Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 – Bài 13: Công dân với cộng đồng – Nguyễn Trọng Nghĩa

Bạn đang xem

20 trang mẫu

Xem thêm: Cao đẳng cộng đồng kiên giang?

của tài liệu “Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 – Bài 13: Công dân với cộng đồng – Nguyễn Trọng Nghĩa”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 
GIÁO ÁN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 
BÀI 13 
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG 
Học phần 
Lý luận và phương pháp dạy học môn GDCD 2 
GVHD: ThS. Cao Thành Tấn 
 SV thực hiện: Nguyễn Trọng Nghĩa 
 MSSV: 43.01.605.037 
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019 
2 
Ngày soạn: 08/09/2019 Tiết PPCT: 
Ngày dạy://20 
Phần thứ hai 
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC 
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG (2 tiết) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Học xong bài này, học sinh cần đạt được: 
1. Về kiến thức 
- Biết được cộng đồng là gì? Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con 
người. 
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác. 
- Nêu được các biểu hiện, đặc trưng của nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác. 
- Hiểu được nhân nghĩa, hoà nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của người 
công dân hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và tập thể lớp học, 
trường học. 
2. Về kỹ năng 
- Thực hiện sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh. 
- Thực hiện sống hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. 
- Xử lý đúng đắn và xây dựng tình cảm tốt đẹp với mọi người trong cộng đồng. 
- Lựa chọn và tham gia các công việc, các hoạt động phù hợp để xây dựng cộng 
đồng. 
3. Về thái độ 
- Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở. 
- Đấu tranh, phê phán đối với những biểu hiện của lối sống không nhân nghĩa, 
không hòa nhập và hợp tác với mọi người xung quanh. 
II. NHỮNG NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH 
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Phương pháp đàm thoại 
- Phương pháp thuyết trình 
- Phương pháp thảo luận nhóm 
3 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Bảng đen, phấn 
- SGK GDCD lớp 10 
- Tranh, ảnh, sơ đồ 
- Máy tính, máy chiếu, micro, loa (nếu có) 
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT DỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 
1. Hoạt động khởi động 
* Mục tiêu: 
Tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò của học sinh về bài học mới. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
- GV đọc bài thơ cho HS nghe: bài thơ Tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu. 
TIẾNG RU 
Con ong làm mật yêu hoa 
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời 
Con người muốn sống, con ơi 
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. 
Một ngôi sao chẳng sáng đêm 
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng 
Một người – đâu phải nhân gian 
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! [] 
Tố Hữu 
* Kết quả mong đợi từ hoạt động: 
- Khái quát được phần nào về nội dung bài mới. 
- Học sinh cảm thấy thoải mái trước khi bước vào bài học mới. 
 GV kết luận: 
- GV nêu lên ý nghĩa bài thơ : 
+ Bài thơ nói lên sự gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau giữ những sự vật trong 
tự nhiên và kể cả con người. Cũng giống như con ong cần hoa, con cá cần nước, 
con chim cần bầu trời. Và sẽ thật bất hạnh khi con người ta sống thiếu tình yêu 
thương, tách biệt khỏi cộng đồng và xã hội. Hơn nứa, muốn duy trì cuộc sống của 
mình, con người phải lao động và liên hệ với người khác, với cộng đồng. Không 
4 
ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Mỗi người là một thành viên, 
một tế bào của cộng đồng, do đó giữa cá nhân với cộng động có quan hệ mật 
thiết, gắn bó hữu cơ vái nhau. Vậy công đồng là gì? Mối quan hệ giữa công dân 
với công đồng như thế nào? Công dân có những nghĩa vụ trách nhiệm đạo đức 
như thế nào với cộng đồng. Để trả lời cho những câu hỏi trên và làm sang tỏ 
chúng, thầy mời các em tìm hiểu Bài 13: Công dân với cộng đồng 
+ Bài này chúng ta tìm hiểu trong 2 tiết. 
o Tiết 1 phần 1 Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống 
con người (a) Cộng đồng là gì? b) Vai trò của cộng đồng đối với cuộc 
sống của con người); phần 2 Trách nhiệm của công dân đối với cộng 
đồng (a) Nhân nghĩa). 
o Tiết 2 b) Hoà nhập; c) Hợp tác. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 
 phút Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm cộng đồng 
* Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh hiểu được thế nào là cộng đồng 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 - Hoạt động cá nhân, nêu một số cộng đồng mà em biết? 
 - Các cá nhân phát biểu ý kiến. 
* Sản phẩm mong đợi: 
 - Thu được một loạt câu trả lời từ các em HS về cộng đồng. 
 - Tinh thần phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học. 
 Người Việt Nam làm việc ở nước ngoài 
và ở tập trung tại một khu vực, một bang nào 
đó ở nước ngoài thì ta gọi là cộng đồng người 
Việt ở nước ngoài. 
 Việt Nam có 54 thành phần dân tộc 
trong đó có dân tộc Thái, Mường, Tày và 
nhiều lúc ta gọi chung họ là cộng đồng người 
Thái, Mường, Tày hay cộng đồng dân tộc 
Thái, Mường, Tày 
1. Cộng đồng và vai trò của 
cộng đồng đồi với đời 
sống của con người 
a) Cộng đồng là gì? 
5 
 ? Tương tự như thế, Em hãy nêu một 
số cộng đồng mà em biết? 
 - HS: 
 ? - GV: Con người có thể tham gia 
nhiều cộng đồng không? 
 - HS: 
 - GV: Con người sinh ra, lớn lên, già 
yếu và chết trong sự đùm bọc, yêu thương, 
giúp đở của cộng đồng gia đình; Con người 
tiếp nhận sự giáo dục có hệ thống của cộng 
đồng trường học; con người tham gia lao động 
trong cộng đồng cơ quan, xí nghiệp; Con 
người là thành viên của cộng đồng chính trị xã 
hội (Đảng, Đoàn thanh niên hay các tổ chức 
khác), cộng đồng tôn giáo, cộng đồng dân 
tộc. 
 -GV: Cho HS xem một số hình ảnh về 
các cộng đồng. 
 - Giữa các cộng đồng có thể khác nhau 
về quy mô, loại hình, tổ chức, cơ chế hoạt 
động. Nhưng trong một cộng đồng, các 
thành viên lại thường giống nhau lý tưởng, 
niềm tin, mục đích phấn đấu, phương thức lao 
động nên mới gắn bó, liên hệ mật thiết với 
nhau tạo thành một khối và ta gọi đó là cộng 
động. 
 ? Vậy, tóm lại, theo các em, Cộng đồng 
là gì? 
 - HS: 
 - GV: Cộng đồng là toàn thể những 
người cùng chung sống, có những điểm giống 
“Cộng đồng là toàn thể những 
người cùng chung sống, có 
những điểm giống nhau, gắn bó 
thành một khối trong sinh hoạt 
xã hội” 
6 
nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt 
xã hội. (Ghi bảng cho HS ghi bài). 
 (Nếu còn thời gian thì hỏi HS) 
 ? GV: Bạn nào có thể nhắc lại bài cũ 
giúp thầy khái niệm Gia đình mà lớp ta đã học 
ở tiết trước? 
 - HS:... 
 - GV: Gia đình là một cộng đồng người 
chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối 
quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan 
hệ huyết thống. 
 (Nếu còn thời gian thì hỏi HS chỉ ra đặc 
điểm giống nhau, nếu không thì thuyết 
trình)_Như vậy ta thấy rằng: trong cùng cộng 
đồng thì có điểm chung về nguồn gốc, tiếng 
nói chữ viết, phong tục tập quán. Ví dụ:... 
 (Nếu còn thời gian thì hỏi HS chỉ ra các 
điểm khác nhau của các cộng đồng, nếu không 
thì thuyết trình)_Và các cộng đông thường 
khác nhau về quy mô, loại hình, tổ chức và 
hoạt động. 
 GV: Vậy ta đã biết được thế nào là 
cộng động 
 phút Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người 
* Mục tiêu: 
 Giúp HS hiểu được vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
 - Hoạt động cá nhân: tham gia phát biều ý kiến, đóng góp bài học 
* Sản phẩm mong đợi: 
 - HS tích cực học tập, đưa ra nhiều ví dụ. 
 ? Theo các em, cộng đồng có vai trò 
như thế nào đối với cá nhân? 
 HS: 
 b) Vai trò của cộng đồng 
đối với cuộc sống của con 
người. 
7 
 GV: Các em ạ! Giữa cộng đồng và cá 
nhân có mối quan hệ rất chặt chẽ. Nếu cá nhân 
là các tế bào, các phần tử tạo nên cộng đồng 
thì cộng động là nơi chăm lo cuộc sống cho cá 
nhân. Đảm bảo cho mỗi người có điều kiện 
phát triển. 
Ví dụ: Người Việt Nam lao động ở nước ngoài 
thì phải hợp nhau thành cộng đồng, từ đó có 
điều kiện phát triển nhờ được hưởng các chính 
sách về quyền lợi dành cho người Viết Nam 
lao động ở nước ngoài và cũng như được 
chính quyền nước sở tại bảo hộ các quyền và 
nghĩa vụ đó và nhờ đó mới được chăm sóc về 
cuôc sống, được bảo đảm về diều kiện phát 
triển. Còn nếu tách ra khỏi cộng đồng thì sẽ 
không được hưỡng các chính sách, hay được 
bảo hộ các quyền lợi thuận lợi cho cuộc sống 
trong khi lao động tại nước ngoài. 
 ? Theo các em, làm thế nào để đời sống 
cộng đồng được phát triển lành mạnh? 
 HS: 
 GV: Cộng đồng chỉ lành mạnh và phát 
triển lành mạnh nếu có được tổ chức và hoạt 
động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ kỷ 
luật. Nghĩa là phải đảm bảo công bằng, dân 
chủ, kỷ cương trong cộng đồng. 
 ? Dựa vào kiến thức của phần 1 “Công 
dân với thế giới quan và phương pháp luận 
khoa học” cùng với vốn hiểu biết của mình, 
em nào có thể giải thích câu nói “Con người 
là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”? 
 HS: 
 - Cộng đồng chăm lo 
cuộc sống cho cá nhân. 
 - Đảm bảo cho mọi người 
có điều kiện phát triển. 
 - Cộng đồng giải quyết 
hợp lý mối quan hệ lợi ích riêng 
và chung, giữa lợi ích và trách 
nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ 
của mỗi cá nhân trong động 
đồng. 
 - Cá nhân phát triển 
trong công đồng và tạo nên sức 
mạnh cho công đồng. 
8 
 GV: Trong xã hội, con người tồn tại 
trong các mối quan hệ và trong tổng hoà các 
mối quan hệ đó và qua các mối quan hệ đó, nó 
thể hiện vai trò, vị thế, bản chất của con 
người, mỗi cá nhân cụ thể. Và cộng đồng là 
hình thức thể hiện mối liên hệ, quan hệ giữa 
con người với con người. Và để bảo đảm cho 
cộng đồng được phát triển lành mạnh cũng 
như bảo đảm quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ cho 
cá nhân thì cộng đồng giải quyết hợp lý quan 
hệ lợi ích riêng và chung, quyền lợi và nghĩa 
vụ cho mỗi cá nhân, nhờ đó cá nhân được phát 
triển và cùng với nó là cộng đồng sẽ phát triển 
trở nên lớn mạnh và vững chắc. 
 ? Theo các em liệu rằng cá nhân có thể 
tồn tại nếu tách ra khỏi cộng đồng không? Nói 
cách khác, theo các em, nếu tách cá nhân ra 
khỏi cộng đồng thì sẽ như thế nào? 
 HS: 
 GV: Các em ạ! Trong cuộc sống hiện 
thực cũng như trong các nghiên cứu của các 
nhà khoa học đã chứng minh rằng: Nếu con 
người tách ra khỏi cộng đồng thì không thể tồn 
tại được, hoặc tồn tại được nhưng không với 
giá trị là con người. 
 Trong thực tiễn, hai cô bé được phát 
hiện đang được một con sói cái nuôi dưỡng 
trong một khu rừng ở Ấn Độ vào những năm 
1920, khi đó Kamala 8 tuổi, và Amala 3 tuổi, 
Kamala và Amala chỉ biết uống sữa và ăn thịt 
sống, các bé thường sinh hoạt về đêm và hú 
như loài sói. Sau khoảng một năm tại trại trẻ 
9 
mồ côi, Amala qua đời. Khi em gái chết, 
Kamala sống thêm 8 năm nữa và chết. (GV 
cho HS xem hình ảnh). 
(Bài ví dụ thêm) 
Kamala và Amala: Những cô bé sói 
 Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là 
hai chị em Kamala và Amala. Hai cô bé được phát hiện 
đang được một con sói cái nuôi dưỡng trong một khu 
rừng ở Ấn Độ vào những năm 1920, khi đó Kamala 8 
tuổi, và Amala 3 tuổi. 
 Được biết, khi cố gắng đưa hai cô bé về với xã 
hội loài người, con sói mẹ từng nuôi nấng Kamala và 
Amala đã chiến đấu rất dữ dội để giữ những đứa trẻ, 
giống như khi con người cố bắt con của nó vậy. Nó 
hung dữ lao vào đoàn người, vì vậy người ta đã bắn 
chết nó. 
Kamala và ...  bè, thầy, cô giáo và những 
người xung quanh; phải tích cực tham gia các 
hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ 
chức. Đồng thời, vận động mọi người cùng 
tham gia. 
 Tuy nhiên các em cần chú ý và tránh 
các trường hợp như xa lánh người khác, kết bè 
phái, băng nhóm làm điều xấu, gây mật đoàn 
kết trong lớp học 
 ? Như vậy, tới đây chúng ta đã hiểu thế 
nào là hoà nhập chưa nào?... Vậy thầy có một 
số câu ca dao, tục ngữ sau, các em nghe xong 
và cho cả lớp biết câu ca dao, tục ngữ nào nói 
về sống hòa nhập nhé? 
 “Cả bè hơn cây nứa”; “Chung lưng đấu 
cột”; “Đồng cam cộng khổ”; “Rút giây động 
rừng”; 
 “Một cây làm chẵng nên non, 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” 
 HS: 
 GV: Các câu ca giao, tục ngữ trên, câu 
1-> 4 là nói về sống hoà nhập. 
 ? Vậy theo các em, ý nghĩa của câu thứ 
năm là gì? 
 Là học sinh cần phải: 
 - Tôn trọng, đoàn kết, 
quan tâm, giúp đở, vui vẻ cởi 
mở, chan hoà với bạn bè, thầy 
cô giáo và những người xung 
quanh. 
 - Tích cực tham gia các 
hoạt động tập thể, hoạt động xã 
hội do nhà trường, địa phương 
tổ chức. Đồng thời vận động 
mọi người cùng tham gia. 
19 
 HS:. 
 GV: Câu ca giao thứ năm muốn nói tới 
sức mạnh và thành quả của sự hợp tác. Vậy, 
để hiểu hợp tác là gì? Thầy mời các em tìm 
hiểu phần c) Hợp tác. 
 ? Vậy theo em thế nào là hợp tác? Cho 
ví dụ chứng minh? 
 HS: 
 GV: Vậy chúng ta đã biết rằng hợp tác 
là Cùng chung sức làm việc, giúp đở, hổ trợ 
lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó 
vì mục đích chung. 
 VD: Nam, Hải, Phong cùng hợp tác, 
góp vốn thành lập công ty dịch vụ du lịch, hay 
muốn xây một căn hộ hay một chung cư cao 
tầng thì rất cần nhiều người hợp tác với 
nhau 
 ? Vậy theo các em, biểu hiện của hợp 
tác là gì? 
 HS: 
 GV: Biểu hiện của hợp tác là cùng bàn 
bạc, phối hợp nhịp nhàng, hiểu biết về nhiệm 
vụ của nhau, sẵn sang giúp đở và chia sẽ cùng 
nhau. 
 ? Theo các em vì sao chúng ta phải hợp 
tác? 
 HS 
 GV: Mỗi người trong chúng ta đều có 
những điểm mạnh và những hạn chế riêng. Sự 
hợp tác sẽ giúp cho mọi người hổ trợ, bổ sung 
cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ và sức mạnh 
c) Hợp tác 
“Hợp tác là cùng chung sức làm 
việc, giúp đở, hổ trợ lẫn nhau 
trong một công việc, một lĩnh 
vực nào đó vì mục đích chung” 
 Biểu hiệm: 
 - Cùng bàn bạc, phối hợp 
nhịp nhàng; 
 - Hiểu biết về nhiệm vụ 
của nhau; 
 - Sẵn sang giúp đở, chia 
sẻ. 
20 
thể chất và sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả 
cao trong công việc. 
 Đó cũng chính là ý nghĩa của việc hợp 
tác. Hay nói cách khác: Hợp tác tạo nên sức 
mạnh tinh thần và vật chất, đem lại chất lượng 
và hiệu quả cao trong công việc. Đó cũng 
chính là một phẩm chất quan trọng của người 
lao động, là yêu cầu đối với công dân của một 
xã hội hiện đại. 
 ? Vậy theo các em, có phải lúc nào 
chúng ta cũng có thể hợp tác được với người 
khác hay không? Và trong hợp tác là tự do, tuỳ 
ý hay phải tuân theo những nguyên tắc nào? 
 HS:. 
 GV: Trong hợp tác, muốn có hiệu quả 
cao, thì phải tuân theo những nguyên tắc cơ 
bản đó là tự nguyện, bình đẳng; hai bên đều có 
lợi. 
 VD: 5 người cùng hợp tác thành lập 
công ty TNHH thì họ đều có sự thoả thuận với 
nhau, tự nguyện hợp tác với nhau và thoả 
thuận với nhau bằng văn bản điều lệ của công 
ty. Hay trong luật doanh nghiệp cũng phân 
định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên 
chỉ phải chịu trách nhiệm và quyền hạn, cũng 
như được mức hưởng hoa hồng, tức là lợi 
nhuận của công ty theo cổ phần đóng góp của 
bản than. Ví dụ như theo trường hợp 5 người 
thành lập công ty. Người nào đóng cổ phần % 
nhiều hơn cả thì người đó cũng được hưởng 
phần lợi nhuận hơn các thành viên khác. 
Ý nghĩa: 
 - Tạo nên sức mạnh tinh 
thần và thể chất; 
 - Đem lại chất lượng và 
hiệu quả cao; 
 - Là yêu cầu đạo đức 
quan trọng của mỗi con người 
trong xã hội hiện đại. 
 Nguyên tắc hợp tác: 
 - Tự nguyện, bình đẳng; 
 - Hai bên cùng có lợi. 
21 
 ? Em nào có thể lấy ví dụ về các loại 
hợp tác mà em biết? 
 HS:  
 GV: Chúng ta có các loại hợp tác cơ 
bản như: Hợp tác song phương, đa phương. 
Tức là hai hoặc nhiều đối tác hợp tác với nhau. 
Chẵng hạn để làm một chiếc đỉa CD kỷ niệm 
cho lớp học thì rất nhiều bạn sẽ góp ảnh của 
mình lại cho một người chịu trách nhiệm. 
Người chịu trách nhiệm sẽ thu ảnh của mọi 
người, chia sẻ ý kiến cùng các bạn khác về bố 
cục, cách làm như thế nào cho hay Và nhiều 
người cùng chung sức làm ta gọi là hợp tác đa 
phương. Đến khi hoàn thành, các bạn sẽ giao 
trách nhiệm cho một bạn đại diện đến nơi có 
dịch vụ in ấn, sản xuất đĩa và hợp tác với họ 
để in đỉa. Lúc này là hợp tác song phương. 
 Ngoài ra chúng ta cũng có hợp tác 
trong từng lĩnh vực hoặc toàn diện. Ví dụ như: 
Để xây dựng một căn biệt thự. Người chủ công 
trình có thể hợp tác với người thầu xây dựng 
và giao toàn bộ công trình cho người xây dựng 
tiến hành thi công theo thiết kế. Đây gọi là hợp 
tác toàn diện hay còn gọi là hợp tác song 
phương. Và người thầu công trình có thể hợp 
tác với những người thợ khác về các mảng các 
lĩnh vực khác nhau trong quá trình thi công 
xây dựng. Chẵng hạn như phần xây là của thợ 
xây. Phần trang trí nội thất thì hợp tác với 
người trang trí nội thất, hay phần điện nước 
của thợ điện nướcvv Đây ta gọi là hợp tác 
từng phần. 
 Các loại hợp tác: 
 - Hợp tác song phương, 
đa phương; 
 - Hợp tác từng lĩnh vực 
hoặc toàn diện; 
 - Hợp tác giữa các cá 
nhân, nhóm, giữa các cộng 
đồng, dân tộc, quốc gia. 
22 
 Bên cạnh đó chúng ta còn có hợp tác 
giữa các cá nhân với nhau, các nhóm, các cộng 
đồng, dân tộc, quốc gia 
 ? Vậy, là học sinh, các em phải thực 
hiện hợp tác như thế nào trong học tập, trong 
các công việc của trường, lớp, trong cuộc 
sống 
 HS: 
 GV: Là học sinh, để kế hợp, hợp tác với 
nhau các em cần phải: 
 - Cùng nhau bàn bạc, phân công, 
xây dựng kế hoạch cụ thể. 
 - Nghiêm túc thực hiện. 
 - Phối hợp nhịp nhàng, giúp đở nhau. 
 - Cuối cùng phải đánh giá kết quả, đúc 
rút kinh nghiệm. 
 ? Em nào có thể lấy cho cả lớp các câu 
ca giao tục ngữ nói về hợp tác mà các em biết? 
 HS: 
 GV: 
 “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. 
Thành công, thành công, đại thành công” 
 “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, 
Khó vạn lần dân liệu cũng xong” 
 Em hiểu như thế nào về quan điểm của 
Đảng ta: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả 
các nước”. 
 HS: 
 GV: Nhận xét và kết luận. 
 Là học sinh cần phải: 
 - Cùng nhau bàn bạc, 
phân công, xây dựng kế hoạch 
cụ thể; 
 - Nghiêm túc thực hiện; 
 - Phối hợp nhịp nhàng, 
chia sẻ, đóng góp sang kiến cho 
nhau; 
 - Đành giá và rút kinh 
nghiệm. 
23 
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: 
- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức về vai trò của cộng đồng đối với 
cuộc sống của con người. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
Cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm: 
Câu 1. Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội? 
A. Của con người. 
B. Của đất nước. 
C. Của cán bộ, công chức. 
D. Của tập thể người lao động. 
Đáp án: A 
Câu 2. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân 
thủ những quy đinh, những nguyên tắc? 
A. Của cuộc sống. 
B. Của cộng đồng. 
C. Của đất nước. 
D. Của thời đại. 
Đáp án: B 
Câu 3. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên? 
A. Hoàn thiện hơn. 
B. May mắn hơn. 
C. Tốt đẹp hơn. 
D. Tự do hơn. 
Đáp án: C 
Câu 4. Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là? 
A. Sống hòa nhập. 
B. Sống thân thiện. 
C. Sống vô tư. 
D. Sống hợp tác. 
Đáp án: A 
Câu 5. Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách”. Sau những trận lũ lụt 
ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn 
cho nhân dân vùng lũ lụt. Việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong 
cộng đồng? 
A. Đoàn kết. 
B. Hợp tác. 
C. Nhân nghĩa. 
D. Chia sẻ.
 Đáp án: C 
24 
Câu 6. Nối cột A phù hợp với cột B 
A B 
1. ASEAN (b) 
Association of Southeast Asian 
Nations 
a. Tổ chức y tế thế giới 
2. WHO (a) 
World Health Organization 
b. Hiệp hội các nước Đông nam Á 
3. UNICEP (c) 
United Nations Children's Fund 
c. Quỷ nhi đồng Liên hợp quốc 
4. FAO (e) 
Food and Agriculture Organization 
of the United Nations 
d. Tổ chức hợp tác Châu Á – Thái bình dương 
5. APEC (d) 
Asia-Pacific Economic 
Cooperation 
e. Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới 
* Kết quả mong đợi: 
- Học sinh có khả năng trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm với nội dung kiến 
thức cơ bản ứng với nội dung bài học. 
- Học sinh biết được một số tổ chức lớn cũa Liên hợp quốc. 
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, 
bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát 
triển bản thân. 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
- GV cho HS làm bài tập tình huống: 
Câu 1. An là học sinh lớp 10. Bạn là học sinh giỏi và rất ham học. Vừa rồi, gia đình 
An vay ngân hàng một khoản tiền lớn để nuôi gà đẻ trứng. Đàn gà đang lớn thì dịch cúm 
gia cầm xẩy ra. Phải thiêu hủy đàn gà nhằm tránh lây lan dịch bệnh. Thế là sau đó kinh 
tế gia đình An sa sút, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Bố mẹ cho An nghỉ học vì 
không có tiền. An rất buồn khổ 
Câu hỏi: Nếu là bạn cùng lớp với An, em có thể làm gì để an ủi, chia sẻ với An? 
Câu 2. Hãy tìm và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong 
lớp, trong trường hoặc địa phương em với các địa phương khác. Trình bài vào vở? 
25 
* Kết quả mong đợi: 
Quan điểm của HS về xử lý các tình huống trên, có thái độ đúng đắn và hành 
động tích cực. 
5. Hoạt động mở rộng 
* Mục tiêu: 
Giúp học sinh mở rộng được kiến thức của bản thân 
* Phương thức tổ chức hoạt động: 
GV yêu cầu HS: 
- Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các 
hoạt động giúp đỡ cộng đồng, xã hội nơi địa phương em đang sinh sống? 
- Ở địa phương, gia đình và trường học em đã thực hiện tốt việc hòa nhập, hợp tác 
chưa? Nếu chưa, em cần làm gì để sống hòa nhập, hợp tác với mọi người? 
- Em hãy sưu tầm những tranh ảnh, câu ca dao, tục ngữ, thơ, bài báo nói về lòng 
yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau? (ít nhất là 5 bức ảnh, 3 câu ca dao tục 
ngữ, thơ, 2 bài báo và 1 nhân vật). Tất cả được trình bày trong vở, hoặc tập hợp 
đóng thành quyển hoặc là một bức tranh hoàn chỉnh. 
* Sản phẩm mong đợi: 
Sản phẩm là những tranh ảnh được sưu tầm hoặc được vẽ bởi học sinh, câu ca 
dao, tục ngữ, thơ, bài báo nói về lòng yêu lòng yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, 
những nhân vật tiêu biểu nổi bật trong các hoạt động đời sống xã hội, được trình bày 
trong tập của HS. 

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay