Đăng bởi PHẠM THỊ THÀNH XUÂN – 27/07/2020
Bình nóng lạnh là gì?
Bình nóng lạnh (tên tiếng anh: Electric Water Heater) là một thiết bị điện gia dụng có được ra đời nhằm mục đích cung cấp nguồn nước nóng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn cho các hộ gia đình sử dụng. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có thể nắm được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh.
Cấu tạo bình nóng lạnh
Cấu tạo bình nóng lạnh
Về cơ bản một chiếc máy hay bình nóng lạnh được cấu thành bởi 10 bộ phận dưới đây:
Vỏ bình: Thường sử dụng chất liệu nhựa cao cấp hoặc thép có phủ một lớp sơn tĩnh điện bên ngoài.
Lõi bình: Có thể được tráng men hoặc không tráng men, đa phần các bình nước nóng hiện nay đều sử dụng lõi bình tráng men kim cương vì lõi bình này có khả năng chống oxy hóa cực tốt.
Lớp xốp cách nhiệt PU: Lớp cách nhiệt này sẽ được bơm với mật độ khá dày vào khoảng trống giữa lõi bình và vỏ nhựa, với mục đích chính là giữ nhiệt và đồng thời hạn chế, tiết kiệm tối đa lượng nhiệt thoát ra ngoài.
Thanh gia nhiệt (mayso): Sử dụng chất liệu đồng hoặc hợp kim thép không gỉ, thanh nhiệt này phải đảm bảo được khả năng truyền nhiệt và cách điện tốt, bền bỉ theo thời gian.
Thanh Magie: Hay còn gọi là thanh khử cặn thường sử dụng chất hóa học Magie để chế tạo, vì Magie là chất có khả năng trung hòa được các loại tạp chất có trong nước, chống lại sự ăn mòn điện hóa, bảo vệ thanh nhiệt và đồng thời còn làm tăng tuổi thọ cho lõi bình.
Role nhiệt độ: Sẽ có chức năng chính là điều khiển nhiệt độ và bảo vệ hệ thống bằng cách tự động ngắt điện cấp cho thanh gia nhiệt khi xảy ra hiện tượng hư hỏng.
Dây điện: Tùy theo dung tích mà dây nguồn sẽ có tiết diện khác nhau dao động từ 1,5-4mm2, bên cạnh đó các loại bình nóng lạnh hiện nay đều được gắn thêm một bộ chống giật ELBC. Bộ chống giật ELBC này có tác dụng ngắt điện cấp vào rơ le nhiệt khi xảy ra hiện tượng thanh nhiệt rò rỉ điện ra ngoài vỏ bình. Qua đó đảm bảo an toàn tuyệt đối an toàn về điện.
Đèn hiển thị: Bộ phận này thường được lắp chung với rơ le nhiệt, với nhiệm vụ chính là báo cho chúng ta biết khi nào bình đã có điện, khi nào bình đang hoạt động.
Đầu nước ra vào: Thường được thiết kế chung với hệ thống đường ống ren để giúp người dùng có thể dễ dàng đấu nối dây cáp với nhau.
Van một chiều (hay van khóa an toàn): Có chức năng chính là chỉ cho nước đi vào bình mà không cho phép đi ra theo chiều ngược lại, và xả nước khi xảy ra sự cố hoặc khi chúng ta di chuyển bình đi nơi khác, qua đó đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Nguyên tắc hoạt động
Bình nóng lạnh có nguyên tắc hoạt động khá giống với ấm đun nước siêu tốc, với đầu vào là nước lạnh, sau khi đi vào bình nước sẽ được dây điện trở với công suất lớn từ 1500-6000W làm nóng lên và đầu ra sẽ là nước nóng. Tùy thuộc vào loại bình nóng lạnh mà nguyên tắc này ít nhiều sẽ khác nhau.
Các loại bình nóng lạnh
Hiện nay trên thị trường có 2 loại bình nước nóng chính là bình nóng lạnh trực tiếp và bình nóng lạnh gián tiếp. Bên cạnh đó còn có thêm một số loại khác như: bình nóng lạnh năng lượng không khí (bơm nhiệt) hay máy nước nóng lạnh năng lượng mặt trời.
Tham khảo thêm: các loại bình trực tiếp và gián tiếp tốt nhất hiện nay
1. Bình/máy nóng lạnh trực tiếp
Bình nóng lạnh trực tiếp là loại bình có khả năng làm nước nóng lên một cách nhanh chóng chỉ sau vài dây bằng dây đốt mà không cần sử dụng bình để dự trữ, đi kèm là các bộ phận hỗ trợ khác như bộ cảm biến để điều chỉnh nhiệt độ, van điều tiết lưu lượng nước, công tắc có tác dụng đóng khi có nước chảy qua và tự động ngắt khi không có nước.
Với bình/máy nóng lạnh trực tiếp thì việc sử dụng nước cũng trở nên đơn giản hơn, người tiêu dùng chỉ cần mở công tắt, điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp rồi sử dụng và tắt đi nếu không sử dụng nữa.
Với việc được trang bị bộ cảm biến nhiệt giúp máy có thể kiểm soát được công suất hoạt động, tự động ngắt mạch khi xảy ra những sự cố về điện.
Ưu điểm:
Giá thành tương đối rẻ, phải chăng.
Hầu hết các bình nóng lạnh trực tiếp có thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi.
Với khả năng làm nóng nhanh chóng giúp bạn có thể sử dụng được nước nóng ngay mà không tốn thời gian chờ.
Được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến giúp kiểm soát, đảm bảo an toàn khi xảy ra những sự cố về điện.
Tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm:
Độ bền khá thấp.
Không sử dụng được khi xảy ra trường hợp mất điện.
Để máy nóng lạnh trực tiếp có thể hoạt động ổn định thì cần có áp lực nước lớn và những khu vực có điện áp cao, với những nơi điện áp quá thấp thì rất khó để máy có thể hoạt động được.
Tips: Trường hợp nếu điện áp và áp lực nước khu vực bạn đang sinh sống quá yếu thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại bình nóng lạnh trực tiếp có hỗ trợ thêm bộ phận bơm tăng áp.
Xem thêm: bình nóng lạnh trực tiếp có bơm
2. Bình/máy nóng lạnh gián tiếp
Khác với bình nóng lạnh trực tiếp thì bình nóng lạnh gián tiếp là loại thiết bị có khả năng làm nóng nước trong khoảng thời gian đã được cài đặt sẵn từ 5-10 phút. Bên trong có sử dụng bình chứa dữ trữ có dung tích từ 15-100 lít. Chính bình chứa này khiến máy nóng lạnh gián tiếp trở nên cồng kềnh và phức tạp.
Máy nóng lạnh gián tiếp được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến như bộ cảm biến và ổn định nhiệt, hệ thống an toàn đồng bộ có hỗ trợ ELCB, công nghệ tiết kiệm điện năng.
Ưu điểm:
Dung tích bình chứa lớn, có thiết kế đường nước ra vào riêng biệt, với một lần nấu là bạn có thể sử dụng trong nhiều lần.
Thích hợp khi sử dụng chung với bồn tắm.
An toàn cho người dùng và thiết bị.
Độ bền, tuổi thọ cao.
Nhược điểm:
Giá thành cao hơn so với bình nóng lạnh trực tiếp.
Kích thước lớn, cồng kềnh khó lắp đặt và chỉ phù hợp với những không gian lớn.
Thời gian chờ nước nóng lâu hơn.
Nên dùng bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp
Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau và tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình mình mà bạn có những sự lựa chọn phù hợp nhất.
Nếu không gian phòng tắm gia đình bạn quá nhỏ thì ưu tiên sử dụng bình nóng lạnh trực tiếp cho gọn nhẹ và đảm bảo an toàn. Ngược lại với những gia đình đã có bồn tắm thì chọn mua bình nóng lạnh gián tiếp về lâu về dài sẽ mang lại hiệu quả tối đa hơn.
Tiêu chí đánh giá bình nóng lạnh loại nào tốt
1. Bình nóng lạnh có giá bán bao nhiêu
xem tại wedsite : sieuthigiadung.net
Mức giá để sở hữu một chiếc bình nóng lạnh hiện nay dao động từ 1 triệu đồng cho đến 10 triệu, một số dòng máy nóng lạnh công nghiệp còn có mức giá lên đến 60 triệu/chiếc.
Nhưng theo chúng tôi thấy phổ biến nhất và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn là các dòng máy nóng lạnh có mức giá từ 1,5-4 triệu đồng. Các sản phẩm ở phân khúc này vừa đáp ứng được chất lượng vừa có giá thành tương đối phải chăng.
2. Chất liệu bình nóng lạnh
Chất liệu là tiêu chí rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của máy và sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó trong quá trình mua hàng bạn nên cân nhắc chọn các sản phẩm có tráng men, các loại men này có khả năng chống ăn mòn cực tốt và hạn chế bụi bẩn bám vào. Thường thì giá của các sản phẩm có tráng men sẽ cao hơn nhưng đây là điều hoàn toàn chấp nhận được.
Một số vỏ máy sử dụng chất liệu bằng đồng tuy sẽ có tuổi thọ cao hơn so với chất liệu vỏ nhựa nhưng lại dễ bị oxy hóa, đặc biệt là ở những nơi nguồn nước đã bị nhiễm phèn. Cho nên chúng tôi khuyên bạn sử dụng vỏ nhựa cho ăn chắc mặt bền ^^.
3. Dung tích bình nóng lạnh
Dựa vào số lượng thành viên trong gia đình mình mà bạn chọn dung tích cho phù hợp. Bạn có thể xem gợi ý bên dưới của chúng tôi.
Gợi ý:
Với những gia đình có từ 1-2 người: dung tích bình nóng lạnh phù hợp khoảng 15 lít.
Với những gia đình có từ 3-4 người: dung tích bình nóng lạnh phù hợp khoảng 20 lít.
Với những gia đình có từ 4-5 người: dung tích bình nóng lạnh phù hợp khoảng 30 lít.
Còn nếu gia đình bạn có đông người thì có thể chọn các loại bình có dung tích lớn hơn.
4. Công suất bình như thế nào
Vì dung tích tỷ lệ thuận với dung tích bình nên bạn có thể dựa vào dung tích để có những lựa chọn phù hợp, công suất là yếu tố quyết định đến khả năng làm nóng của máy đồng thời còn ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ.
Đa số các dòng máy trên thị trường hiện tại có mức công suất dao động trong khoảng 2500-3500W, một số dòng máy sẽ có công suất lớn hơn như máy nóng lạnh công nghiệp. Tuy nhiên với mức công suất này cũng đã ổn rồi, vừa đáp ứng được nhu cầu làm nóng nhanh chóng vừa đảm bảo ít tiêu tốn điện năng của gia đình bạn.
5. Chức năng, công nghệ
Bên cạnh chức năng chính, một số bình nước nóng còn được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến để hỗ trợ người dùng như:
Công nghệ Ion Bạc: gồm các phân tử Ag có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và khử mùi hiệu quả.
Công nghệ chống giật ELCB: tự động ngắt điện khi xảy ra quá tải hoặc rò rỉ điện.
Công nghệ Flexomix: một công nghệ hiện đại giúp tăng thêm 10% lượng nước nóng.
…
6. Chế độ bảo hành ra sao
Các sản phẩm bình nóng lạnh thường có thời gian bảo hành khá lâu, dao động từ 2-3 năm. Một số dòng máy của hãng Rossi có thời gian bảo hành lên đến 7 năm, nói chung sản phẩm mà có hỗ trợ bảo hành càng lâu càng tốt. Vì trong quá trình sử dụng chúng ta sẽ không thể tránh được những hư hỏng không đáng có.
7. Nên mua bình nóng lạnh ở đâu
Bạn có thể ra các siêu thị điện máy hay các đại lý để mua, tuy nhiên quá trình mua sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn, do đó giải pháp mua hàng online được xem là tiết kiệm hơn cả. Một số trang thương mại điện tử như Lazada, Nguyễn Kim hay Adayroi có chế độ hỗ trợ người tiêu dùng tốt nên bạn có thể cân nhắc chọn mua nhé!
8. Kiểm tra máy cận thận
Sau khi đã xác định được sản phẩm mình chọn thì bạn tiến hành test lại lần cuối, dù sản phẩm đó có là một thương hiệu uy tín hay của Nhật, Châu Âu hay Trung Quốc thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng hàng giả hay hàng nhái.
Do đó để hạn chế gặp phải tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng thì bạn bắt buộc phải kiểm tra cẩn thận, kiểm tra xem sản phẩm có còn tem bảo hành hay không, các đường in đảm bảo rõ ràng và sắc nét, không bị nhòe…