Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) – Wikipedia tiếng Việt

Hồ Xuân Hương
Xuan Huong Lake 08.jpg
Địa lý
Khu vực Trung tâm Đà Lạt, Lâm Đồng
Tọa độ
Kiểu hồ Hồ nhân tạo
Diện tích bề mặt 0.25 km²[cần dẫn nguồn]
Khu dân cư Đà Lạt
Hồ Xuân Hương trên bản đồ Đà Lạt
Hồ Xuân HươngHồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một hồ nước đẹp thuộc Phường 01, ngay trung tâm thành phố Đà Lạt.

Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.

Hồ Xuân Hương là hồ tự tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25 ha, có hình trăng lưỡi liềm lê dài hơn 2 km đi qua nhiều địa điểm du lịch của thành phố Đà Lạt như : Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù, Quảng trường Lâm Viên .

Xuất xứ tên gọi[sửa|sửa mã nguồn]

Giả thuyết 1[sửa|sửa mã nguồn]

Xuất xứ tên gọi hồ Xuân Hương vì hồ vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng nên gọi là hồ Xuân Hương. Giả thiết này được nhiều người đồng thuận.[cần dẫn nguồn]

Giả thuyết 2[sửa|sửa mã nguồn]

Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm người Nước Ta thế kỉ thứ 19 : Hồ Xuân Hương [ 1 ]
Hồ Xuân Hương thập niên 1920

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu.[cần dẫn nguồn]
Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 – 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).[cần dẫn nguồn]

Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi “ông Đạo” nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là “Cầu Ông Đạo“. Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.[cần dẫn nguồn]

Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố khan hiếm có hồ nằm ngay TT. [ 2 ] Hồ là địa điểm nổi tiếng và còn là khu vực thăm quan du lịch khá mê hoặc tạo nên nét rực rỡ cho Đà Lạt .

Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương là Thủy Tạ[cần dẫn nguồn]. Thời Pháp thuộc có tên là “La Grenouillère” (đầm ếch).[cần dẫn nguồn] Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt “Thủy Tạ” có khi còn hiểu là “Thủy tọa”, có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.

Du khách đến vãn cảnh hồ Xuân Hương ít ai bỏ qua Thủy Tạ. Ghé vào đây chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt, khó tìm thấy nơi nào có kiến trúc tương tự. Một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Từ trước đến nay, Thủy Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Nếu muốn xây thêm để có chỗ đáp ứng số lượng khách đến rất đông cũng khả thi về mặt xây dựng. Nhưng có lẽ vì hình ảnh Thủy Tạ đã gắn bó với hồ Xuân Hương, khắc ghi sâu trong tâm khảm người Đà Lạt và du khách rồi nên chính quyền không hề có ý định này. Ngay cả màu trắng của kiến trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi.[cần dẫn nguồn]

Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một café bar khác được mở ra. Đó là “Thanh Thủy”. Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì lẽ đó mà Thủy Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thủy. Đến Thủy Tạ và Thanh Thủy uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi ngồi trên Thủy Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát. Còn bên Thanh Thủy thì cảnh vật đa dạng hơn nhưng không khí nhộn nhịp hơn. Người ngồi ngắm mặt hồ ít có cảm giác riêng tư hơn so với khi ngồi bên Thủy Tạ.[cần dẫn nguồn]

Toàn cảnh hồ Xuân Hương lúc sáng sớm .

Hồ Xuân Hương trong thơ ca[sửa|sửa mã nguồn]

Hàn Mặc Tử đã viết về hồ Xuân Hương – một viên ngọc xanh giữa lòng thành phố Đà Lạt.

Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu
  1. ^ “Hồ Xuân Hương”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2009 .
  2. ^ Theo Đất Việt Mến Yêu của Phạm Côn Sơn trang 37 – Nhà xuất bản Thanh Niên
  • Đất Việt Mến Yêu của Phạm Côn Sơn trang 37 – Nhà xuất bản Thanh Niên.

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

  • Hồ Xuân Hương Lưu trữ 2011-08-21 tại Wayback Machine Thông tin du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt 2007, cập nhật 12/1/2009

Source: https://vvc.vn
Category : Tin Mới

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay