Một số nội dung cần giáo dục sức khỏe tại cộng đồng – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 1.37 MB, 155 trang )

– Chế độ ăn của mẹ trong thời gian trẻ bú phải đủ chất, cân đối, không nên

kiêng khem, cần đảm bảo ăn uống an toàn, hợp vệ sinh.

– Ngoài việc giáo dục các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, cán bộ y tế cần hướng

dẫn các bà mẹ cho trẻ ăn sâm đúng, biết cách chế biến và cho ăn các thức ăn bổ

sung. thực hiện “Tô màu bát bột”. Tránh tình trạng kiêng khem không cần thiết.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, phòng chống tiêu chảy và suy dinh dưỡng trẻ em tại

cộng đồng.

2. 1.4. Giáo dục về tiêm chủng mở rộng: tiêm chủng phòng 6 bệnh lây truyền

nguy hiểm ở trẻ em là một nội dung dự phòng tích cực, quan trọng trong chăm sóc

sức khỏe ban đầu. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đạt được những thành tích

đáng kể, phần lớn nhân dân đã nhận thức được vai trò quan trọng của tiêm chủng

mở rộng. Tuy nhiên ở một số xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi tỷ lệ

tiêm chủng còn chưa đạt yêu cầu, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục giáo dục về tiêm

chủng để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tiến tới thanh toán một số bệnh nhiễm trùng phổ

biến và nặng nề ở trẻ em. Tập trung giáo dục vào các địa phương có tỷ lệ tiêm

chủng đạt còn thấp để các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.

2. 1.5. Giáo dục cho các bà mẹ các kiến thức về phòng chống một số các bệnh

khác mà trẻ em hay mắc như

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.

– Phòng chống khô mắt và mù loà do thiếu vitamin A

– Chương trình phòng thấp tim

– Phòng chống sốt rét (ở vùng có sốt rét lưu hành), sốt xuất huyết, phòng viêm

não, viêm gan.. . .

2. 1. 6. Giáo dục kiến thức bảo vệ sức khỏe bà mẹ theo các nội dung chính sau

đây

– Giáo dục chăm sóc bà mẹ trước sinh: theo các nội dung sau:

+ Đăng ký thai sớm (phấn đấu đạt 100% các bà mẹ có thai).

+ Khám thai định kỳ tối thiểu 3 lần trong thời kỳ mang thai và tiêm phòng

đủ uốn ván.

+ Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, bảo vệ thai nhi.

+Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén.

– Giáo dục chăm sóc bà mẹ trong sinh:

+ Đẻ ở các cơ sở y tế, nếu đẻ ở nhà (Vùng sâu, vùng xa) phải có cán bộ y

tế hỗ trợ, phải sử dụng gói đẻ sạch để đỡ đẻ.

+ Phòng chống 5 tai biến sản khoa.

– Giáo dục chăm sóc bà mẹ sau khí sinh:

+ Cho con bú sớm, rửa đầu vú trước và sau khi cho con bú.

+ Mẹ ăn đủ chất, ngủ 8 giờlngày, vận động sớm.

55

+ Theo dõi sản dịch.

+ Hướng dẫn chăm sóc tầng sinh môn

+ Hướng dẫn theo dõi sức khỏe, ghi chép phiếu theo dõi sức khỏe bà mẹ

tại nhà.

2. 1. 7. Giáo dục sức khỏe về dân số kế hoạch hoá gia đinh

– Tầm quan trọng của sinh đẻ có kế hoạch.

– Hiểu biết về các biện pháp và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình hiện có.

– Lựa chọn và thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình thích hợp.

– Thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con.

Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em là nội dung giáo dục rất quan trọng và

phong phú. Nội dung giáo dục có thể tóm tắt vào chương trình: GOBIFFF.

G: theo dõi sự phát triển của trẻ bằng ghi biểu đồ tăng trưởng.

O: bù nước và điện giải bằng đường uống.

B: nuôi trẻ bằng sữa mẹ.

I: thực hiện chường trình tiêm chủng mở rộng.

F: cung cấp thực phẩm bổ sung cho trẻ em, bà mẹ khi có thai và nuôi con nhỏ.

F: thực hiện kế hoạch hoá gia đình

F: giáo dục nhằm tăng khả năng hiểu biết chung của phụ nữ.

2.2. Giáo dục dinh dưỡng: dinh dưỡng là một nhu cầu thiết yếu, vấn đề của đời

sống hàng ngày, liên quan đến tất cả mọi người. Mặc dù loài người đã đạt được

những thành tựu vĩ đại trong mọi lĩnh vực nhưng cho đến nay nạn đói và hậu quả

của nó vẫn còn là một thử thách lớn đối với nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta

tình hình bừa ăn thiếu về số lượng và mất cân đối về chất lượng đã ảnh hưởng lớn

đến sức khỏe và sức lao động của nhân dân. Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở

nước ta vẫn còn ở mức cao từ 20% đến 40% tuỳ theo các địa phương. Phụ nữ có

thai thiếu máu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. – Trẻ sinh ra có cân nặng

dưới 2500gam cũng còn khá phổ biến nhất là ở vùng cao, vùng sâu, miền núi.

Thiếu vitamin A hiện nay được coi là một chỉ tiêu tổng hợp về tình trạng nghèo đói

và là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở tất cả các vùng trong cả nước.

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong những năm gần đây, tỷ

lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị khô, loét giác mạc đe doạ đến mù loà do thiếu vitamin A là

0,07% cao hơn gấp 7 lần so với ngưỡng báo động của Tổ chức Y tế thế giới. Theo

ước tính hàng năm ở nước ta có khoảng 5.000 đến 7.000 trẻ em bị mù loà do thiếu

vitamin A. Ở miền núi và một số vùng đồng bằng tỷ lệ người dân bị bướu cổ do

thiếu tốt rất cao, ở vùng nặng có tới 30% dân sớm mắc. Ở các vùng tỷ lệ mắc bướu

cổ cao thì có tới 2% trẻ em bị đần độn, thiểu năng trí tuệ.

Những số liệu trên cho thấy thực trạng đáng lo ngại về sức khỏe và dinh dưỡng

của nhân dân ta đặc biệt là bà mẹ và trẻ em. Để giải quyết vấn đề dinh dưỡng tất

nhiên phải có chính sách và các biện pháp phối hợp hoạt động đồng bộ trong đó

56

không thể nào thiếu được hoạt động giáo dục về dinh dưỡng.

Hoạt động giáo dục về dinh dưỡng không những không thể thiếu được mà còn

phải là công việc tiên phong trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cũng

như trong các nội dung giáo dục sức khỏe vì dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe.

Cần có hệ thống và mạng lưới giáo dục về dinh dưỡng. Tổ chức phòng giáo dục

dinh dưỡng tại các trạm y tế cơ sở. Mạng lưới cộng tác viên về dinh dưỡng ở tuyến

y tế cơ sở là một mắt xích không thể thiếu được. Cần tổ chức giáo dục dinh dưỡng

theo từng nhóm nhỏ hoặc tư vấn. .. .

Nội dung giáo dục dinh dưỡng tập trung vào các vấn đề sau:

– Giáo dục kiến thức nuôi con cho các bà mẹ theo cuốn sách “Làm mẹ” do Viện

Dinh dưỡng biên soạn.

– Giáo dục ăn uống của bà mẹ có thai, cho con bú.

– Giáo dục bảo vệ và nuôi con bằng sữa mẹ

– Thức ăn bổ sung cho trẻ.

– Ăn uống của trẻ khi bị đau ốm

– Cách phòng các bệnh thông thường ở trẻ em dẫn đến đến suy dinh dưỡng.

– Tạo nguồn thực phẩm bổ sung cho bữa ăn: xây dựng ô dinh dưỡng trong hệ

sinh thái VAC gia đình.

– Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, phòng chống ngộ

độc thức ăn…

– Giáo dục phòng chống các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng, các bệnh do

thừa dinh dưỡng hoặc ăn uống không hợp lý gây ra.

Những nội dung giáo dục dinh dưỡng và nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe bà

mẹ trẻ em gắn liền với nhau vì vậy cần lồng ghép với nhau và với các nội dung

chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.

2.3. Giáo dục sức khỏe ở trường học. Giáo dục sức khỏe ở trường học là một

phần trong toàn bộ chương trình giáo dục chung ở trường. Thời gian mỗi học sinh

học ở nhà trường thường rất dài. Đây là thời kỳ rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn

bộ đời sống của mỗi người. Giai đoạn học sinh là giai đoạn mà con người phát

triển toàn diện cả về thể chất và nhân cách. Đây là thời gian rất nhạy cảm với việc

tiếp thu những kiến thức mới. Giáo đục sức khỏe trường học thường đem lại hiệu

quả cao. Nó không những chỉ có tác động đến các em học sinh mà thông qua các

em học sinh nó có ảnh hưởng lớn đến gia đình học sinh, đến cộng đồng xã hội.

Mỗi học sinh có thể trở thành một nhà “giáo dục sức khỏe tự nguyện”.

Mục tiêu chính của chương trình giáo dục sức khỏe ở trường học trước hết

nhằm mang lại cho mỗi học sinh mức độ sức khỏe cao nhất có thể được bằng cách:

– Tạo những điều kiện môi trường sông tất nhất ở trường học, phòng chống các

bệnh học đường.

– Bảo vệ sức khỏe học sinh phòng các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác.

57

– Phát hiện và phòng chống những trường hợp phát triển thể lực, sinh lý bất

thường của học sinh.

– Cung cấp các kiến thức và phát triển thái độ giúp cho mỗi học sinh có khả

năng lựa chọn những quyết định thông minh nhất để bảo vệ và tăng cường sức

khỏe.

– Tạo cho học sinh những thói quen, lối sống lành mạnh.

– Phối hợp giáo dục sức khỏe ở trường, gia đình và xã hội để tăng cường sức

khỏe cho học sinh.

Giáo dục sức khỏe trường học không chỉ nhằm tạo khả năng bảo vệ và nâng

cao sức khỏe cho mỗi học sinh mà còn tạo cho các em học sinh nhận thức rõ trách

nhiệm bảo vệ sức khỏe của những người khác. Các nội dung giáo dục sức khỏe ở

trường học liên quan đến sự phát triển các kiến thức, hiểu biết, thái độ và thực

hành của học sinh về các vấn đề sức khỏe.

2.3. 1. Kiến thức: các kiến thức cần trang bị cho học sinh như sau:

– Cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý, phát triển

thể lực, tinh thần bình thường, liên quan đến phát triển sức khỏe và bệnh tật.

– Các bệnh lây truyền từ môi trường, các bệnh thường mắc ở học sinh.

– Các biện pháp vệ sinh phòng các bệnh thông thường và tăng cường sức khỏe.

– Một số luật lệ vệ sinh liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.. .

2. 3. 2. Thái độ: tạo cho học sinh những thái độ:

– Mong muốn đạt được sức khỏe tốt nhất.

– Sẵn sàng thực hành các biện pháp có lợi cho sức khỏe của mình cũng như của

gia đình và cộng đồng xã hội.

– Chấp nhận trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình và cho những

người khác.

– Sẵn sàng cống hiến quyền lợi cá nhân vì sức khỏe của những người khác.

– Sẵn sàng thực hiện các luật lệ về bảo vệ sức khỏe và góp phần tăng cường

thực hiện các luật lệ đó.

2.3.3. Thực h ành.

– Thực hành các biện pháp vệ sinh, các thói quen lành mạnh cho sức khỏe ở

trường học, ở nhà cũng như ở cộng đồng.

– Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống các loại bệnh tật.

– Sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết để bảo vệ và tăng cường sức khỏe. . .

Để làm tốt công tác giáo dục sức khỏe trường học cần chú ý một số điểm sau:

– Đưa chương trình giáo dục sức khỏe vào chương trình chính khoá của các cấp

học. Biên soạn chương trình giáo dục sức khỏe phù hợp với các đối tượng học

sinh.

58

– Tạo môi trường sống lành mạnh ở trường học vì chính môi trường ở trường

học hàng ngày tác động đến học sinh ví dụ như ở các trường học phải có đầy đủ

bàn, ghế kích thước phù hợp với học sinh, lớp học đủ ánh sáng, thông thoáng. Khu

vực khuôn viên của trường sạch đẹp. Trường có đủ các công trình vệ sinh và hợp

vệ sinh. Thầy, cô giáo có vai trò rất quan trọng trong giáo dục sức khỏe, họ phải là

những tấm gương mẫu mực về thực hiện vệ sinh, bảo vệ sức khỏe để cho học sinh

noi theo. . .

– Các giáo viên cần được tập huấn các kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe.

– Có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan y tế và nhà trường để thực hiện tốt các

dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

– Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội và ban ngành

có liên quan trong công tác giáo dục sức khỏe cho học sinh.

2.4. Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường sống là một vấn đề lớn có tính toàn cầu chứ không chỉ ở

mức quốc gia. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của Chính phủ,

của mọi thành viên trong cộng đồng. Ở nước ta hiện nay những vấn đề hết sức cơ

bản liên quan đến vệ sinh và bảo vệ môi trường là:

– Giải quyết các chất thải bỏ của người và súc vật.

– Giải quyết các chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

– Cung cấp nước sạch cho nhân dân.

– Khống chế và tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh

– Vệ sinh thực phẩm.

– Vệ sinh nhà ở.

Nếu chúng ta giải quyết được những vấn đề vệ sinh cơ bản trên thì sẽ giảm các

bệnh tật phát sinh từ môi trường, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm dẫn đến thay

đổi mô hình bệnh tật ở nước ta và giảm được tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong.

Giáo dục sức khỏe về môi trường được coi như một trong những hoạt động can

thiệp quan trọng trong chương trình bảo vệ môi trường đã được quan tâm nhiều

trong những năm qua. Một số thực hành vệ sinh hiện nay của nhân dân ta có nguồn

gốc từ xa xưa theo các phong tục tập quán và thói quen cũ. Các thực hành cũng rất

khác nhau giữa các vùng và các cộng đồng. Các thực hành đó thường khó thay đổi

nếu có không có những giải pháp thích hợp và sự nỗ lực của nhiều cơ quan, tổ

chức và sự tham gia của cộng đồng. Lựa chọn các phương pháp giáo dục sức khỏe

cũng sẽ rất khác nhau giữa các địa phương. Đi đôi với giáo dục sức khỏe cần phải

tạo những điều kiện thuận lợi để mọi người có thể thay đổi cách thực hành giữ gìn

và bảo vệ môi trường phù hợp với phong tục tập quán, văn hoá và điều kiện của

địa phương.

2.5. Giáo dục vệ sinh lao động, phòng chống tại nạn và bệnh nghề nghiệp.

Đảm bảo môi trường lao động tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao

động là một trong những nội dung quan trọng của bảo vệ môi trường nói chung.

59

Ngày nay do sự phát triển của sản xuất dẫn đến một số vấn đề mới nẩy sinh như ô

nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, các tai nạn lao động, các

bệnh nghề nghiệp. .. . mà chúng ta cần giải quyết. Để phòng chống tai nạn lao

động, tác hại của điều kiện lao động xấu tới sức khỏe người công nhân vấn đề cơ

bản là phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên giáo dục

các kiến thức vệ sinh lao động, phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể

là: – Giáo dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường lao động.

– Giáo dục công nhân ý thức sử dụng các phương tiện phòng hộ lao động.

– Giáo dục ý thức phòng chống các bệnh nghề nghiệp.

– Giáo dục ý thức sử dụng an toàn các công cụ lao động, phòng chống các tai

nạn lao động.

– Giáo dục cách sơ cứu ban đầu các tai nạn và ngộ độc trong lao động sản xuất.

Trong công tác giáo dục sức khỏe cho người lao động cần có giáo dục định

hướng về các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động mà người lao động dễ mắc.

Tức là dựa vào từng loại ngành nghề cụ thể mà chọn các nội dung giáo dục sức

khỏe cho phù hợp với người lao động.

2. 6. Giáo dục phòng chống bệnh tật nói chung

Đây là những kiến thức phòng chống bệnh tật, bảo vệ và tăng cường sức khỏe

thông thường mà mỗi người cần có. Nội dung giáo dục phòng chống các bệnh tật

nói chung khá rộng, bao gồm:

2. 6. 1. Giáo dục phòng chống các bệnh lây và không lấy

– Các bệnh tật phổ biến theo mùa, thành dịch, ví dụ như: tả, lỵ, thương hàn,

cúm, sởi.. .

– Các bệnh do ký sinh trùng gây ra như giun, sán, amip, nấm…

– Các bệnh xã hội như sốt rét, lao, phong, HIV/AIDS, hoa liễu…

2. 6. 2. Giáo dục phòng chống các bệnh của nước phát triển

– Bệnh tim mạch.

– Các bệnh ung thư

– Bệnh tâm thần

– Các loại tai nạn.

2. 6. 3. Giáo dục phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Giáo dục sử dụng

đúng các loại thuốc phòng bệnh và điều trị bệnh, tránh lạm dụng thuốc.

Kết luận. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe là một công việc mà người cán bộ

y tế cơ sở phải tiến hành thường xuyên ở cộng đồng. Để hoạt động này có hiệu

quả, chúng ta phải tích cực rèn luyện, nâng cao các kỹ năng Truyền thông – Giáo

dục sức khỏe. Trong từng tình huống, từng hoàn cảnh, từng nội dung Truyền thông

– Giáo dục sức khỏe thậm chí từng đối tượng chúng ta cần vận dụng các kỹ năng

này làm sao cho thuần thục thì hiệu quả của Truyền thông – Giáo dục sức khỏe mới

60

cao. Trong hoạt động truyền thông ở cộng đồng, nội dung giáo dục sức khỏe rất

phong phú, bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe

của nhân dân. Việc lựa chọn các vấn đề giáo dục phải tuỳ từng thời gian, địa điểm,

nhu cầu và thích hợp với nguồn lực hiện có.

BÀI TẬP ĐÓNG VAI:

Bài tập 1. Hãy xây dựng một tình huống có vấn đề sức khỏe ở cộng đồng mà cán

bộ y tế trạm phải giải quyết. Hãy tiến hành đóng vai để giải quyết tình huống đó.

Các bước chính để đóng vai thực hiện bài tập 1 như sau:

Bước 1. Xây dựng một tình huống.

Bước 2. Chuẩn kịch bản cho các vai đóng.

Bước 3. Chuẩn bị thời gian và địa điểm hợp lý.

Bước 4. Tiến hành đóng vai. Thực hiện kịch bản.

Bước 4. Thảo luận sau đóng vai.

Trong bài tập trên sinh viên sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 – 13 người.

Trong mỗi nhóm, nhóm trưởng sẽ điều hành nhóm thảo luận kế hoạch thực

hiện qui trình đóng vai trên để xây dựng tình huống.

Bài tập 2.

Tình huống đóng vai: gia đình bà Sạ, người Mông ở bản Tên xã Văn Lăng có

đứa con 2 tuổi bị suy dinh dưỡng. Hôm nay bác sỹ Thòng ở trạm y tế xã đến thăm

gia đình để hướng dẫn bà Sạ chăm sóc con. Cuộc thăm viếng này lúc đầu gặp

nhiều khó khăn do người BS. Thòng chưa am hiểu phong tục tập quán người Mông

và bà mẹ thì không cho là đứa con có bệnh tật cho nên sự hợp tác chưa tốt. Sau đó

nhờ thuyết phục mà kết quả BS Thòng đã hướng dẫn được người mẹ biết cách

chăm sóc trẻ để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng. Sinh viên hãy đóng vai tình

huống Bác sỹ Thòng. Một sinh viên đóng vai BS Thòng. Để đóng được vai này

bạn cần phải chuẩn bị kỹ về cách thức phòng chống bệnh suy dinh dưỡng và tìm

hiểu các tập quán nuôi con của người Mông. Bạn sẽ đi từ trạm y tế xã lên bản để

thăm dân bản trong đó chủ yếu là thăm gia đình bà Sạ. Cần thể hiện sự giao tiếp tốt

và vận dụng các kỹ năng truyền thông để thuyết phục người mẹ, đồng thời phải

chuẩn bị các ý kiến để giải đáp thắc mắc của bà mẹ.

Bà Sạ. Một sinh viên đóng vai bà Sạ, người phụ nữ Mông nghèo khổ, mù chữ

có con bị suy dinh dưỡng. Bà mẹ này bế con búp bê đóng vai đứa trẻ 2 tuổi. Cần

thể hiện vai bà mẹ không quan tâm đến sức khỏe của đứa trẻ. Lúc đầu không hợp

tác với cán bộ y tế, sau một thời gian nghe thuyết phục, dần dần đã hiểu ra và hứa

sẽ thay đổi cách chăm sóc trẻ, thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sỹ Thòng.

Những người quan sát. Số sinh viên còn lại của nhóm có trách nhiệm quan sát

xem mọi người đóng vai. Chú ý quan sát vai cán bộ trạm y tế để có các ý kiến

đóng góp trong phần thảo luận.

Giảng viên: có trách nhiệm hướng dẫn, quan sát các nhóm đóng vai và thảo

luận

61

Bài tập 3.

Tiến hành. Trong bài tập này sinh viên sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 13 người. Trong mỗi nhóm, nhóm trưởng sẽ điều hành nhóm thảo luận kế hoạch

thực hiện qui trình đóng vai để rèn luyện các kỹ năng Truyền thông – Giáo dục sức

khỏe.

Tình huống đóng vai:

Ví dụ. Gia đình bà Ngông, người Nàng ở bản Đồng Thu xã Quang Sơn đã có 5

đứa con, toàn gái, đứa con lớn nhất mới 12 tuổi, đứa bé nhất mới 1 tuổi. Ông bà

chưa làm kế hoạch hoá gia đình vì ông chồng thích có một đứa con trai. Bà vợ thì

sợ đặt vòng sẽ làm cho sức khỏe yếu. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thiếu ăn

quanh năm, các con đều không được đi học. Hôm nay bác sỹ Sống ở trạm y tế xã

quyết định đến thăm gia đình để thuyết phục vợ chồng bà Ngông, hướng dẫn bà

Ngông chăm sóc con. Cuộc thăm viếng này lúc đầu gặp nhiều khó khăn do BS.

Sàng chưa am hiểu phong tục tập quán người Năng và vợ chồng bà Ngang không

cho vấn đề sinh đẻ là quan trọng. Sau một thời gian thuyết phục, vợ chồng bà đã

chấp thuận theo lời khuyên của BS Sàng. Các bạn hãy đóng vai tình huống trên.

Bác sỹ Sàng. Một sinh viên đóng vai BS Sàng. Để đóng được vai này bạn cần

phải chuẩn bị kỹ về nội dung chương trình Dân số – Kế hoạch hoá gia đình và tìm

hiểu phong tục tập quán cửa người Núng. BS Sàng đi từ trạm y tế xã lên bản để

thăm gia đình bà Ngông. Phải thể hiện sự giao tiếp tốt và vận dụng các kỹ năng

truyền thông để thuyết phục vợ chồng bà Ngông, đồng thời phải chuẩn bị các ý

kiến để giải đáp thắc mắc của họ.

Bà Ngông. Một sinh viên đóng vai bà Ngông người phụ nữ Nông nghèo khổ,

học vấn thấp đông con. Bà mẹ này đang dọn dẹp nhà cửu. Cần thể hiện vai bà

Ngang không quan tâm đến sinh đẻ kế hoạch. Lúc đầu không hợp tác với cán bộ y

tế, sau một thời gian nghe thuyết phục, dần dần đã hiểu ra và hứa sẽ thực hiện theo

đúng lời khuyên của BS. Sàng.

Chồng bà Ngông. Một sinh viên đóng vai chồng bà Ngông, một người nông

dân nghèo, vất vả. Ông chồng đang ngồi uống rượu một mình. Cần thể hiện vai

ông chồng bà Ngang không quan tâm đến sinh đẻ kế hoạch. Lúc đầu ông không

hợp tác với cán bộ y tế, sau một thời gian nghe thuyết phục, dần dần đã hiểu ra và

hứa sẽ thực hiện lời khuyên của BS. Sàng.

Những người quan sát. Các sinh viên còn lại của nhóm có trách nhiệm quan

sát xem mọi người đóng vai. Chú ý quan sát vai cán bộ trạm y tế để có các ý kiến

đóng góp trong phần thảo luận.

Giảng viên: có trách nhiệm hướng dẫn, quan sát các nhóm đóng vai và thảo

luận.

62

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Câu hỏi tự lượng giá

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm

Đánh dấu X vào chữ cái đầu câu mà bạn cho là đúng nhất trong các câu từ 1

đến câu 20

câu hỏi

A B

C

D

1. Để làm tốt công tác Truyền thông – Giáo dục sức khỏe,

người CBYT cần có, NGOẠI TRỪ.

A. Kiến thức về y học

B. Kiến thức về giáo dục học nói chung và kiến thức về

giáo dục y học nói riêng

C Các hiểu biết về nền văn hoá địa phương, dân tộc

D. Kiến thức về toán học

2. Để truyền thông, người làm công tác giáo dục sức

khỏe cần phải nắm được các kiến thức cơ bản sau:

A. Kiến thức về văn học

B. Kiến thức về khoa học

C Kiến thức về xã hội học

D. Kiến thức về y học

3. Để có được kỹ năng truyền thông. người làm công

tác giáo dục sức khỏe cần phải có:

A. Kiến thức về toán học

B. Kiến thức về khoa học

C Kiến thức thống kê học nói chung và kiến thức về

thống kê y học nói riêng

D. Các hiểu biết về nền văn hoá địa phương, dân tộc

4. Để có được kỹ năng truyền thông người làm công tác

giáo dục sức khỏe cần thử nghiệm trước, NGOẠI TRỪ.

A. Phương pháp truyền thông dự định sử dụng

B. Phương tiện giáo dục sức khỏe trước khi sử dụng

rộng rãi

C Nội dung truyền thông

D. Địa điểm và thời gian truyền thông

63

5. Khi thực hiện kỹ năng nói trong Truyền thông – Giáo

dục sức khỏe, tùy phương pháp mà chúng ta có thể, NGOẠI

TRỪ.

A. Nói to, dõng dạc

B. Nói nhỏ nhẹ dễ nghe

C Nói rõ ràng vừa đủ nghe

D. Lúc nào cũng cần nói rõ ràng

6. Khi thực hiện kỹ năng nói trong Truyền thông – Giáo

dục sức khỏe. Chúng ta cần, NGOẠI TRỪ

A. Sử dụng nhiều tử chuyên môn

B. Sử dụng nhiều từ ngữ đơn giản dễ hiểu

C Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương

D. Sử dụng từ chính xác

7. Khi thực hiện kỹ năng hỏi trong Truyền thông – Giáo

dục sức khỏe. Cần chú ý, NGOẠI TRỪ.

A. Câu hỏi cần chính xác và rõ ràng

B. Hỏi tỷ mỹ, chi tiết

64

A

B

C

D

câu hỏi

C.vừa hỏi vừa quan sát phản ứng của đối tượng

D. Vừa hỏi vừa theo dõi phản ứng của người khác

8. Câu hỏi trong Truyền thông – Giáo dục sức khỏe trên

là, NGOẠI TRỪ .

A. Câu hỏi rõ ràng

B. Câu hỏi cụ thể

C Câu hỏi dễ hiểu

D. Câu hỏi lô lúc

9. Nghe là một trong các kỹ năng cơ bản của Truyền

thông – Giáo dục sức khỏe. Chúng ta cần nghe chăm chú

để, NGOẠI TRỪ.

A. Có đủ thông tin

B. Có thông tin phản hồi

C Có thêm nhiều thông tin và ý tưởng

D. Làm hài lòng đối tượng

10. Quan sát giúp người truyền thông có thể thấy được,

NGOẠI TRỪ.

A. Người nhận thông tin có nhận đúng không?

B. Liệu người nhận có yêu cầu thêm thông tin nữa

không?

C Liệu họ có sẵn sàng hành động hay không?

D. Đối tượng có hiểu nội dung truyền thông

không?

1 1. Cần phải dừng vai đóng tại nếu, NGOẠI TRỪ.

A. Người đóng vai đã hài lòng với vai diễn

B. Người đóng vai nhầm lẫn và không thực hiện

được vai diễn.

C Nếu người theo dõi cảm thấy buồn tẻ

D. Thực hiện vai diễn tết

12. Biểu hiện tốt khi hỏi là:

A. Nét mặt phải phù hợp với trạng thái hỏi

B. Khi hỏi vừa liếc nhìn ra chỗ khác

C Khi hỏi nhìn thật tập trung vào người trả lời

D. Khi hỏi không nhìn vào mặt đối tượng

13. Kỹ năng hỏi tốt là, NGOẠI TRỪ.

A. Hỏi rõ ràng

B. Hỏi cụ thể

C Hỏi những vấn đề không cần hỏi ‘ D. Hỏi nhẹ

nhàng

14. Kỹ năng nghe tết biểu hiện:

A. Nét mặt phải tươi tỉnh

65

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay