BÀI 1. QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 635.67 KB, 111 trang )

– Đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp cộng đồng và sự tham gia của cộng

đồng trong các chương trình y tế.

– Cung cấp thông tin cho việc xây dựng các chính sạch y tế hoặc lập kế hoạch can

thiệp cộng đồng.

2.2 Phân biệt được chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng

– Chẩn đoán lâm sàng

Hỏi bệnh

Khám

bệnh

Xét

nghiệm

Chẩn đoán

bệnh

Điều tra

Chẩn

đoán cộng

đồng

– Chẩn đoán cộng đồng

Nói chuyện

với cộng đồng

Tiêu chí

Mục đích

Đối tượng

Mối quan hệ

Ai đến với ai

Phương pháp

Phạm vi

Xử trí

Điểm kết thúc

Sổ sách

Chẩn đoán lâm sàng

Xác định bệnh

Người bệnh

Cán bộ y tế- người bệnh

Người bệnh đến với cán

bộ y tế

Khám, xét nghiệm

Chẩn đoán cộng đồng

Xác định vấn đề tồn tại

Người bệnh, người khỏe

Cán bộ y tế- cộng đồng

Cán bộ y tế đến với cộng

đồng

Điều tra, khám, xét

nghiệm

Cá thể

Nhóm người

Chữa bệnh

Giải quyết vấn đề

Người bệnh khỏi, giảm, Suốt đời, lâu dài, không

tàn tật hoặc chết

kết thúc

2.2.4 Các bước thực hiện chẩn đoán cộng đồng

Xác định mục tiêu

Xác định biến số, chỉ số

Xây dựng kỹ thuật, công cụ thu

thập thông tin

Thu thập số liệu

Xử lý và phân tích thông tin

Viết báo cáo

Ví dụ

Mục tiêu

Chỉ số cần thu

thập

Kỹ thuật thu thập

Xác định vấn đề trong CSSKBMTE của Cộng đồng

– Số bà mẹ được khám thai đủ 3 lần khi mang thai

– Tỷ lệ tai biến sản khoa

– Tỷ lệ bà mẹ được khám trong tuần đầu sau sinh

– Số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

– Các hoạt động CSSKBMTE tại tuyến xã

– Các khó khăn của hoạt động CSSKBMTE tuyến xã

– Sổ sách, báo cáo…

– Phỏng vấn bà mẹ có con dưới 1 tuổi

– Thảo luận nhóm với bà mẹ có con dưới 1 tuổi

– Thảo luận nhóm với nhân viên y tế xã

3. Các kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin cơ bản trong chẩn đoán vấn đề

sức khỏe trong cộng đồng

Kỹ thuật thu thập

thông tin

1. Hồi cứu sổ sách, báo

2.

3.

4.

5.

6.

cáo

Phỏng vấn

Quan sát

Phỏng vấn sâu

Thảo luận nhóm

Khám, đo, xét nghiệm

Công cụ thu thập

Bảng kiểm

ĐỊNH LƯỢNG

Biểu mẫu thu thập thông tin

Bộ câu hỏi

Bảng kiểm

Hướng dẫn phỏng vấn

Hướng dẫn thảo luận nhóm

Bệnh án, bảng kiểm, mẫu

– Bao nhiêu?

3.1 Hồi cứu sử dụng tư liệu sẵn có

– Bằng nào?

ĐỊNH TÍNH

– Cái nào?

– Tại sao?

Còn gọi là số liệu thứ cấp. Là những dữ kiện đã được thu thập sẵn từ trước

bởi những viện, cơ quan, bệnh viện, trạm y tế,…. Qua các bệnh án, báo cáo, sổ ghi

chép, văn bản,…Tính giá trị của những dữ kiện thứ cấp thường là thấp, vì chúng đã

được thu thập không nhằm mục đích nghiên cứu, do đó, không sát hợp với những

định nghĩa biến số. Ngoài ra, những nguồn dữ kiện thứ cấp không có sẵn những dữ

kiện mà người nghiên cứu cần.

Đây là phương pháp đơn giản, nhiều thông tin, kinh tế nhất. Tuy nhiên, cần

xem xét độ tin cậy của các dữ kiện, và luôn luôn ghi nhớ rằng những dữ kiện

thường được thu thập không nhằm mục đích nghiên cứu. Công cụ được sử dụng là

những biểu mẫu.

3.2 Phỏng vấn hộ gia đình

Là phương pháp tốt nhất và thường là phương pháp tư duy nhất để thu thập

dữ kiện. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc qua người đại diện. Những hình thức

phỏng vấn thường được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp; phỏng vấn gián tiếp qua

điện thoại, phỏng vấn bằng thư, email,….; Phỏng vấn sâu; Hỏi bệnh khai thác triệu

chứng.

 Kỹ năng giao tiếp cơ bản

 Thái độ:

– Cởi mở, gần gũi

– Tôn trọng, không chỉ trích, coi thường.

– Không đột ngột ngắt lời.

– Không làm việc khác

– Kiên trì

 Đặt câu hỏi:

– Rõ ràng, tốc độ vừa phải.

– Sau khi đặt câu hỏi nên im lặng để đối tượng suy nghĩ, trả lời

– Nhìn vào mắt người trả lời

 Nói:

– Nói to, rõ ràng

– Nói có nhấn mạnh, ngừng, ngắt đúng chỗ

 Lắng nghe:

– Tập trung.

– Yên lặng khi người được phỏng vấn nói.

– Thể hiện đang nghe (ánh mắt, cử chỉ, dáng điệu, câu hỏi).

 Khuyến khích:

– Động viên, làm cho người nói cảm thấy tự tin.

– Khi đối tượng trả lời, nếu chưa rõ ý cần hỏi lại: “Có phải chị nói là…?”

– Tránh để đối tượng đi lan man

Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình

 Trước khi đến hộ gia đình:

– Phải hiểu rõ mục đích của phỏng vấn

– Nội dung cuộc phỏng vấn, từng câu hỏi

– Cách chọn đối tượng để phỏng vấn

– Ghi tên xã, làng

– Chọn đúng bộ câu hỏi và bộ hình vẽ phù hợp

 Tại hộ gia đình

– Chào hỏi

– Giới thiệu rõ ràng về bản thân: tên

– Giới thiệu mục đích phỏng vấn

– Đề nghị đối tượng tham gia nghiên cứu

– Tránh các yếu tố gây nhiễu: quá ồn, nhiều người xung quanh.

 Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình

– Đọc chính xác và đầy đủ các nội dung trong bộ câu hỏi à không thay đổi,

không thêm nội dung

– Nếu đối tượng không hiểu: hỏi xem họ đã nghe rõ câu hỏi chưa?

– Một số thuật ngữ có thể làm đối tượng khó hiểu:

o Hỏi xem họ có từ nào không hiểu không

o Giải thích, đọc lại câu hỏi/hướng dẫn một lần nữa

o Khi hỏi xongà để đối tượng có thời gian suy nghĩ và trả lời, nếu im lặng kéo

dàià hỏi xem có hiểu và cần giải thích gì thêm không?

– Lắng nghe đối tượng chăm chú.

– Ghi chép đầy đủ câu trả lời cho từng câu hỏi

– Đối tượng có thể đặt câu hỏi

– Nếu có câu hỏi mà không biết à nói không biết

– Lưu ý các bước chuyển câu

– Kiểm tra tất cả câu hỏi đã được điền đầy đủ

– Giải đáp một số câu hỏi (khả năng).

– Cảm ơn và chào hộ gia đình.

3.3 Quan sát trong cộng đồng

3.3.1 Quan sát trực tiếp (quan sát không tham gia)

Quan sát trực tiếp bao gồm cả việc quan sát một hiện tượng, một sự kiện, một

quá trình hay một đối tượng cụ thể trong hoàn cảnh tự nhiên của nó. Nó thường

được phối hợp với các nguồn số liệu khác như phỏng vấn tập thể hay phỏng vấn cá

nhân. Việc khảo sát ngắn ngày(2-5 ngày) có thể đủ để đưa ra kết luận tốt về cấu

trúc hạ tầng, các điều kiện sinh thái, mùa màng, đất đai môi trường, những vấn đề

giới tính và sự lãnh đạo của cộng đồng trong các vùng nông thôn. Quan sát trực

tiếp có thể là rất có lợi cho việc đánh giá ban đầu về chất lượng cuộc sống và các

nhu cầu quan trọng cũng như các vấn đề tồn tại ở các nhóm người khác nhau trong

cộng đồng nông thôn. Trong quá trình đi thăm các hộ gia đình cố gắng quan sát

thêm các vấn đề sau:

– Quan sát hành động và các phản ứng của người được phỏng vấn, so sánh giữa

lời nói và hành động của họ.

– Quan sát người mẹ chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Việc nấu nướng có hợp vệ sinh hay

không? Thức ăn là những gì?

– Thái độ của mẹ với trẻ: đặc biệt khi trẻ ốm. Các biểu hiện âu yếm, từ chối…

– Ai cho trẻ ăn và ăn bằng gì? (bát, đĩa hay bằng tay)

– Các bà mẹ cho trẻ uống thuốc

– Các quan hệ trong gia đình? Ai là người quyết định trong kinh tế, trong việc

chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

– Các điều kiện chung của hộ gia đình (nhà cửa, vệ sinh, nước, ăn, chuồng gia

súc…)

– Quan sát trực tiếp phải mang tính hệ thống, phải dựa vào các câu hỏi và phiếu

điều tra đã được chuẩn bị từ trước. Đây là một phương pháp thu thập số liệu tương

đối nhanh. Số liệu được tập hợp ngay trong đợt nghiên cứu ngắn ngày, thường

xuyên. Quan sát trực tiếp có thể được thực hiện bởi một cán bộ nhưng thông

thường là do một nhóm cán bộ thuộc nhiều ngành tiến hành sẽ thu được kết quả tốt

và đúng đắn hơn.

 Quan sát trực tiếp dùng trong các trường hợp sau:

– Phát hiện các thông tin về sinh thái, mùa màng và định cư, sử dụng đất… các

loại thông tin này được thu thập qua quan sát trực tiếp và được trình bày dưới dạng

biểu đồ, đánh dấu trên sơ đồ…

– Phát hiện các thông tin về cấu trúc hạ tầng (đường xá, nhà cửa, cung cấp

nước…) và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng (dịch vụ y tế, trường học, nhà

điều dưỡng…).

– Phát hiện các loại thông tin cần thiết khác: Trong công nghiệp (công cụ mới, hạt

giồng mới), các chức năng và hoạt động của các dịch vụ nhà nước (vay vốn).

 Ưu điểm

– Quan sát đối tượng cho phép nghiên cứu đối tượng thực tế hay một quá trình

trong điều kiện tự nhiên của nó. Cho phép nghiên cứu cảm nhận trực tiếp các sự

vật hiện tượng.

– Quan sát trực tiếp có thể đưa ra những điều kiện về kinh tế, các đặc trưng về mối

quan hệ con người, thái độ và ứng xử của con người mà những vấn đề này người

được phỏng vấn không biết, không muốn hoặc không có khả năng mô tả.

– Hỗ trợ hay củng cố thêm độ chính xác, tin cậy của các thông tin thu thập từ các

cuộc phỏng vấn.

– Rẻ tiền và nhanh chóng thu được kết quả.

 Hạn chế

– Các kết quả quan sát, đặc biệt là các hiện tượng xã hội rất dễ bị thiếu khách

quan, ngộ nhận khi nhà nghiên cứu từ nơi khác đến với một thời gian rất ngắn. Để

khắc phục hạn chế này, nhóm nghiên cứu phải có kiến thức tốt về hệ thống văn hóa

và xã hội của cộng đồng.

– Các quan sát trực tiếp có thể bị sai lệch do các sai số chọn mẫu, khi mẫu đại diện

chọn nam giới có trình độ học vấn cao hơn, nữ giới có trình độ học vấn thấp hơn, ở

nơi xa trung tâm…Các nhóm người và khu vực nghiên cứu phải được lựa chọn

một cách kỹ càng để tránh các sai lệch này.

– Các kết quả của quan sát trực tiếp cũng có thể bị sai hay không đầy đủ nếu như

không cân nhắc yếu tố mùa trong năm. Nếu có thể nên làm bốn mùa trong năm.

– Sự có mặt của người quan sát có thể ảnh hưởng đến kết quả quan sát.

 Yêu cầu về chất lượng của người nghiên cứu

Nhà quan sát thường phải có trình độ nhất định về lĩnh vực cần quan sát. Họ

phải biết:

– Về nơi nghiên cứu, ngôn ngữ của địa phương

– Thời gian cần thiết cho quan sát

Quan sát trực tiếp thường được phối hợp với một số phương pháp thu thập

thông tin khác (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Thời gian cần thiết phụ thuộc vào

chủ đề quan sát.

Nếu là nghiên cứu phối hợp thông thường cần vài ngày hay một tuần. Nếu chỉ

tiến hành quan sát thì cần 1 tuần để đọc tài liệu, chuẩn bị hậu cần và cụ thể hóa các

bộ câu hỏi, các phương tiện nghiên cứu, 2 tuần để quan sát và viết báo cáo.

 Viết báo cáo

Để bổ sung các báo cáo chính, nhóm nghiên cứu phải cung cấp trên thông tin:

– Tiêu chuẩn lựa chọn vùng, đối tượng, sự kiện hay quá trình quan sát trực tiếp.

– Các mẫu phiếu quan sát và các tài liệu cần thiết khác

– Các bản ghi chép thực địa.

3.3.2 Quan sát tham gia

Để sử dụng phương pháp này, một nhà nghiên cứu hay một nhóm nhỏ các nhà

nghiên cứu sử dụng thời gian (thường là 1 hay nhiều năm) làm việc, tại cộng đồng.

Một trong những mục đích chính là hiểu biết kỹ càng, sâu sắc về các mối quan hệ

xã hội, thái độ và ứng xử của người dân tại khu vực nghiên cứu. Các nhà nghiên

cứu quan sát các ghi chép hàng ngày.

Phương pháp quan sát tham gia là một quá trình tổng hợp bao gồm: đọc tài

liệu, xem xét, nghe, hỏi, quan sát phân tích. Nhà nghiên cứu cũng phải thường

xuyên xem xét, cân nhắc kỹ trước giả thuyết được đưa ra bởi các quan sát thực tế.

Việc phân tích được tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa. Các giả

thuyết được đưa ra có thể xem xét lại hoặc phát triển sâu hơn nữa thông qua các

quan sát thực tế.

 Ứng dụng của phương pháp quan sát tham gia

Phương pháp này phù hợp trong các lĩnh vực sau:

– Xem xét mối quan hệ xã hội và tác động qua lại

– Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất

– Sử dụng lao động và phân phối sản phẩm, tiền lương

– Mô tả sự kiện và động lực phát triển của một quá trình

– Nghiên cứu về quyền lực, ảnh hưởng đến sự lãnh đạo, hoàn cảnh xã hội của các

mối quan hệ, các quá trình và các sự kiện xảy ra trong cộng đồng.

Ngoài ra, phương pháp này có thể được sử dụng trong:

– Lập kế hoạch nhằm huy động được các nhóm của cộng đồng tham gia vào dự

án, hiểu được các mối quan hệ xã hội, sử dụng đất đai, phân phối sản phẩm và

nhiệm vụ, chức năng, hoạt độc của các tổ chức( chính quyên/ đoàn thể).

– Bắt đầu hay hỗ trợ cho các tổ chức trong quá trình thực hiện dự án

– Đánh giá hiệu quả, phân tích quyền lợi, tính bền vững của dự án.

 Ưu điểm

– Có thể so sánh được các tiêu chuẩn, giá trị trên lý thuyết với hành động trên thực

tế.

– Cho phép đối chiếu các nguồn thông tin khác nhau để kiểm tra và xác định tính

chính xác của thông tin

– Phương pháp này có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khi mọi người

không biết những gì xảy ra, hay họ không thể mô tả bằng lời.

– Cho phép mô tả các sự kiện, động lực phát triển của quá trình. Do vậy giúp cho

việc can thiệp dễ dàng hơn.

 Hạn chế

– Cần nhiều thời gian để thực hiện

– Không suy rộng cho các vùng địa lý khác. Chỉ cung cấp thông tin có giá trị cho

một cộng đồng xác định.

– Không đưa ra các số lượng chính xác, thời điểm xuất hiện các hiện tượng, mối

liên quan giữa các hiện tượng.

 Yêu cầu chất lượng của người nghiên cứu

– Phải có hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu này

– Có đủ kinh nghiệm, hiểu biết vùng nghiên cứu

– Có khả năng tiếp xúc, làm việc với nhân dân, cán bộ địa phương

– Thông thường chỉ có một nhà nghiên cứu thực hiện quan sát, nhưng nếu có cả

một nhóm quan sát cũng rất tốt, có thể kiểm tra chéo chất lượng thông tin.

 Thời gian cần thiết

– Một năm hay lâu hơn trong nghiên cứu khoa học

– 2-3 tháng trong các dự án phát triển

 Viết báo cáo

Cùng với viết báo cáo chính, các thông tin cần phải trình bày:

– Tiêu chuẩn lựa chọn khu vực nghiên cứu, sự kiện, người được quan sát và số

người được quan sát. Các bản hướng dẫn quan sát

– Những tiêu chuẩn, kỹ thuật của cuộc điều tra định lượng đi kèm (nếu có)

– Các kết quả phỏng vấn, quan sát hay nhất.

3.3.3 Bảng kiểm

 Thành phần

– Tên bảng kiểm

– Phần hành chính: người quan sát, nơi/ sự vật hiện tượng được quan sát, thời

gian.

 Nội dung:

– Các nội dung quan sát chính

– Thang đánh giá: có/ không, tốt/ khá/ kém, theo mức độ 0-2, 1-3, vv

 Kết luận, nhận xét

3.4 Thảo luận nhóm

– Thảo luận nhóm là phương pháp nghiên cứu lấy thông tin/ ý kiến của nhóm

người về một vấn đề quan tâm nào đó.

– Các thành viên trong nhóm tập trung suy nghĩ, trao đổi, chia sẻ hiểu biết của bản

thân về vấn đề đó và học hỏi qua quá trình thảo luận.

– Thảo luận nhóm được thực hiện khi:

+ Muốn làm sáng tỏ, kiểm chứng lại các thông tin được thu thập từ các kỹ thuật thu

thập thông tin khác.

+ Làm rõ bản chất của vấn đề: nguyên nhân, lý do, tại sao, như thế nào

+ Giải thích đầy đủ cho một nghiên cứu định lượng

+ Có được ý tưởng ban đầu về vấn đề mới (thái độ, suy nghĩ, hành vi)

+ Chia sẽ thông tin, học tập theo nhóm

3.4.1 Bản chất của thảo luận nhóm

– Không phải là buổi giảng bài

– Người điều phối thảo luận nhóm chỉ đóng vai trò đặt câu hỏi và lắng nghe

– Trọng tâm nằm ở việc các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến xung

quanh câu hỏi được đặt ra.

– Là một quá trình tương tác ý kiến giữa các thành viên trong nhóm nhằm phát

hiện, tìm ra bản chất của vấn đề.

3.4.2 Thành phần tham gia thảo luận nhóm

– Nhà nghiên cứu: người điều phối cuộc thảo luận nhóm ( người quan tâm và có

câu hỏi về một vấn đề nào đó).

– Thư ký: trợ giúp cho cuộc thảo luận nhóm, quan sát

– Thành viên tham gia thảo luận nhóm: người cung cấp thông tin

3.4.3 Yêu cầu đối với đối tượng tham gia thảo luận nhóm

– Số lượng người tham gia: 6-10 người

– Trong một nhóm TLN, các thành viên phải tương đồng về đặc điểm nào đó liên

quan tới vấn đề nghiên cứu ( tuổi, giới, đặc điểm kinh tế, chức vụ,..)

Ví dụ: Các bà mẹ mang thai (tương đồng) và liên quan đến vấn đề quan tâm là dinh

dưỡng cho bà mẹ mang thai.

3.4.4 Các bước thực hiện cho một cuộc thảo luận nhóm

 Chuẩn bị

– Xác định mục tiêu và các chủ đề của thảo luận nhóm (chủ đề thảo luận phải

được nhóm nghiên cứu chuẩn bị trước, viết thành bản còn gọi là “Lược đồ thảo

luận”, lược đồ này nêu lên những vấn đề chính thuộc chủ đề cần được thảo luận,

cho mỗi vấn đề, phải đưa ra mục tiêu cần đạt được và các câu hỏi để đạt được mục

tiêu đó.

– Phát triển các nội dung trọng tâm cần đặt câu hỏi trong thảo luận nhóm (câu hỏi

thăm dò). Từ các câu hỏi này, thành viên sẽ thảo luận sâu vào vấn đề.

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay