Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). Đoạn thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người, và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh.
Mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất.
Qua khổ thơ đầu, ta hình dung cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”, vạn vật còn phôi thai, còn rất trẻ, sự sống chỉ mới bắt đầu; trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Qua các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có loài người cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài.
Loài người ngày một “sinh ra” đông đúc dần lên, trẻ em được nuôi dưỡng, được chăm sóc, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ:
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí tuệ, sự hiểu biết của loài người, của thế giới “trẻ em” ngày một phát triển. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất
Cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.
Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo
Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”.
Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập. Tình thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Qua vần thơ, ta cảm nhận trái tim của Xuân Quỳnh rất nhân hậu:
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
tửu tận tình do tại
Qua các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có loài người cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài.Loài người ngày một “sinh ra” đông đúc dần lên, trẻ em được nuôi dưỡng, được chăm sóc, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ:Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí tuệ, sự hiểu biết của loài người, của thế giới “trẻ em” ngày một phát triển. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:Cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơhết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”.Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập. Tình thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Qua vần thơ, ta cảm nhận trái tim của Xuân Quỳnh rất nhân hậu: