11/30/2021 12:00:00 AM GMT + 7TTBD – Bảo vệ trẻ em là nghĩa vụ và trách nhiệm của mái ấm gia đình, hội đồng, xã hội và nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn ngừa, tương hỗ và phục sinh cho trẻ em để bảo vệ mọi trẻ em được sống trong thiên nhiên và môi trường bảo đảm an toàn, không có những hành vi xâm hại, bóc lột và sao nhãng. Bảo vệ trẻ em là một trong bốn nhóm quyền cơ bản được Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ( CRC ) năm 1989 ghi nhận. Việt Nam là nước tiên phong của châu Á và là nước thứ hai trên quốc tế phê chuẩn CRC. Đảng và Nhà nước ta luôn chăm sóc đến công tác làm việc trẻ em để bảo vệ thực hiện tốt nhất những quyền của trẻ em, tạo thời cơ cho trẻ em được tăng trưởng tổng lực, bình đẳng về sức khỏe thể chất, trí tuệ và ý thức, để trẻ em trở thành những gia chủ tương lai của quốc gia .
1. Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền trẻ em
1.1. Khái niệm
*Trẻ em
Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi“.
Qua khái niệm này, chúng ta thấy có sự thay đổi so với trước đây, đó là tất cả trẻ em dưới mười sáu tuổi, không phân biệt là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch, người không có quốc tịch ở lãnh thổ Việt Nam đều được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục như nhau. Đặc điểm này cho thấy, pháp luật Việt Nam ngày càng hài hòa hơn với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
* Bảo vệ trẻ em
Luật Trẻ em năm 2016 đưa ra định nghĩa về bảo vệ trẻ em như sau: “Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt“.
*Quyền trẻ em
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền trẻ em nhưng quyền trẻ em được hiểu cơ bản như sau: Quyền trẻ em là quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em để đảm bảo trẻ em được sống, phát triển lành mạnh và an toàn và được ghi nhận, bảo đảm bằng hệ thống pháp luật.
1.2. Sự cần thiết phải bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
Thứ nhất, Thực hiện pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ trẻ em vào đời sống thực tiễn.
Thứ hai, Góp phần bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, góp phần bảo vệ và trợ giúp trẻ em.
Thứ ba, Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bình Dương là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, tỉ lệ dân nhập cư đông, kéo theo đó là số trẻ em nhập cư lên ở cùng với bố mẹ chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong tổng số trẻ em trên địa bàn. Đa phần trẻ em nhập cư sống ở các khu nhà trọ hoặc các khu có tình hình an ninh trật tự phức tạp. Do đó, môi trường sống luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu an toàn, lành mạnh đối với trẻ em, làm gia tăng hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Nhiều cha mẹ, người chăm sóc trẻ em chưa nhận thức đầy đủ được trách nhiệm bảo vệ con em, thiếu kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em. Nhiều gia đình sao nhãng việc chăm sóc con hoặc lúng túng trong xử trí, không kịp thời hoặc không tố cáo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em đến các cơ quan chức năng. Sự xuống cấp đạo đức, tha hóa, biến chất về lối sống của một bộ phận xã hội làm gia tăng tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Các vụ án giết trẻ em, cố ý gây thương tích cho trẻ em có xu hướng tăng; tình hình sử dụng trẻ em làm việc trong điều kiện tồi tệ, nặng nhọc vẫn chưa được ngăn chặn. Các loại tội phạm như mua bán, bắt cóc, tổ chức cho trẻ em sử dụng trái phép chất ma túy, mại dâm trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp. Chính vì vậy, bảo đảm quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em là một việc hết sức cần thiết và cấp bách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Căn cứ pháp lý để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
Trẻ em với tư cách là những công dân nhỏ tuổi của đất nước, được xếp vào đối tượng đặc thù cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong quá trình thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Trẻ em cũng có những quyền của một công dân, được thừa nhận và tham gia vào nhiều hoạt động trong đời sống xã hội.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác về bảo vệ trẻ em đã được ban hành như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giáo dục, Luật Thanh niên, Luật Nuôi con nuôi và đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016.
Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương với 106 điều, trong đó quy định 25 quyền của trẻ em như: Quyền sống; được khai sinh và có quốc tịch; chăm sóc sức khỏe; chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; giữ gìn, phát huy bản sắc; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền về tài sản; bí mật đời sống riêng tư; sống chung với cha, mẹ; đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; bảo vệ khỏi chất ma túy; bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; bảo đảm an sinh xã hội; tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; bày tỏ ý kiến và hội họp; quyền của trẻ em khuyết tật; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Luật có một chương riêng (Chương IV) quy định về bảo vệ trẻ em gồm 27 điều.
Bên cạnh đó, một chính sách về quyển trẻ em và bảo vệ trẻ em đã được Nhà nước cụ thể hóa và ban hành: Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 3642/KH – UBND về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian qua
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện toàn tỉnh có 308.640 trẻ em từ 0 đến 16 tuổi, chiếm 14,9% dân số toàn tỉnh, trẻ em dưới 6 tuổi là 123.681, chiếm 5,97%. Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp tổ chức thực hiện của các ngành, đoàn thể, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành quả đáng khích lệ như: các mục tiêu về y tế và giáo dục cơ bản đều đạt so với kế hoạch đề ra; các chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo về trẻ em để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; đã xác định và có sự phân công cụ thể, rõ ràng nội dung công việc và trách nhiệm của cơ quan, ban ngành tỉnh tới cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; đề ra được những giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao rõ ràng, hợp lý để phòng chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại đa số các tầng lớp nhân dân đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí vai trò của trẻ em trong phát triển kinh tế – xã hội và tạo ra phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số mục tiêu về bảo vệ trẻ em vẫn chưa thực hiện đạt như: Tình trạng sao nhãng trong việc chăm sóc dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, tình trạng ngược đãi, bạo lực trẻ em vẫn chưa được phòng ngừa và ngăn chặn một cách có hiệu quả; bên cạnh đó, số trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn xảy ra ở nhiều nơi với diễn biến và tính chất ngày càng phức tạp. Môi trường sống xung quanh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro chưa được loại bỏ, vì vậy tỷ lệ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt ở một số địa phương chưa giảm hoặc giảm chậm.
Có nhiều nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế trong thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay nhưng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhưng chủ yếu tập trung vào một số nguyên nhân sau:
Một là, nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp bách của công tác thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em chưa được cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở thật sự quan tâm đúng mức và sâu sát. Vẫn xảy ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, trong đó có xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em, bạo lực học đường chậm được phát hiện, báo cáo, giải quyết.
Hai là, quy định và hướng dẫn về phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cơ sở dịch vụ khi phát hiện các trường hợp trẻ em nghi ngờ bị vi phạm quyền còn chưa cụ thể, rõ ràng. Quy định pháp luật về quy trình tư pháp thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em thiếu cụ thể, vẫn chủ yếu ở mức độ hướng dẫn và mô hình thử nghiệm.
Ba là, ý thức chấp hành, việc thực thi pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em có lúc, có nơi bị bỏ lọt, bỏ qua, chậm bị xử lý. Vẫn còn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, công chức cấp xã, phường không biết quy định của Luật Trẻ em và Chỉ thị số 563/2017/NĐ-CP.
Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, xử lý hành vi vi phạm bạo lực, xâm hại trẻ em của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên; chưa chú trọng việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em nên chưa có tác động phòng ngừa, răn đe tích cực.
Năm là, sự phối hợp giữa một số phòng, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội của địa phương trong thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em chưa chặt chẽ, cụ thể, thường xuyên nên hiệu quả chưa cao, còn chủ yếu mang tính hình thức thăm hỏi, động viên trẻ em nạn nhân và gia đình. Khi có vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em xảy ra thì một số địa phương, cơ sở giáo dục sợ trách nhiệm nên tự tìm cách xử lý vụ việc mà không thông tin hoặc báo cáo đến cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền để phối hợp xử lý kịp thời.
3. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian tới
Thứ nhất, cần quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em.
Đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Luật trẻ em, đưa nội dung Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành vào kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm tại các địa phương và một số ban, ngành. Đồng thời, cần thực hiện tốt các chế độ, chính sách liên quan đến trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là những trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, trẻ em thuộc hộ nghèo, cần nghèo, trẻ em trong các khu nhà trọ…
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong xây dựng và thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em ở địa phương; nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác trẻ em, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ trẻ em. Để đạt được mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cần đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục, vận động. Cụ thể như tổ chức các chiến dịch, sự kiện theo chủ đề…phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư, nhất là các khu nhà trọ có đông trẻ em nhập cư; tổ chức các hình thức tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng như khu dân cư, khu nhà trọ… Cùng với đa dạng các hình thức tuyên truyền, cần chú ý những nội dung trọng tâm cần được tuyên truyền như: quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ trẻ em, giáo dục kiến thức, phương pháp, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, thầy cô giáo, người chăm sóc trẻ, đặc biệt kỹ năng phòng ngừa, phát hiện sớm trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhằm giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, có tình cảm gắn bó với gia đình, cộng đồng; có kỹ năng tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè trước các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, phát hiện, lên án những hành vi vi phạm quyền trẻ em; phản ánh kịp thời việc xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em để giáo dục răn đe và phòng ngừa chung .
Thứ ba, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em từ tỉnh xuống các phường, xã
Cần căn cứ trên các quy định của pháp luật để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, Ban điều hành, nhóm liên ngành bảo vệ trẻ em các cấp trong việc chịu trách nhiệm cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em; Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, kế hoạch quản lý trường hợp đối với các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Bố trí và giao nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy định như: Quản lý, phân loại đối tượng trẻ em, xác định kịp thời các yếu tố nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, các đối tượng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; Quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em; Cần xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về quyền trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các quy định của pháp luật về trẻ em.
Thứ tư, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Nghiên cứu, xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thành viên của các ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về BVTE các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nội dung gồm: Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với cán bộ, công chức; các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền trẻ em; sự phát triển tâm lý của trẻ em; kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em; quy trình quản lý trường hợp; mẫu biểu thu thập số liệu, báo cáo.
Thứ năm, tăng cường sự phối hợp và thực hiện đồng bộ ba cấp độ trong thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em
Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gia đình, xã hội, mọi công dân và chính trẻ em trong việc bảo đảm cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và trong điều kiện tốt nhất có thể. Các cơ quan từ tỉnh đến các xã, phường, đặc biệt là các cơ quan, các ngành có trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em phải có trách nhiệm phối hợp.Sự phối hợp phải theo một cách thức nhất định và phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ của các ngành và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; hỗ trợ, tạo điều kiện để trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình theo quy định của pháp luật; phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện. Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trẻ em. Nhất là gia đình phải chủ động trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Kết luận
Thực tiễn thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa phận tỉnh Tỉnh Bình Dương trong những năm qua cho thấy, bên cạnh những hiệu quả đạt được còn thể hiện những hạn chế, chưa ổn trong đó có nhiều nguyên do cả chủ quan lẫn khách quan. Tỉnh Bình Dương là tỉnh có tỉ lệ dân nhập cư cao và số lượng trẻ em đông, môi trường tự nhiên sống của trẻ em còn sống sót nhiều rủi ro tiềm ẩn và rủi ro đáng tiếc. Do đó, yên cầu những cấp ủy Đảng, chính quyền sở tại, đoàn thể, những cơ quan, ban ngành của tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong quy trình thực hiện pháp lý về quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em để giúp trẻ em có một thiên nhiên và môi trường bảo đảm an toàn và lành mạnh .
Th.S Vũ Thị Yến – Khoa Nhà nước & Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2012), Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Quyết định số 1126/QĐ- BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ngày 13/7/2017 về việc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đổi tên thành Cục trẻ em, Hà Nội.
3. Chính phủ (2017), Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy
định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Hà Nội.
4. Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng ề việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
5. Luật trẻ em 2016, Luật số 102/2016/QH13
6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị: Lý luận pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, HN, 2018.
7. Kế hoạch số 3642/KH-UBND tỉnh Bình Dương ngày 30/7/2020 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
CTV Vũ Thị Yến ( AT )