Tài liệu thuyết trình về vườn quốc gia Cát Tiên – Tài liệu text

Tài liệu thuyết trình về vườn quốc gia Cát Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.58 KB, 33 trang )

Bạn đang đọc: Tài liệu thuyết trình về vườn quốc gia Cát Tiên – Tài liệu text

MỤC LỤC
Lời nói đầu

1

PHẦN 1

Giải thích một số thuật ngữ

2

PHẦN 2

Giới thiệu về Vườn quốc gia Cát Tiên

7

Truyền thuyết về địa danh Cát Tiên

7

Quá trình hình thành và phát triển

7

Chức năng và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Cát Tiên

8

Vùng đệm

9

Khu dự trữ sinh quyển quốc tế Cát Tiên

9

Hệ đất ngập nước Ramsar Bàu Sấu

10

Đặc điểm tự nhiên của Vườn quốc gia Cát Tiên

12

Đặc điểm xã hội của vùng đệm

15

Tài nguyên đa dạng sinh học

17

Công tác quản lý bảo vệ rừng

22

Công tác nghiên cứu khoa học

22

Công tác cứu hộ động vật hoang dã

23

Công tác giáo dục bảo tồn

23

Công tác phát triển cộng đồng

24

Phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Tiên

25

Những thuận lợi và khó khăn

31

Kết luận

32

PHẦN 3

1

LỜI NÓI ĐẦU

Vườn quốc gia Cát Tiên là khu rừng giàu về tính đa dạng sinh học, là nơi lý tưởng
để du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Việc thông tin
quảng bá về Vườn quốc gia Cát Tiên cho du khách là công việc rất quan trọng. Vì vậy
bên cạnh việc chuyển tải các thông tin để cho du khách hiểu về các giá trị đa dạng sinh
học của Vườn quốc gia Cát Tiên còn nhằm vận động, thuyết phục, giáo dục cộng đồng
về trách nhiệm, ý thức bảo vệ khu rừng quý hiếm vô giá này.
Mặc dù việc quảng bá các thông tin cho du khách đã được Vườn quốc gia Cát Tiên
quan tâm như tuyển dụng và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có kinh nghiệm, tổ chức
các lớp đào tạo cho các hướng dẫn viên, cập nhật các thông tin trên website, in ấn các
brochue, tờ bướm nhưng dường như vẫn chưa thỏa mãn cho các du khách trong và
ngoài nước muốn tìm hiểu về Vườn.
Hơn nữa, đội ngũ hướng dẫn viên của Vườn quốc gia Cát Tiên từ trước đến nay
chưa có tài liệu thống nhất về các thông tin để giới thiệu cho du khách. Mỗi hướng dẫn
viên giới thiệu cho du khách những nội dung thông tin khác nhau. Cũng có nhiều hướng
dẫn viên lúng túng trước các câu hỏi của du khách vì không hiểu được tài nguyên rừng
cũng như các hoạt động của Vườn quốc gia Cát Tiên.
Xuất phát từ mục đích trên, chúng tôi đã cố gắng tổng hợp và cập nhật những kiến
thức và thông tin đã có sẵn nhằm giúp cho các hướng dẫn viên có tư liệu và dễ dàng
trong việc hướng dẫn du khách đến tham quan, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, để các buổi thuyết trình có hiệu quả, các hướng dẫn viên cần
có các dàn ý, bố cục bài giới thiệu và điều chỉnh liều lượng thông tin thích hợp để phù
hợp với từng đối tượng du khách. Việc thường xuyên tham khảo và cập nhật các kiến
thức, thông tin cũng giúp cho các hướng dẫn viên có những bài giới thiệu hấp dẫn và
phong phú.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong khi biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các góp ý.

2

PHẦN 1 GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Đa dạng sinh học (ĐDSH)
Theo Công ước DĐSH thì ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các
nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác. Mọi tổ hợp sinh thái
mà chúng tạo nên ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền, hay còn gọi
là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các HST (đa dạng HST).
– Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi
quần thể và giữa các quần thể với nhau;
– Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài với nhau;
– Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.
Từ 3 góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả 3 mức độ: Mức độ phân tử
(gen), mức độ cơ thể và mức độ HST (IUCN, 1994).
Rừng là gì?
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật
đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1% trở lên. Rừng gồm
rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là rừng
phải có độ tàn che từ 0,3% trở lên) (Trích Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004).
Rừng mưa nhiệt đới, còn gọi là rừng thường xanh
Rừng ở vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa lớn hơn 2000 mm, mùa khô không rõ ràng, Rừng
có tính chất thường xanh, ưa ẩm. Cây thường cao trên 30m, tầng không rõ ràng. Nhiều
dây leo thân to, mập và thực vật phụ sinh thân gỗ cũng như thân cỏ. Nhịp điệu vật hậu
không rõ ràng. Đặc biệt nổi bật nhất của rừng mưa nhiệt đới ẩm là tuyệt đại bộ phận
thực vật đều thuộc thân gỗ có kích thước lớn. Hơn nữa, đại đa số dây leo và một số thực
vật phụ sinh đều là thân gỗ.
Rừng lá rộng nửa rụng lá, gọi tắt là rừng nửa rụng lá
Là rừng hỗn loài gồm các loài cây thường xanh và rụng lá theo mùa, trong đó, độ tàn
che của một trong 2 nhóm loài lớn hơn 25% và nhỏ hơn 75%.
Rừng lá rộng rụng lá, gọi tắt là rừng rụng lá

Trong đó các loài cây rụng lá theo mùa chiếm hơn 75% độ tàn che.

3

Rừng hỗn giao gỗ tre nứa
Là rừng trong đo các loài cây thuộc họ Tre nứa mọc lẫn với cây thân gỗ và cả 2 đều đạt
tiêu chuẩn thành rừng.
Rừng tre nứa
Rừng trong đó các loài thuộc họ Tre nứa chiếm ưu thế dưới các dạng thuần loại hoặc
hỗn loại.
Diễn thế rừng
Sự thay thế thế hệ rừng này bằng thế hệ rừng khác mà trong đó tổ thành loài cây cao
nhất là loài cây ưu thế sinh thái có sự thay đổi cơ bản. Hiểu theo nghĩa rộng, diễn thế
rừng là quá trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác.
Môi trường tự nhiên
Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Thành phần của môi trường gồm:
– Các yếu tố vô cơ: nham thạch, đất, nước, không khí,…
– Các yếu tố hữu cơ, thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn và con người.
– Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, các nguồn năng lượng,…
Các loại môi trường
– Môi trường nước: ao hồ, sông ngòi, biển và đại dương ở các dạng nước ngọt, nước lợ,
nước mặn.
– Môi trường không khí: bao gồm lớp không khí bao quanh trái đất.
– Môi trường đất: bao gồm nhiều loại đất khác nhau.
– Môi trường sinh vật: bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Các sinh vật
có thể sống trong môi trường sinh vật theo các hình thức như ký sinh, cộng sinh, bì sinh.
Loài là đơn vị cơ bản để phân loại; Là nhóm các sinh vật có các đặc trưng hình thái và

đặc điểm di truyền giống nhau, có thể lai giống với nhau để cho đời sau hữu thụ. Mỗi
loài thường có khu phân bố địa lý sinh thái nhất định.
Loài bản địa là các loài có nguồn gốc địa phương, không phải mang từ nơi khác đến.
Loài cây chỉ thị là loài cây mà sự có mặt của chúng có thể phản ánh đặc điểm của điều
kiện khí hậu, đất đai và các đặc trưng của rừng. Hiện nay sử dụng rộng rãi nhất là thực
vật chỉ thị điều kiện đất đai như độ chua, độ ẩm, độ mặn,…
4

Bảo tồn in-situ là bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên di truyền với cả hệ sinh thái như
chúng hiện có trong thiên nhiên.
Bảo tồn ex-situ là bảo tồn nguồn gen thông qua việc gây trồng rừng nhân tạo ở ngoài
nơi sinh sống tự nhiên của loài.
Bảo tồn nguồn gen là tổng hợp các biện pháp nhằm giữ gìn để không bị hủy hoại hoặc
mất đi các đơn vị nhân tố di truyền phân bố trên các thể nhiễm sắc của tế bào sinh vật,
ưu tiên đặc biệt các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết của các loài cây
rừng nhằm phục vụ cho công tác cải thiện giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi
khác.
Thực vật dị dưỡng là thực vật không có diệp lục, được phân thành: Thực vật hoại
sinh, thực vật ký sinh.
Thực vật tự dưỡng là thực vật có diệp lục, chúng được phân thành:
– Thực vật tự đứng vững được một mình: cây gỗ lớn, cây bụi, cây thân cỏ.
– Thực vật cần dựa vào cây khác: thực vật dây leo, thực vật quấn chặt thắt nghẹt cây
khác, thực vật phụ sinh (gồm cả thực vật phụ sinh có tính chất nửa ký sinh)
Thực vật hoại sinh là các sinh vật dị dường sử dụng xác chết làm nguồn dinh dưỡng.
Thực vật ký sinh là thực vật sống bám vào cây chủ, rễ của nó ăn vào trong thân cây
chủ để hút nước, chất dinh dưỡng của cây chủ
Thực vật phụ sinh là những thực vật sống bám trên thân cây, vỏ cây gỗ, trên cây bụi,..
chúng chỉ nương tựa cơ giới mà không quan hệ dinh dưỡngvới cây chủ.

Thực vật thắt nghẹt là thực vật thường bắt đầu bằng cuộc sống phụ sinh nhờ cây chủ,
sau đó, nó phát triển hệ thống rễ ăn xuống đất vến tới tiêu à trở thành cây độc lập, tán lá
và hệ thống rễ của nó tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lấn át, cạnh tranh và tiến tới tiêu diệt
cây chủ.
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái dùng để chỉ tập hợp, một đơn vị tự nhiên bao gồm môi trường tự nhiên với
các điều kiện đặc thù của các nhóm sinh vật. Môi trường tự nhiên có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Mối quan hệ thể hiện qua cấu trúc dinh dưỡng xác định và trao đổi vật
chất, năng lượng.
Khí quyển, nước khí quyển, đá mẹ, đất có ý nghĩa như là vật chất khởi đầu của hệ sinh
thái. Còn thực vật, động vật, vi sinh vật là bộ máy biến đổi năng lượng và trao đổi vật
chất trong hệ sinh thái. Thành phần vô sinh khống chế và điều hòa sự tồn tại của sinh
5

vật. Sinh vật đóng vai trò điều hòa môi trường vô sinh.
Xuất phát từ khía cạnh dinh dưỡng, hệ sinh thái gồm:
– Sinh vật tự dưỡng: Là sinh vật có khả năng hấp thụ ánh sáng, sử dụng các chất vô cơ
đơn giản tạo nên chất hữu cơ.
– Sinh vật dị dưỡng: Là sinh vật dinh dưỡng chủ yếu bằng hợp chất hữu cơ ở cơ thể
sống.
– Sinh vật hoại sinh: Là sinh vật chỉ sinh sống bằng vật chất hữu cơ đã chết.
Theo chức năng của các yếu tố sinh thái, hệ sinh thái gồm:
Thành phần vô sinh: Gồm các yếu tố và các điều kiện lý hóa môi trường như khí hậu,
lượng nước, ánh sáng, đất đai, và các hợp chất vô cơ hoặc các hợp chất hữu cơ (Chất vô
cơ: có chất khoáng. Chất hữu cơ: có cac bon).
Thành phần sinh vật: có 3 nhóm sinh vật chính:
– Sinh vật sản xuất: Là những sinh vật tự dưỡng có khả năng tạo chất hữu cơ từ chất vô
cơ đơn giản của môi trường, như thực vật xanh, vi sinh vật,…
– Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng không có khả năng tổng hợp chất hữu

cơ, mà chỉ sử dụng chất hữu cơ để làm nguồn dinh dưỡng, như các loài động vật.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp I: Bao gồm các loài sinh vật ăn cỏ.
+ Sinh vật tiêu thụ cấp II: Bao gồm các loài sinh vật ăn thịt (Sinh vật ăn sinh vật
ăn cỏ);
+ Sinh vật tiêu thụ cấp III: Bao gồm các loài sinh vật ăn thịt (Sinh vật ăn sinh vật
ăn thịt).
Sinh vật phân hủy: Cũng là sinh vật dị dưỡng (nấm, côn trùng, động vật không xương
sống,…)
Thành phần thực vật rừng
– Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Thành phần
cây gỗ trong rừng nhiệt đới được chia thành 3 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái
và tầng dưới tán. Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài để chia ra rừng thuần loài và
rừng hỗn loài.
Cây tái sinh: Là lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dưới
tán rừng, chúng sẽ là đối tượng thay thế tầng cây gỗ phía trên. Tùy vào từng giai đoạn
sinh trưởng khác nhau người ta chia lớp cây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây
mạ và cây con (hay cây non). Cây mầm: một vài tháng tuổi (tùy loài). Cây mạ: từ một
6

vài tháng đến 1 -2 năm, chiều cao < 50 cm. Cây con (cây non): Cây > 2 năm tuổi, chiều
cao > 50 cm.
– Thành phần cây bụi: Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 5m, phân cành
sớm.
– Thành phần thảm tươi: Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có cấu tạo
gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng..
– Thực vật ngoại tầng: Bao gồm các loài dây leo, thực vật phụ sinh… chúng mọc
không tuân theo một trật tự nào về không gian, chúng không phân bố ở những tầng cụ
thể nào.

PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
7

TRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỊA DANH CÁT TIÊN
Trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Mạ ở Tà Lài, vẫn còn lưu giữ một truyền
thuyết về tên gọi CÁT TIÊN.
Ngày xửa ngày xưa, tại vùng núi phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng có môt chàng thợ săn
người Mạ, trong lúc đi săn anh ta nhìn thấy một khối trụ hình màu sắc sặc sỡ, lấp lánh
trông rất lạ mắt. Bản tính vốn hiếu kỳ nên chàng ta dương cung tên lên bắn vào khối
hình trụ kỳ lạ đó, bỗng nhiên một dòng nước tuôn trào ra ầm ầm như dòng thác và đuổi
theo chàng thợ săn. Chàng thợ săn hoảng sợ chạy như bay, còn thần nước thì tức giận
cuồn cuộn đuổi bắt chàng thợ săn. Chàng càng chạy nhanh thì thần nước cũng chạy
nhanh theo và để lại nhiều vùng thác ghềnh, lúc chàng chạy chậm thì nước đọng lại
thành những bàu nước sâu, khi dừng lại thì nước đọng lại dưới chân chàng tạo thành
những hồ nước lớn.
Trong khi đang đuổi bắt thì chàng thợ săn giật mình dừng lại, thần nước cũng dừng lại.
Chàng trai Châu Mạ nhìn thấy rất nhiều tiên nữ đang đùa vui trên một bãi cát rộng mịn
màng bên một dòng suối, bên bờ từng đàn nai, hươu, tê giác nhởn nhơ gặm cỏ non, xa
xa là bầy công đang xòe đuôi nhảy múa, các loài chim, bướm cũng thi nhau nhảy múa,
các loài hoa thì đua nhau khoe sắc như ngày hội của núi rừng, khung cảnh thật là thần
tiên thơ mộng hòa quyện thanh bình. Địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy. Cát Tiên có
nghĩa là nơi cư ngụ của các vị thần và các nàng tiên.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trong những năm đất nước còn chiến tranh, Vườn quốc gia Cát Tiên là một phần căn cứ
địa an toàn của cách mạng trong chiến khu D rộng lớn. Rừng bao bọc che chở bộ đội
tăng gia sản xuất. Các nhóm đồng bào dân tộc sinh sống trong rừng góp lương, tải đạn
cùng với bộ đội đánh thắng các đế quốc xâm lược. Rất may trong những năm chiến
tranh, rừng Cát Tiên ít bị ảnh hưởng bới chất độc hóa học.
Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được Sư đoàn 600 (thuộc Bộ Quốc phòng) tiếp quản.

Nhiệm vụ của lực lượng quân đội là đóng quân tại chỗ, tăng gia sản xuất, làm kinh tế
sau chiến tranh.
Vào năm 1976, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm và làm việc tại Sư đoàn 600, Người
đã thấy tài nguyên quý giá của khu rừng và đề nghị đưa vào danh sách khu bảo tồn. Chủ
trương này đã được lãnh đạo Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn), lãnh đạo Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các ngành chức năng khẩn trương
thực hiện, tiến hành điều tra, quy hoạch, xây dựng Luận chứng kinh tế kỹ thuật trình
Chính Phủ.
8

Ngày 07/07/1978, Thủ tướng Chính Phủ có quyết định số 360/TTg về việc thành lập
Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên, thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đồng
thời Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm Nam Bãi
Cát Tiên làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu bảo tồn, do một đồng chí Đại Úy là Hạt
trưởng, với hơn 30 chiến sĩ là kiểm lâm viên.
Năm 1986, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thành lập Ban quản lý khu rừng cấm Nam
Cát Tiên. Cũng vào thời điểm này, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định di dời
toàn bộ lực lượng quân đội ra khỏi khu bảo tồn.
Ngày 13/01/1992, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 08/CT về việc thành lập Vườn
quốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích của khu rừng cấm Nam Cát Tiên của tỉnh Đồng
Nai và mở rộng diện tích về phía tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước.
Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính Phủ có quyết đinh số 38-1998/QĐ-Ttg về việc
chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản
lý.
Hiện nay Vườn quốc gia Cát Tiên trực thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam (thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Chức năng: Vườn quốc gia Cát Tiên có chức năng bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên
nhiên, phát triển và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, nghiên cứu khoa học kết hợp với

mở rộng các hoạt động dịch vụ khoa học, học tập, tham quan du lịch.
Nhiệm vụ:
– Bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, bảo tồn tính đa dạng về loài
và nguồn gen động vật, thực vật rừng, bảo vệ và phát triển các loài động thực vật đang
có nguy cơ tuyệt chủng;
– Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ công trình thủy điện Trị An;
– Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ bảo tồn của Vườn và tổ chức các dịch
vụ nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan, du lịch;
– Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và môi
trường được Bộ giao;
– Thực hiện các chương trình tuyên truyền và giáo dục nhân dân địa phương về pháp
luật bảo vệ rừng và phát triển rừng để bảo vệ Vườn quốc gia;
– Cùng với chính quyền địa phương quy hoạch và tổ chức lại các điểm dân cư phù hợp
9

với yêu cầu và nhiệm vụ quản lý, xây dựng Vườn, góp phần ổn định và nâng cao đời
sống nhân dân trong vùng;
– Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, kinh phí Nhà nước giao cho Vườn
đúng mục đích và có hiệu quả.
VÙNG ĐỆM
Vùng đệm có 2 loại:
Vùng đệm rừng và đất lâm nghiệp là khoảng cách hành lang bao quanh VQG Cát Tiên
với bề rộng (giữa ranh giới VQG Cát Tiên và ranh giới giới hạn vùng đệm) được tính 1
km, có diện tích 64.875 ha trên địa bàn của 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và
Đắc Nông.
Vùng đệm kinh tế xã hội là các cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống và nằm tiếp giáp
với VQG Cát Tiên, được tính theo đơn vị hành chính là xã, có diện tích 118.604 ha, bao
gồm 31 xã và 2 thị trấn nằm trên địa bàn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm
Đồng, Bình Phước và Đắc Nông.

KHU DỰ TRỨ SINH QUYỂN QUỐC TẾ CÁT TIÊN
Ngày 10/11/2001, Ủy Ban Quốc gia Con người và Sinh quyển (MAB) và Tổ chức
UNESCO đã công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 của
thế giới. Ngày 30/6/2011, MAB/UNESCO đã mở rộng diện tích Khu Dự trữ sinh quyển
Cát Tiên về phía khu Bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Vĩnh Cửu, có tên là Khu dự trữ
sinh quyển Đồng Nai.
Khu dự trữ sinh quyển là gì?
Sinh quyển là lớp vỏ trái đất có các sinh vật sống trên đó, kể cả đại dương, ao hồ, sông
suối, đất và phần dưới của phần khí quyển. Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao
gồm tất cả các hệ sinh thái nhỏ hơn có trên trái đất.
Khu dự trữ sinh quyển là đại diện mẫu của các hệ sinh thái trên trái đất, là thí nghiệm
sống cho việc nghiên cứu và giám sát các hệ sinh thái đem lại lợi ích cho người dân, địa
phương và quốc tế
Khu dự trữ sinh quyển gồm 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Các chức năng của khu DTSQ
– Bảo tồn: Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái loài và vốn gen di
truyền.
10

– Phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên cơ sở bền vững môi trường và văn hoá.
– Trợ giúp: Nghiên cứu, giám sát, đào tạo và giáo dục về bảo tồn và phát triển bền vững
địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.
HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC RAMSAR BÀU SẤU
Ngày 04/8/2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế đã công nhận hệ đất ngập nước
Bàu Sấu là vùng đất ngập nước quan trọng của thế giới (thứ 1499); Đồng thời là vùng
đất ngập nước Ramsar thứ 2 của Việt Nam.
Khu đất ngập nước Ramsar là gì?
ĐNN là các vùng đầm lầy, đất than bùn hoặc vực nước tự nhiên hay nhân tạo, thường
xuyên hay tạm thời, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả vùng biển

có độ sâu không vượt quá 6 m khi triều thấp” (Ramsar, 2/1971).
“Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của
các loài chim nước” (Ramsar, Iran, 1971) ký ngày 2/2/1971 tại thành phố Ramsar của
nước Iran (do vậy còn gọi là công ước Ramsar), có hiệu lực từ năm 1975. Tính đến ngày
31/7/1997, đã có 881 vùng ĐNN, chiếm khoảng 62,8 triệu ha của 101 quốc gia đã được
đưa vào danh sách Ramsar.
Các chức năng của vùng đất ngập nước
– Chức năng điều chỉnh: Nạp và tiết nước ngầm; biến đổi và kiểm soát dòng chảy (lũ);
giữ các chất bồi lắng, các chất độc tố; loại bỏ, biến đổi chất hữu cơ; biến đổi các bon;
xuất khẩu năng suất; đa dạng, phong phú sinh vật; sinh sản của sinh vật; di cư và trú
đông của sinh vật.
– Chức năng mang tải: Là nơi nghỉ ngơi, tham quan, giải trí và đào tạo, nghiên cứu khoa
học.
– Các chức năng sản xuất: Cung cấp thực phẩm và tài nguyên di truyền. Đặc biệt năng
suất của hệ sinh thái ĐNN rất cao, nhất là cá nước ngọt.
– Các chức năng thông tin: Các nghiên cứu và đánh giá cho thấy hệ sinh thái ĐNN khu
Nam Cát Tiên đáp ứng được các tiêu chí của Công ước Ramsar.
Các giá trị của hệ ĐNN Vườn Quốc gia Cát Tiên
– Giá trị sinh thái, môi trường và đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực miền Đông Nam bộ, có địa hình đất thấp, vừa
11

là một trong ba vùng chim đặc hữu của Việt Nam, đồng thời vừa là điểm quan trọng để
bảo tồn các loài chim nước. Trong số các loài chim nước bị đe dọa toàn cầu ở các mức
độ khác nhau đã ghi nhận ở Vườn Quốc gia Cát Tiên có ngan cánh trắng (Cairina
scutulata), quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni), già đẩy ja va (Leptoptilos javanicus).
Đồng thời ở đây còn có loài cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis) bị đe dọa toàn cầu,
trước đây có ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, nay hầu như đã bị tuyệt chủng và đang được
khôi phục lại bằng việc thả cá sấu nuôi vào ĐNN Bàu Sấu sau khi đã huấn luyện phục

hồi bản năng và kiểm tra ADN thuần chủng.
– Giá trị về mặt kinh tế và xã hội
Điều tiết và cung cấp nguồn nước (cả lượng lẫn chất) cho hơn 15 triệu người dân sinh
sống và sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dọc hạ lưu sông Đồng Nai và xung quanh
VQG, đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An.
Ngoài ra, ĐNN còn cung cấp nguồn lợi kinh tế từ các bàu, suối, sông ở Vườn Quốc gia.
Trước đây, khi chưa thành lập Vườn Quốc gia, người dân địa phương sống bằng nguồn
lợi cá để làm thực phẩm và bán.
– Giá trị nghiên cứu khoa học:
ĐNN là địa bàn luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu, khám phá những bí ẩn về thế giới
thiên nhiên và sinh vật như khu hệ động thực vật thủy sinh, các loài chim nước, cá, mối
quan hệ tương hỗ giữa hệ sinh thái cạn và hệ sinh thái ĐNN,…
– Giá trị về cảnh quan, giáo dục, du lịch:
ĐNN là địa điểm lý tưởng để tổ chức du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng cho du khách
trong và ngoài nước, như Bàu Sấu, Bàu Chim, thác Trời, thác Bến Cự, cây Si, du lịch
dọc sông Đồng Nai,…
Một số đặc điểm khu đất ngập nước Bàu Sấu
– Tính chất ngập nước và ngập nước theo mùa tạo nên hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt
(swamp) điển hình với các loài thực vật đặc trưng và động vật sống trong đó (động vật
thủy sinh, cá, chim, thú,…). Sự giao lưu giữa hệ thống sông, suối mùa mưa lũ và các
bàu nước trong vùng, ven sông, suối tạo sinh cảnh đa dạng cho các loài động vật hoang
dã.
– Vào mùa mưa lũ, nước từ sông Đồng Nai đổ vào Vườn, làm tăng diện tích ĐNN, tăng
vùng cư trú của nhiều loài động vật, tạo thuận lợi cho các loài động vật thủy sinh thông
thương trong môi trường và trao đổi chất, là điều kiện cần thiết để các loài động thực
vật thủy sinh tồn tại và phát triển;
– Mùa mưa lũ làm tăng diện tích ĐNN tạo độ ẩm lớn tại các vùng ngập và duy trì độ ẩm
12

cao trong mùa khô hạn kéo dài, giúp cho sự tồn tại và phát triển của các loài động vật,
thực vật sống ven bàu. Sau mùa ngập, ở ven vùng Bàu Sấu, các trảng cỏ ven bàu phát
triển mạnh là nguồn thức ăn của loài bò tót, nai, heo rừng,…; Vùng cỏ tốt ven bàu và
các trảng cỏ trong mùa khô là nơi kiếm ăn của công; Vùng ĐNN trong mùa mưa hoặc
khô là nơi cung cấp thức ăn (cá) cho các loài chim nước; Các loài thực vật như mây, tre
phát triển là sinh cảnh của loài tê giác việt nam.
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Vi trí địa lý
Trụ sở Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cách
TPHCM khoảng 150 km theo quốc lệ 20. Trên đường đi từ TPHCM – Đà Lạt đến km
125 (Thị trấn Tân Phú), rẽ trái có con đường dài 24 km dẫn đến trụ sở Vườn quốc gia
Cát Tiên.
Diện tích: 71.350 ha.
Tọa độ địa lý: 11o20’50’’ – 11o50’20” độ vĩ Bắc
107o09’05” – 107o35’20” độ kinh Đông
Phạm vi ranh giới:
Phia Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Bình Phước.
Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà
Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Các kiểu địa hình
– Kiểu địa hình núi cao sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ cao
so với mặt nước biển từ 200 – 600 m, độ dốc 15-20 0, có nơi trên 300. Địa hình là các
dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng địa hình bằng phẳng. Mức
độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.
– Kiểu địa hình trung bình, sườn ít dốc: Ở phía Tây Nam Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ
cao so với mặt nước biển từ 200 – 300 m, độ dốc 15 -20 0. Độ chia cắt cao. Đây là vùng
thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đắk Lua, Đa Ta
pok,…
Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: Ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên. Độ cao so với

mặt nước biển 130 – 150 m, độ dốc 5-70. Độ chia cắt thưa.
13

Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: Độ cao so
với mặt nước biển 130 m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai
phía Tây Bắc Vườn, từ khu vực giáp ranh Bình Phước – Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng
khoảng 1.000 m.
Kiểu địa hình thếm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130
m, như các Bàu Cá, bàu Chim, Bàu Sấu,…
Địa chất Thổ nhưỡng
Trước kỷ Đệ Tứ, nền địa chất được phủ một lớp tràm tích kiểu đặc trưng bởi đá phiến
thạch sét. Sau kỷ Đệ Tứ lại được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp lên
trên nền đá phiến thạch sét. Tiếp sau đó là hoạt động của núi lửa phủ lấp một lớp bazan.
Cùng với quá trình phun trào, phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ tạo nên một lớp phù
sa suối, phù sa sông. Trải qua nhiều quá trình phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi,
tích tụ tạo nên nền địa chất đan xen nhau khá phức tạp.
Vườn quốc gia Cát Tiên có các loại đất:
– Đất Feralit phát triển trên đá bazan (Fk), chiếm nửa diện tích của Vườn, phân bố khu
phía Nam.
– Đất Ferlit phát triển trên đá cát (Fq), phân bố ở phía Bắc, dọc thượng nguồn sông
Đồng Nai.
– Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo) chiếm 10% tổng diện tích Vườn, chủ yếu ở
phía Bắc.
– Đất Feralit phát triển trên đá sét (Fs), chiếm khoảng 8% tổng diện tích Vườn, phân bố
ở phía Nam.
Khí hậu
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm: 25,40C.
Nhiệt độ cực đại: 30,80C.

Nhiệt độ cực tiểu 21,30C.
Lượng mưa trung bình năm: 2.185,6mm.
Lượng mưa lớn nhất: 2.894mm
Độ ẩm trung bình: 83,6%.
Độ ẩm thấp nhất: 56,2%
14

Có 2 mùa mưa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa cao nhất là 7, 8, 9.
Mùa khô: Tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3
Thủy văn
Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông Vườn
quốc gia Cát Tiên, chiều dài khoàn 90 km. Sông rộng trung bình khoảng 100 m. Lưu
lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây. Mực nước cao nhất 8,03 m. Mực nước trung
bình 5 m. Mùa kiệt 2 – 3 m. Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà
Lài, thuyền máy có thể đi lại được.
Trong Vườn quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn, nhỏ:
− Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri (khu vực Lộc Bắc).
− Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor (khu vực Cát Lộc).
− Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Samath (khu vực Nam Cát Tiên).
Các hệ suối đều chảy ra sông Đồng Nai.
Toàn bộ diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị
An. Phần phía Nam của Vườn là lưu vực tiếp giáp hồ.
Do địa hình tương đối bằng phẳng, lượng mưa nhiều nên thường gây ngập úng nhất là
khu vực suối Đắc Lua.
Trên các hệ suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các
suối nhánh, một số suối nhỏ, ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong các
chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá lớn khu vực
khá bằng phẳng ở khu vực Nam Cát Tiên.

Hệ bàu có diện tích nước ngập khoảng 2.500 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 –
150 ha vào mùa khô. Đây cũng là nơi sâu nhất của các bàu: Bàu Cá, Bàu Sấu, Bàu
Chim,…
Đặc điểm thủy văn của Vườn quốc gia Cát Tiên bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung
lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước đều hiện diện ở Vườn quốc gia Cát Tiên
làm tăng giá trị về đa dạng sinh học và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của Vườn quốc gia
Cát Tiên.
ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐỆM
Tình hình dân sinh kinh tế của địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc
quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn. Các nhu cầu sử dụng lâm sản, tập
15

quán sống dựa vào rừng còn cao, do vậy dẫn đến các hình thức vi phạm như phá rừng
làm rẫy, lấn chiếm đất rừng, săn bắt, bẫy chim thú rừng, khai thác lâm sản,…
Dân tộc
Thành phần dân tộc trong khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên có hơn 30 dân tộc khác nhau,
tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số. Theo số liệu điều tra năm 2002, trong vùng
đệm và vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên có người Kinh (67,1%); Tày (11,1%); Nùng
(8,1%); H’Mông (1,1%), Dao (1,3%); S’tiêng (2,3%); Châu Mạ (6,2%); Hoa (1,1%);
Châu Ro (0,1%); Mường (0,7%); Ê đê (0,001%); dân tộc khác (0,001%).
Nhóm dân tộc bản địa là Châu Mạ và S’Tiêng.
Sự đa dạng cộng đồng các dân tộc với những truyền thống văn hoá khác nhau đang
chứa đựng một kho tàng to lớn các kiến thức bản địa.
Ngoài những giá trị to lớn về tài nguyên thiên nhiên, sự phong phú về dân tộc, Vườn
quốc gia Cát Tiên còn có giá trị về mặt lịch sử và văn hoá. Trong thời gian kháng chiến
chống Pháp, nổi tiếng với nhà ngục Tà Lài. Trong thời gian chống Mỹ nơi đây từng là
chiến khu D, nơi đóng quân của Trung ương Cục Miền Nam, nơi trực tiếp lãnh đạo
quân và dân miền Đông kháng chiến chống Mỹ.
Văn hoá

Khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên còn giữ được di chỉ của nền văn hoá cổ. Tuy các nhà
khoa học chưa xác định được niên đại và chủ nhân, nhưng một số nhà khoa học tạm gọi
là di chỉ văn hóa Óc eo, đã từng một thời hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII
sau công nguyên. Bộ ngẫu tượng Linga và Yoni ở Cát Lộc có kích thước lớn nhất ở Việt
Nam hiện nay.
Khu vực di chỉ rộng khoảng 10 ha ở dọc sông Đồng Nai, là khu di tích văn hoá, đã được
Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch cho
khai quật và trùng tu lại các đền thờ nhưng do hạn chế về kinh phí, kinh nghiệm cũng
như về năng lực thiết kế, do vậy các công trình hiện nay đang đợi ý kiến chỉ đạo của Bộ
Văn hoá Thông tin và tìm kiếm nguồn ngân sách để trùng tu. Các sản phẩm khai quật
được bao gồm nhiều lá vàng in hình các thần Venus, thần Silva, … và các đồ gốm chứng
tỏ một thời hưng thịnh của Vương quốc Phù Nam cổ. Việc khai quật di chỉ và xác định
các niên đại, nguồn gốc, xuất xứ của di chỉ, nguồn gốc của các vật liệu xây dựng, …
đang được các nhà khoa học nghiên cứu.
Các lễ hội
– Lễ hội đâm trâu: giống như nhiều dân tộc thiểu số sống vùng Tây Nguyên, lễ hội đâm
trâu là một nét sinh hoạt văn hoá của người S’tiêng và Châu Mạ. Lễ hội này có tính chất
16

ăn mừng và để tế thần. Trong lễ hội nhất thiết phải có trâu, ngoài ra còn có các con vật
khác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần.
– Lễ quay đầu trâu: đây là lễ hội thể hiện nét đẹp riêng của người S’tiêng. Qua lễ hội thể
hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giữa các cá nhân trong cộng
đồng. Hàng năm nếu gia chủ muốn giúp đỡ, chúc mừng một người trong gia tộc hoặc
bất kỳ một người nào mà họ quý trọng, thì họ sẽ cung cấp toàn bộ lễ vật để làm lễ quay
đầu trâu cho người được chọn. Trong lễ hội họ lấy máu các con vật phết lên đồ vật trong
nhà với ý niệm cầu mong thần linh phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt.
– Lễ mừng lúa mới: được tổ chức thường xuyên sau mỗi vụ mùa. Trong lễ hội chỉ cần
một con vật bất kỳ, lễ hội này được tổ chức để cảm ơn các thần linh đã giúp đỡ cho một

vụ mùa no đủ.
– Lễ hội cồng chiêng: đây là lễ hội của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng,
được tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong năm khi có dịp.
Nhiều phong tục tập quán cũng gắn liền với sự tồn tại của rừng, chẳng hạn như phong
tục chia sẻ sản phẩm săn bắn, giúp nhau khai thác gỗ làm nhà, sử dụng dược thảo từ
rừng để chữa bệnh, vào rừng khai thác lương thực, thực phẩm lúc giáp hạt v.v… Rừng
như một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển những phong tục tập quán, những
truyền thống văn hoá, những phẩm chất đạo lý tốt đẹp của cộng đồng.

TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng địa lý sinh học từ vùng cao nguyên Nam
Trường Sơn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên đã hội tụ được các luồng hệ
thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng. đặc trưng cho các hệ sinh thái rừng, hệ thực
vật và hệ động vật rừng của các tỉnh miền Đông Nam Bộ Việt Nam.
Các kiểu rừng đặc trưng là rừng lá rộng thường xanh, rừng bán thường xanh với thành
17

phần các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpus), họ Đậu (Fabaceae) và họ Bằng
Lăng (Lythraceae).
Hệ thực vật
Hiện nay đã thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch, của 75 bộ, 162 họ, 724
chi.
Các nhóm thực vật:
– Cây gỗ lớn: 176 loài (chiếm 11% tổng số loài đã biết)
– Cây gỗ nhỏ: 335 loài (chiếm 20,7%)
– Cây bụi: 345 loài (21,3%)
– Thảm tươi: 318 loài (19,7%)
– Thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài (8,8%)
– Khuyết thực vật: 62 loài (3,8%).

Các loài cây quý hiếm (nguồn gen quý hiếm): 38 loài, 13 họ.
Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 20 loài, 11 họ.
Các nhóm cây có giá trị kinh tế:
– Nhóm cây gỗ: 511 loài, trong đó có 176 loài cây gỗ lớn, chiếm 1% tổ thành số lượng
cá thể các loài cây gỗ.
Nhóm I: 12 loài, thuộc 4 họ, như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Chi Cẩm lai
(Dalbergia spp.) 6 loài, Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Gõ mật (Sindora
siamensis), Kim giao (Decussocarpus fleuryi), Cẩm thị (Diospyros maritiama), Trầm
hương (Aquilaria crassna).
Nhóm II: 4 loài, thuộc 4 họ, chiếm 0,3% như Cẩm xe (Xylia xylocarpa), Sao đen
(Hopea odorata), Vắp (Mesua floribunda ), Đinh (Markhamia stipulata ) .
Nhóm III: 13 loài, 7 họ, chiếm 15,2%; Nhóm IV chiếm 11%; Nhóm V chiếm
4,5%; Nhóm VI chiếm 10%; Nhóm VII + VIII chiếm 58%.
– Nhóm cây dược liệu: có khoảng trên 550 loài, thuộc các dạng cây gỗ, cây bụi,
cây cỏ, dây leo, khuyết thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh,… Trong đó có một số
lượng cá thể loài lớn và thuốc có giá trị như Thiên niên kiện (Homanolonema occulta),
Sâm nam (Dracaena cochinchinensis), Chi Ngũ gia bì (Schefflera), Cam thảo dây
(Abrus mollis), Chi Mã tiền (Strychnos), Bàm bàm dây (Entada pursaetha), Sa nhân
(Amomum xanthoides), Chi Kim cang (Smilax), Chi Dứa dại (Pandanus),…
18

– Nhóm cây cảnh: có khoảng 260 loài, trong đó có 133 loài thuộc họ Lan
(Orchidaceae).
– Nhóm cây ăn quả: có khoảng 24 loài.
– Nhóm cây rau xanh: có khoảng 20 loài.
Các kiểu rừng
– Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae)
như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), cẩm lai bà rịa
(Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa),

giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), …
– Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa
khô như: bằng lăng (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm
(Anogeissus acuminata), …
– Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và
nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào.
– Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá
làm nương rẫy bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển.
– Thảm thực vật đất ngập nước: Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ đất ngập nước khá phong
phú, nằm ở khu trung tâm của khu Nam Cát Tiên, có diện tích rộng khoảng hơn 3.000
ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây là nơi sâu nhất của
các bàu như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh
thích hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các
loài cá nước ngọt, các loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô
hàng năm.

Hệ động vật
Khu hệ động vật của Vườn quốc gia Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động
vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển
hình là các loài thú móng guốc như Heo rừng (Sus scrofa), Cheo cheo (Tragulus
javanicus), Hoẵng (Muntiacus muntjak), Bò tót (Bos gaurus), Nai (Cervus unicolor) và
là một trong những vùng của Việt Nam có thể quan sát được nhiều cá thể bò tót.
19

– Côn trùng: đã điều tra được 751 loài, 68 họ, 9 bộ. Trong đó có 457 loài bướm, nhiểu
loài quý hiếm như Bọ Cánh Cứng, càng tôm (Cheirotonus macleayi), bọ ngựa thông
thường (Mantis religiosa), Bướm phượng cánh kiếm (Pathysa antipathes), Bướm
phượng cánh sau vàng (Troides helena cerberus), … Các nhóm côn trùng khác (bộ Cánh
Vảy, bộ Cánh Giống, …) đã thu được mẫu nhưng đa số chưa định danh vì thiếu tài liệu

và thiếu chuyên gia.
– Cá: gồm 159 loài thuộc 28 họ, trong đó có một loài nằm trong sách đỏ IUCN (cá mơn
hay còn gọi là cá rồng), 8 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như cá chiên (Bagarius
bagarius), cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes), cá rồng (Scleropages formosus),
cá may (Gyrinocheilus aymonieri), Cá duồng bay (Cosmochilus harmandi)… Nhiều
loài cá lớn có giá trị kinh tế như cá lăng bò (Bagarius spp.), cá lăng nha (Mystus
nemurus), cá lóc bông (Channa micropeltes),…
– Lưỡng thê: gồm 41 loài thuộc 6 họ và 2 bộ trong đó có 3 loài có tên trong sách đỏ Việt
Nam.
– Bò sát: gồm 80 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 18 loài có tên trong sách
đỏ Việt Nam như cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus),
trăn đất (Python molurus), … có 9 loài có tên trong sách đỏ IUCN như Rùa hộp lưng
đen (Cuora amboiensis), Rùa núi vàng (Indotestudo elongata), Cua đinh (Trionyx
cartilagineus), Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)
Các loài bò sát, lưỡng cư đặc hữu là Thạch sùng ngón vằn lưng (Cyrtodactylus
irregularis), Cóc mắt trung gian (Megophyrys intermedius), Nhái bầu trung bộ
(Microhyla annamensis).
Chương trình phục hồi cá sấu nước ngọt ngoài tự nhiên ở Bàu Sấu là chương trình
được thực hiện thử nghiệm đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới. Đến nay, bước đầu đã
thành công bằng việc phát hiện nhiều cá thể cá sấu con. Chương trình được thực hiện từ
năm 2001, Vườn đã thả 60 con cá sấu trưởng thành sau khi đã kiểm tra ADN và huấn
luyện phục hồi bản năng tự nhiên như bắt mồi, đẻ trứng, nuôi con, … Hiện nay qua kết
quả giám sát đã phát hiện có nhiều cá sấu con.
– Chim: gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 31 loài quí hiếm có tên trong
sách đỏ Việt Nam và có 15 loài có tên trong sách đỏ IUCN. Ở Cát Tiên có loài gà so cổ
hung (Arborophila davidi) là loài quí hiếm của Việt Nam, từ lâu không xuất hiện, các
nhà khoa học cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng nhưng đến năm 1997 lại phát hiện loài
này tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Các loài chim trĩ, các loài chim hồng hoàng, các loài
chim ăn thịt được thế giới quan tâm bảo vệ, còn số lượng loài và số lượng cá thể đang
được bảo vệ tốt ở Vườn quốc gia Cát Tiên.

20

Các loài chim quý hiếm như:
Hạc cổ trắng
Ciconia episcopus
Công
Pavo muticus
Mỏ rộng đen
Corydon sumatranus
Già đẩy ja va
Leptoptilos javanicus
Cò lao ấn độ
Mycteria leucocephala
Le khoang cổ
Nettapus coromandelianus
Gà lôi hông tía
Lophura diardi
Gà tiền mặt đỏ
Polyplectron germaini
Dù dì phương đông
Ketupa zeylonensis
Yến hàng
Aerodramus fuciphagus
Sả mỏ rộng
Pelargosis capennis
Hồng hoàng
Buceros bicornis
Mỏ rộng xanh
Psarisomus dalhousiae

Đuôi cụt bụng vằn
Pitta elliotti
Cú lợn rừng
Phodinus badius
Niệc mỏ vằn
Rhyticeros undulatus
Cò á châu
Ephippiorhynchus asiaticus
Gà so cổ hung
Arborophilia davidi
Cò quăm cánh xanh
Pseudibis davisoni
Ngan cánh trắng
Cairina scutulata
Nhóm chim đặc hữu ở Việt Nam có 10 loài thì ở VQG Cát Tiên có 2 loài.
Gà so cổ hung
Arborophyla davidi
Gà tiền mặt đỏ
Polyplectron germaini
Các loài chim trong họ Trĩ (Phasianidae) là đối tượng được thế giới quan tâm bảo vệ, có
số loài và số cá thể đáng kể hiện còn ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
Loài Gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Đông Nam Á và Việt
Nam được phát hiện vào năn 1927 ở Bu Kroai (tỉnh Bình Phước). Sau đó không có
thông tin nào về loài này, người ta xem nó như đã bị tuyệt chủng. Đến năm 1991, các
nhà khoa học đã phát hiện loài này còn có mặt ở Vườn quốc gia Cát Tiên.
Các loài chim ăn thịt đã ghi nhận được hơn 30 loài như Ó cá (Pandion haliaetus), Diều
hâu (Milvus migrans), Diều đầu trắng (Circus spilonotus), Cắt nhỏ bụng hung
(Microhierax caerulescens), Đại bàng bụng hung (Hieraeatus kienerii),…
Các loài chim thường xuyên sống ở các vùng đất ngập nước đã thống kê được hơn 60
loài. Đặc biệt hàng năm các loài chim di trú (bao gồm các loài di trú vào mùa đông, loài

bay qua khu vực trong lúc di cư, và loài đến trong mùa sinh sản) đến ngày càng nhiều
21

như Mòng két mày trắng (Anas querquedula), Gà lôi nước (Hydrophasianus chirurgus),
Te vàng, Dô nách, Óc cau (Glareola maldivarum), Diều đầu trắng (Circus aeruginosus),
Diều mướp (Circus melanoleucos )…
– Thú: gồm 103 loài thuộc 29 họ, 11 bộ. Trong đó có 39 loài có tên trong sách đỏ Việt
Nam và 24 loài có tên trong sách đỏ IUCN
Các loài thú quý hiếm
Tê tê ja va
Cu li nhỏ
Khỉ mặt đỏ
Khỉ đuôi lợn
Voooc bạc
Chà vá chân đen
Vượn đen má vàng
Chó sói
Gấu chó
Gấu ngựa
Bò tót
Hổ
Báo lửa
Báo gấm
Báo hoa mai
Voi châu á
Cheo cheo nam dương
Cầy mực

Manis javanica

Nycticebus pygmaeus
Macaca arctoides
Macaca leonina
Trachypitecus cristatus
Pygathrix nigripes
Hylobates gabriellae
Cuon alpinus
Ursus malayanus
Selenarctos thibetanus
Bos gaurus
Panthera tigris
Catopuma temminckii
Pardofelis nebulosa
Panthera pardus
Elephas maximus
Tragulus javanicus
Arctictis binturon

Loài tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus), là phân loài của tê giác
java, đã bị săn bắn trái phép được phát hiện vào cuối tháng 4/2010 có thể đã bị tuyệt
chủng.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
Mục đích của công tác quản lý bảo vệ nhằm giữ gìn tính đa dạng sinh học và thiên
nhiên hoang dã cho các thế hệ mai sau. Đây là công việc rất quan trọng và cần thiết vì
những khu rừng như Vườn quốc gia Cát Tiên không còn nhiều ở Việt Nam và trên thế
giới.
Môi trường tự nhiên của Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi cư trú tuyệt vời cho nhiều loài
động thực vật, Nhiều loài động thực vật hiện có ở Vườn quốc gia Cát Tiên không thể
22

tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, vì chúng rất quý và đang bị đe dọa cao.
Kiểm lâm có hơn 100 người, là lực lượng chủ yếu đảm nhiệm công tác quản lý bảo vệ
rừng. Lực lượng kiểm lâm đóng ở các trạm và đội cơ động có nhiệm vụ tuần tra, theo
dõi việc thực hiện các quy định của Vườn. Những người vi phạm các quy định của
Vườn sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Trong những năm qua lực lượng kiểm lâm luôn được tăng cường năng lực và cải thiện
đời sống và điều kiện làm việc. Mối quan hệ giữa lực lượng kiểm lâm và chính quyền
địa phương ngày càng được củng cố. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trong những năm
qua ngày càng được kiểm soát chặt chẽ. Vườn đã áp dụng phương thức kết hợp giữa bảo
tồn và phát triển, do vậy đã hạn chế được nhiều vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng.
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Công tác nghiên cứu khoa học được Vườn quan tâm, nhất là công tác điều tra cơ bản và
xây dựng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Vườn đã thực
hiện một số chương trình giám sát tài nguyên đa dạng sinh học như giám sát quần thể
các loài tê giác, voi, chim nước, chim họ Trĩ, … Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày
càng được nâng cao về năng lực và kỹ năng công tác.
Các hoạt động như: trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao khoán
bảo vệ rừng cho các cộng đồng dân cư sống ven rừng … thuộc Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những địa điểm thực hiện mô hình thí
điểm giao khoán bảo vệ rừng theo chương trình PES (Chi trả dịch vụ môi trường rừng)
ở khu vực Cát Lộc với trên 17.000 ha rừng tự nhiên.
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
Theo dõi diễn biến hiện trạng đất ngập nước Ramsar – Bàu Sấu.
Theo dõi khả năng phục hồi loài cá sấu nước ngọt ở bàu Sấu.
Trồng sưu tập khoảng 100 loài tre ở VQG Cát Tiên.
Lập các ô tiêu chuẩn định vị theo dõi diên biến tài nguyên rừng.
Nghiên cứu quy luật diễn thế của các kiểu rừng tre nứa.
Vườn quốc gia Cát Tiên tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu,
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như AFD, IUCN, WWF, USFWS, FFI,

Birdlife International, CIFOR … hỗ trợ VQG Cát Tiên về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm
trong các hoạt động kết hợp bảo tồn và phát triển, bảo tồn các loài động thực vật hoang
dã, phát triển du lịch sinh thái.

23

CÔNG TÁC CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
VQG Cát Tiên đã thành lập 2 trung tâm cứu hộ gồm:
– Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng nguy cấp ở Đảo Tiên do Trung tâm cứu hộ linh
trưởng Monkey World (Anh) tài trợ.
– Trung tâm cứu hộ các loài gấu do Tổ chức Wildlife at Risk (WAR) và Free the Bear
tài trợ.
Các loài động vật được cứu hộ có nguồn gốc săn bắt trái phép từ các cơ quan chuyên
ngành hoặc do người dân chuyển giao, được các trung tâm tiếp nhận, chăm sóc, phục
hồi sức khỏe và tái thả vào rừng tự nhiên.
CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO TỒN
Vườn quốc gia Cát Tiên đã thành lập Trung tâm Du lịch Sinh thái và Giáo dục Môi
trường, để thực hiện công tác giáo dục truyền thông về môi trường, có các chức năng:
Thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái; Tổ chức các hoạt
động dịch vụ du lịch đón tiếp khách, tiếp thị du lịch. Kết hợp hoạt động du lịch với
tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái; Phối hợp với phòng
nghiên cứu khoa học và kỹ thuật biên soạn tài liệu giáo dục môi trường, tài nguyên
thiên nhiên của Vườn; Tổ chức phổ cập tài liệu liên quan đến giáo dục môi trường cho
giáo viên và học sinh vùng đệm; Hướng dẫn khách du lịch và thực hiện các nhiệm vụ
khác. Hạt Kiểm lâm và các trạm trực thuộc thường xuyên phối hợp với chính quyền
huyện, xã, thôn, ấp vùng đệm làm công tác giáo dục môi trường cho người dân địa
phương. Các cán bộ nhân viên của Vườn cũng là các tuyên truyền viên.
Các đối tượng tuyên truyền gồm 3 đối tượng. Tuỳ từng đối tượng để có biện pháp tuyên
truyền phù hợp.

– Học sinh và thày cô giáo vùng đệm: xây dựng các tài liệu về giáo dục môi trường, tổ
chức giảng dạy ngoại khóa, thi về tìm hiểu môi trường, tổ chức các câu lạc bộ xanh,
cung cấp vở cho học sinh, các vở này được in 4 trang bìa để kết hợp tuyên truyền.
– Chính quyền và cộng đồng người dân địa phương: tổ chức hội nghị vùng ven bàn về
công tác quản lý bảo vệ rừng, họp giao ban với các huyện giáp ranh, tổ chức các vụ xử
án lưu động. Xây dựng các chương trình phát thanh truyền hình ở các thôn, bản.
– Du khách: Trung tâm Du lịch Sinh thái và Giáo dục môi trường của Vườn làm nhiệm
vụ hướng dẫn và tuyên truyền cho du khách nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường và
bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học.

24

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Vườn quốc gia Cát Tiên đã vận dụng các dự án trong nước (dự án 661), và các dự án
quốc tế (dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn, dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát
Tiên) nhằm nâng cao đời sống người dân vùng đệm, giảm áp lực vi phạm vào tài
nguyên rừng.
Các hoạt động: Cung cấp giống cây trồng, vật nuôi; Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn;
Chuyển giao khoa học kỹ thuật như mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác nông nghiệp
cho bà con nông dân, tổ chức các đợt tham quan chéo để cho người dân học tập, trao đổi
kinh nghiệm sản xuất; tham gia công tác giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
người dân; khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống cho đồng bào dân tộc; …
Hiện nay Vườn quốc gia Cát Tiên đang tiếp nhận dự án phát triển du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Cát Tiên do WWF Đan Mạch tài trợ, đang phát triển các mô hình du lịch
cộng đồng cho 3 xã vùng đệm là Tà Lài, Đắc Lua và Nam Cát Tiên.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Các loại hình du lịch sinh thái
Các loại hình du lịch hiện nay: Đi bộ xuyên rừng (trekking), đi xe đạp, canô trên sông

Đồng Nai, xem thú ban đêm, xem chim, cắm trại để khám phá những kỳ bí của thiên
nhiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên khuyến khích tổ chức các tour du lịch gắn với các sự kiện hoặc
tổ chức các hoạt động nghiên cứu, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường như:
25

Khu dự trữ sinh quyển quốc tế Cát TiênHệ đất ngập nước Ramsar Bàu Sấu10Đặc điểm tự nhiên của Vườn quốc gia Cát Tiên12Đặc điểm xã hội của vùng đệm15Tài nguyên đa dạng sinh học17Công tác quản trị bảo vệ rừng22Công tác nghiên cứu và điều tra khoa học22Công tác cứu hộ cứu nạn động vật hoang dã hoang dã23Công tác giáo dục bảo tồn23Công tác phát triển cộng đồng24Phát triển du lịch sinh thái xanh ở Vườn quốc gia Cát Tiên25Những thuận tiện và khó khăn31Kết luận32PHẦN 3L ỜI NÓI ĐẦUVườn quốc gia Cát Tiên là khu rừng giàu về tính đa dạng sinh học, là nơi lý tưởngđể hành khách trong và ngoài nước đến du lịch thăm quan, học tập, điều tra và nghiên cứu. Việc thông tinquảng bá về Vườn quốc gia Cát Tiên cho hành khách là việc làm rất quan trọng. Vì vậybên cạnh việc chuyển tải những thông tin để cho hành khách hiểu về những giá trị phong phú sinhhọc của Vườn quốc gia Cát Tiên còn nhằm mục đích hoạt động, thuyết phục, giáo dục cộng đồngvề nghĩa vụ và trách nhiệm, ý thức bảo vệ khu rừng quý và hiếm vô giá này. Mặc dù việc tiếp thị những thông tin cho hành khách đã được Vườn quốc gia Cát Tiênquan tâm như tuyển dụng và huấn luyện và đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có kinh nghiệm tay nghề, tổ chứccác lớp huấn luyện và đào tạo cho những hướng dẫn viên du lịch, update những thông tin trên website, in ấn cácbrochue, tờ bướm nhưng có vẻ như vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu cho những hành khách trong vàngoài nước muốn tìm hiểu và khám phá về Vườn. Hơn nữa, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của Vườn quốc gia Cát Tiên từ trước đến naychưa có tài liệu thống nhất về những thông tin để trình làng cho hành khách. Mỗi hướng dẫnviên trình làng cho hành khách những nội dung thông tin khác nhau. Cũng có nhiều hướngdẫn viên lúng túng trước những câu hỏi của hành khách vì không hiểu được tài nguyên rừngcũng như những hoạt động giải trí của Vườn quốc gia Cát Tiên. Xuất phát từ mục tiêu trên, chúng tôi đã nỗ lực tổng hợp và update những kiếnthức và thông tin đã có sẵn nhằm mục đích giúp cho những hướng dẫn viên du lịch có tư liệu và dễ dàngtrong việc hướng dẫn hành khách đến thăm quan, nghiên cứu và điều tra tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên cũng cần quan tâm, để những buổi thuyết trình có hiệu suất cao, những hướng dẫn viên du lịch cầncó những dàn ý, bố cục tổng quan bài trình làng và kiểm soát và điều chỉnh liều lượng thông tin thích hợp để phùhợp với từng đối tượng người tiêu dùng hành khách. Việc liên tục tìm hiểu thêm và update những kiếnthức, thông tin cũng giúp cho những hướng dẫn viên du lịch có những bài trình làng mê hoặc vàphong phú. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong khi biên soạn, chắc như đinh không tránh khỏinhững thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những góp ý. PHẦN 1 GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮĐa dạng sinh học ( ĐDSH ) Theo Công ước DĐSH thì ĐDSH là sự phong phú và đa dạng của mọi khung hình sống có từ toàn bộ cácnguồn trong những HST trên cạn, ở biển và những HST dưới nước khác. Mọi tổ hợp sinh tháimà chúng tạo nên ĐDSH gồm có sự phong phú trong loài ( phong phú di truyền, hay còn gọilà phong phú gen ), giữa những loài ( phong phú loài ) và những HST ( phong phú HST ). – Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự phong phú của những gen và bộ gen trong mỗiquần thể và giữa những quần thể với nhau ; – Đa dạng loài là tần số và sự đa dạng chủng loại về trạng thái của những loài với nhau ; – Đa dạng HST là sự nhiều mẫu mã về trạng thái và tần số của những HST khác nhau. Từ 3 góc nhìn này, người ta hoàn toàn có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả 3 mức độ : Mức độ phân tử ( gen ), mức độ khung hình và mức độ HST ( IUCN, 1994 ). Rừng là gì ? Rừng là một hệ sinh thái gồm có quần thể thực vật rừng, động vật hoang dã rừng, vi sinh vậtrừng, đất rừng và những yếu tố môi trường tự nhiên khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vậtđặc trưng là thành phần chính có độ bao trùm của tán rừng từ 0,1 % trở lên. Rừng gồmrừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng ( pháp luật trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh : là rừngphải có độ tàn che từ 0,3 % trở lên ) ( Trích Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004 ). Rừng mưa nhiệt đới gió mùa, còn gọi là rừng thường xanhRừng ở vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn hơn 2000 mm, mùa khô không rõ ràng, Rừngcó đặc thù thường xanh, ưa ẩm. Cây thường cao trên 30 m, tầng không rõ ràng. Nhiềudây leo thân to, mập và thực vật phụ sinh thân gỗ cũng như thân cỏ. Nhịp điệu vật hậukhông rõ ràng. Đặc biệt điển hình nổi bật nhất của rừng mưa nhiệt đới gió mùa ẩm là tuyệt đại bộ phậnthực vật đều thuộc thân gỗ có kích cỡ lớn. Hơn nữa, đại đa số dây leo và một số ít thựcvật phụ sinh đều là thân gỗ. Rừng lá rộng nửa rụng lá, gọi tắt là rừng nửa rụng láLà rừng hỗn loài gồm những loài cây thường xanh và rụng lá theo mùa, trong đó, độ tànche của một trong 2 nhóm loài lớn hơn 25 % và nhỏ hơn 75 %. Rừng lá rộng rụng lá, gọi tắt là rừng rụng láTrong đó những loài cây rụng lá theo mùa chiếm hơn 75 % độ tàn che. Rừng hỗn giao gỗ tre nứaLà rừng trong đo những loài cây thuộc họ Tre nứa mọc lẫn với cây thân gỗ và cả 2 đều đạttiêu chuẩn thành rừng. Rừng tre nứaRừng trong đó những loài thuộc họ Tre nứa chiếm lợi thế dưới những dạng thuần loại hoặchỗn loại. Diễn thế rừngSự sửa chữa thay thế thế hệ rừng này bằng thế hệ rừng khác mà trong đó tổ thành loài cây caonhất là loài cây lợi thế sinh thái xanh có sự biến hóa cơ bản. Hiểu theo nghĩa rộng, diễn thếrừng là quy trình thay thế hệ sinh thái rừng này bằng hệ sinh thái rừng khác. Môi trường tự nhiênLà hàng loạt những điều kiện kèm theo tự nhiên bao quanh sinh vật, có tác động ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp đến sự sống sót và phát triển của sinh vật. Thành phần của môi trường tự nhiên gồm : – Các yếu tố vô cơ : nham thạch, đất, nước, không khí, … – Các yếu tố hữu cơ, thực vật, động vật hoang dã, nấm, vi trùng và con người. – Các yếu tố vật lý : nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, những nguồn nguồn năng lượng, … Các loại môi trường tự nhiên – Môi trường nước : ao hồ, sông ngòi, biển và đại dương ở những dạng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. – Môi trường không khí : gồm có lớp không khí bao quanh toàn cầu. – Môi trường đất : gồm có nhiều loại đất khác nhau. – Môi trường sinh vật : gồm có những loài thực vật, động vật hoang dã và vi sinh vật. Các sinh vậtcó thể sống trong môi trường tự nhiên sinh vật theo những hình thức như ký sinh, cộng sinh, bì sinh. Loài là đơn vị chức năng cơ bản để phân loại ; Là nhóm những sinh vật có những đặc trưng hình thái vàđặc điểm di truyền giống nhau, hoàn toàn có thể lai giống với nhau để cho đời sau hữu thụ. Mỗiloài thường có khu phân bổ địa lý sinh thái xanh nhất định. Loài địa phương là những loài có nguồn gốc địa phương, không phải mang từ nơi khác đến. Loài cây thông tư là loài cây mà sự xuất hiện của chúng hoàn toàn có thể phản ánh đặc thù của điềukiện khí hậu, đất đai và những đặc trưng của rừng. Hiện nay sử dụng thoáng đãng nhất là thựcvật chỉ thị điều kiện kèm theo đất đai như độ chua, nhiệt độ, độ mặn, … Bảo tồn in-situ là bảo tồn tại chỗ nguồn tài nguyên di truyền với cả hệ sinh thái nhưchúng hiện có trong vạn vật thiên nhiên. Bảo tồn ex-situ là bảo tồn nguồn gen trải qua việc gây trồng rừng tự tạo ở ngoàinơi sinh sống tự nhiên của loài. Bảo tồn nguồn gen là tổng hợp những giải pháp nhằm mục đích giữ gìn để không bị hủy hoại hoặcmất đi những đơn vị chức năng tác nhân di truyền phân bổ trên những thể nhiễm sắc của tế bào sinh vật, ưu tiên đặc biệt quan trọng những loài động, thực vật quý và hiếm có rủi ro tiềm ẩn tuyệt chủng. Bảo tồn nguồn gen cây rừng là bảo tồn những phong phú di truyền thiết yếu của những loài câyrừng nhằm mục đích Giao hàng cho công tác làm việc cải tổ giống trước mắt hoặc lâu dài hơn, tại chỗ hoặc nơikhác. Thực vật dị dưỡng là thực vật không có diệp lục, được phân thành : Thực vật hoạisinh, thực vật ký sinh. Thực vật tự dưỡng là thực vật có diệp lục, chúng được phân thành : – Thực vật tự đứng vững được một mình : cây gỗ lớn, cây bụi, cây thân cỏ. – Thực vật cần dựa vào cây khác : thực vật dây leo, thực vật quấn chặt thắt nghẹt câykhác, thực vật phụ sinh ( gồm cả thực vật phụ sinh có đặc thù nửa ký sinh ) Thực vật hoại sinh là những sinh vật dị dường sử dụng xác chết làm nguồn dinh dưỡng. Thực vật ký sinh là thực vật sống bám vào cây chủ, rễ của nó ăn vào trong thân câychủ để hút nước, chất dinh dưỡng của cây chủThực vật phụ sinh là những thực vật sống bám trên thân cây, vỏ cây gỗ, trên cây bụi, .. chúng chỉ lệ thuộc cơ giới mà không quan hệ dinh dưỡngvới cây chủ. Thực vật thắt nghẹt là thực vật thường mở màn bằng đời sống phụ sinh nhờ cây chủ, sau đó, nó phát triển mạng lưới hệ thống rễ ăn xuống đất vến tới tiêu à trở thành cây độc lập, tán lávà mạng lưới hệ thống rễ của nó liên tục phát triển can đảm và mạnh mẽ, ép chế, cạnh tranh đối đầu và tiến tới tiêu diệtcây chủ. Hệ sinh tháiHệ sinh thái xanh dùng để chỉ tập hợp, một đơn vị chức năng tự nhiên gồm có môi trường tự nhiên tự nhiên vớicác điều kiện kèm theo đặc trưng của những nhóm sinh vật. Môi trường tự nhiên có mối quan hệ chặtchẽ với nhau. Mối quan hệ biểu lộ qua cấu trúc dinh dưỡng xác lập và trao đổi vậtchất, nguồn năng lượng. Khí quyển, nước khí quyển, đá mẹ, đất có ý nghĩa như thể vật chất khởi đầu của hệ sinhthái. Còn thực vật, động vật hoang dã, vi sinh vật là cỗ máy biến hóa nguồn năng lượng và trao đổi vậtchất trong hệ sinh thái. Thành phần vô sinh khống chế và điều hòa sự sống sót của sinhvật. Sinh vật đóng vai trò điều hòa môi trường tự nhiên vô sinh. Xuất phát từ góc nhìn dinh dưỡng, hệ sinh thái gồm : – Sinh vật tự dưỡng : Là sinh vật có năng lực hấp thụ ánh sáng, sử dụng những chất vô cơđơn giản tạo nên chất hữu cơ. – Sinh vật dị dưỡng : Là sinh vật dinh dưỡng hầu hết bằng hợp chất hữu cơ ở cơ thểsống. – Sinh vật hoại sinh : Là sinh vật chỉ sinh sống bằng vật chất hữu cơ đã chết. Theo tính năng của những yếu tố sinh thái xanh, hệ sinh thái gồm : Thành phần vô sinh : Gồm những yếu tố và những điều kiện kèm theo lý hóa môi trường tự nhiên như khí hậu, lượng nước, ánh sáng, đất đai, và những hợp chất vô cơ hoặc những hợp chất hữu cơ ( Chất vôcơ : có chất khoáng. Chất hữu cơ : có cac bon ). Thành phần sinh vật : có 3 nhóm sinh vật chính : – Sinh vật sản xuất : Là những sinh vật tự dưỡng có năng lực tạo chất hữu cơ từ chất vôcơ đơn thuần của môi trường tự nhiên, như thực vật xanh, vi sinh vật, … – Sinh vật tiêu thụ : Là những sinh vật dị dưỡng không có năng lực tổng hợp chất hữucơ, mà chỉ sử dụng chất hữu cơ để làm nguồn dinh dưỡng, như những loài động vật hoang dã. + Sinh vật tiêu thụ cấp I : Bao gồm những loài sinh vật ăn cỏ. + Sinh vật tiêu thụ cấp II : Bao gồm những loài sinh vật ăn thịt ( Sinh vật ăn sinh vậtăn cỏ ) ; + Sinh vật tiêu thụ cấp III : Bao gồm những loài sinh vật ăn thịt ( Sinh vật ăn sinh vậtăn thịt ). Sinh vật phân hủy : Cũng là sinh vật dị dưỡng ( nấm, côn trùng nhỏ, động vật hoang dã không xươngsống, … ) Thành phần thực vật rừng – Thành phần cây gỗ : Đây là thành phần hầu hết của hệ sinh thái rừng. Thành phầncây gỗ trong rừng nhiệt đới gió mùa được chia thành 3 tầng : tầng vượt tán, tầng lợi thế sinh tháivà tầng dưới tán. Dựa vào thành phần và tỷ suất giữa những loài để chia ra rừng thuần loài vàrừng hỗn loài. Cây tái sinh : Là lớp cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dướitán rừng, chúng sẽ là đối tượng người dùng sửa chữa thay thế tầng cây gỗ phía trên. Tùy vào từng giai đoạnsinh trưởng khác nhau người ta chia lớp cây tái sinh thành những quá trình : cây mầm, câymạ và cây con ( hay cây non ). Cây mầm : một vài tháng tuổi ( tùy loài ). Cây mạ : từ mộtvài tháng đến 1 – 2 năm, chiều cao < 50 cm. Cây con ( cây non ) : Cây > 2 năm tuổi, chiềucao > 50 cm. – Thành phần cây bụi : Là những cây thân gỗ, tuy nhiên chiều cao không quá 5 m, phân cànhsớm. – Thành phần thảm tươi : Bao gồm những loài thực vật thân thảo ( không có cấu tạogỗ ), chúng thường sống dưới tán rừng .. – Thực vật ngoại tầng : Bao gồm những loài dây leo, thực vật phụ sinh … chúng mọckhông tuân theo một trật tự nào về khoảng trống, chúng không phân bổ ở những tầng cụthể nào. PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNTRUYỀN THUYẾT VỀ ĐỊA DANH CÁT TIÊNTrong kho tàng văn hoá của hội đồng người Mạ ở Tà Lài, vẫn còn lưu giữ một truyềnthuyết về tên gọi CÁT TIÊN.Ngày xửa rất lâu rồi, tại vùng núi phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng có môt chàng thợ sănngười Mạ, trong lúc đi săn anh ta nhìn thấy một khối trụ hình sắc tố sặc sỡ, lấp lánhtrông rất lạ mắt. Bản tính vốn hiếu kỳ nên chàng ta dương cung tên lên bắn vào khốihình trụ kỳ lạ đó, tự nhiên một dòng nước tuôn trào ra ầm ầm như dòng thác và đuổitheo chàng thợ săn. Chàng thợ săn hoảng sợ chạy như bay, còn thần nước thì tức giậncuồn cuộn đuổi bắt chàng thợ săn. Chàng càng chạy nhanh thì thần nước cũng chạynhanh theo và để lại nhiều vùng thác nước, lúc chàng chạy chậm thì nước đọng lạithành những bàu nước sâu, khi dừng lại thì nước đọng lại dưới chân chàng tạo thànhnhững hồ nước lớn. Trong khi đang đuổi bắt thì chàng thợ săn giật mình dừng lại, thần nước cũng dừng lại. Chàng trai Châu Mạ nhìn thấy rất nhiều tiên nữ đang đùa vui trên một bãi cát rộng mịnmàng bên một dòng suối, bên bờ từng đàn nai, hươu, tê giác nhởn nhơ gặm cỏ non, xaxa là bầy công đang xòe đuôi nhảy múa, những loài chim, bướm cũng thi nhau nhảy múa, những loài hoa thì đua nhau khoe sắc như ngày hội của núi rừng, khung cảnh thật là thầntiên thơ mộng hòa quyện thanh thản. Địa danh Cát Tiên hình thành từ đấy. Cát Tiên cónghĩa là nơi cư ngụ của những vị thần và những nàng tiên. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNTrong những năm quốc gia còn cuộc chiến tranh, Vườn quốc gia Cát Tiên là một phần căn cứđịa bảo đảm an toàn của cách mạng trong chiến khu D to lớn. Rừng bảo phủ che chở bộ độităng gia sản xuất. Các nhóm đồng bào dân tộc bản địa sinh sống trong rừng góp lương, tải đạncùng với bộ đội đánh thắng những đế quốc xâm lược. Rất may trong những năm chiếntranh, rừng Cát Tiên ít bị ảnh hưởng tác động bới chất độc hóa học. Sau khi tự do, rừng Cát Tiên được Sư đoàn 600 ( thuộc Bộ Quốc phòng ) tiếp quản. Nhiệm vụ của lực lượng quân đội là đóng quân tại chỗ, tăng gia sản xuất, làm kinh tếsau cuộc chiến tranh. Vào năm 1976, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm và thao tác tại Sư đoàn 600, Ngườiđã thấy tài nguyên quý giá của khu rừng và ý kiến đề nghị đưa vào list khu bảo tồn. Chủtrương này đã được chỉ huy Bộ Lâm nghiệp ( nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn ), chỉ huy Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và những ngành tính năng khẩn trươngthực hiện, triển khai tìm hiểu, quy hoạch, thiết kế xây dựng Luận chứng kinh tế tài chính kỹ thuật trìnhChính Phủ. Ngày 07/07/1978, Thủ tướng Chính Phủ có quyết định hành động số 360 / TTg về việc thành lậpKhu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên, thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đồngthời Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định hành động xây dựng Hạt Kiểm lâm Nam BãiCát Tiên làm trách nhiệm quản trị và bảo vệ khu bảo tồn, do một chiến sỹ Đại Úy là Hạttrưởng, với hơn 30 chiến sỹ là kiểm lâm viên. Năm 1986, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Ban quản trị khu rừng cấm NamCát Tiên. Cũng vào thời gian này, Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai có quyết định hành động di dờitoàn bộ lực lượng quân đội ra khỏi khu bảo tồn. Ngày 13/01/1992, Thủ tướng nhà nước có quyết định hành động số 08 / CT về việc xây dựng Vườnquốc gia Cát Tiên, trên cơ sở diện tích quy hoạnh của khu rừng cấm Nam Cát Tiên của tỉnh ĐồngNai và lan rộng ra diện tích quy hoạnh về phía tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước. Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính Phủ có quyết đinh số 38-1998 / QĐ-Ttg về việcchuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quảnlý. Hiện nay Vườn quốc gia Cát Tiên thường trực Tổng Cục Lâm nghiệp Nước Ta ( thuộcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ) CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNChức năng : Vườn quốc gia Cát Tiên có tính năng bảo tồn và hồi sinh tài nguyên thiênnhiên, phát triển và bảo vệ những hệ sinh thái tự nhiên, nghiên cứu và điều tra khoa học tích hợp vớimở rộng những hoạt động giải trí dịch vụ khoa học, học tập, thăm quan du lịch. Nhiệm vụ : – Bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, bảo tồn tính phong phú về loàivà nguồn gen động vật hoang dã, thực vật rừng, bảo vệ và phát triển những loài động thực vật đangcó rủi ro tiềm ẩn tuyệt chủng ; – Bảo vệ rừng đầu nguồn ship hàng khu công trình thủy điện Trị An ; – Tổ chức điều tra và nghiên cứu khoa học ship hàng trách nhiệm bảo tồn của Vườn và tổ chức triển khai những dịchvụ nghiên cứu và điều tra khoa học, học tập, thăm quan, du lịch ; – Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế thuộc nghành nghề dịch vụ bảo tồn vạn vật thiên nhiên và môitrường được Bộ giao ; – Thực hiện những chương trình tuyên truyền và giáo dục nhân dân địa phương về phápluật bảo vệ rừng và phát triển rừng để bảo vệ Vườn quốc gia ; – Cùng với chính quyền sở tại địa phương quy hoạch và tổ chức triển khai lại những điểm dân cư phù hợpvới nhu yếu và trách nhiệm quản trị, kiến thiết xây dựng Vườn, góp thêm phần không thay đổi và nâng cao đờisống nhân dân trong vùng ; – Tổ chức quản trị, sử dụng gia tài, vật tư, lao động, kinh phí đầu tư Nhà nước giao cho Vườnđúng mục tiêu và có hiệu suất cao. VÙNG ĐỆMVùng đệm có 2 loại : Vùng đệm rừng và đất lâm nghiệp là khoảng cách hiên chạy dọc bao quanh VQG Cát Tiênvới bề rộng ( giữa ranh giới VQG Cát Tiên và ranh giới số lượng giới hạn vùng đệm ) được tính 1 km, có diện tích quy hoạnh 64.875 ha trên địa phận của 4 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước vàĐắc Nông. Vùng đệm kinh tế tài chính xã hội là những hội đồng dân cư hiện đang sinh sống và nằm tiếp giápvới VQG Cát Tiên, được tính theo đơn vị chức năng hành chính là xã, có diện tích quy hoạnh 118.604 ha, baogồm 31 xã và 2 thị xã nằm trên địa phận của 8 huyện thuộc 4 tỉnh Đồng Nai, LâmĐồng, Bình Phước và Đắc Nông. KHU DỰ TRỨ SINH QUYỂN QUỐC TẾ CÁT TIÊNNgày 10/11/2001, Ủy Ban Quốc gia Con người và Sinh quyển ( MAB ) và Tổ chứcUNESCO đã công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 củathế giới. Ngày 30/6/2011, MAB / UNESCO đã lan rộng ra diện tích quy hoạnh Khu Dự trữ sinh quyểnCát Tiên về phía khu Bảo tồn vạn vật thiên nhiên và văn hóa truyền thống Vĩnh Cửu, có tên là Khu dự trữsinh quyển Đồng Nai. Khu dự trữ sinh quyển là gì ? Sinh quyển là lớp vỏ toàn cầu có những sinh vật sống trên đó, kể cả đại dương, ao hồ, sôngsuối, đất và phần dưới của phần khí quyển. Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, baogồm toàn bộ những hệ sinh thái nhỏ hơn có trên toàn cầu. Khu dự trữ sinh quyển là đại diện thay mặt mẫu của những hệ sinh thái trên toàn cầu, là thí nghiệmsống cho việc nghiên cứu và điều tra và giám sát những hệ sinh thái đem lại quyền lợi cho người dân, địaphương và quốc tếKhu dự trữ sinh quyển gồm 3 vùng : vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Các tính năng của khu DTSQ – Bảo tồn : Đóng góp vào việc bảo tồn phong phú cảnh sắc, hệ sinh thái loài và vốn gen ditruyền. 10 – Phát triển : Thúc đẩy phát triển kinh tế tài chính dựa trên cơ sở bền vững và kiên cố thiên nhiên và môi trường và văn hoá. – Trợ giúp : Nghiên cứu, giám sát, đào tạo và giảng dạy và giáo dục về bảo tồn và phát triển bền vữngđịa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. HỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC RAMSAR BÀU SẤUNgày 04/8/2005, Ban Thư ký công ước Ramsar quốc tế đã công nhận hệ đất ngập nướcBàu Sấu là vùng đất ngập nước quan trọng của quốc tế ( thứ 1499 ) ; Đồng thời là vùngđất ngập nước Ramsar thứ 2 của Nước Ta. Khu đất ngập nước Ramsar là gì ? ĐNN là những vùng đầm lầy, đất than bùn hoặc vực nước tự nhiên hay tự tạo, thườngxuyên hay trong thời điểm tạm thời, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả vùng biểncó độ sâu không vượt quá 6 m khi triều thấp ” ( Ramsar, 2/1971 ). “ Công ước về những vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt quan trọng như là nơi cư trú củacác loài chim nước ” ( Ramsar, Iran, 1971 ) ký ngày 2/2/1971 tại thành phố Ramsar củanước Iran ( do vậy còn gọi là công ước Ramsar ), có hiệu lực thực thi hiện hành từ năm 1975. Tính đến ngày31 / 7/1997, đã có 881 vùng ĐNN, chiếm khoảng chừng 62,8 triệu ha của 101 quốc gia đã đượcđưa vào list Ramsar. Các tính năng của vùng đất ngập nước – Chức năng kiểm soát và điều chỉnh : Nạp và tiết nước ngầm ; đổi khác và trấn áp dòng chảy ( lũ ) ; giữ những chất bồi lắng, những chất độc tố ; vô hiệu, biến hóa chất hữu cơ ; biến hóa những bon ; xuất khẩu hiệu suất ; phong phú, đa dạng và phong phú sinh vật ; sinh sản của sinh vật ; di cư và trúđông của sinh vật. – Chức năng mang tải : Là nơi nghỉ ngơi, du lịch thăm quan, vui chơi và huấn luyện và đào tạo, nghiên cứu và điều tra khoahọc. – Các công dụng sản xuất : Cung cấp thực phẩm và tài nguyên di truyền. Đặc biệt năngsuất của hệ sinh thái ĐNN rất cao, nhất là cá nước ngọt. – Các tính năng thông tin : Các nghiên cứu và điều tra và nhìn nhận cho thấy hệ sinh thái ĐNN khuNam Cát Tiên phân phối được những tiêu chuẩn của Công ước Ramsar. Các giá trị của hệ ĐNN Vườn Quốc gia Cát Tiên – Giá trị sinh thái xanh, thiên nhiên và môi trường và đa dạng sinh họcVườn Quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực miền Đông Nam bộ, có địa hình đất thấp, vừa11là một trong ba vùng chim đặc hữu của Nước Ta, đồng thời vừa là điểm quan trọng đểbảo tồn những loài chim nước. Trong số những loài chim nước bị rình rập đe dọa toàn thế giới ở những mứcđộ khác nhau đã ghi nhận ở Vườn Quốc gia Cát Tiên có ngan cánh trắng ( Cairinascutulata ), quắm cánh xanh ( Pseudibis davisoni ), già đẩy ja va ( Leptoptilos javanicus ). Đồng thời ở đây còn có loài cá sấu xiêm ( Crocodylus siamensis ) bị rình rập đe dọa toàn thế giới, trước đây có ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, nay hầu hết đã bị tuyệt chủng và đang đượckhôi phục lại bằng việc thả cá sấu nuôi vào ĐNN Bàu Sấu sau khi đã đào tạo và giảng dạy phụchồi bản năng và kiểm tra ADN thuần chủng. – Giá trị về mặt kinh tế tài chính và xã hộiĐiều tiết và cung ứng nguồn nước ( cả lượng lẫn chất ) cho hơn 15 triệu người dân sinhsống và sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản, dọc hạ lưu sông Đồng Nai và xung quanhVQG, đặc biệt quan trọng là phân phối nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An. Ngoài ra, ĐNN còn cung ứng nguồn lợi kinh tế tài chính từ những bàu, suối, sông ở Vườn Quốc gia. Trước đây, khi chưa xây dựng Vườn Quốc gia, người dân địa phương sống bằng nguồnlợi cá để làm thực phẩm và bán. – Giá trị điều tra và nghiên cứu khoa học : ĐNN là địa phận luôn mê hoặc những nhà nghiên cứu, tò mò những huyền bí về thế giớithiên nhiên và sinh vật như khu hệ động thực vật thủy sinh, những loài chim nước, cá, mốiquan hệ tương hỗ giữa hệ sinh thái cạn và hệ sinh thái ĐNN, … – Giá trị về cảnh sắc, giáo dục, du lịch : ĐNN là khu vực lý tưởng để tổ chức triển khai du lịch sinh thái xanh, vui chơi, nghỉ ngơi cho du kháchtrong và ngoài nước, như Bàu Sấu, Bàu Chim, thác Trời, thác Bến Cự, cây Si, du lịchdọc sông Đồng Nai, … Một số đặc thù khu đất ngập nước Bàu Sấu – Tính chất ngập nước và ngập nước theo mùa tạo nên hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt ( swamp ) nổi bật với những loài thực vật đặc trưng và động vật hoang dã sống trong đó ( động vậtthủy sinh, cá, chim, thú, … ). Sự giao lưu giữa mạng lưới hệ thống sông, suối mùa mưa lũ và cácbàu nước trong vùng, ven sông, suối tạo sinh cảnh phong phú cho những loài động vật hoang dã hoangdã. – Vào mùa mưa lũ, nước từ sông Đồng Nai đổ vào Vườn, làm tăng diện tích quy hoạnh ĐNN, tăngvùng cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, tạo thuận tiện cho những loài động vật hoang dã thủy sinh thôngthương trong thiên nhiên và môi trường và trao đổi chất, là điều kiện kèm theo thiết yếu để những loài động thựcvật thủy sinh tồn tại và phát triển ; – Mùa mưa lũ làm tăng diện tích quy hoạnh ĐNN tạo nhiệt độ lớn tại những vùng ngập và duy trì độ ẩm12cao trong mùa khô hạn lê dài, giúp cho sự sống sót và phát triển của những loài động vật hoang dã, thực vật sống ven bàu. Sau mùa ngập, ở ven vùng Bàu Sấu, những trảng cỏ ven bàu pháttriển mạnh là nguồn thức ăn của loài bò tót, nai, heo rừng, … ; Vùng cỏ tốt ven bàu vàcác trảng cỏ trong mùa khô là nơi kiếm ăn của công ; Vùng ĐNN trong mùa mưa hoặckhô là nơi cung ứng thức ăn ( cá ) cho những loài chim nước ; Các loài thực vật như mây, trephát triển là sinh cảnh của loài tê giác việt nam. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNVi trí địa lýTrụ sở Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cáchTPHCM khoảng chừng 150 km theo quốc lệ 20. Trên đường đi từ TPHCM – Đà Lạt đến km125 ( Thị trấn Tân Phú ), rẽ trái có con đường dài 24 km dẫn đến trụ sở Vườn quốc giaCát Tiên. Diện tích : 71.350 ha. Tọa độ địa lý : 11 o20 ’ 50 ’ ’ – 11 o50 ’ 20 ” độ vĩ Bắc107o09 ’ 05 ” – 107 o35 ’ 20 ” độ kinh ĐôngPhạm vi ranh giới : Phia Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Bình Phước. Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La NgàPhía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai, giáp tỉnh Lâm ĐồngPhía Đông giáp với Khu bảo tồn vạn vật thiên nhiên và văn hóa truyền thống Vĩnh Cửu, Đồng NaiCác kiểu địa hình – Kiểu địa hình núi cao sườn dốc : Chủ yếu ở phía Bắc Vườn quốc gia Cát Tiên. Độ caoso với mặt nước biển từ 200 – 600 m, độ dốc 15-20 0, có nơi trên 300. Địa hình là cácdạng sườn dốc, phân bổ giữa thung lũng sông, suối và dạng địa hình phẳng phiu. Mứcđộ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của những suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai. – Kiểu địa hình trung bình, sườn ít dốc : Ở phía Tây Nam Vườn quốc gia Cát Tiên. Độcao so với mặt nước biển từ 200 – 300 m, độ dốc 15 – 20 0. Độ chia cắt cao. Đây là vùngthượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đắk Lua, Đa Tapok, … Kiểu địa hình đồi thấp, phẳng phiu : Ở phía Đông Nam VQG Cát Tiên. Độ cao so vớimặt nước biển 130 – 150 m, độ dốc 5-70. Độ chia cắt thưa. 13K iểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ : Độ cao sovới mặt nước biển 130 m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Naiphía Tây Bắc Vườn, từ khu vực giáp ranh Bình Phước – Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộngkhoảng 1.000 m. Kiểu địa hình thếm suối xen kẽ với hồ đầm : Độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130 m, như những Bàu Cá, bàu Chim, Bàu Sấu, … Địa chất Thổ nhưỡngTrước kỷ Đệ Tứ, nền địa chất được phủ một lớp tràm tích kiểu đặc trưng bởi đá phiếnthạch sét. Sau kỷ Đệ Tứ lại được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi đắp lêntrên nền đá phiến thạch sét. Tiếp sau đó là hoạt động giải trí của núi lửa phủ lấp một lớp bazan. Cùng với quy trình phun trào, phủ lấp là quy trình bào mòn, bồi tụ tạo nên một lớp phùsa suối, phù sa sông. Trải qua nhiều quy trình phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ tạo nên nền địa chất xen kẽ nhau khá phức tạp. Vườn quốc gia Cát Tiên có những loại đất : – Đất Feralit phát triển trên đá bazan ( Fk ), chiếm nửa diện tích quy hoạnh của Vườn, phân bổ khuphía Nam. – Đất Ferlit phát triển trên đá cát ( Fq ), phân bổ ở phía Bắc, dọc thượng nguồn sôngĐồng Nai. – Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ ( Fo ) chiếm 10 % tổng diện tích quy hoạnh Vườn, đa phần ởphía Bắc. – Đất Feralit phát triển trên đá sét ( Fs ), chiếm khoảng chừng 8 % tổng diện tích quy hoạnh Vườn, phân bốở phía Nam. Khí hậuVườn quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm : 25,40 C.Nhiệt độ cực lớn : 30,80 C.Nhiệt độ cực tiểu 21,30 C.Lượng mưa trung bình năm : 2.185,6 mm. Lượng mưa lớn nhất : 2.894 mmĐộ ẩm trung bình : 83,6 %. Độ ẩm thấp nhất : 56,2 % 14C ó 2 mùa mưa rõ ràng, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa : Từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa cao nhất là 7, 8, 9. Mùa khô : Tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3T hủy vănSông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên phủ bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông Vườnquốc gia Cát Tiên, chiều dài khoàn 90 km. Sông rộng trung bình khoảng chừng 100 m. Lưulượng nước trung bình khoảng chừng 405 m3 / giây. Mực nước cao nhất 8,03 m. Mực nước trungbình 5 m. Mùa kiệt 2 – 3 m. Ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến TàLài, thuyền máy hoàn toàn có thể đi lại được. Trong Vườn quốc gia Cát Tiên có nhiều hệ suối lớn, nhỏ : − Đaleh, Đa R’soui, Đa M’Bri ( khu vực Lộc Bắc ). − Đa Dim bo, Đa Thai, Đa Ce Nac, Đa Nhor ( khu vực Cát Lộc ). − Đa Louha, Đa Bitt, Đa Bao, Đa Tapoh, Đa Samath ( khu vực Nam Cát Tiên ). Các hệ suối đều chảy ra sông Đồng Nai. Toàn bộ diện tích quy hoạnh của Vườn quốc gia Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện TrịAn. Phần phía Nam của Vườn là lưu vực tiếp giáp hồ. Do địa hình tương đối phẳng phiu, lượng mưa nhiều nên thường gây ngập úng nhất làkhu vực suối Đắc Lua. Trên những hệ suối chính thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và cácsuối nhánh, 1 số ít suối nhỏ, ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong cácchân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích quy hoạnh khá lớn khu vựckhá phẳng phiu ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ bàu có diện tích quy hoạnh nước ngập khoảng chừng 2.500 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng chừng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây cũng là nơi sâu nhất của những bàu : Bàu Cá, Bàu Sấu, BàuChim, … Đặc điểm thủy văn của Vườn quốc gia Cát Tiên gồm có sông, suối, thác, ghềnh, thunglũng, bàu, đầm lầy và những vùng bán ngập nước đều hiện hữu ở Vườn quốc gia Cát Tiênlàm tăng giá trị về đa dạng sinh học và tôn tạo cảnh sắc vạn vật thiên nhiên của Vườn quốc giaCát Tiên. ĐẶC ĐIỂM Xà HỘI CỦA VÙNG ĐỆMTình hình dân số kinh tế tài chính của địa phương vùng đệm có tác động ảnh hưởng rất lớn đến việcquản lý, bảo vệ tài nguyên vạn vật thiên nhiên của Vườn. Các nhu yếu sử dụng lâm sản, tập15quán sống dựa vào rừng còn cao, do vậy dẫn đến những hình thức vi phạm như phá rừnglàm rẫy, lấn chiếm đất rừng, săn bắt, bẫy chim thú rừng, khai thác lâm sản, … Dân tộcThành phần dân tộc bản địa trong khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên có hơn 30 dân tộc bản địa khác nhau, tuy nhiên người Kinh vẫn chiếm đại đa số. Theo số liệu tìm hiểu năm 2002, trong vùngđệm và vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên có người Kinh ( 67,1 % ) ; Tày ( 11,1 % ) ; Nùng ( 8,1 % ) ; H’Mông ( 1,1 % ), Dao ( 1,3 % ) ; S’tiêng ( 2,3 % ) ; Châu Mạ ( 6,2 % ) ; Hoa ( 1,1 % ) ; Châu Ro ( 0,1 % ) ; Mường ( 0,7 % ) ; Ê đê ( 0,001 % ) ; dân tộc bản địa khác ( 0,001 % ). Nhóm dân tộc bản địa địa phương là Châu Mạ và S’Tiêng. Sự phong phú hội đồng những dân tộc bản địa với những truyền thống cuội nguồn văn hoá khác nhau đangchứa đựng một kho tàng to lớn những kỹ năng và kiến thức địa phương. Ngoài những giá trị to lớn về tài nguyên vạn vật thiên nhiên, sự nhiều mẫu mã về dân tộc bản địa, Vườnquốc gia Cát Tiên còn có giá trị về mặt lịch sử dân tộc và văn hoá. Trong thời hạn kháng chiếnchống Pháp, nổi tiếng với nhà ngục Tà Lài. Trong thời hạn chống Mỹ nơi đây từng làchiến khu D, nơi đóng quân của Trung ương Cục Miền Nam, nơi trực tiếp lãnh đạoquân và dân miền Đông kháng chiến chống Mỹ. Văn hoáKhu vực Vườn quốc gia Cát Tiên còn giữ được di chỉ của nền văn hoá cổ. Tuy những nhàkhoa học chưa xác lập được niên đại và gia chủ, nhưng một số ít nhà khoa học tạm gọilà di chỉ văn hóa truyền thống Óc eo, đã từng một thời hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VIIsau công nguyên. Bộ ngẫu tượng Linga và Yoni ở Cát Lộc có size lớn nhất ở ViệtNam lúc bấy giờ. Khu vực di chỉ rộng khoảng chừng 10 ha ở dọc sông Đồng Nai, là khu di tích lịch sử văn hoá, đã đượcBộ Văn hoá tin tức xếp hạng. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch chokhai quật và trùng tu lại những đền thờ nhưng do hạn chế về kinh phí đầu tư, kinh nghiệm tay nghề cũngnhư về năng lượng phong cách thiết kế, do vậy những khu công trình lúc bấy giờ đang đợi quan điểm chỉ huy của BộVăn hoá tin tức và tìm kiếm nguồn ngân sách để trùng tu. Các mẫu sản phẩm khai quậtđược gồm có nhiều lá vàng in hình những thần Venus, thần Silva, … và những đồ gốm chứngtỏ một thời hưng thịnh của Vương quốc Phù Nam cổ. Việc khai thác di chỉ và xác địnhcác niên đại, nguồn gốc, nguồn gốc của di chỉ, nguồn gốc của những vật tư kiến thiết xây dựng, … đang được những nhà khoa học điều tra và nghiên cứu. Các liên hoan – Lễ hội đâm trâu : giống như nhiều dân tộc thiểu số sống vùng Tây Nguyên, liên hoan đâmtrâu là một nét hoạt động và sinh hoạt văn hoá của người S’tiêng và Châu Mạ. Lễ hội này có tính chất16ăn mừng và để tế thần. Trong liên hoan nhất thiết phải có trâu, ngoài những còn có những con vậtkhác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần. – Lễ quay đầu trâu : đây là tiệc tùng bộc lộ nét đẹp riêng của người S’tiêng. Qua liên hoan thểhiện niềm tin tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách nát giữa những cá thể trong cộngđồng. Hàng năm nếu gia chủ muốn giúp sức, chúc mừng một người trong gia tộc hoặcbất kỳ một người nào mà họ quý trọng, thì họ sẽ cung ứng hàng loạt lễ vật để làm lễ quayđầu trâu cho người được chọn. Trong tiệc tùng họ lấy máu những con vật phết lên vật phẩm trongnhà với ý niệm cầu mong thần linh phù hộ cho mái ấm gia đình làm ăn phát đạt. – Lễ mừng lúa mới : được tổ chức triển khai tiếp tục sau mỗi vụ mùa. Trong liên hoan chỉ cầnmột con vật bất kể, liên hoan này được tổ chức triển khai để cảm ơn những thần linh đã giúp sức cho mộtvụ mùa no đủ. – Lễ hội cồng chiêng : đây là tiệc tùng của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, được tổ chức triển khai vào bất kể khi nào trong năm khi có dịp. Nhiều phong tục tập quán cũng gắn liền với sự sống sót của rừng, ví dụ điển hình như phongtục san sẻ mẫu sản phẩm săn bắn, giúp nhau khai thác gỗ làm nhà, sử dụng dược thảo từrừng để chữa bệnh, vào rừng khai thác lương thực, thực phẩm lúc giáp hạt v.v… Rừngnhư một yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển những phong tục tập quán, nhữngtruyền thống văn hoá, những phẩm chất đạo lý tốt đẹp của hội đồng. TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌCVườn quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng địa lý sinh học từ vùng cao nguyên NamTrường Sơn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên đã quy tụ được những luồng hệthực vật, hệ động vật hoang dã nhiều mẫu mã, phong phú. đặc trưng cho những hệ sinh thái rừng, hệ thựcvật và hệ động vật hoang dã rừng của những tỉnh miền Đông Nam Bộ Nước Ta. Các kiểu rừng đặc trưng là rừng lá rộng thường xanh, rừng bán thường xanh với thành17phần những loài cây gỗ thuộc họ Dầu ( Dipterocarpus ), họ Đậu ( Fabaceae ) và họ BằngLăng ( Lythraceae ). Hệ thực vậtHiện nay đã thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch, của 75 bộ, 162 họ, 724 chi. Các nhóm thực vật : – Cây gỗ lớn : 176 loài ( chiếm 11 % tổng số loài đã biết ) – Cây gỗ nhỏ : 335 loài ( chiếm 20,7 % ) – Cây bụi : 345 loài ( 21,3 % ) – Thảm tươi : 318 loài ( 19,7 % ) – Thực vật phụ sinh, ký sinh : 143 loài ( 8,8 % ) – Khuyết thực vật : 62 loài ( 3,8 % ). Các loài cây quý và hiếm ( nguồn gen quý và hiếm ) : 38 loài, 13 họ. Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu địa phương : 20 loài, 11 họ. Các nhóm cây có giá trị kinh tế tài chính : – Nhóm cây gỗ : 511 loài, trong đó có 176 loài cây gỗ lớn, chiếm 1 % tổ thành số lượngcá thể những loài cây gỗ. Nhóm I : 12 loài, thuộc 4 họ, như Gõ đỏ ( Afzelia xylocarpa ), Chi Cẩm lai ( Dalbergia spp. ) 6 loài, Giáng hương ( Pterocarpus macrocarpus ), Gõ mật ( Sindorasiamensis ), Kim giao ( Decussocarpus fleuryi ), Cẩm thị ( Diospyros maritiama ), Trầmhương ( Aquilaria crassna ). Nhóm II : 4 loài, thuộc 4 họ, chiếm 0,3 % như Cẩm xe ( Xylia xylocarpa ), Sao đen ( Hopea odorata ), Vắp ( Mesua floribunda ), Đinh ( Markhamia stipulata ). Nhóm III : 13 loài, 7 họ, chiếm 15,2 % ; Nhóm IV chiếm 11 % ; Nhóm V chiếm4, 5 % ; Nhóm VI chiếm 10 % ; Nhóm VII + VIII chiếm 58 %. – Nhóm cây dược liệu : có khoảng chừng trên 550 loài, thuộc những dạng cây gỗ, cây bụi, cây xanh, dây leo, khuyết thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh, … Trong đó có một sốlượng thành viên loài lớn và thuốc có giá trị như Thiên niên kiện ( Homanolonema occulta ), Sâm nam ( Dracaena cochinchinensis ), Chi Ngũ gia bì ( Schefflera ), Cam thảo dây ( Abrus mollis ), Chi Mã tiền ( Strychnos ), Bàm bàm dây ( Entada pursaetha ), Sa nhân ( Amomum xanthoides ), Chi Kim cang ( Smilax ), Chi Dứa dại ( Pandanus ), … 18 – Nhóm hoa lá cây cảnh : có khoảng chừng 260 loài, trong đó có 133 loài thuộc họ Lan ( Orchidaceae ). – Nhóm cây ăn quả : có khoảng chừng 24 loài. – Nhóm cây rau xanh : có khoảng chừng 20 loài. Các kiểu rừng – Rừng lá rộng thường xanh : lợi thế là những loài cây gỗ thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae ) như : dầu rái ( Dipterocarpus alatus ), dầu lông ( Dipterocarpus intricatus ), cẩm lai bà rịa ( Dalbergia bariensis ), cẩm lai vú ( Dalbergia mammosa ), gõ đỏ ( Afzelia xylocarpa ), giáng hương ( Pterocarpus macrocarpus ), … – Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá : thành phần những loài cây gỗ rụng lá trong mùakhô như : bằng lăng ( Lagerstroemia calyculata ), tung ( Tetrameles nudiflora ), râm ( Anogeissus acuminata ), … – Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa : đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh vànửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. – Rừng tre nứa thuần loại : đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phálàm nương rẫy bỏ hoang hoá, những loài tre nứa xâm nhập và phát triển. – Thảm thực vật đất ngập nước : Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ đất ngập nước khá phongphú, nằm ở khu TT của khu Nam Cát Tiên, có diện tích quy hoạnh rộng khoảng chừng hơn 3.000 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng chừng 100 – 150 ha vào mùa khô. Đây là nơi sâu nhất củacác bàu như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá. Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnhthích hợp của loài cá sấu xiêm, những loài động thực vật thuỷ sinh, những loài chim nước, cácloài cá nước ngọt, những loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khôhàng năm. Hệ động vậtKhu hệ động vật hoang dã của Vườn quốc gia Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ độngvật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ ngặt nghèo với Tây Nguyên, điểnhình là những loài thú móng guốc như Heo rừng ( Sus scrofa ), Cheo cheo ( Tragulusjavanicus ), Hoẵng ( Muntiacus muntjak ), Bò tót ( Bos gaurus ), Nai ( Cervus unicolor ) vàlà một trong những vùng của Nước Ta hoàn toàn có thể quan sát được nhiều thành viên bò tót. 19 – Côn trùng : đã tìm hiểu được 751 loài, 68 họ, 9 bộ. Trong đó có 457 loài bướm, nhiểuloài quý và hiếm như Bọ Cánh Cứng, càng tôm ( Cheirotonus macleayi ), bọ ngựa thôngthường ( Mantis religiosa ), Bướm phượng cánh kiếm ( Pathysa antipathes ), Bướmphượng cánh sau vàng ( Troides helena cerberus ), … Các nhóm côn trùng nhỏ khác ( bộ CánhVảy, bộ Cánh Giống, … ) đã thu được mẫu nhưng đa phần chưa định danh vì thiếu tài liệuvà thiếu chuyên viên. – Cá : gồm 159 loài thuộc 28 họ, trong đó có một loài nằm trong sách đỏ IUCN ( cá mơnhay còn gọi là cá rồng ), 8 loài nằm trong sách đỏ Nước Ta như cá chiên ( Bagariusbagarius ), cá lóc bông ( Ophiocephalus micropeltes ), cá rồng ( Scleropages formosus ), cá may ( Gyrinocheilus aymonieri ), Cá duồng bay ( Cosmochilus harmandi ) … Nhiềuloài cá lớn có giá trị kinh tế tài chính như cá lăng bò ( Bagarius spp. ), cá lăng nha ( Mystusnemurus ), cá lóc bông ( Channa micropeltes ), … – Lưỡng thê : gồm 41 loài thuộc 6 họ và 2 bộ trong đó có 3 loài có tên trong sách đỏ ViệtNam. – Bò sát : gồm 80 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 18 loài có tên trong sáchđỏ Nước Ta như cá sấu xiêm ( Crocodylus siamensis ), trăn gấm ( Python reticulatus ), trăn đất ( Python molurus ), … có 9 loài có tên trong sách đỏ IUCN như Rùa hộp lưngđen ( Cuora amboiensis ), Rùa núi vàng ( Indotestudo elongata ), Cua đinh ( Trionyxcartilagineus ), Cá sấu nước ngọt ( Crocodylus siamensis ) Các loài bò sát, lưỡng cư đặc hữu là Thạch sùng ngón vằn sống lưng ( Cyrtodactylusirregularis ), Cóc mắt trung gian ( Megophyrys intermedius ), Nhái bầu trung bộ ( Microhyla annamensis ). Chương trình phục sinh cá sấu nước ngọt ngoài tự nhiên ở Bàu Sấu là chương trìnhđược thực thi thử nghiệm tiên phong ở Nước Ta và trên quốc tế. Đến nay, trong bước đầu đãthành công minh việc phát hiện nhiều thành viên cá sấu con. Chương trình được triển khai từnăm 2001, Vườn đã thả 60 con cá sấu trưởng thành sau khi đã kiểm tra ADN và huấnluyện phục sinh bản năng tự nhiên như bắt mồi, đẻ trứng, nuôi con, … Hiện nay qua kếtquả giám sát đã phát hiện có nhiều cá sấu con. – Chim : gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 31 loài quí hiếm có tên trongsách đỏ Nước Ta và có 15 loài có tên trong sách đỏ IUCN. Ở Cát Tiên có loài gà so cổhung ( Arborophila davidi ) là loài quí hiếm của Nước Ta, từ lâu không Open, cácnhà khoa học cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng nhưng đến năm 1997 lại phát hiện loàinày tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Các loài chim trĩ, những loài chim hồng hoàng, những loàichim ăn thịt được quốc tế chăm sóc bảo vệ, còn số lượng loài và số lượng thành viên đangđược bảo vệ tốt ở Vườn quốc gia Cát Tiên. 20C ác loài chim quý và hiếm như : Hạc cổ trắngCiconia episcopusCôngPavo muticusMỏ rộng đenCorydon sumatranusGià đẩy ja vaLeptoptilos javanicusCò lao ấn độMycteria leucocephalaLe khoang cổNettapus coromandelianusGà lôi hông tíaLophura diardiGà tiền mặt đỏPolyplectron germainiDù dì phương đôngKetupa zeylonensisYến hàngAerodramus fuciphagusSả mỏ rộngPelargosis capennisHồng hoàngBuceros bicornisMỏ rộng xanhPsarisomus dalhousiaeĐuôi cụt bụng vằnPitta elliottiCú lợn rừngPhodinus badiusNiệc mỏ vằnRhyticeros undulatusCò á châuEphippiorhynchus asiaticusGà so cổ hungArborophilia davidiCò quăm cánh xanhPseudibis davisoniNgan cánh trắngCairina scutulataNhóm chim đặc hữu ở Nước Ta có 10 loài thì ở VQG Cát Tiên có 2 loài. Gà so cổ hungArborophyla davidiGà tiền mặt đỏPolyplectron germainiCác loài chim trong họ Trĩ ( Phasianidae ) là đối tượng người tiêu dùng được quốc tế chăm sóc bảo vệ, cósố loài và số thành viên đáng kể hiện còn ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Loài Gà so cổ hung ( Arborophila davidi ) là loài quý và hiếm của Khu vực Đông Nam Á và ViệtNam được phát hiện vào năn 1927 ở Bu Kroai ( tỉnh Bình Phước ). Sau đó không cóthông tin nào về loài này, người ta xem nó như đã bị tuyệt chủng. Đến năm 1991, cácnhà khoa học đã phát hiện loài này còn xuất hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Các loài chim ăn thịt đã ghi nhận được hơn 30 loài như Ó cá ( Pandion haliaetus ), Diềuhâu ( Milvus migrans ), Diều đầu trắng ( Circus spilonotus ), Cắt nhỏ bụng hung ( Microhierax caerulescens ), Đại bàng bụng hung ( Hieraeatus kienerii ), … Các loài chim liên tục sống ở những vùng đất ngập nước đã thống kê được hơn 60 loài. Đặc biệt hàng năm những loài chim di trú ( gồm có những loài di trú vào mùa đông, loàibay qua khu vực trong lúc di cư, và loài đến trong mùa sinh sản ) đến ngày càng nhiều21như Mòng két mày trắng ( Anas querquedula ), Gà lôi nước ( Hydrophasianus chirurgus ), Te vàng, Dô nách, Óc cau ( Glareola maldivarum ), Diều đầu trắng ( Circus aeruginosus ), Diều mướp ( Circus melanoleucos ) … – Thú : gồm 103 loài thuộc 29 họ, 11 bộ. Trong đó có 39 loài có tên trong sách đỏ ViệtNam và 24 loài có tên trong sách đỏ IUCNCác loài thú quý hiếmTê tê ja vaCu li nhỏKhỉ mặt đỏKhỉ đuôi lợnVoooc bạcChà vá chân đenVượn đen má vàngChó sóiGấu chóGấu ngựaBò tótHổBáo lửaBáo gấmBáo hoa maiVoi châu áCheo cheo nam dươngCầy mựcManis javanicaNycticebus pygmaeusMacaca arctoidesMacaca leoninaTrachypitecus cristatusPygathrix nigripesHylobates gabriellaeCuon alpinusUrsus malayanusSelenarctos thibetanusBos gaurusPanthera tigrisCatopuma temminckiiPardofelis nebulosaPanthera pardusElephas maximusTragulus javanicusArctictis binturonLoài tê giác Nước Ta ( Rhinoceros sondaicus annamiticus ), là phân loài của tê giácjava, đã bị săn bắn trái phép được phát hiện vào cuối tháng 4/2010 hoàn toàn có thể đã bị tuyệtchủng. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNGMục đích của công tác làm việc quản trị bảo vệ nhằm mục đích giữ gìn tính đa dạng sinh học và thiênnhiên hoang dã cho những thế hệ tương lai. Đây là việc làm rất quan trọng và thiết yếu vìnhững khu rừng như Vườn quốc gia Cát Tiên không còn nhiều ở Nước Ta và trên thếgiới. Môi trường tự nhiên của Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi cư trú tuyệt vời cho nhiều loàiđộng thực vật, Nhiều loài động thực vật hiện có ở Vườn quốc gia Cát Tiên không thể22tìm thấy ở bất kể nơi nào trên quốc tế, vì chúng rất quý và đang bị rình rập đe dọa cao. Kiểm lâm có hơn 100 người, là lực lượng hầu hết đảm nhiệm công tác làm việc quản trị bảo vệrừng. Lực lượng kiểm lâm đóng ở những trạm và đội cơ động có trách nhiệm tuần tra, theodõi việc triển khai những pháp luật của Vườn. Những người vi phạm những lao lý củaVườn sẽ bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp lý. Trong những năm qua lực lượng kiểm lâm luôn được tăng cường năng lượng và cải thiệnđời sống và điều kiện kèm theo thao tác. Mối quan hệ giữa lực lượng kiểm lâm và chính quyềnđịa phương ngày càng được củng cố. Tình hình quản trị bảo vệ rừng trong những nămqua ngày càng được trấn áp ngặt nghèo. Vườn đã vận dụng phương pháp phối hợp giữa bảotồn và phát triển, do vậy đã hạn chế được nhiều vụ vi phạm quản trị bảo vệ rừng. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCông tác nghiên cứu và điều tra khoa học được Vườn chăm sóc, nhất là công tác làm việc tìm hiểu cơ bản vàxây dựng cơ sở tài liệu để làm cơ sở cho công tác làm việc quản trị bảo vệ rừng. Vườn đã thựchiện 1 số ít chương trình giám sát tài nguyên đa dạng sinh học như giám sát quần thểcác loài tê giác, voi, chim nước, chim họ Trĩ, … Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngàycàng được nâng cao về năng lượng và kiến thức và kỹ năng công tác làm việc. Các hoạt động giải trí như : trồng rừng, chăm nom rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao khoánbảo vệ rừng cho những hội đồng dân cư sống ven rừng … thuộc Dự án trồng mới 5 triệuha rừng. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu vực thực thi quy mô thíđiểm giao khoán bảo vệ rừng theo chương trình PES ( Chi trả dịch vụ thiên nhiên và môi trường rừng ) ở khu vực Cát Lộc với trên 17.000 ha rừng tự nhiên. Thực hiện những đề tài điều tra và nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo dõi diễn biến thực trạng đất ngập nước Ramsar – Bàu Sấu. Theo dõi năng lực phục sinh loài cá sấu nước ngọt ở bàu Sấu. Trồng sưu tập khoảng chừng 100 loài tre ở VQG Cát Tiên. Lập những ô tiêu chuẩn xác định theo dõi diên biến tài nguyên rừng. Nghiên cứu quy luật diễn thế của những kiểu rừng tre nứa. Vườn quốc gia Cát Tiên tăng cường hợp tác với những trường ĐH, viện điều tra và nghiên cứu, những tổ chức triển khai, cá thể trong và ngoài nước như AFD, IUCN, WWF, USFWS, FFI, Birdlife International, CIFOR … tương hỗ VQG Cát Tiên về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệmtrong những hoạt động giải trí tích hợp bảo tồn và phát triển, bảo tồn những loài động thực vật hoangdã, phát triển du lịch sinh thái xanh. 23C ÔNG TÁC CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃVQG Cát Tiên đã xây dựng 2 TT cứu hộ cứu nạn gồm : – Trung tâm cứu hộ cứu nạn những loài linh trưởng nguy cấp ở Đảo Tiên do Trung tâm cứu hộ cứu nạn linhtrưởng Monkey World ( Anh ) hỗ trợ vốn. – Trung tâm cứu hộ cứu nạn những loài gấu do Tổ chức Wildlife at Risk ( WAR ) và Free the Beartài trợ. Các loài động vật hoang dã được cứu hộ cứu nạn có nguồn gốc săn bắt trái phép từ những cơ quan chuyênngành hoặc do người dân chuyển giao, được những TT đảm nhiệm, chăm nom, phụchồi sức khỏe thể chất và tái thả vào rừng tự nhiên. CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO TỒNVườn quốc gia Cát Tiên đã xây dựng Trung tâm Du lịch Sinh thái và Giáo dục đào tạo Môitrường, để triển khai công tác làm việc giáo dục truyền thông online về thiên nhiên và môi trường, có những tính năng : Thực hiện trách nhiệm phát triển du lịch, đặc biệt quan trọng là du lịch sinh thái xanh ; Tổ chức những hoạtđộng dịch vụ du lịch nghênh tiếp khách, tiếp thị du lịch. Kết hợp hoạt động giải trí du lịch vớituyên truyền, giáo dục về bảo vệ vạn vật thiên nhiên, môi trường sinh thái ; Phối hợp với phòngnghiên cứu khoa học và kỹ thuật biên soạn tài liệu giáo dục môi trường tự nhiên, tài nguyênthiên nhiên của Vườn ; Tổ chức phổ cập tài liệu tương quan đến giáo dục thiên nhiên và môi trường chogiáo viên và học viên vùng đệm ; Hướng dẫn khách du lịch và thực thi những nhiệm vụkhác. Hạt Kiểm lâm và những trạm thường trực liên tục phối hợp với chính quyềnhuyện, xã, thôn, ấp vùng đệm làm công tác làm việc giáo dục thiên nhiên và môi trường cho người dân địaphương. Các cán bộ nhân viên cấp dưới của Vườn cũng là những tuyên truyền viên. Các đối tượng người tiêu dùng tuyên truyền gồm 3 đối tượng người tiêu dùng. Tuỳ từng đối tượng người tiêu dùng để có giải pháp tuyêntruyền tương thích. – Học sinh và thày cô giáo vùng đệm : thiết kế xây dựng những tài liệu về giáo dục môi trường tự nhiên, tổchức giảng dạy ngoại khóa, thi về khám phá môi trường tự nhiên, tổ chức triển khai những câu lạc bộ xanh, cung ứng vở cho học viên, những vở này được in 4 trang bìa để phối hợp tuyên truyền. – Chính quyền và hội đồng người dân địa phương : tổ chức triển khai hội nghị vùng ven bàn vềcông tác quản trị bảo vệ rừng, họp giao ban với những huyện giáp ranh, tổ chức triển khai những vụ xửán lưu động. Xây dựng những chương trình phát thanh truyền hình ở những thôn, bản. – Du khách : Trung tâm Du lịch Sinh thái và Giáo dục đào tạo môi trường tự nhiên của Vườn làm nhiệmvụ hướng dẫn và tuyên truyền cho hành khách nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường tự nhiên vàbảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học. 24C ÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNGVườn quốc gia Cát Tiên đã vận dụng những dự án Bất Động Sản trong nước ( dự án Bất Động Sản 661 ), và những dự ánquốc tế ( dự án Bất Động Sản bảo vệ rừng và phát triển nông thôn, dự án Bất Động Sản bảo tồn Vườn quốc gia CátTiên ) nhằm mục đích nâng cao đời sống người dân vùng đệm, giảm áp lực đè nén vi phạm vào tàinguyên rừng. Các hoạt động giải trí : Cung cấp giống cây xanh, vật nuôi ; Xây dựng hạ tầng nông thôn ; Chuyển giao khoa học kỹ thuật như mở những lớp tập huấn kỹ thuật canh tác nông nghiệpcho bà con nông dân, tổ chức triển khai những đợt du lịch thăm quan chéo để cho người dân học tập, trao đổikinh nghiệm sản xuất ; tham gia công tác làm việc giao giấy ghi nhận quyền sử dụng đất chongười dân ; Phục hồi và phát triển ngành nghề truyền thống lịch sử cho đồng bào dân tộc bản địa ; … Hiện nay Vườn quốc gia Cát Tiên đang đảm nhiệm dự án Bất Động Sản phát triển du lịch sinh tháiVườn quốc gia Cát Tiên do WWF Đan Mạch hỗ trợ vốn, đang phát triển những quy mô du lịchcộng đồng cho 3 xã vùng đệm là Tà Lài, Đắc Lua và Nam Cát Tiên. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊNCác mô hình du lịch sinh tháiCác mô hình du lịch lúc bấy giờ : Đi bộ xuyên rừng ( trekking ), đi xe đạp điện, canô trên sôngĐồng Nai, xem thú đêm hôm, xem chim, cắm trại để mày mò những kỳ bí của thiênnhiên. Vườn quốc gia Cát Tiên khuyến khích tổ chức triển khai những tour du lịch gắn với những sự kiện hoặctổ chức những hoạt động giải trí điều tra và nghiên cứu, bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên và môi trường như : 25

Source: https://vvc.vn
Category: Bảo Tồn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay