Mất lòng tin, mất tất cả

“Mấy ổng bả sống giả dối lắm!”
Hồng, cô bé học lớp 6, tỉnh bơ nói với tôi sau khi mẹ em quay lưng đi: “Trước mặt cô, trước mặt mọi người, ba mẹ em cứ ba ba, con con, mẹ mẹ, con con. Không có ai thì mày tao, chửi bới tùm lum”. Tôi rầy em không được nói cha mẹ như vậy. Em vẫn kết luận: “Mấy ổng bả sống giả dối lắm”.

Tuấn A. mỗi khi ba mẹ hứa điều gì với em, trước mặt tôi, em đều nói nhỏ vào tai tôi: “Đừng tin ổng bả, nói thế chứ khi ổng bả thực hiện là trời sập”. Những lần như thế tôi đều mắng em. Nhưng rồi tôi nhận ra, họ từng hứa sẽ mua cho em bộ sách mới, nhưng gần hết khóa học em vẫn xài bộ sách cũ của người chị họ. Họ từng hứa mua cho em hộp bút chì màu mới nhưng rồi chính em để dành tiền và nhờ tôi mua giùm… Không phải họ không có tiền, cả hai là giám đốc công ty, chỉ vì họ không có thói quen giữ lời hứa hoặc tạo niềm tin nơi con cái.

Tuyết M. đang là học sinh giỏi lớp 10 tự dưng bỏ học lấy chồng Đài Loan. Gặp tôi, em tâm sự, em bị ông anh rể quấy rối tình dục bằng cách sờ mó vào ngực, mông em… Em kể, bố mẹ không tin còn nói em đặt chuyện, gây chia rẽ gia đình. Bất mãn, em bỏ nhà đi làm nhà hàng, lấy chồng nước ngoài không cần ba mẹ cưới gả. Em nói: “Của mình thà mình bán đi để có tiền còn hơn cho thằng anh rể hưởng. Nếu em có bầu chắc chắn gia đình em sẽ nói em dụ dỗ ổng chứ không hề tin vào em”. Tôi chợt nhớ đến một học trò khác vừa khóc vừa nói với tôi khi em bị ba mẹ vu oan ăn cắp tiền chơi điện tử: “Nếu em bị chó cắn, mẹ em cũng nói tại em chọc chó, chó mới cắn em, chứ không hề nghĩ em bị chó tấn công”. Em tức tưởi: “Tại sao những gì tội lỗi xấu xa, bố mẹ luôn dành cho em?”.

Tôi tự hỏi tại sao họ banh da xẻ thịt đẻ ra một đứa con thông minh học giỏi và đẹp đẽ như thế lại không hề tìm hiểu hay đặt một chút niềm tin nơi con mình?

Bệnh thành tích nơi phụ huynh
Có những bậc cha mẹ đặt kỳ vọng vào con cái quá nhiều, xem con cái là những robot thực hiện những ước mơ mà ngày xưa họ không làm được. Quốc Đ.,11 tuổi, học lớp 6, rất giỏi toán, em lãnh không biết bao nhiêu huy chương trong các kỳ thi. Vậy mà khi nghe có cô bé mới 8 tuổi đã có chứng chỉ TOEFL, mẹ bắt em học ngày đêm để lấy cho bằng được. Đơn giản, mẹ Quốc Đ. nghĩ rằng em hơn cô bé kia đến 3 tuổi nên không có lý do gì không làm được như cô bé đó. Vốn ngoan, vâng lời mẹ, em học và học cho đến khi ngã bệnh. Một buổi sáng, thức dậy, em ngẩn ngẩn, ngơ ngơ và hiện là bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện tâm thần.

Hiếu, 11 tuổi, từng hét lớn với mẹ: “Mẹ cứ bắt con thi Trần Đại Nghĩa trong khi con biết con không đủ sức thi cũng như học trường đó”. Bà mẹ lạnh lùng: “Thì mẹ mời thầy cô giáo dạy cho con, chắc chắn được mà…”. Em cũng vào được trường chuyên nhưng càng ngày càng ốm yếu, đầy mặc cảm khi không theo kịp bạn cùng lớp.

Những gì ba mẹ làm là muốn tốt cho con cái. Thế nhưng đừng nên bắt con vào trường chuyên lớp chọn khi các em chỉ có sức học trung bình. Để rồi, với tính bồng bột nổi loạn của tuổi teen, các em sẽ chống trả bằng cách bỏ học, trơ đòn. Thế là họ đổ thừa cho ngành giáo dục, cho thầy cô… mà không tìm hiểu nguyên nhân đưa đến tình trạng đó. Tại sao không nhìn lại cha mẹ đã là gương tốt cho con cái chưa? Có một chuyện ngụ ngôn, con cua mẹ la cua con cứ đi ngang. Cua con hỏi cua mẹ: “Để khỏi đi ngang thì phải đi như thế nào mẹ chỉ con với”. Thế là cua mẹ tắt tịt! Ba mẹ chửi thề, nhậu nhẹt, hút thuốc, coi phim sex, tham ô, gian dối với xã hội… Vậy làm sao dạy con cuộc sống lành mạnh và một nhân cách tốt được?

Hồng, cô bé học lớp 6, tỉnh bơ nói với tôi sau khi mẹ em quay lưng đi: “Trước mặt cô, trước mặt mọi người, ba mẹ em cứ ba ba, con con, mẹ mẹ, con con. Không có ai thì mày tao, chửi bới tùm lum”. Tôi rầy em không được nói cha mẹ như vậy. Em vẫn kết luận: “Mấy ổng bả sống giả dối lắm”. Tuấn A. mỗi khi ba mẹ hứa điều gì với em, trước mặt tôi, em đều nói nhỏ vào tai tôi: “Đừng tin ổng bả, nói thế chứ khi ổng bả thực hiện là trời sập”. Những lần như thế tôi đều mắng em. Nhưng rồi tôi nhận ra, họ từng hứa sẽ mua cho em bộ sách mới, nhưng gần hết khóa học em vẫn xài bộ sách cũ của người chị họ. Họ từng hứa mua cho em hộp bút chì màu mới nhưng rồi chính em để dành tiền và nhờ tôi mua giùm… Không phải họ không có tiền, cả hai là giám đốc công ty, chỉ vì họ không có thói quen giữ lời hứa hoặc tạo niềm tin nơi con cái. Tuyết M. đang là học sinh giỏi lớp 10 tự dưng bỏ học lấy chồng Đài Loan. Gặp tôi, em tâm sự, em bị ông anh rể quấy rối tình dục bằng cách sờ mó vào ngực, mông em… Em kể, bố mẹ không tin còn nói em đặt chuyện, gây chia rẽ gia đình. Bất mãn, em bỏ nhà đi làm nhà hàng, lấy chồng nước ngoài không cần ba mẹ cưới gả. Em nói: “Của mình thà mình bán đi để có tiền còn hơn cho thằng anh rể hưởng. Nếu em có bầu chắc chắn gia đình em sẽ nói em dụ dỗ ổng chứ không hề tin vào em”. Tôi chợt nhớ đến một học trò khác vừa khóc vừa nói với tôi khi em bị ba mẹ vu oan ăn cắp tiền chơi điện tử: “Nếu em bị chó cắn, mẹ em cũng nói tại em chọc chó, chó mới cắn em, chứ không hề nghĩ em bị chó tấn công”. Em tức tưởi: “Tại sao những gì tội lỗi xấu xa, bố mẹ luôn dành cho em?”. Tôi tự hỏi tại sao họ banh da xẻ thịt đẻ ra một đứa con thông minh học giỏi và đẹp đẽ như thế lại không hề tìm hiểu hay đặt một chút niềm tin nơi con mình?Có những bậc cha mẹ đặt kỳ vọng vào con cái quá nhiều, xem con cái là những robot thực hiện những ước mơ mà ngày xưa họ không làm được. Quốc Đ.,11 tuổi, học lớp 6, rất giỏi toán, em lãnh không biết bao nhiêu huy chương trong các kỳ thi. Vậy mà khi nghe có cô bé mới 8 tuổi đã có chứng chỉ TOEFL, mẹ bắt em học ngày đêm để lấy cho bằng được. Đơn giản, mẹ Quốc Đ. nghĩ rằng em hơn cô bé kia đến 3 tuổi nên không có lý do gì không làm được như cô bé đó. Vốn ngoan, vâng lời mẹ, em học và học cho đến khi ngã bệnh. Một buổi sáng, thức dậy, em ngẩn ngẩn, ngơ ngơ và hiện là bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện tâm thần. Hiếu, 11 tuổi, từng hét lớn với mẹ: “Mẹ cứ bắt con thi Trần Đại Nghĩa trong khi con biết con không đủ sức thi cũng như học trường đó”. Bà mẹ lạnh lùng: “Thì mẹ mời thầy cô giáo dạy cho con, chắc chắn được mà…”. Em cũng vào được trường chuyên nhưng càng ngày càng ốm yếu, đầy mặc cảm khi không theo kịp bạn cùng lớp. Những gì ba mẹ làm là muốn tốt cho con cái. Thế nhưng đừng nên bắt con vào trường chuyên lớp chọn khi các em chỉ có sức học trung bình. Để rồi, với tính bồng bột nổi loạn của tuổi teen, các em sẽ chống trả bằng cách bỏ học, trơ đòn. Thế là họ đổ thừa cho ngành giáo dục, cho thầy cô… mà không tìm hiểu nguyên nhân đưa đến tình trạng đó. Tại sao không nhìn lại cha mẹ đã là gương tốt cho con cái chưa? Có một chuyện ngụ ngôn, con cua mẹ la cua con cứ đi ngang. Cua con hỏi cua mẹ: “Để khỏi đi ngang thì phải đi như thế nào mẹ chỉ con với”. Thế là cua mẹ tắt tịt! Ba mẹ chửi thề, nhậu nhẹt, hút thuốc, coi phim sex, tham ô, gian dối với xã hội… Vậy làm sao dạy con cuộc sống lành mạnh và một nhân cách tốt được?

Để kết luận, tôi xin các bậc phụ huynh hãy là niềm tin của các em, hãy đặt niềm tin vào các em. Hãy là những người dẫn đường tốt đừng là kẻ chỉ huy tồi, độc tài. Hãy đặt mình vào vị trí các em để hiểu các em nghĩ gì, muốn gì, khát vọng gì. Và xin hãy nhận ra lúc còn ở tuổi các em chưa chắc chúng ta đã làm được những gì ta bắt các em thực hiện ngày hôm nay.

Source: https://vvc.vn
Category : Sống Đẹp

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay