Kinh thánh có yêu cầu Cơ đốc nhân bảo vệ đức tin của mình / tranh đấu vì đức tin không?

Câu hỏi

Kinh thánh có yêu cầu Cơ đốc nhân bảo vệ đức tin của mình / tranh đấu vì đức tin không?

Trả lời

Xem thêm: Nghị luận xã hội về lối sống đẹp

Câu kinh thánh cổ điển khuyến khích sự biện giáo ( sự bảo vệ niềm tin của Cơ đốc nhân) là I Phi-e-rơ 3:15, nói rằng tín hữu cần phải lập một hàng rào bảo vệ “sự trông cậy trong anh em”. Cách duy nhất để làm việc này một cách hiệu quả là học biết lý do tại sao chúng ta tin vào điều mình tin. Điều này sẽ trang bị cho chúng ta để “nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đức Chúa Trời,” như Phao-lô đã khuyên chúng ta (II Cô-rinh-tô 10:5). Phao-lô thực hành những điều mà ông rao giảng; thực chất, bảo vệ đức tin là một hành động quen thuộc của ông (Phi-líp 1:7). Cũng trong phân đoạn Kinh thánh đó ông ấy cho rằng biện giáo là một khía cạnh trong sứ mệnh của ông (v.16). Ông cũng khiến cho sự biện giáo trở thành đòi hỏi dành cho nhà lãnh đạo Hội thánh trong Tít 1:9. Giu-đe, một môn đệ của Chúa Giê-xu từng viết rằng “hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải là điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (v.3)

Từ đâu mà các sứ đồ nhận lãnh những điều này? Từ chính Cứu Chúa của họ. Chính Chúa Giê-xu là sự biện giáo, như Ngài thường phán rằng chúng ta nên tin Ngài bởi vì những chứng cớ mà Ngài mang đến (Giăng 2:23; 10:15; 10:38; 14:29). Trên thực tế, toàn bộ Kinh thánh chứa đựng những phép lạ xác nhận điều mà Chúa muốn chúng ta tin (Xuất Ê-díp-tô-ký 4:1-8; I Các vua 18:36-39; Công vụ các sứ đồ 2:22-43; Hê-bơ-rơ 2:3-4; II Cô-rinh-tô 12:12). Con người rõ ràng không tin vào những điều không có chứng cứ. Bởi vì Chúa tạo dựng nên con người là những sinh vật có lý trí, chúng ta không nên ngạc nhiên khi Chúa muốn chúng ta sống lý trí. Norman Geisler, một nhà biện giáo Mỹ nổi tiếng, nói rằng ” Điều này không có nghĩa là không có chổ cho niềm tin. Nhưng Chúa muốn chúng ta bước đi trong niềm tin của ánh sáng của chứng cớ hơn là liều mình trong bóng tối.”

Những người chống đối những lời dạy và ví dụ rõ ràng trong Kinh thánh có thể nói rằng, “Lời của Đức Chúa Trời không cần được bảo vệ!” Nhưng những bản ghi chép nào của thế gian là lời của Chúa? Ngay khi ai đó trả lời câu hỏi đó, họ đang thực thi việc biện giáo. Vài người cho rằng lý do của con người không tài nào diễn tả về Chúa-nhưng bản thân lời tuyên bố này là một lời tuyên bố “hợp lý” về Đức Chúa Trời. Nếu như không phải như vậy, thì sẽ không có lý do nào để tin điều đó. Có một câu nói rất được yêu thích nói rằng “Nếu ai đó thuyết phục bạn về Cơ đốc giáo, thì rồi sẽ có người khác thuyết phục bạn từ bỏ điều đó. Tại sao nó lại có vấn đề? Phải chăng Phao-lô đã không đưa ra một tiêu chuẩn (sự phục sinh) mà bởi đó Cơ đốc giáo nên được chấp nhận hoặc bị từ chối trong I Cô-rinh-tô 15? Nó chỉ là sự mộ đạo sai lạc trả lời theo hướng tiêu cực.

Không có điều nào ở đây nói riêng về sự biện giáo, ngoại trừ ảnh hưởng đến từ Đức Thánh Linh, có thể mang ai đó đến niềm tin cứu rỗi. Điều này hình thành một thế tiến thoái lưỡng nan trong tâm trí của nhiều người. Nhưng nó cũng không phải là “tâm hồn đối đầu với luận lý”. Tại sao không phải là cả hai? Đức Thánh Linh phải đưa ai đó vào vị trí của lòng tin, nhưng làm sao Ngài hoàn thành điều đó là do Ngài. Với vài người Chúa dùng những thử thách; với nhiều người khác thì đó là những trải nghiệm về cảm xúc; một số khác là thông qua lý do. Chúa có thể dùng bất cứ điều kiện nào mà Ngài muốn. Còn chúng ta có nhiệm vụ sử dụng việc biện giáo ở nhiều nơi và nhiều nơi hơn nữa như điều mà chúng ta đã được truyền để rao giảng tin lành.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh thánh có yêu cầu Cơ đốc nhân bảo vệ đức tin của mình / tranh đấu vì đức tin không?

Câu kinh thánh cổ điển khuyến khích sự biện giáo ( sự bảo vệ niềm tin của Cơ đốc nhân) là I Phi-e-rơ 3:15, nói rằng tín hữu cần phải lập một hàng rào bảo vệ “sự trông cậy trong anh em”. Cách duy nhất để làm việc này một cách hiệu quả là học biết lý do tại sao chúng ta tin vào điều mình tin. Điều này sẽ trang bị cho chúng ta để “nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự cao tự nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đức Chúa Trời,” như Phao-lô đã khuyên chúng ta (II Cô-rinh-tô 10:5). Phao-lô thực hành những điều mà ông rao giảng; thực chất, bảo vệ đức tin là một hành động quen thuộc của ông (Phi-líp 1:7). Cũng trong phân đoạn Kinh thánh đó ông ấy cho rằng biện giáo là một khía cạnh trong sứ mệnh của ông (v.16). Ông cũng khiến cho sự biện giáo trở thành đòi hỏi dành cho nhà lãnh đạo Hội thánh trong Tít 1:9. Giu-đe, một môn đệ của Chúa Giê-xu từng viết rằng “hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải là điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (v.3)Từ đâu mà các sứ đồ nhận lãnh những điều này? Từ chính Cứu Chúa của họ. Chính Chúa Giê-xu là sự biện giáo, như Ngài thường phán rằng chúng ta nên tin Ngài bởi vì những chứng cớ mà Ngài mang đến (Giăng 2:23; 10:15; 10:38; 14:29). Trên thực tế, toàn bộ Kinh thánh chứa đựng những phép lạ xác nhận điều mà Chúa muốn chúng ta tin (Xuất Ê-díp-tô-ký 4:1-8; I Các vua 18:36-39; Công vụ các sứ đồ 2:22-43; Hê-bơ-rơ 2:3-4; II Cô-rinh-tô 12:12). Con người rõ ràng không tin vào những điều không có chứng cứ. Bởi vì Chúa tạo dựng nên con người là những sinh vật có lý trí, chúng ta không nên ngạc nhiên khi Chúa muốn chúng ta sống lý trí. Norman Geisler, một nhà biện giáo Mỹ nổi tiếng, nói rằng ” Điều này không có nghĩa là không có chổ cho niềm tin. Nhưng Chúa muốn chúng ta bước đi trong niềm tin của ánh sáng của chứng cớ hơn là liều mình trong bóng tối.”Những người chống đối những lời dạy và ví dụ rõ ràng trong Kinh thánh có thể nói rằng, “Lời của Đức Chúa Trời không cần được bảo vệ!” Nhưng những bản ghi chép nào của thế gian là lời của Chúa? Ngay khi ai đó trả lời câu hỏi đó, họ đang thực thi việc biện giáo. Vài người cho rằng lý do của con người không tài nào diễn tả về Chúa-nhưng bản thân lời tuyên bố này là một lời tuyên bố “hợp lý” về Đức Chúa Trời. Nếu như không phải như vậy, thì sẽ không có lý do nào để tin điều đó. Có một câu nói rất được yêu thích nói rằng “Nếu ai đó thuyết phục bạn về Cơ đốc giáo, thì rồi sẽ có người khác thuyết phục bạn từ bỏ điều đó. Tại sao nó lại có vấn đề? Phải chăng Phao-lô đã không đưa ra một tiêu chuẩn (sự phục sinh) mà bởi đó Cơ đốc giáo nên được chấp nhận hoặc bị từ chối trong I Cô-rinh-tô 15? Nó chỉ là sự mộ đạo sai lạc trả lời theo hướng tiêu cực.Không có điều nào ở đây nói riêng về sự biện giáo, ngoại trừ ảnh hưởng đến từ Đức Thánh Linh, có thể mang ai đó đến niềm tin cứu rỗi. Điều này hình thành một thế tiến thoái lưỡng nan trong tâm trí của nhiều người. Nhưng nó cũng không phải là “tâm hồn đối đầu với luận lý”. Tại sao không phải là cả hai? Đức Thánh Linh phải đưa ai đó vào vị trí của lòng tin, nhưng làm sao Ngài hoàn thành điều đó là do Ngài. Với vài người Chúa dùng những thử thách; với nhiều người khác thì đó là những trải nghiệm về cảm xúc; một số khác là thông qua lý do. Chúa có thể dùng bất cứ điều kiện nào mà Ngài muốn. Còn chúng ta có nhiệm vụ sử dụng việc biện giáo ở nhiều nơi và nhiều nơi hơn nữa như điều mà chúng ta đã được truyền để rao giảng tin lành.

Source: https://vvc.vn
Category : Sống Đẹp

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay