Một số trò chơi sinh hoạt cộng đồng

Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1
nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để
bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1
hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

Cao – Thấp – Dài – Ngắn

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài –
Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh
để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu

Tìm tác giả tác phẩm ( thơ )

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc.

Thi tìm những con vật có từ láy

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3
-> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn
là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
– Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
– Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
– Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
– Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì
người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động
không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

TRÒ CHƠI ” BẮN SÚNG ”

Thể loại: Phản xạ.
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn nói “Đùng!” hoặc “Á!”
Nếu người quản trò nói “Đùng!” thì người chơi phải nói “Á!” và ngược lại.
Thực hiện động tác “Đùng!” bạn dùng tay làm như cây súng và chỉ vào người kia.
Thực hiện động tác “Á!” bạn giang hai tay ra và hơi ngã về sau.
(Có hai động tác thôi mà cũng dễ lộn lém đó *_*)

TRÒ CHƠI ” ĐÁNH TRỐNG LÃNG ”

Thể loại: Phản xạ.
Người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ đứng trước một bạn rồi hỏi một câu bất kì.
Nhiệm vụ của người chơi là phải trả lời một câu không ăn nhập gì tới câu hỏi hết.
( Bí quyết cho quản trò là nên hỏi câu “yes-no”, dễ “dính” lắm. )
Ví dụ:
QT: “Bạn ăn cơm chưa?”
DV: “Chưa” hoặc “rồi” là tiêu, chậm cũng tiêu luôn.
——> Có thể trả lời mấy câu đại loại như: “Bồ tui có ở nhà.”, “Hôm nay trời đẹp.”….

TRÒ CHƠI ” NGƯỜI, HỔ VÀ SÚNG ”

Thể loại: Phản xạ
Người chơi đứng thành vòng tròn. Quản trò sẽ đi vòng quanh và bất ngờ
đứng trước một bạn rồi thực hiện một trong ba động tác sau:
– Người: Đứng yên, giậm chân một cái.
– Hổ: Giơ tay ra như hổ rồi… “grừ!!”
– Súng: Tay như cây súng rồi “Đùng” thui.
Quy định như sau: Người khắc súng, súng khắc hổ, hổ khắc người. Ai sai thì bị phạt.
( Cái này là kết hợp của trò “Bắn súng” và “Oẳn tù tì”)

Trò chơi xếp thư :

Chơi theo cặp 1 nam & 1 nữ, các cặp thi đấu với nhau.
Dụng cụ:các tờ báo khổ lớn.
Cách chơi:
1.Nam & nữ cùng đứng trên 1 tờ báo.
2.Quản trò gấp tờ báo làm đôi.
3.Nam & nữ tiếp tục đứng lên tờ báo sao cho chân 2 người không lọt khỏi phạm vi tờ báo.
4.Quản trò tiếp tục gấp tờ báo lại.
Trò chơi cứ thế tiếp tục…Đôi nào còn có thể đứng gọn theo yêu cầu cuối cùng là người thắng cuộc.
Kỷ lục đã lập là đôi nam nữ đứng trên tờ báo còn khoảng…1 nắm tay (nam cõng nữ & … nhón 1 chân).

Trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Tạo không khí vui tươi trong sinh hoạt, tăng trưởng phản xạ, rèn luyện trí nhớ .

* Nội dung:
Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
-Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
-Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cách tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
-Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
-Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

*&* Cách chơi:
+ Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
+ Quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô đúng làm sai.
+ Người chơi phải làm đúng theo lời hô của người quản trò và các động tác quy định của người quản trò.

*&* Phạm luật:Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

(–): Chú ý:
+ Tốc độ nhanh chậm tuỳ thuộc vào đối tượng chơi.
+ Quản trò dùng những từ khác để đánh lừa người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí

KỂ CHUYỆN

Cách chơi: Người điều khiển bắt đầu câu chuyện tùy ý (chuyện vui hoặc
lồng mẫu chuyện đạo …). Khi nghe người điều khiển nói đến tên mình,
người có tên đó phải tiếp tục câu chuyện sao cho tình tiết không bị
gián đoạn, cứ thế tiếp tục hết vòng.

Thí dụ: Người đầu tiên kể: (Sáng hôm ấy thời tiết thật dễ chịu, tôi
bỗng nhiên thích đi dạo. Tôi vào nhà khoác vội chiếc áo len xanh có
thêm vài đoá hồng…” Người có tên Hồng phải tiếp tục câu chuyện và lập
lại từ đầu “Sáng hôm ấy…”.

NHỮNG TRÒ CHƠI VỚI BONG BÓNG

DỘI BOM

mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần
lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi. Khi đến
đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về
vạch xuất phát, đến người khác…

QUẢ BÓNG TÌNH YÊU

mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ. mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam
sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổI (bạn nữ không được chạm vŕo
bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lạI rồI đặt vŕo giữa
má của hai người. cứ thế hai ngườI phảI giữ cho quả bong không rớt đi
về đích, đưa cho trọng tài rồI trở về vạch xuất phát. đến cặp khác.

ĐẤU THƯƠNG

mỗI độI gồm 6 ngườI, 4 nam 2 nữ. cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một
bạn nữ ngồI lên. bạn nữ cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que có cột
một quả bóng đã thổI sẵn. tất cả các độI chơi bước vào trong một vòng
tròn lớn. nhiệm vụ của ngườI chơi là phảI vừa giữ cho bong của mình
không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của ngườI khác. kiệu nào bị chọc bể
bóng hoặc để rơi ngườI thì phảI bước ra khỏI vòng. kiệu nào còn lạI sau
cùng là chiến thắng.
*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phảI bằng nhau, nếu đề
kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho thêm phần hào hứng.

KHIÊU VŨ

mỗI độI hai cặp nam nữ cột mỗI ngườI một chân vào vớI nhau, trên chân
tự do của mỗI ngườI cột một quả bong bóng đã thổI sẵn. tất cả cùng
khiêu “vũ” trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của ngườI
khác nhưng phảI giữ bong bóng của mình không bị bể. cặp nào còn giữ lạI
bong bóng cuốI cùng thì thắng.

Dàn nhạc hòa tấu

Tập thểchia làm 4 nhóm:
N1:làm tiếng trống:thùng thình
N2:làm tiếng đàn:tưng từng,tưng.
N3:làm tiếng mõ:cốc,cốc,cốc.
N4:làm tiếng kèn:tò tò tò te
Quản trò đư tay vaìo nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của
mình.Quản trò co thể 1 lúc đièu khiển cả 2 tay và khi đưa cao thì 4
nhạc cụ đều kêu vang và ngân dài.
Chúc các bạn vui!

Trò chơi đi tìm kho tàng :

Chia làm 3->4 nhóm ,mõi nhóm chừng 10 người xuất phát tại 3,4 địa
điểm khác nhau mỗi nhóm có 1 trọng tài .Mỗi nhóm xuất phát tại 1 địa
điểm đi và tìm những tờ giấy chỉ dẫn ,làm theo chỉ dẫn cho tới khi tìm
được kho báu .Đội nào tìm được kho báu trước sẽ thắng.

Trò truyền dây thun (bằng tăm tre, que diêm, hoặc 1 que của chiếc chổi
tre(có cái gì ta dùng cái đó)…bất cứ thứ gì nho nhỏ, càng ngắn càng
tốt)
5 cặp nam nữ là đủ, nhiều quá thì nhàm. 10 người đứng so le nhau, cứ 1
nam rồi lại 1 nữ. Hay hơn nếu có thì cứ 1 cao rồi lại 1 thấp(cảnh thế
mới đẹp) Tất cả nhét tay vào túi áo, quần (tất nhiên của mình)
bỏ tay ra sau,…nói chung là trò này ko đc dùng tay sờ mó, động
chạm,… Người đầu tiên ngậm tăm, trên tăm cài dây thun vòng rồi sau đó
truyền cho người bên cạnh. 2 người làm sao mà dây thun từ tăm tre ng
thứ 1 sang đc tăm tre ng thứ 2 mà ko bị rơi xuống đất, ko đc dùng tay
chân hay bất cứ bộ phận nào tiếp xúc vào quá trình truyền dây. Cứ thế
truyền cho đến ng cuối cùng. Ai làm rơi tất nhiên sẽ có 1 hình phạt
thích đáng tùy vào yêu cầu số đông. Hoặc là bẻ đôi que tăm đó đi, que
càng ngắn càng vui mà
Có thể chia làm 2 đội, thi xem dây thun bên nào về đích trước. Tất nhiên là bên nào về sau thì là đội thua cuộc hì hì
Ai đã chơi hoặc xem trò này rồi thì chắc chắn biết rằng ko vỡ bụng thì ko fải là ng chơi, ng xem!
Ai chưa có ng yêu, chưa ấy ấy thì nên thử trò này 1 lần cho có kinh nghiệm

Tìm vật
*Dụng cụ : gồm 50 chiếc gim dắt
*khăn bịt mắt 5 chiếc
Người chơi: 10 người ( 5 Nam 5 nữ)
( có thể 2cặp, 3cặp đến 6,7 căp)
Cách chơi 5 ban nam chon cho mình 5 bạn nữ, hoăc ngược lại, đứng thành
5 cặp đứng úp mặt vào nhau. sau đó cứ bạn gái của người này thi dổi chỗ
cho ban kia, người quản trò phát cho 5 ban nam mỗi người 10 cái gim. và
gim vào 10 chỗ trên người ban gái đang đứng trước mặt mình, khi xong
rồi người quản trò dung khăn bịt mắt 5 người con trai lại, và trả họ
về với vị trí của mình. và ho ngươc, 5,4, 3,2,1. bắt đầu. thì 5 người
con trai phải tìm các chiếc gim trên người bạn gái của mình, ai nhânh
nhất sẽ thắng và sẽ được mọt phần thưởng gì đó chẳng hạn( yêu cầu lúc
tìm ghim phải bịt mắt ai, bỏ ra đương nhiên bị loại. và cứ thế cho
nhóm khác tiếp tuc chơi.
Đảm bảo với các bạn tham gia trò chơi này cực vui, cười ra nước mắt, và quan trong là khách hàng rất thích
Bí quyết của quản trò là chi nêu tên trò chơi, và yêu cầu tìm người chơi. khi có đủ thi bắt đầu công bố thể lệ

Đếm sao
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi
đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được
chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông
sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi
thì sẽ bị phạt

Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc
nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui
rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc
nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi:
– Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
– Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
– Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
– Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
– Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
– Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
– Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú
ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác
nhau)

Hát đếm số

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

Hướng về miền Tây

* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện
mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam
nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc
xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi
nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng
loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả

1-Đường hiểm hóc

Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.

Số người chơi:12 đến 40.

Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội
chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật. mấy bạn này đứng cách nhau độ 7,8
thước. Bạn đầu cuối lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ3 đứng 2
chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.

Cách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước
gặp bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì
thì chạy quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai
chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại
vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này
chạy tiếp.

Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.

Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.

2-Cướp cờ.

Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.

Số người chơi: 20 sắp lên

Vật liệu: 8 cây cờ

Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ, cắm theo hàng ngang đều nhau.

Cách chơi: Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chổ
cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào
được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn lo như khi đi
qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe
mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem
về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc.

3 – Cua bò :

Chỗ chơi: San hoặc phòng rộng

Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.

Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.

Cách chơi: Nghe còi lịnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau
cùng phải cõng người đầu tiên một vòng. nếu chỗ chơi hẹp, người chơi
đông thì chơi loại dần.

4-Người què chơi bóng:

Chỗ chơi: Sân dài độ 20 thước

Số người chơi: 10-40

Vật liệu: Quả bóng tròn

Xếp đặt: Chia các bạn làm 2 phe cân sức. Trước khi chơi mỗi phe
đứng ở một đầu sân đối diện nhau. Quản trò đứng giữa sân, ném quả bóng
lên. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi, bạn nào lượm được trước, ném về
phía phe kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn phe kia lượm quả bóng và ném
trở lại. Phe này lại lượm bóng ném qua phe kia và cứ thế mà mà tục ném
bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại đó mà ném trở
lại.

Mục đích cuộc chơi là làm thế nào liệng quả bóng đến đường đích của đối
phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi phe A ném bóng qua
phe B, và truớc khi bóng rơi xuống thì phe B có thể lấy tay và ngăn lại
không cho đi sâu vào nội địa, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng
với bàn tay thôi. Khi qủa bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân
chận lại để nó khỏi lăn xa.

5 – Ai say ai tỉnh

Chỗ chơi: Sân rộng có một cây

Số người chơi 5-40

Vật liệu:Một vòng tròn đường kính 2 tấc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vàomột cành cây cách mặt đất độ 1 thước 50.

Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng
tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng
thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng
treo.

Ai đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nêú bị đổ lúc xoay
tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.

6-Người cụt đội nón

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng

Số người chơi: 10-40.

Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.

Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi
đội chạy lên dụng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội
lên đầu đi về rồi trở lại để nón ên nghế, lật úp lại. Không được dùng
tay để làm các công việc trên. Xong rồi,chạy về đánh vào tay người thứ
2 để bạn này lên thay mình. đội nào làm xong trước thắng cuộc.


7-Gánh nước thi

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng

Số người chơi: 3-40 người

Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy

Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.

Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy
lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay em thứ nhì,
đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước
đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.

Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc.

8. Mưa rơi :

Chỗ chơi : Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe

Cách chơi : Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều
khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ ( mưa nhỏ ). Người
điều khiển đưa tay lên cao dần, vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi
người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhânh và lớn ( mưa
lớn )

Chú ý : Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay.

Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn
thành hai nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.

Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ
là “ rì, rì…” và khi mưa lớn là “ u,u…” liên tưởng có gió lớn.

9. Ban nhạc hòa tấu :

Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm :

+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “

+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “

+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “

+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “

Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công

Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay
và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài
nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra
tiếng “ Hùm hùm …” và trò chơi được tiếp tục.

10. Nhà báo tìm dũng sỹ

Vòng tròn cử
một người là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ). Trong phòng cử một
người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn ( phòng ) quan sát thật kỹ những
đặc điểm của dũng sỹ.

Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến
phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy
theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi
phủ định hay khẳng định. Ví dụ : Dũng sỹ là nam phải không ? Hoặc dũng
sỹ có đeo khăn quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng
tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. mọi thành
viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi
đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu
chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt
hình phạt do tập thể quy định.


11. Tập tự chủ

Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò

Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong
vòng tròn và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao
cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò
không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị
phạt.

12. Nhóm yêu thích

Quản trò chia vòng tròn thành 2 nhóm đến 4 nhóm.

Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc
tên một tên tựa đề phiam hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.

Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa bài hát đã nói là bị xử thua.

Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển thêm các kiểu như sau :

a.Nói địa danh

b.Tên danh nhân, nhân vật lịch sử

c.Hoặc hát theo chủ đề : Những bài hát có chũ “ Mưa “, chữ “ Sông “…

13. Bảo vệ ngọn cờ vinh quang

Vật dụng : 01 cây cờ có cán

Số lượng : 20 – 30 người

Vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò
đứng giữa vòng tròn và hô to “ 11 “ vừa dứt tiếng gọi số, quản trò bỏ
tay cầm cờ ra và cho rớt tự do, người mang số 11 chạy đến và giữ không
cho lá cờ chạm đất. nếu để chạm đất là vi phạm luật chơi, bị phạt và
trò chơi tiếp tục. Quản trò sẽ vào vị trí người số 11 và mang số 11.

Chú ý : Có thể thay thế số bằng tên tỉnh, thành phố, cây trái, hoa quả…

Tìm Người Yêu

Trò này tương đối hay. Mình được Chị Phúc Huyền và Anh Nam tổ chức cho
chơi. Thấy hay nên thỉnh thoảng lại cho đội chơi. Các bạn có thể đọc và
tổ chức cho đội mình chơi. Cách chơi như sau:

Số người chơi: 15 – 30 hoặc hơn(Yêu cầu Số Nam – Nữ tương đương nhau)
Luật chơi: Quản trò chọn ra 3 Nam/Nữtheo xung phong của người chơi hoặc
chỉ định. 1 người giám sát cho từng người 1 quay mặt đi chỗ khác. Cả
đội sẽ chọn ra 1 bạn Nữ/Nam để làm người iu của bạn Nam/Nữ kia(Có thể
xung phong). Sau đó, cho bạn Nam/Nữ kia quay lại. Nhiệm vụ của bạn này
là đặt ra 3 câu hỏi để nhận ra được người iu của mình(Có thể hỏi về
người đó thông qua vẻ bề ngoài, cách ăn mặc, tóc… VD: Người ấy tóc
dài hay ngắn?…)
Sau 3 câu mà không tìm được người iu thì người đó thua cuộc. Lần lượt cho 3 người chơi hết.
Sau khi tìm được người yêu của mình. 3 đôi sẽ đứng đối mặt với nhau.
Người Quản trò sẽ hỏi : Bạn thích nhất bộ phận nào trên cơ thể của
người iu mình?(Hoặc:Bạn ghét nhất bộ phận nào trên cơ thể ng iu của
mình? Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể người kia là bình thường
nhất?…) và hỏi lý do bạn chọn bộ phận đó?
Sau đó bạn cho 3 đôi lần lượt “Hôn” lên bộ phận bạn vừa chọn kia(Cái này thể hiện tính bất ngờ của trò chơi).
Hôn xong, cả đội sẽ cùng bình chọn đôi đẹp nhất và trao thưởng hoặc
phạt đôi “xấu” nhất. Thưởng và phạt thì các bạn có thể tham khảo ở bài
khác.

Chúc các bạn tổ chức triển khai thành công xuất sắc !

Sưu tầm

Source: https://vvc.vn
Category : Vì Cộng Đồng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay