Ngày 07/05/2020 11:23:54, lượt xem: 10211
[Nghị Luận Xã Hội 200 chữ]:
Đề bài:
Trong bài hát Một rừng cây, một đời người, nhạc sĩ Trần Long Ẩn viết:
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành
Phải không anh?
Phải không em?”
Anh / chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của những lời hát trên?
—————-
1. Giải thích
– Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai: đặt vấn đề về đối tượng gánh vác những
công việc khó khăn, nặng nhọc, gian khổ trong xã hội.
– Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình: Đề cập đến đối tượng “những người trẻ tuổi”,
và những người “đã từng sống qua tuổi trẻ”.
– Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành: Khẳng định sứ mệnh làm chủ cuộc đời,
làm chủ vận mệnh của cá nhân. Phủ định lối sống thu động, trông chờ vào rủi may của số phận.
=> Thông qua hình thức diễn đạt nhẹ nhàng mà ám ảnh (chuỗi những câu hỏi tu từ, câu phủ định, cách
xưng hô…), lời bài hát đã khẳng định sứ mệnh, trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ trong việc gánh vác
những công việc khó khăn trong xã hội và làm chủ vận mệnh của chính mình.
2. Bình luận kết hợp chứng minh, liên hệ
– Đây là ý kiến đúng đắn vì:
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi được nhận sự nuôi dưỡng của cha mẹ, người thân, sự chăm lo của toàn xã hội.
Trong suốt những năm tháng từ khi non nớt ngây thơ đến khi trưởng thành, họ được gia đình và xã hội
ưu ái, dành cho tất cả những gì tốt đẹp nhất, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho họ phát triển.
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi sung mãn về thể chất, sôi trào về nhiệt huyết, cháy bỏng đam mê, dồi dào ý
tưởng sáng tạo, khát khao cống hiến…Họ có nhiều khả năng nhất trong việc tạo ra những giá trị tinh
thần và vật chất cho xã hội.
+ Những người trẻ tuổi có cả một cuộc đời dài trước mắt. Do đó, họ cũng là những người có nhiều cơ
hội được hưởng thụ những thành tựu khoa học, kĩ thuật và nhân văn mà chính họ có thể tạo ra.
+ Nhưng con người ta không chỉ “nhận” mà không “cho”. Thanh niên cần xác định được trách
nhiệm, nghĩa vụ đối với thế hệ đi trước và cả thế hệ đi sau, phát huy ý chí, sự sáng tạo và tâm huyết
của mình để gánh vác trọng trách mà xã hội giao phó.
– Đây là ý kiến sâu sắc: bản thân cấu trúc câu hỏi tu từ, câu phủ định cũng chính là một cách “phủ
nhận”, “tranh luận ngầm” với thái độ sống ích kỉ của một bộ phận thanh niên:
+ Thái độ sống vị kỉ “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, giành phần việc nhẹ nhàng, có lợi hơn cho
mình, đẩy phần nguy hiểm, khó khăn cho người khác.
+ Thái độ sống “không biết đến ngày mai”, không cần biết mình sẽ để lại gì cho người thân và cống
hiến đựơc gì cho xã hội mà chỉ nghĩ đến hưởng thụ trong hiện tại.
+ Thái độ sống buông xuôi, yếu hèn, không có hoài bão, lý tưởng, đổ lỗi cho số phận, sự may rủi
(“may nhờ rủi chịu, trong đục cũng đành”)
– Dẫn chứng
– Lật lại vấn đề