CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY ĐƯỢC CAI NGHIỆN TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG

5.1 Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính   Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình:
Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng:
Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.
Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng:
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
2. Không áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng đối với các trường hợp sau:
a) Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người nghiện ma túy thuộc diện bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
c) Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy. 5.2 Thành phần hồ sơ   Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình:
a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
c) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.
Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng:
a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Đơn phải bao gồm các nội dung: tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
Hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng:
a) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;
b) Biên bản hoặc các tài liệu xác nhận tình trạng nghiện ma túy;
c) Văn bản của Trưởng Công an xã hoặc tương đương đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. 5.3 Số lượng hồ sơ   01 bộ 5.4 Thời gian xử lý   Đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình:
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng;
06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng:
06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ 5.5 Nơi tiếp nhận và trả kết quả   Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND Thị trấn Cam Lộ 5.6 Lệ phí   Không 5.7 Quy trình xử lý công việc TT Trình tự Trách nhiệm Thời gian Biểu mẫu/Kết quả   Đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình: B1 Chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại mục 5.2 Cá nhân   Theo mục 5.2 B2 Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ:
– Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung. Tổ công tác 02 ngày làm việc  
 
  B3 Xem xét, thẩm tra hồ sơ Tổ công tác  
 
  B4 Ký ban hành quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình Lãnh đạo UBND 01 ngày làm việc Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình B5 Trả kết quả:
Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình được gửi cho cá nhân và gia đình người cai nghiện, Tổ trưởng Tổ công tác và Tổ trưởng Tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú. Tổ công tác Giờ hành chính     Đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng B1 Chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại mục 5.2 Cá nhân   Theo mục 5.2 B2 Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ:
– Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung. Tổ công tác 01 ngày làm việc  
 
  B3 Xem xét, thẩm tra hồ sơ Tổ công tác 02 ngày làm việc  
 
  B4 Ký ban hành quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. Lãnh đạo UBND 03 ngày làm việc Quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng. B5 Trả kết quả:
  Tổ công tác Giờ hành chính     Áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: B1 Gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng Trưởng công an xã hoặc tương đương   Theo mục 5.2 B2 Xem xét, thẩm tra hồ sơ Tổ công tác 03 ngày làm việc  
 
  B3 Phiên họp thẩm tra xét duyệt hồ sơ Tổ công tác   Biên bản phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ B4 Ký ban hành quyết định đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng Lãnh đạo UBND 03 ngày làm việc Quyết định đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng B5 Trả kết quả:
Quyết định cai nghiện tại cộng đồng được gửi cho cá nhân và gia đình, người giám hộ của người cai nghiện, Tổ trưởng Tổ công tác và Tổ trưởng Tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú để quản lý, giúp đỡ người cai nghiện. Tổ công tác Giờ hành chính   5.8 Cơ sở pháp lý   Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA của Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an ngày 10/02/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.   Lưu ý:
– Quyết định quản lý tự nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cai nghiện; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình được giao quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.
– Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cai nghiện; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao quản lý, giúp đỡ; quyền khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng theo quy định của pháp luật. 
– Mẫu quyết định trên được thực hiện theo phụ lục 2 thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012
– Các trường hợp được hoãn thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: 
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên;
         b) Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi.
– Các trường hợp được miễn thi hành quyết định:
a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó tự nguyện cai nghiện, không còn sử dụng ma túy có Giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian tự nguyện cai nghiện.
– Tổ công tác cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, giải thể; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
Thành phần Tổ công tác gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng. Các thành viên gồm: cán bộ phụ trách Lao động – Thương binh và Xã hội, công an, cán bộ y tế cấp xã; đại diện khu dân cư (tổ dân phố, trưởng thôn, xóm, ấp, bản), đại diện Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận; người có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.
Số lượng thành viên Tổ công tác: Đối với xã có dưới 20 người cai nghiện, Tổ công tác gồm 07 người; đối với xã có từ 20 người cai nghiện trở lên cứ thêm 03 người cai nghiện thì thêm 01 người tham gia Tổ công tác. Căn cứ nơi cư trú của người cai nghiện, Tổ công tác bố trí các thành viên tại tổ dân phố, thôn, ấp, bản để thuận tiện cho công tác quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.
Tổ công tác tự giải thể sau khi hết thời hạn hoạt động theo Quyết định thành lập. Trường hợp chưa hết thời hạn nhưng trên địa bàn xã không còn người cai nghiện thì Tổ trưởng Tổ công tác trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giải thể.

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay