòng cốt được liên tục trong suốt những hoạt động giải trí sau này. Ví dụ : Dự án Xoá mù chữ và Bảo vệ môi trường tự nhiên Nam Cát Tiên tại ấp 5, xã ThanhSơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Bước đầu tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác làm việc xã hội và Phát triển cộngđồng cho 25 tham gia viên, gồm giáo viên, người trẻ tuổi nòng cốt, ban ngành đoàn thể ấp, người dân tích cực, chỉ huy phi chính thức trong cộng đồng. Hướng dẫn viên là 2 tác viênthuộc Trung tâm Công tác Xã hội phối hợp với cán bộ từ Viện sinh học nhiệt đới gió mùa. Lớp tậphuấn cũng giảng dạy cho tham gia viên cách triển khai khảo sát theo giải pháp cùngtham gia ( PRA ). 4. Bước 4 : Tìm hiểu và nghiên cứu và phân tích về cộng đồngTác viên cần khám phá và nghiên cứu và phân tích cộng đồng mộtcách tường tận. Qua đó, tác viên hiểu biết về những đặcđiểm điển hình nổi bật của tình hình và làm thế nào để mang lạinhững đổi khác. Việc tìm hiểu và khám phá và nghiên cứu và phân tích cộng đồng cũngsẽ làm cơ sở cho việc nhìn nhận nhu yếu, lập kế hoạch vàthực hiện dự án Bất Động Sản cũng như cho những đợt lượng giá. Giai đoạn tìm hiểu và khám phá cộng đồng cũng tạo sự thức tỉnhvà hiểu biết của người dân theo năng lực của họ, họ có cơhội nhìn lại thực trạng của mình. Giai đoạn này mở màn chomột sự tham gia, vì không ai hiểu rõ hơn người dân về cộng đồng của họ. Người dân cũngdần nhận diện được nghĩa vụ và trách nhiệm để xử lý yếu tố của cộng đồng. 18V iệc tìm hiểu và khám phá và nghiên cứu và phân tích về cộng đồng cần được tổ chức theo phương pháp có sựtham gia của Ban phát triển và toàn bộ thành viên của nhóm nòng cốt ( kỹ thuật này đã đượctập huấn sơ bộ trong lớp học ), và nhóm tác viên liên tục làm trách nhiệm tư vấn thêm vềchuyên môn, kỹ thuật nghiên cứu và điều tra và nghiên cứu và phân tích. Phương pháp tích lũy thông tin được phối hợp từ nhiều cách : – Thu thập số liệu từ những báo cáo giải trình, hồ sơ, bài báo có sẵn của những cơ quan chức năng ; quan sát những hoạt động và sinh hoạt cộng đồng. – La cà, trò chuyện thân thương với người dân trong cộng đồng. – Khảo sát dựa vào một bảng câu hỏi soạn sẵn. – Phỏng vấn chỉ huy địa phương và phỏng vấn sâu những người am hiểu yếu tố tạicộng đồng. – Thảo luận nhóm nhỏ người dân trong cộng đồng. Đây là dịp để người dân cùngngồi lại với sự tương hỗ của tác viên, để hệ thống hoá và tổng hợp yếu tố. – Các giải pháp khảo sát nhanh nông thôn ( RRA ). Thông tin cần tìm hiểua. Tổng quan về cộng đồng – Địa lý : vị trí, đất đai, tài nguyên vạn vật thiên nhiên. – Dân số : Tốc độ tăng dân số. Thông tin tích lũy theo giới tính : tổng số dân, độ tuổi, tháp tuổi. Các lứa tuổi đáng chăm sóc như trẻ nhỏ, người già, người trẻ tuổi, tuổi laođộng. – Kinh tế : Cơ cấu ngành nghề ( công-nông-thương mại-dịch vụ ), khoa học kỹthuật Giao hàng kinh tế tài chính, tiềm năng phát triển … – tin tức về chính trị, bảo mật an ninh trật tự của cộng đồng. – Văn hoá, xã hội, y tế : Trình độ dân trí, yếu tố mù chữ, bỏ học, lớp phổ cập, cơ sở trường học, bệnh viện, đời sống giáo viên ; sức khỏe thể chất, thiên nhiên và môi trường ; phong tục tập quán, tín ngưỡng, … – Các tổ chức có sẵn và những chương trình, mục tiêu hành vi của họ, sốlượng hội viên, cách tiếp cận. b. Nhu cầu và những yếu tố của cộng đồngĐó là những nhu yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, việc làm, thunhập, … hoặc những yếu tố nổi cộm trong cộng đồng như trẻ nhỏ thiếu chăm nom, bị lạmdụng ; mái ấm gia đình tan vỡ ; người trẻ tuổi thiếu xu thế cho tương lai ; thanh thiếu niên thiếu kỹnăng sống ; cộng đồng sự không tương đồng về tín ngưỡng ; bảo mật an ninh thành phố, tệ nạn xã hội v v19Những thông tin này được ghi nhận và tích lũy qua trao đổi với người dân tạicộng đồng. c. Tiềm năng và lực cản / hạn chế của cộng đồngTiềm năng cộng đồng : là năng lực, năng lượng, tài nguyên có nhưng còn tiềm ẩn, bị bỏ quên hay bị gạt ra ngoài nên không được sử dụng đúng mức để giúp cộng đồng pháttriển. Đó là đất đai, mặt phẳng, tài nguyên vạn vật thiên nhiên, nguồn vốn, cơ xưởng, trình độ vănhoá, kinh nghiệm tay nghề, năng lực tổ chức, kinh nghiệm tay nghề, sức khỏe thể chất, tuổi trẻ hay những tổ chức phi hìnhthức có mục tiêu tích cực. Đó cũng là sức mạnh niềm tin như nền văn hóa truyền thống, ước vọng, tấmlòng, sự nhiệt tình, ý thức hợp tác, mối quan hệ hàng xóm, ý chí vươn lên … của một cộngđồng. Và, tiềm năng quan trọng nhất là CON NGƯỜI : người có uy tín, có chuyênmôn, những lãnh tụ tự nhiên, những nhóm phi chính thức … với những quan điểm tốt, phát minh sáng tạo, được người khác tin tưởng, người biết lắng nghe và được nghe. Điều quan trọng của tácviên trong bước này là cùng với nhóm khảo sát tổng hợp và nghiên cứu và phân tích thông tin. Yêu cầu cầnđạt ở bước này là cộng đồng nhận ra những yếu tố, nhu yếu, tiềm năng của họ, và sắp xếpưu tiên những yếu tố cần xử lý. Hạn chế của cộng đồng : Tiềm năng của cộng đồng đôi khi không được pháthiện hoặc tài nguyên bị phung phí do những cản ngại, đặc biệt quan trọng là về tổ chức quản trị, baogồm : i / trình độ hạn chế của những nhà quản trị ; ii / việc tổ chức, sắp xếp chưa đúng người vào cương vị quản trị ; iii / người dân chưa được tương hỗ để hình thành những tổ chức tự nguyện. d. Các mối quan hệ trong cộng đồngĐây là yếu tố then chốt trong cộng đồng, chính đặc thù của những mối quan hệtrong cộng đồng sẽ làm cho cộng đồng mạnh hay yếu, do sự đoàn kết ý thức hợp tác tạosức mạnh cho hành vi chung. Tuy vậy, yếu tố này không hề phát hiện được qua cáccuộc tìm hiểu mang tính chính quy hoặc chính thức như những bảng hỏi. Tìm hiểu mối quan hệ trong cộng đồng sẽ phát hiện hai chính sách sống sót song song : i / Cơ chế chính thức như tổ chức chính quyền sở tại, ban ngành, đoàn thể, những tổ chức hợppháp hay có tên tuổi chính thức như những câu lạc bộ. ii / Cơ chế phi chính thức ( phi hình thức ) như những nhóm bạn, nhóm chơi thể thao, vui chơi, những đội công tác làm việc xã hội tình nguyện, những nhóm nhậu, những người chơi hụi, đánh đề ,

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay