Chuẩn đầu ra bậc đại học ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

KIẾN THỨC
     – Có hiểu biết và có khả năng sử dụng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
     – Có hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi về lĩnh vực cơ khí, điện tử, tự động hóa công nghiệp như vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, vật liệu học, dung sai lắp ghép, nguyên lý – chi tiết máy, kỹ thuật điện – điện tử, kỹ thuật số, vi điều khiển, điều khiển tự động, công nghệ khí nén – thủy lực, tự động hóa quá trình, robot công nghiệp.
     – Chứng tỏ được kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa công nghiệp như thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì các trang thiết bị cơ khí và hệ thống sản xuất tự động; lập trình điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động; chỉ đạo, quản lý và điều hành sản xuất về cơ khí, điện tử, tự động hóa công nghiệp.
     – Phân tích, lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề.Tiến hành kiểm tra và thực nghiệm các vấn đề kỹ thuật.Có tư duy toàn diện và hệ thống. Nắm vững các kỹ năng và thái độ cá nhân có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kỹ thuật như các sáng kiến, tính linh hoạt, sự sáng tạo, tính ham học hỏi và quản lý thời gian tốt.
     – Thiết kế được các hệ thống sản xuất. Triển khai phần cứng và phần mềm của các hệ thống sản xuất. Vận hành các qui trình và hệ thống phức tạp; quản lý công tác vận hành các hệ thống sản xuất.
KỸ NĂNG
     – Khả năng chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo và hướng dẫn công nhân bậc cao.
     – Khả năng tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng.
     – Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Nhận thức được tầm quan trọng của bối cảnh xã hội trong các hoạt động kỹ thuật. Đánh giá đúng các khác biệt về văn hóa doanh nghiệp và làm việc đạt hiệu quả trong các tổ chức. Hình thành ý tưởng, thiết lập các yêu cầu, xác định chức năng, lập mô hình và quản lý các dự án sản xuất.
     – Khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Cơ Điện Tử.
     – Khả năng đo lường, giám sát, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử. Khả năng phân tích, thiết kế một phần hoặc toàn bộ một hệ thống, một quá trình trong lĩnh vực cơ điện tử, đáp ứng các nhu cầu mong muốn trong thực tế. Khả năng hoạt động nhóm hiệu quả, biết cách đóng góp và điều hành trong nhóm để hoàn thành một mục đích chung.
     – Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề trong dây chuyền kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật Cơ Điện Tử.
     – Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phần mềm, phần cứng và các ngôn ngữ lập trình cần thiết cho thực hành kỹ thuật chuyên ngành.
     – Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề liên quan kỹ thuật trong lĩnh vực Cơ Điện Tử.
     – Khả năng sử dụng các phần mềm chuyên môn, thiết kế, lập trình mô phỏng, các ứng dụng trong kỹ thuật hiện đại, tiên tiến.
THÁI ĐỘ
     – Có ý thức trách nhiệm công dân, yêu nghề, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
     – Nắm vững các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp có đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kỹ thuật như đạo đức nghề nghiệp, phong cách chuyên nghiệp trong giao tiếp, hoạch định nghề nghiệp. Có khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm. Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, các hình thức giao tiếp điện tử, đồ họa cũng như thuyết trình miệng.
     – Nhận thức về sự cần thiết và khả năng tự học trọn đời.
     – Làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, đút kết kinh nghiệm các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Cơ điện tử, hình thành khả năng tư duy, lập luận. Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
     – Tích cực đóng góp cho sự phát triển dân tộc, đất nước.
CƠ HỘI VIỆC LÀM
     – Kỹ sư Cơ điện tử có thể giữ chức vụ chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
     – Quán lý bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
     – Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
     – Kỹ sư cơ điện tử có kỹ năng và kiến thức để thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh. Ví dụ: các robot thông minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh.
     – Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành cá lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển…
     – Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất tự động.
     – Có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao… chẳng hạn như: điều hành và tổ chức quản lý hoạt động sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm, vận hành và điều hành hoạt động của các thiết bị công nghệ tự động.
     – Có khả năng nghiên cứu tự nghiên cứu học tập lên các bậc trình độ cao hơn.
     – Làm việc trong các công ty, nhà máy, trường học, viện nghiên cứu trong các lĩnh vực: cơ khí, lập trình, điện tử, tự động hóa.

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay