vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế – Tài liệu text

vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.96 KB, 84 trang )

Bạn đang đọc: vấn đáp pháp luật kinh doanh quốc tế – Tài liệu text

Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
VẤN ĐÁP PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Câu 1: Khái niệm kinh doanh quốc tế và đặc điểm của hoạt động kinh doanh
quốc tế?
Khái niệm: Có rất nhiều khái niệm về hoạt động kinh doanh quốc tế trên thế giới cũng
như tại Việt Nam. Nhưng xét theo góc độ pháp lý có thể hiểu, kinh doanh quốc tế là
những hoạt động kinh doanh mang tính chất quốc tế.
– Cụ thể là, theo điều 4 khoản 2 Luật kinh doanh: kinh doanh là việc thực hiện liên
tục hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
 Hoạt động kinh doanh quốc tế là các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc
tế hay các hoạt động kinh doanh có yếu tố nước ngoài. Nghĩa là, HĐKDQT sẽ giống với
các hoạt động kinh doanh thông thường bao gồm hoạt động sx, pp hàng hóa, cung ứng dv
trên thị trường, song tất cả các hoạt động đó đều có tính quốc tế hay có yếu tố nước
ngoài.
Đặc điểm
– Chủ thể của hoạt động KDQT là các thƣơng nhân có quốc tịch khách nhau,
hoặc có nơi cƣ trú/trụ sở thƣơng mại ở các nƣớc khác nhau: Khi tiến hàng HĐKD
trên phạm vi quốc tế thì dù là hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa hay hoạt động cung
ứng dịch vụ thì chủ thể tham gia có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Chủ thể
thường là thương nhân, thương nhân là các cá nhân, tổ chức thực hiện HĐKD một cách
độc lập, thường xuyên, nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm trước PL về HĐKD của
mình.
– Trong kinh doanh quốc tế thƣờng có sự di chuyển vốn, tài sản, nhân lực qua
biên giới quốc gia: Đối tượng của HĐKD quốc tế như hàng hóa, dịch vụ thường được
dịch chuyển qua biên giới các quốc gia khác nhau và đồng tiền được sử dụng để thanh
toán là ngoại tệ đối với ít nhất một nước. Trong hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài
còn có sự đi chuyển của các nguồn lực như vốn, máy móc, nhân lực từ quốc gia đầu tư
sang quốc gia nhận đầu tư, và chuyển lợi nhuận ngược lại.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay

NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trong môi trƣờng phức tạp: HĐKD
quốc tế diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau, với sự khác biệt về địa lý, lịch sử, khí hậu,
các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo khiến cho môi trường KDQT mang tính
phức tạp hơn rất nhiều và các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường này thường gặp
phải nhiều rủi ro hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần phải chú trọng nghiên cứu về môi
trường pháp lý.
Câu 2: Khái niệm và đặc trƣng của pháp luật kinh doanh quốc tế?
Khái niệm
– Pháp luật KDQT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh
doanh quốc tế giữa các thương nhân.
– Đây được xem là một bộ phận của tư pháp quốc tế, PLKDQT tuân theo các
nguyên tắc của tư pháp quốc tế, là nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận của các chủ thể, nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự. Ngoài ra,
PLKDQT cũng có những nguyên tắc riêng, xuất phát từ tính chất của hoạt động kinh
doanh thương mại như nguyên tắc áp dụng các thói quen và tập quán thương mại.
– Nguồn của PLKDQT gồm các điều ước quốc tế về thương mại, luật quốc gia và
các tập quán thương mại quốc tế
Đặc trƣng
 Sự đan xen, giao thoa và xung đột của các hệ thống pháp luật quốc gia
– Khi một doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường của quốc gia khác, ngoài
việc tìm hiểu xem quốc gia mà mình đang hoạt động có những quy định pháp lý gì về
việc tiến hành kinh doanh ra nước ngoài, doanh nghiệp còn cần phải tìm hiểu hệ thống
pháp luật của quốc gia mà mình muốn thâm nhập. Một hoạt động KDQT có thể được
điều chỉnh cùng một lúc bởi pháp luật của nhiều quốc gia
– Trong xu thế hiện nay thì xu hướng chung là pháp luật của các quốc gia khác nhau
ngày càng xích lại gần nhằm phù hợp với những “Luật chơi chung” đã được công nhận.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Tuy nhiên xu hướng này không thể loại bỏ sự khác biệt giữa pháp luật của các

quốc gia. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, pháp luật các quốc gia vẫn mâu thuẫn, xung
đột với nhau.
 Tính phức tạp và đa dạng về nguồn luật
– Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa cũng
như cung ứng dịch vụ trong quá trình tham gia hoạt động KDQT rất phức tạp
– Nhà kinh doanh khi tiến hành hoạt động KDQT không chỉ phải tìm hiểu về luật
quốc gia mà còn phải chú ý đến những điều ước quốc tế trong linh vực kinh doanh, tập
quán kinh doanh, thực tiễn xét xử của toàn án và trọng tài thương mại quốc tế trong
KDQT.
 Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh
– Tranh chấp là điều khó tránh được khi các bên tham gia hợp đồng thương mại QT
thường có sự xa cách về địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật, tập quán thương mại,
văn hóa kinh doanh…
– Giải quyết tranh chấp trong KDQT có thể được thực hiện thông qua các biện pháp:
thương lượng trực tiếp, sử dụng trung gian hòa giải, kiện ra toàn án hoặc trong tài thương
mại. Nếu các bên phải giải quyết tranh chấp bằng tòa án hay trọng tài thì việc giải quyết
tranh chấp sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn do:
 Tòa án hoặc trọng tài của một quốc gia nào đó không có thẩm quyền đương nhiên
để giải quyết tranh chấp KDQT giữa các chủ thể. Tòa án hoặc trọng tài nào đó chỉ có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên đương sự thỏa thuận thống nhất giao tranh
chấp cho tòa án hoặc trọng tài xét xử
 Việc lựa chọn toàn án hoặc trọng tài của nước nào để giải quyết tranh chấp phát
sinh là rất khó khăn đối với các bên
 Việc cưỡng chế và thi hành quyết định của tòa án hoặc trong tài đôi khi là rất khó
khăn khi quyết định đó phải được cưỡng chế và thi hành tại nước ngoài.

Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
Câu 3: Phân biệt pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật thƣơng mại quốc
tế theo quan điểm của Việt Nam? Nêu ví dụ minh họa?

Tiêu chí
PL TMQT
PL KDQT
Khái niệm
Tại Việt Nam hiện nay, nhất
là từ khi Việt nam gia nhập
WTO, khái niệm luật thương
mại QT thường được hiểu là
luật của WTO, tức là một khái
niệm thuộc về công pháp quốc
tế.
PLKDQT dùng để chỉ pháp
luật điều chỉnh mối quan hệ
giữa các thương nhân trong đời
sống quốc tế.

Giống nhau
Điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh trong đời sống
thương mại quốc tế

Khá
c nhau
Chủ thể
Các quốc gia
Các cá nhân, tổ chức thuộc
các quốc gia khác nhau
Đối
tƣợng điều
chỉnh

Mối quan hệ về thương mại
giữa các quốc gia (thuế quan,
mở cửa thị trường, rào cản
thương mại, mua sắm chính
phủ, gải quyết tranh chấp giữa
các quốc gia…)
Mối quan hệ về kinh doanh
– thương mại giữa các thương
nhân (giao kết và thực hiện
hợp đồng, đại lý, chuyên chở
hàng hóa, thanh toán quốc tế )
Nội dung
Tạo ra quyền và nghĩa vụ
của các quốc gia
Điều chỉnh quyền và nghĩa
vụ của các cá nhân, tổ chức
Nguồn
luật áp
dụng
Các hiệp định thương mại
song phương, đa phương
Luật thương mại quốc gia,
điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế, án lệ
Xung
đột pháp
luật
Không có hiện tượng xung
đột pháp luật
Xung đột pháp luật là hiện

tượng phổ biến
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
Giải
quyết tranh
chấp
Giải quyết thông qua các cơ
chế đặc thù (WTO, ASEAN )
Giải quyết bởi bộ máy tư
pháp của một quốc gia
Các biện
pháp
cƣỡng chế
Các biện pháp cưỡng chế
mang tính tương đối: chế tài
đạo đức, dùng dư luận tiến bộ,
ngoại giao, quyền báo phục, trả
đũa
Các biện pháp mang tính
tuyệt đối và được thực hiện
thông qua tòa án quốc gia,
trọng tài quốc tế

Ví dụ: Luật thương mại quốc tế (international trade law): Các nguyên tắc của WTO
như đãi ngộ tối huệ quốc (MFN); các điều khoản của hiệp định GATT, GATS; hiệp định
thương mại tự do FTA.
Luật kinh doanh quốc tế: Công ước viên 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng
hóa quốc tế.
Câu 4: Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế: khái niệm và các mặt biểu
hiện?

Khái niệm
Xung đột pháp luật trong KDQT là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một mối quan hệ kinh doanh quốc tế cụ thể
và các hệ thống này có các quy định không giống nhau về vấn đề cần điều chỉnh.
Các mặt biểu hiện:
1. Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể trong kinh doanh quốc
tế
– Khi tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các
chủ thể trong KDQT chúng ta cần xác định rõ chủ thể là những người cụ thể nào. Chủ thể
đó được gọi là thương nhân, thương nhân là cá nhân hay tổ chức thỏa mãn đầy đủ các
điều kiện do pháp luật quy định để tiến hành hoạt động kinh doanh, thương mại nói
chung và kinh doanh quốc tế nói riêng.

Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
1.1 Đối với thƣơng nhân là cá nhân
a. Xung đột pháp luật về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của cá nhân
– Khi tiến hành hoạt động KD, cả hoạt động KDQT các cá nhân cần phải có năng
lực pháp lý và năng lực hành vi. Hai năng lực này là điều kiện cần để trở thành thương
nhân
– Xung đột pháp luật thường phát sinh trong việc xác định năng lực hành vi của
người nước ngoài tại nước sở tại bởi mỗi nước quy định về tuổi có năng lực hành vi của
công dân là khác nhau.
– Pháp luật của từng quốc gia đều đưa ra những quy định để xác định năng lực pháp
lý của thương nhân nước ngoài trong quan hệ dân sự, thương mại với thương nhân nước
mình không giống với quốc gia khác. Điều này cũng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các
quốc gia hay các điều ước quốc tế mà các quốc gia đã tham gia trong đó thỏa thuận cụ thể
về nguyên tắc pháp lý áp dụng trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân – thương
nhân nước ngoài.
b. Xung đột pháp luật về điều kiện nghề nghiệp để một cá nhân trở thành thương

nhân
– Pháp luật các quốc gia khác nhau đưa ra các quy định không giống nhau về điều
kiện nghề nghiệp để một cá nhân trở thành thương nhân
c. Xung đột pháp luật về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
– Một nghĩa vụ bắt buộc đối với các thương nhân tại Việt Nam là phải đăng kí kinh
doanh. Một số quốc gia lại coi việc đăng ký kinh doanh chỉ là một điều kiện về mặt “hình
thức”, hai chế độ đăng ký bắt buộc và đăng ký tự nguyện được đưa ra để áp dụng cho các
đối tượng thương nhân khác nhau, các cá nhân thành lập công ty thương mại để hoạt
động thương mại thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh, các cá nhân kinh doanh nhỏ được
coi là thương nhân mà không cần đăng kí kinh doanh.
1.2 Đối với thƣơng nhân là pháp nhân
a. Xung đột pháp luật về xác định quốc tịch của pháp nhân
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Mặc dù pháp luật các quốc gia đã quy định nguyên tắc pháp lý áp dụng trong việc
xác định quốc tịch của pháp nhân nhưng về cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại các quan điểm
khác nhau trong vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân, dẫn đến trên thực tế không
tránh khỏi trường hợp một pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch khác nhau.
b. Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của pháp nhân
– Pháp luật của từng quốc gia đều đưa ra các quy định nhằm xác định địa vị pháp lý
của pháp nhân là thương nhân trong quan hệ dân sự, thương mại tại nước mình: quy định
quyền và nghĩa vụ của pháp nhân nước ngoài, các hoạt động thương mại nào pháp nhân
nước ngoài được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ nước sở tại. Về vấn đề này mỗi quốc gia
có những quy định riêng không giống với các quốc gia khác
2. Xung đột pháp luật về hợp đồng kinh doanh quốc tế
– Khi thực hiện hợp đồng KDQT, các chủ thể tiến hành ký kết nhiều loại hợp đồng
thương mại khác nhau và các hợp đồng này thường có yếu tố nước ngoài và được điều
chỉnh bởi pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau. Khi pháp luật của các quốc gia này có
những quy định khác nhau về cùng một vấn đề tranh chấp thì sẽ làm phát sinh xung đột
pháp luật.

a. Xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng
– Luật của các nước quy định khác nhau về hình thức hợp đồng thương mại quốc tế.
Theo Anh, Mỹ, Pháp, Đức thì hợp đồng TMQT có thể được giao kết bằng văn bản, lời
nói, hoặc hành vi cụ thể (trừ mua bán bất động sản), còn Việt Nam, Trung Quốc thì hợp
đồng TMQT phải được ký kết bằng văn bản.
b. Xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng
– Nội dung của hợp đồng TMQT đề cập đến nhiều vấn đề phức tạp khác nhau
(quyền và nghĩa vụ của các bên, điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, áp dụng chế
tài…) và luật của các nước quy định về vấn đề này không giống nhau.
3. Xung đột pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
quốc tế
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Thẩm quyền xét xử trong kinh doanh quốc tế là thẩm quyền của toàn án hoặc của
trọng tài một nước nhất định đối với việc xét xử một tranh chấp kinh doanh quốc tế cụ
thể.
– Xung đột thẩm quyền xét xử trong kinh doanh quốc tế là hiện tượng đồng thời có
hai hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết một
tranh chấp trong kinh doanh quốc tế cụ thể.
– Xung đột thẩm quyền xét xử chỉ xảy ra đối với thẩm quyền của tòa án mà không
xảy ra đối với trọng tài. Vì thẩm quyền của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận
của các bên tranh chấp, trọng tài sẽ không có thẩm quyền nếu không có sự thỏa thuận của
các bên
Câu 5: Các phƣơng pháp giải quyết xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc
tế? ƣu, nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp?
1. Phƣơng pháp thống nhất luật thực chất
– Quy phạm pháp luật thực chất là những quy phạm trực tiếp giải quyết các quan hệ
pháp luật mang tính quốc tế, trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với các chủ
thể tham gia các quan hệ này
– Thống nhất luật thực chất là việc các nước cùng nhau thỏa thuận xây dựng các quy

phạm thực chất để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh quốc tế. Được tiến hành bằng cách
ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương có hiệu lực đối với các nước
thành viên
– Ƣu điểm:
 Giải quyết trực tiếp được quan hệ pháp luật cụ thể
 Loại bỏ được sự khác biệt, mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau
– Nhƣợc điểm:
 Khó áp dụng vì: – Lợi ích của các quốc gia khác nhau
– Trình độ phát triển mọi mặt không giống nhau
– Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau
– Không phải lĩnh vực nào các quốc gia cũng có thể ký kết hoặc ban hành luật được
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Không phải các nước đều là thành viên của các điều ước quốc tế
 Chưa giải quyết triệt để xung đột pháp luật do:
– Tập trung vào một hay một số quan hệ kinh doanh cụ thể như vận tải hàng hóa, sở
hữu trí tuệ, mua bán hàng hóa quốc tế, bỏ ngỏ các vấn đề như xác định địa vị pháp lí của
các cá nhân, pháp nhân.
– Điều ước chưa được tất cả các quốc gia phê chuẩn
– không giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực có liên quan (Ví dụ
công ước 1980 không đề cập đến việc chuyển quyền sở hữu HH đã bán, buộc phải dẫn
chiếu đến luật quốc gia)
2. Phƣơng pháp dùng quy phạm xung đột (phổ biến)
– Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ ra hệ thống pháp luật nào trong số các hệ
thống pháp luật đang xung đột được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật có yếu tố
nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể
– Quy phạm xung đột gồm 2 bộ phận: phạm vi và hệ thuộc
 Phần phạm vi: là phần quy định mối quan hệ cụ thể nào chịu sự điều chỉnh của
quy phạm xung đột
 Phần hệ thuộc: là phần quy định rõ luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết

xung đột trong mối quan hệ đã được nêu tại phần phạm vi
– Ƣu điểm:
 Giải quyết được nhiều quan hệ pháp luật cụ thể
– Nhƣợc điểm:
 Không có quy định thống nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự cũng
như các hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng
 Khó khăn trong việc tìm hiểu và giải thích nội dung pháp luật nước ngoài.
 Đối với cùng một quan hệ tư pháp quốc tế, các quốc gia có quy pham xung đột
không giống nhau, làm nảy sinh hiện tượng “xung đột của quy phạm xung đột”, khiến
cho việc giải quyết bằng quy phạm xung đột có nhiều rủi ro. Dẫn đến hình thành các
công ước quốc tế để thống nhất quy phạm pháp luật.(Ví dụ có SGK/102)
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Các quy phạm xung đột thƣờng đƣợc áp dụng:
 Quy phạm luật nhân thân
 Quy phạm luật quốc tịch của pháp nhân
 Quy phạm luật nơi ký kết hợp đồng
 Quy phạm luật nơi có tài sản
 Quy phạm luật nơi thực hiện nghĩa vụ
 Quy phạm luật nước người bán
 Quy phạm luật nơi xảy ra hành vi vi phạm
 Quy phạm luật nước tòa án.
Câu 6: Thế nào là PLKDQT? Yếu tố nƣớc ngoài trong hoạt động KDQT đƣợc
thể hiện nhƣ thế nào?
– PLKDQT là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ
giữa các thương nhân trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
– Yếu tố nƣớc ngoài trong hoạt động KDQT: được thể hiện ở 3 khía cạnh sau:
+ Yếu tố nước ngoài về chủ thể: thể hiện ở việc một trong các bên tham gia hoạt động
kinh doanh là tổ chức, cá nhân nước ngoài hay người VN định cư ở nước ngoài.
+ Yếu tố nước ngoài về khách thể: tài sản hay khách thể của mối quan hệ kinh doanh ở

nước ngoài, điều này được thể hiện ở việc có sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, tiền từ
trong nước ra nước ngoài hoặc ngược lại.
+ Yếu tố nước ngoài về sự kiện pháp lý: nghĩa là căn cứ xác lập, thay đổi hay chấm
dứt mối quan hệ kinh doanh xảy ra ở nước ngoài.
Câu 7: Nêu tên các hệ thống pháp luật chính trên thế giới theo sự phân loại của
Tòa Án quốc tế Liên hiệp quốc?
Theo sự phân loại của Tóa án Quốc tế Liên hiệp quốc có 6 hệ thống pháp luật tiêu
biểu là:
– Hệ thống Common Law (hệ thống PL Anh Mỹ)
– Hệ thống Civil Law (hệ thống PL Châu Âu lục địa)
– Hệ thống Islamic Law (Hệ thống PL Hồi giáo)
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Hệ thống Indian Law (hệ thống PL Ấn Độ)
– Hệ thống Chiness (hệ thống PL Trung Quốc)
– Hệ thống Socialiste Law (hệ thống PL XHCN)
Câu 8: khái niệm và đặc điểm của hệ thống PL Anh Mỹ?
– Định nghĩa: Pháp luật Anh – Mỹ là hệ thống pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát
triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật
phát triển từ những tập quán hay còn gọi là hệ thống PL tập quán hay hệ thống PL coi
trọng tiền lệ.
– Đặc điểm:
+ Án lệ trở thành nguồn quan trọng của hệ thống PL này: các tranh chấp tương tự như
nhau sẽ được xử lý giống như các bản án đã được tuyên trước đó cho một tranh chấp
tương tự.
+ Tòa án có quyền làm ra luật: vai trò của thẩm phán rất quan trọng, các thẩm phán có
quyền sáng tạo ra các quy tắt pháp luật.
+ Luật công bình: nếu vụ án đang xử, không có án lệ thì áp dụng quy tắc này, nghĩa là
sẽ dựa vào lý lẽ của luật sư đại diện của bị cáo và nguyên đơn mà tòa đưa ra quyết định.
Mọi chứng cứ đều được xem xét công bình để đưa ra phán quyết.

+ Common law không trừu tượng và không tạo nên nguyên tắc chung về ứng xử trong
tương lai mà hướng đến việc cụ thể, trong một tình huống cụ thể.
+ Tranh tụng bằng lời công khai tại phiên tòa.
+ Vai trò của luật sư là quan trọng.
Câu 9: Ƣu và nhƣợc điểm của hệ thống PL Anh Mỹ?
– Ƣu điểm:
+ Có thể điều chỉnh được hầu hết các quan hệ PL.
+ Sử dụng án lệ sẽ tạo ra tính sáng tạo trong việc áp dụng PL của tòa án mà ở đó thẩm
phán chính là người áp dụng và cũng là người làm luật.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Nhƣợc điểm: cứng nhắc và kém linh hoạt trong việc áp dụng. Về nội dung cũng
như về hình thức, các tòa án chỉ áp theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm, nên không
thích hợp và phản ánh đúng với những tình huống phức tạp và mới mẻ.
Câu 10: Khái niệm và đặc điểm hệ thống pháp luật châu Âu lục địa?
 Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành lần đầu tiên ở La Mã cổ đại, sau này
phát triển ở Pháp và các nước TBCN ở lục địa Châu Âu và là luật thành văn, được xây
dựng trong các văn bản luật.
 Đặc điểm:
– Các văn bản luật thành văn là nguồn đầu tiên và quan trọng: tòa án khi xét xử chỉ
căn cứ vào văn bản, không căn cứ vào án lệ.
– Các nguồn khác của pháp luật chỉ có vị trí phụ, bổ sung cho nguồn luật thành
văn. Tập quán chỉ có vai trò khi giải thích luật hoặc được áp dụng khi luật dẫn chiếu dến.
– Cac quy phạm pháp luật được sắp xếp, tổ chức tại các văn bản pháp luật khác
nhau theo một trật tự có thứ bậc. Hiến pháp thành văn là văn bản chứa đựng những quy
phạm có giá trị pháp lý cao nhất. Các văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp,
không được trái với hiến pháp. Dưới hiến pháp có các bộ luật, đạo luật, các văn bản được
thông qua để thực thi các luật đã ban hành.
– Trong hệ thống pháp luật Cival law cách hiểu, cách đánh giá, phân tích quy phạm
pháp luật đều giống nhau. Trong hệ thống Civil law quy phạm pháp luật được hiểu như

quy tắc ứng xử có tính chất chung và có ý nghĩa áp dụng rộng, đối với nhiều việc chứ
không một việc cụ thể.
– Hệ thống pháp luật được hệ thống hoá và pháp điển hoá:
+ Hệ thống hóa: được tập hợp lại thành một văn bản có cùng một đối tượng điều
chỉnh.
+ Pháp điển hóa: những hình thức Pl như án lệ, tập tục có thể được áp dụng ngang như
pháp luật thì được nâng lên thành pháp luật chứ không phải là án lệ nữa.
– Gắn liền với tố tụng thẩm vấn: thẩm phán có vai trò quan trọng.
Câu 11, 12: Ƣu và nhƣợc điểm của hệ thống Civil law?
– Ƣu điểm:
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
+ Nhờ tính pháp điển hóa nên pháp luật có tính hệ thống cao, có trật tự, rõ ràng, dễ tiếp
cận.
+ Việc cải cách và thay đổi pháp luật dễ dàng hơn bằng ý chí của nhà lập pháp =>
pháp luật trở thành công cụ để nhà cầm quyền thực hiện cải cách xã hội
+ Tính chất trừu tượng, khái quát của quy phạm pháp luật cho thẩm phán thẩm quyền
lớn trong việc giải thích và áp dụng quy phạm, không bị ràng buộc bởi phương châm của
người đi trước
– Nhƣợc điểm:
+ Thiếu tính mở, thiếu linh hoạt
+ Đôi khi không theo kịp những thay đổi trong thực tế
+ Không coi trọng án lệ, một nguồn thông tin đáng xem xét trong giải quyết tranh chấp
+ Có khi trùng lắp hoặc bỏ sót những quan hệ pháp luật nó không điểu chỉnh.
Câu 13. Khái niệm và đặc điểm hệ thống pháp luật hồi giáo:
– Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước Hồi giáo, chịu nhiều ảnh
hưởng của tôn giáo (đạo Hồi).
– Đặc điểm:
 Pháp luật của các nước Hồi giáo gồm 2 hệ thống:
+ Hệ thống pháp luật của đạo hồi: chỉ áp dụng cho những người theo đạo Hồi

+ Hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành: có tác dụng đối với mọi công dân
trong xã hội, thường quy định về các vấn đề tài sản.
 Sự cải cách của PL Hồi giáo trong thế giới hiện đại:
+ Phương Tây hóa pháp luật
+ Pháp điển hóa pháp luật.
+ Loại bỏ các quy định lạc hậu và tiếp nhận tinh hoa của hệ thống pháp
luật khác.
 Do đó đã xuất hiện hệ thống pháp luật hòa trộn: Istatute Civil law, Istatute
Common law, Istatute Socialist law
Câu 14: khái niệm và đặc điểm của hệ thống PL Ấn Độ?
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Khái niệm: Là hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ, mang màu sắc tôn giáo,
trong đó các quy định pháp lý và tôn giáo lẫn lộn với nhau.
– Đặc điểm:
+ Phức tạp về tôn giáo: Chịu nhiều ảnh hưởng của đạo giáo như đạo Hinđu, đạo Hồi,
đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Bà La-môn.
+ Luật tục vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng, có hiệu lực pháp lý rất cao và sâu rộng.
+ Chịu ảnh hưởng của hệ thống PL Common Law do Ấn Độ từng là thuộc địa của
Anh trong suốt thời gian dài.
Câu 15: khái niệm và đặc điểm của hệ thống PL TQ?
– Khái niệm: là hệ thống pháp luật của Trung Quốc, được hình thành vào khoảng
những năm 770 TCN, có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống, văn hóa xa xưa, những
nét đặc thù của một nước XHCN với sự ảnh hưởng của PL các nước châu Âu- Mỹ.
– Đặc điểm:
+ Chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giáo lý của đạo Khổng tử (Nho giáo)
+ Chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc của hệ thống PL XHCN.
+ Mang nặng tính độc đoán chuyên quyền, coi trọng hình phạt dân sự.
+ Pháp luật TQ có nguồn gốc chủ yếu là những quy chế và quy định luật định hơn là
luật lệ.

Câu 16: khái niệm và đặc điểm của hệ thống PL XHCN?
– Khái niệm: là hệ thống PL có khởi đầu từ Cách mạng tháng 10 Nga. Hệ thống đã
xây dựng một bộ khung khái niệm cho hệ thống pháp luật của các nước XHCN. Hầu như
không còn tồn tại, nhưng một số tư tưởng của hệ thống pháp luật này vẫn còn ảnh hưởng
đến các nước Đông Âu, Liên Xô và một số nước khác.
– Đặc điểm:
+ Mang bản chất vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, mang tính nhân đạo sâu
sắc, quy định rộng rãi các quyền tự do dân chủ cho công dân và bảo đảm thực hiện các
quyền đó.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
+ Tiếp thu những hạt nhân hợp lý của các hệ thống pháp luật Common Law và Civil
Law.
+ Không công nhận luật tục, án lệ là những nguồn của pháp luật. Luật là luật thành
văn.
+ Pháp luật được pháp điển hoá thành các bộ luật, được chia thành các ngành luật khác
nhau
+ Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ điều chỉnh quan hệ bên
trong của một xã hội chủ nghĩa, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa các nước XHCN với
nhau -> mang tính quốc tế.
Câu 17: Những hệ thống PL nào trên TG chịu ảnh hƣởng nhiều bởi Tôn giáo?
Nêu khái niệm?
– Những hệ thống PL nào trên TG chịu ảnh hưởng nhiều bởi Tôn giáo:
+ Hệ thống PL Hồi giáo: chịu ảnh hưởng của đạo Hồi (các nguyên tắc được xây dựng
dựa trên Kinh Co-ran)
+ Hệ thống PL Ấn Độ: Chịu nhiều ảnh hưởng của đạo giáo như đạo Hinđu, đạo Hồi,
đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Bà La-môn.
– Khái niệm:
+ hệ thống PL Hồi giáo: Là hệ thống pháp luật hình thành ở các nước Hồi giáo, chịu
nhiều ảnh hưởng của tôn giáo (đạo Hồi). Ví dụ: nhịn ăn trong tháng Ramadan, không ăn

thịt lợn, phụ nữ phải bịt mặt, chế độ đa thê. Khác với hệ thống pháp luật phương tây, hệ
thống PL Hồi giáo không thể hiện ý chí của nhân dân thông qua tầng lớp lập pháp mà thể
hiện ý chí cốt lõi của tôn giáo đạo Hồi.
+ Hệ thống PL Ấn Độ: Là hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ, mang màu sắc tôn
giáo, trong đó các quy định pháp lý và tôn giáo lẫn lộn với nhau. Ví dụ: Hệ thống PL Ấn
độ chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau: Hindu, Phật giáo, coi trọng luân hồi,
kiêng ăn thịt bò, … Chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh về án lệ và pháp điển hóa luật
pháp.
CHƢƠNG 2: HĐKDQT
Câu 18. Khái niệm, đặc trƣng của HĐ KDQT
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
Khái niệm:
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là loại hợp đồng đặc thù của hợp đồng dân sự, là quan hệ
xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các bên để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong
giao lưu thương mại.
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một loại hợp đồng dân sự nên sẽ mang đầy đủ các đặc
điểm của HĐ dân sự:
(1) Các bên trong hợp đồng là các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác.
(2) HĐ được hình thành trên cơ sở có sự thỏa thuận, dựa trên quan hệ bình đẳng, thiện
chí, hợp tác giữa các bên.
(3) Mục đích của thỏa thuận đó là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ các bên.
(4) Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ
thể trừ khi pháp luật có quy định khác.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, HĐ KDQT còn có những dấu hiệu đặc trưng, cụ thể:
1. Chủ thể: Những cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh có nơi cư trú hoặc trụ sở ở các
nước khác nhau. Có những hợp đồng chỉ yêu cầu ít nhất một trong các bên trong

HĐ là thương nhân. Có những hợp đồng bắt buộc các bên đều phải là thương nhân
như HĐ đại diện cho thương nhân, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
2. Hình thức của HĐ: do luật của HĐ điều chỉnh. Thông thường, luật pháp các nước
cho phép HĐ KDQT có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi
cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật từng nước
bắt buộc các bên phải giao kết HĐ KDQT bằng thức văn bản. VD: Luật thương
mại VN quy định: Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản
hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (điện báo, telex, fax, thông
điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật).
3. Mục đích của HĐKDQT: mục đích sinh lợi
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
4. Sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng: là hành vi giao kết HĐ diễn ra ở nước
ngoài với ít nhất một trong các bên
5. Đồng tiền sử dụng: Có thể là ngoại tệ với ít nhất 1 trong các bên ( ngoại lệ: đồng
tiền chung Châu Âu Euro)
6. Ngôn ngữ của HĐ: HĐ KDQT thường được ký bằng tiếng nước ngoài với ít nhất
một trong các bên, phần lớn sử dụng tiếng Anh.
7. Tranh chấp phát sinh: Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ KDQT có
thể là tòa án hoặc trọng tài tại các quốc gia của các bên của HĐ hoặc tòa án/ trọng
tài ở nước thứ ba.
8. Luật điều chỉnh HĐ: là luật nước ngoài với ít nhất 1 trong các bên; có thể là luật
quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán TMQT.
Câu 19. Nêu các nguồn luật điều chỉnh HĐ KDQT, điều kiện áp dụng mỗi nguồn
luật?
Các nguồn luật điều chỉnh HĐ KDQT: luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc
tế và các nguồn luật khác.
Để xác định nên chọn nguồn luật nào cho HĐ KDQT, cần phải hiểu rõ các nguồn luật
này cũng như vai trò và giá trị pháp lý của từng nguồn luật đối với HĐ KDQT.
 Luật quốc gia:

Điều kiện áp dụng:
– Các bên thỏa thuận trong HĐ
– Các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng cho HĐ sau khi HĐ KDQT được ký kết. Có
thể lúc giao kết HĐ, vì 1 số lý do chủ quan hoặc khách quan, các bên đã không
thỏa thuận luật áp dụng cho HĐ, khi có tranh chấp xảy ra hoặc sau khi ký kết HĐ,
các bên vẫn có thể đám phán với nhau để thỏa thuận chọn luật quốc gia. Nội dung
thỏa thuận mới này sẽ trở thành phụ lục của HĐ
– Khi điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh HĐ nhưng ĐƯQT này lại dẫn chiếu
đến luật quốc gia. ( thường là điều ước thông nhất quy phạm xung đột).
– Khi HĐ không quy định luật điều chỉnh và các bên không thỏa thuận được với luật
áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
 Điều ước quốc tế:
Tranh chấp phát sinh từ HĐ KDQT mà vấn đề liên quan đến tranh chấp không quy định
hoặc quy định không đầy đủ trong HĐ, các bên ký kết có thể dựa vào các ĐƯQT vè Kd
TM
+ Đối với những ĐƯQT mà quốc gia của các bên trong HD đã ký kết hoặc đã thừa nhận
thì chúng có giá trị bắt buộc đối với HĐKDT. ĐƯQT này là nguồn luật đương nhiên. (
các bên áp dụng mà không cần quy định trong HĐ)
+ Đối với những ĐƯQT mà quốc gia của một bên hoặc của các bên trong HĐ chưa ký
kết hoặc thừa nhận thì ĐƯQT này chỉ có tính chất tham khảo. ĐƯQT này chỉ trở thành
luật điều chỉnh HĐ khi các bên thỏa thuận áp dụng chúng trong HĐ.
 Tập quán thương mại quốc tế:
– Khi chính HĐ KDQT quy định
– Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định
– Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa chọn, không có quy
định hoặc quy định nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp
 Một số nguồn luật khác:
a) Hợp đồng mẫu: khi các bên dẫn chiếu đến HĐ mẫu hoặc đến 1 hay 1 số điều

khoản của HĐ mẫu
b) Các bộ nguyên tác chung về HĐ: ví dụ: bộ nguyê tắc về HĐ TMQT (PICC). Các
bộ nguyên tắc chỉ có giá trị tùy ý, mang tính chất tham khảo. Các bộ nguyên tắc
này không áp dụng tự động hay bắt buộc vào HĐ mà chỉ được áp dụng khi các bên
trong HĐ lựa chọn.
Câu 20. Khai niệm, hiệu lực của đề nghị giao kết HĐ? Điều kiện rút, hủy bỏ, từ chối
đề nghị giao kết HĐ?
Khái niệm: Đề nghị giao kết HĐ là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội
dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác đinh.
Hiệu lực của đề nghị giao kết HĐ:
– Đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực vào thời điểm do bên đề nghị ấn định hoặc nếu
bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết HĐ sẽ có hiệu lực kể từ khi bên
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
được đề nghị nhận được đề nghị đó. Khi đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực thì nó
ràng buộc người đưa ra đề nghị và nếu người được đề nghị chấp nhận trong thời
gian hiệu lực thì coi như HĐ được giao kết. Thông thường, người đưa ra đề nghị
sẽ quy định 1 khoảng thời gian hiệu lực cho đề nghị của mình.
– Nếu trong đề nghị không quy định thì thời gian hiệu lực được xác định dựa vào 1
thời gian hợp lý ( là thời gian cần thiết thông thường để chào hàng đến tay người
được chào hàng và thời gian để người này trả lời chào hàng đó. Tùy theo tính chất
HĐ, khoảng cách địa lý, phương tiện chào hàng (thư, telex, tax…)). Nếu các bên
không thống nhất được thời gian hợp lý thì thời hạn này sẽ do tòa án hay trọng tài
quyết định.
Điều kiện để thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết HĐ:
– Bên được đề ngị nhận được thông báo thay đổi hay rút lại đề nghị trước hoặc cùng
thời điểm nhận được đề nghị ban đầu.
– Bên đề nghị nêu rõ trong đề nghị điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị.
Điều kiện hủy bỏ đề nghị:
Người được đề nghị nhận được thông báo nhận được thông báo hủy trước khi người này

gửi chấp nhận.
Điều kiện từ chối đề nghị giao kết HĐ:
Khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết HĐ, họ có thể im lặng hoặc từ chối một
cách rõ ràng. Khi đó HĐ không được hình thành và bản đề nghị giao kết HĐ không còn
bị ràng buộc bởi đề nghị của mình. Nếu bên được đề nghị chấp nhận nhưng kèm theo 1
số điều kiện thì chấp nhận này sẽ trở thành 1 đề nghị giao kết HĐ mới của bên được đề
nghị gửi cho bên đề nghị.
Câu 21. Nhƣ thế nào là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng? điều kiện hiệu lực của
đề nghị giao kết hợp đồng?
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là một tuyên bố hay hành vi của bên được đề
nghị chỉ rõ sự đồng thuận của mình và được chuyển tới bên đề nghị. Hình thức mà bên
được đề nghị thể hiện sự đồng thuận của mình có thể là hành vi ( thanh toán trước 1 phần
giá trị của HĐ, vận chuyển hàng tới người mua…), văn bản hoặc lời nói.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
( chấp nhận giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng)
Điều kiện hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng:
– Phải được chấp nhận trong thời gian hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
– Và đề nghị phải được chấp nhận vô điều kiện.
Câu 22. Ƣu và nhƣợc điểm của việc sử dụng HĐ mẫu?
hợp đồng mẫu gồm các điều khoản soạn sẵn, gợi ý để các bên tham khảo khi đàm phán
và ký kết hợp đồng. Các bên có thể điều chỉnh lại các điều khoản cho phù hợp. HĐ mẫu
có thể trong nhiều lĩnh vực ko nhất thiết chỉ liên quan đến thuê tàu.
Ƣu
Nhƣợc
– Có thể tham khảo vì các điều khoản
khá đầy đủ
– Các bên có thể sửa đổi, bổ sung các điều
khoản của HĐ cho phù hợp với giao dịch
kinh doanh của mình

– Rút ngắn thời gian đàm phán, tiết kiệm
cho chi phí
– HĐ mẫu cũng là 1 loại HĐ nên không
thể lường hết được mọi tình huống, mọi rủi
ro có thể xảy ra.
– các bên cần điều chỉnh lại cho phù hợp
thực tế

Câu 23. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể của HĐ
Chủ thể tham gia HĐ phải có năng lực chủ thể để giao kết HĐ và thực hiện nghĩa vụ theo

– Đại diện theo pháp luật
– Đại diện theo ủy quyền: đúng thẩm quyền
– Chủ thể thế quyền, thế nghĩa vụ
Chủ thể tham gia HĐ chủ yếu là thương nhân. Thương nhân phải đáp ứng điều kiện có
đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán, dịch vụ được cung ứng.
Cá nhân hoặc pháp nhân phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (năng lực hành vi
của cá nhân nước ngoài do luật quốc tịch nước người đó quy định ).
Thứ hai, hình thức HĐ phải hợp pháp
Hình thức HĐ phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh HĐ.
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
Ví dụ: luật TM Vn quy định: văn bản hoặc hình thức pháp lý tương đương ( điện báo,
telex, fax, các thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử…)
Luật của Mỹ: đối với HĐ có gia strij >50 $ thì phải được lập thành văn bản
CISG 1980: không cần phải lập văn bản, không bị chi phối bởi 1 điều kiện nào về hình
thức.
Thứ ba, nội dung và mục đích của HĐ phải hợp pháp
Không vi phạm điều cấm của pháp luật (HĐ sẽ bị vô hiệu nếu HĐ vi phạm trật tự công

cộng). Nội dung của HĐ có các điều khoản của HĐ phải tuân theo các quy phạm bắt
buộc của pháp luật. ( VD: luật TM VN quy định mức phạt < = 8% đối với giá trị vi phạm
HĐ). HĐ phải có các điều khoản chủ yếu của HĐ. ( Luật TM VN, điều khoản chủ yếu do
2 bên thỏa thuận. CISG có 7 điều khoản cơ bản: giá cả, thanh toán, chất lượng, số lượng,
địa điểm giao hàng, phạm vi trách nhiệm mỗi bên, giải quyết tranh chấp)
Thứ tƣ, đối tƣợng hàng hóa mua bán của HĐ phải hợp pháp: không thuộc các danh
mục cấm kinh doanh, cấm XNK
Thứ năm, hợp đồng mua bán phải đƣợc giao kết đảm bảo các nguyên tắc của HĐ
theo quy định của PL: tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực.
Câu 24. Thế nào là HĐ vô hiệu. Nêu các loại HĐ vô hiệu
HĐ vô hiệu là HĐ theo luật không làm phát sinh những hậu quả pháp lý mà các bên
đương sự mong muốn.
Các loại HĐ vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối – hợp đồng vô hiệu tƣơng đối
– HĐ vô hiệu tuyệt đối là HĐ vô hiệu ngay tại thời điểm ký kết HĐ ( ví dụ do ký sai
thẩm quyền)
– HĐ vô hiệu tương đối: chỉ vô hiệu khi có quyết định của cơ quan xét xử, tòa án,
trọng tài sau khi xem xét, giám định, kiểm tra.
Hợp đồng vô hiệu toàn phần – hợp đồng vô hiệu 1 phần
– Hợp đồng vô hiệu toàn phần: toàn bộ nội dung của HĐ bị vô hiệu ( dù các bên
chưa hay đang hay đã thực hiện)
Hợp đồng vô hiệu toàn phần khi xảy ra 1 trong các trường hợp sau:
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
(1) HĐ vi phạm 1 trong các điều kiện hiệu lực của HĐ
(2) HĐ được giao kết một cách giả tạo
(3) Ngay từ thời điểm ký kết, HĐ có đối tượng không thể thực hiện vì lý do khách
quan
(4) HĐ vô hiệu do nhầm lẫn
(5) HĐ chính vô hiệu kéo theo HĐ phụ vô hiệu khi có thỏa thuận trong HĐ chính

là HĐ phụ là một phần không thể tách rời của HĐ chính
 Cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong HĐ KDQT có quyền tuyên
bó HĐ vô hiệu toàn bộ. Hậu quả pháp lý
 HĐ vô hiệu toàn bộ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền
và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm xác lập
 Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận
 Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
Ngay cả khi HĐ bị vô hiệu toàn bộ thì các điều khoản về trọng tài, thẩm quyền và chọn
luật áp dụng vẫn có hiệu lực.
– Hợp đồng vô hiệu 1 phần: chỉ có 1 phần của HĐ bị vô hiệu, phần còn lại vẫn có
hiệu lực
Vd: Những hợp đồng có 1 số điều khoản vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không
ảnh hưởng đến phần còn lại của HĐ => vô hiệu từng phần. hay HĐ ký quá phạm vi ủy
quyền thì phần quá phạm vi ủy quyền bị vô hiệu, phần nằm trong phạm vi ủy quyền vẫn
có hiệu lực.
 Khi HĐ bị vô hiệu từng (1) phần thì các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp
luật đó, khôi phục quyền và lợi ích ban đầu bị xâm phạm do việc thực hiện
điều khoản trái pháp luật này.
Câu 25. Hậu quả pháp lý của HĐ vô hiệu
 Đối với chủ thể tham gia HĐ:
– Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời
điểm xác lập
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho hay những gì đã nhận
– Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
 Đối với bên thứ ba: A B C
– Nếu tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì vẫn có hiệu lực trừ 2
trường hợp:

 Người thứ 3 được tài sản thông qua HĐ không có đền bù ( tặng, cho,
biếu)
 Tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu
– Nếu tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì không có
hiệu lực, trừ 2 trường hợp sau
 Người thứ 3 nhận được thông qua bán đấu giá
 Hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định là chủ Sở hữu,
nhưng sau đó bản án, quyết định bị hủy.
Câu 26. Các hình thức ký kết HĐ? Thế nào là đề nghị giao kết HĐ và chấp nhận đề
nghị giao kết HĐ.
Các hình thức ký kết HĐ:
Ký kết trực tiếp
Ký kết gián tiếp
– Các bên trực tiếp gặp gỡ nhau, cùng
đàm phán trực tiếp
– Các bên thống nhất các vấn đề trong
quá trình đàm phán và lập bản dự
thảo HĐ
– Ngày và nơi ký kết kể từ lúc cả hai
bên cùng ký vào HĐ, được xác định
theo ngày và nơi các bên cùng ký
vào HĐ
– Các bên ở xa nhau, không có điều
kiện trực tiếp đàm phán
– HĐ được ký bằng cách gửi, trao đổi
đề nghị giao kết HĐ và chấp nhận
giao kết HĐ
– Bao gồm 2 bước:
+ đề nghị giao kết HĐ (chào hàng,
đặt hàng)

+ chấp nhận đề nghị giao kết HĐ
(chấp nhận chào hàng, chấp nhận đặt
hàng).
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Thời gian và địa điểm của giao kết
thì tùy thuộc:
+ Thuyết tống phát (luật Anh – Mỹ):
thư chấp nhận có hiệu lực kể từ khi
thư được gửi đi. Thuyết này chỉ
được áp dụng nếu đề nghị giao kết
HĐ được gửi bằng đường bưu điện
hoặc đề nghị giao kết HĐ cho phép
chấp nhận bằng phương tiện thư bưu
điện. Nếu đề nghị giao kết gửi bằng
Fax và không đề cập đến phương
tiện chấp nhận thì dù chấp nhận
được gửi bằng thư bưu điện thì chấp
nhận chỉ có hiệu lực khi bên đề nghị
nhận được thư chấp nhận này.
+ Thuyết tiếp thu (Civil Law): chấp
nhận có hiệu lực khi bên đề nghị
nhận được thư chấp nhận.

Đề nghị giao kết hợp đồng:
Đề nghị giao kết HĐ là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ
ý định giao kết HĐ với chủ thể khác theo những điều kiện xác định.
Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ:
Là sự trả lời của bên được đề nghị đồng ý ký kết HĐ. ( đó có thể là một tuyên bố hay
hành vi của bên được đề nghị chỉ rõ sự đồng thuận của mình và được chuyển tới bên đề

nghị. Hình thức mà bên được đề nghị thể hiện sự đồng thuận của mình có thể là hành vi
(thanh toán trước 1 phần giá trị HĐ, vận chuyển hàng tới người mua….), văn bản, lời nói)
Câu 27. Trách nhiệm do vi phạm HĐ: khái niệm và các yếu tố cấu thành
Khái niệm:
Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nay
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7/2014
– Vi phạm HĐ là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của
luật này ( K12, DD3, LTM 2005)
– Trách nhiệm do vi phạm HĐ là một loại trách nhiệm dân sự áp dụng đối với
người có hành vi vi phạm do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ các nghĩa vụ trong HĐ, buộc người này phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất
lợi.
Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm HĐ:
– Có hành vi vi phạm HĐ: hành vi vi phạm HĐ KDQT là cách cư xử của chủ thể
HĐ không phù hợp với các nghĩa vụ theo HĐ. VD: không thực hiện, thực hiện
không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo HĐ. Căn cứ vào thỏa thuận của các
bên (thỏa thuận trong HĐ, trong văn bản riêng sau khi đã ký kết HĐ) và các quy
định của pháp luật điều chỉnh cho HĐ KDQT.
– Có thiệt hại vật chất trực tiếp và thực tế xảy ra: là những thiệt hại có thể tính toán
được bằng con số cụ thể, tính toán được thành tiền mà bên bị vi phạm HĐ phải
gánh chịu.
+ giá trị tổn thất thực tế và trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm
gây ra.
+ khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi
vi phạm.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐ và thiệt hại thực tế: hành vi vi
phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm HĐ chỉ
phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm
HĐ.

– Có lỗi của bên vi phạm: trách nhiệm của HĐ được áp dụng theo nguyên tắc lỗi suy
đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ
HĐ đều bị suy đoán là có lỗi (trừ TH bên vi phạm chứng minh được mình không
có lỗi). Khi áp dụng chế tài đối với các bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ
quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.
NHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trong môi trƣờng phức tạp : HĐKDquốc tế diễn ra tại nhiều vương quốc khác nhau, với sự độc lạ về địa lý, lịch sử dân tộc, khí hậu, những yếu tố kinh tế tài chính, chính trị, văn hóa truyền thống, tôn giáo khiến cho thiên nhiên và môi trường KDQT mang tínhphức tạp hơn rất nhiều và những doanh nghiệp hoạt động giải trí trong thiên nhiên và môi trường này thường gặpphải nhiều rủi ro đáng tiếc hơn. Đặc biệt, những doanh nghiệp cần phải chú trọng nghiên cứu và điều tra về môitrường pháp lý. Câu 2 : Khái niệm và đặc trƣng của pháp luật kinh doanh quốc tế ? Khái niệm – Pháp luật KDQT là tổng hợp những quy phạm pháp luật kiểm soát và điều chỉnh quan hệ kinhdoanh quốc tế giữa những thương nhân. – Đây được xem là một bộ phận của tư pháp quốc tế, PLKDQT tuân theo cácnguyên tắc của tư pháp quốc tế, là nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận hợp tác của những chủ thể, nguyên tắc bình đẳng giữa những bên đương sự. Ngoài ra, PLKDQT cũng có những nguyên tắc riêng, xuất phát từ đặc thù của hoạt động giải trí kinhdoanh thương mại như nguyên tắc vận dụng những thói quen và tập quán thương mại. – Nguồn của PLKDQT gồm những điều ước quốc tế về thương mại, luật vương quốc vàcác tập quán thương mại quốc tếĐặc trƣng  Sự xen kẽ, giao thoa và xung đột của những mạng lưới hệ thống pháp luật vương quốc – Khi một doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường của vương quốc khác, ngoàiviệc tìm hiểu và khám phá xem vương quốc mà mình đang hoạt động giải trí có những pháp luật pháp lý gì vềviệc tiến hành kinh doanh ra quốc tế, doanh nghiệp còn cần phải khám phá hệ thốngpháp luật của vương quốc mà mình muốn xâm nhập. Một hoạt động giải trí KDQT hoàn toàn có thể đượcđiều chỉnh cùng một lúc bởi pháp luật của nhiều vương quốc – Trong xu thế lúc bấy giờ thì xu thế chung là pháp luật của những vương quốc khác nhaungày càng xích lại gần nhằm mục đích tương thích với những “ Luật chơi chung ” đã được công nhận. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Tuy nhiên khuynh hướng này không hề vô hiệu sự độc lạ giữa pháp luật của cácquốc gia. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, pháp luật những vương quốc vẫn xích míc, xungđột với nhau.  Tính phức tạp và phong phú về nguồn luật – Các pháp luật pháp lý tương quan đến hoạt động giải trí sản xuất, phân phối sản phẩm & hàng hóa cũngnhư đáp ứng dịch vụ trong quy trình tham gia hoạt động giải trí KDQT rất phức tạp – Nhà kinh doanh khi thực thi hoạt động giải trí KDQT không chỉ phải tìm hiểu và khám phá về luậtquốc gia mà còn phải chú ý quan tâm đến những điều ước quốc tế trong linh vực kinh doanh, tậpquán kinh doanh, thực tiễn xét xử của toàn án và trọng tài thương mại quốc tế trongKDQT.  Khó khăn trong việc xử lý tranh chấp phát sinh – Tranh chấp là điều khó tránh được khi những bên tham gia hợp đồng thương mại QTthường có sự xa cách về địa lý, độc lạ về truyền thống cuội nguồn pháp luật, tập quán thương mại, văn hóa truyền thống kinh doanh … – Giải quyết tranh chấp trong KDQT hoàn toàn có thể được thực thi trải qua những giải pháp : thương lượng trực tiếp, sử dụng trung gian hòa giải, kiện ra toàn án hoặc trong tài thươngmại. Nếu những bên phải xử lý tranh chấp bằng TANDTC hay trọng tài thì việc giải quyếttranh chấp sẽ trở nên khó khăn vất vả và phức tạp hơn do :  Tòa án hoặc trọng tài của một vương quốc nào đó không có thẩm quyền đương nhiênđể xử lý tranh chấp KDQT giữa những chủ thể. Tòa án hoặc trọng tài nào đó chỉ cóthẩm quyền xử lý tranh chấp khi những bên đương sự thỏa thuận hợp tác thống nhất giao tranhchấp cho TANDTC hoặc trọng tài xét xử  Việc lựa chọn toàn án hoặc trọng tài của nước nào để xử lý tranh chấp phátsinh là rất khó khăn vất vả so với những bên  Việc cưỡng chế và thi hành quyết định hành động của tòa án nhân dân hoặc trong tài đôi khi là rất khókhăn khi quyết định hành động đó phải được cưỡng chế và thi hành tại quốc tế. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / 2014C âu 3 : Phân biệt pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật thƣơng mại quốctế theo quan điểm của Nước Ta ? Nêu ví dụ minh họa ? Tiêu chíPL TMQTPL KDQTKhái niệmTại Nước Ta lúc bấy giờ, nhấtlà từ khi Việt nam gia nhậpWTO, khái niệm luật thươngmại QT thường được hiểu làluật của WTO, tức là một kháiniệm thuộc về công pháp quốctế. PLKDQT dùng để chỉ phápluật kiểm soát và điều chỉnh mối quan hệgiữa những thương nhân trong đờisống quốc tế. Giống nhauĐiều chỉnh những mối quan hệ pháp lý phát sinh trong đời sốngthương mại quốc tếKhác nhauChủ thểCác quốc giaCác cá thể, tổ chức triển khai thuộccác vương quốc khác nhauĐốitƣợng điềuchỉnhMối quan hệ về thương mạigiữa những vương quốc ( thuế quan, Open thị trường, rào cảnthương mại, shopping chínhphủ, gải quyết tranh chấp giữacác vương quốc … ) Mối quan hệ về kinh doanh – thương mại giữa những thươngnhân ( giao kết và thực hiệnhợp đồng, đại lý, chuyên chởhàng hóa, giao dịch thanh toán quốc tế ) Nội dungTạo ra quyền và nghĩa vụcủa những quốc giaĐiều chỉnh quyền và nghĩavụ của những cá thể, tổ chứcNguồnluật ápdụngCác hiệp định thương mạisong phương, đa phươngLuật thương mại vương quốc, điều ước quốc tế, tập quánquốc tế, án lệXungđột phápluậtKhông có hiện tượng kỳ lạ xungđột pháp luậtXung đột pháp luật là hiệntượng phổ biếnThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / 2014G iảiquyết tranhchấpGiải quyết trải qua những cơchế đặc trưng ( WTO, ASEAN ) Giải quyết bởi cỗ máy tưpháp của một quốc giaCác biệnphápcƣỡng chếCác giải pháp cưỡng chếmang tính tương đối : chế tàiđạo đức, dùng dư luận tân tiến, ngoại giao, quyền báo phục, trảđũaCác giải pháp mang tínhtuyệt đối và được thực hiệnthông qua tòa án nhân dân vương quốc, trọng tài quốc tếVí dụ : Luật thương mại quốc tế ( international trade law ) : Các nguyên tắc của WTOnhư đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN ) ; những lao lý của hiệp định GATT, GATS ; hiệp địnhthương mại tự do FTA.Luật kinh doanh quốc tế : Công ước viên 1980 của Liên Hiệp Quốc về mua và bán hànghóa quốc tế. Câu 4 : Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế : khái niệm và những mặt biểuhiện ? Khái niệmXung đột pháp luật trong KDQT là hiện tượng kỳ lạ có hai hay nhiều mạng lưới hệ thống pháp luậtkhác nhau cùng hoàn toàn có thể vận dụng để kiểm soát và điều chỉnh một mối quan hệ kinh doanh quốc tế cụ thểvà những mạng lưới hệ thống này có những pháp luật không giống nhau về yếu tố cần kiểm soát và điều chỉnh. Các mặt biểu lộ : 1. Xung đột pháp luật về vị thế pháp lý của những chủ thể trong kinh doanh quốctế – Khi tìm hiểu và khám phá và nghiên cứu và điều tra về yếu tố xung đột pháp luật về vị thế pháp lý của cácchủ thể trong KDQT tất cả chúng ta cần xác lập rõ chủ thể là những người đơn cử nào. Chủ thểđó được gọi là thương nhân, thương nhân là cá thể hay tổ chức triển khai thỏa mãn nhu cầu khá đầy đủ cácđiều kiện do pháp luật lao lý để triển khai hoạt động giải trí kinh doanh, thương mại nóichung và kinh doanh quốc tế nói riêng. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / 20141.1 Đối với thƣơng nhân là cá nhâna. Xung đột pháp luật về năng lượng pháp lý và năng lượng hành vi của cá thể – Khi triển khai hoạt động giải trí KD, cả hoạt động giải trí KDQT những cá thể cần phải có nănglực pháp lý và năng lượng hành vi. Hai năng lượng này là điều kiện kèm theo cần để trở thành thươngnhân – Xung đột pháp luật thường phát sinh trong việc xác lập năng lượng hành vi củangười quốc tế tại nước thường trực bởi mỗi nước pháp luật về tuổi có năng lượng hành vi củacông dân là khác nhau. – Pháp luật của từng vương quốc đều đưa ra những pháp luật để xác lập năng lượng pháplý của thương nhân quốc tế trong quan hệ dân sự, thương mại với thương nhân nướcmình không giống với vương quốc khác. Điều này cũng phụ thuộc vào vào mối quan hệ giữa cácquốc gia hay những điều ước quốc tế mà những vương quốc đã tham gia trong đó thỏa thuận hợp tác cụ thểvề nguyên tắc pháp lý vận dụng trong việc xác lập vị thế pháp lý của công dân – thươngnhân quốc tế. b. Xung đột pháp luật về điều kiện kèm theo nghề nghiệp để một cá thể trở thành thươngnhân – Pháp luật những vương quốc khác nhau đưa ra những pháp luật không giống nhau về điềukiện nghề nghiệp để một cá thể trở thành thương nhânc. Xung đột pháp luật về nghĩa vụ và trách nhiệm ĐK kinh doanh của thương nhân – Một nghĩa vụ và trách nhiệm bắt buộc so với những thương nhân tại Nước Ta là phải đăng kí kinhdoanh. Một số vương quốc lại coi việc ĐK kinh doanh chỉ là một điều kiện kèm theo về mặt “ hìnhthức ”, hai chính sách ĐK bắt buộc và ĐK tự nguyện được đưa ra để vận dụng cho cácđối tượng thương nhân khác nhau, những cá thể xây dựng công ty thương mại để hoạtđộng thương mại thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh, những cá thể kinh doanh nhỏ đượccoi là thương nhân mà không cần đăng kí kinh doanh. 1.2 Đối với thƣơng nhân là pháp nhâna. Xung đột pháp luật về xác lập quốc tịch của pháp nhânThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Mặc dù pháp luật những vương quốc đã lao lý nguyên tắc pháp lý vận dụng trong việcxác định quốc tịch của pháp nhân nhưng về cơ bản trên quốc tế vẫn sống sót những quan điểmkhác nhau trong yếu tố xác lập quốc tịch của pháp nhân, dẫn đến trên trong thực tiễn khôngtránh khỏi trường hợp một pháp nhân hoàn toàn có thể có nhiều quốc tịch khác nhau. b. Xung đột pháp luật về vị thế pháp lý của pháp nhân – Pháp luật của từng vương quốc đều đưa ra những lao lý nhằm mục đích xác lập vị thế pháp lýcủa pháp nhân là thương nhân trong quan hệ dân sự, thương mại tại nước mình : quy địnhquyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của pháp nhân quốc tế, những hoạt động giải trí thương mại nào pháp nhânnước ngoài được thực thi trên khoanh vùng phạm vi chủ quyền lãnh thổ nước thường trực. Về yếu tố này mỗi quốc giacó những lao lý riêng không giống với những vương quốc khác2. Xung đột pháp luật về hợp đồng kinh doanh quốc tế – Khi triển khai hợp đồng KDQT, những chủ thể thực thi ký kết nhiều loại hợp đồngthương mại khác nhau và những hợp đồng này thường có yếu tố quốc tế và được điềuchỉnh bởi pháp luật của nhiều vương quốc khác nhau. Khi pháp luật của những vương quốc này cónhững pháp luật khác nhau về cùng một yếu tố tranh chấp thì sẽ làm phát sinh xung độtpháp luật. a. Xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng – Luật của những nước lao lý khác nhau về hình thức hợp đồng thương mại quốc tế. Theo Anh, Mỹ, Pháp, Đức thì hợp đồng TMQT hoàn toàn có thể được giao kết bằng văn bản, lờinói, hoặc hành vi đơn cử ( trừ mua và bán bất động sản ), còn Nước Ta, Trung Quốc thì hợpđồng TMQT phải được ký kết bằng văn bản. b. Xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng – Nội dung của hợp đồng TMQT đề cập đến nhiều yếu tố phức tạp khác nhau ( quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên, pháp luật thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng, vận dụng chếtài … ) và luật của những nước pháp luật về yếu tố này không giống nhau. 3. Xung đột pháp luật về thẩm quyền xử lý tranh chấp trong kinh doanhquốc tếThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Thẩm quyền xét xử trong kinh doanh quốc tế là thẩm quyền của toàn án hoặc củatrọng tài một nước nhất định so với việc xét xử một tranh chấp kinh doanh quốc tế cụthể. – Xung đột thẩm quyền xét xử trong kinh doanh quốc tế là hiện tượng kỳ lạ đồng thời cóhai hoặc nhiều cơ quan tư pháp của những nước khác nhau có thẩm quyền xử lý mộttranh chấp trong kinh doanh quốc tế đơn cử. – Xung đột thẩm quyền xét xử chỉ xảy ra so với thẩm quyền của TANDTC mà khôngxảy ra so với trọng tài. Vì thẩm quyền của trọng tài trọn vẹn phụ thuộc vào vào thỏa thuậncủa những bên tranh chấp, trọng tài sẽ không có thẩm quyền nếu không có sự thỏa thuận hợp tác củacác bênCâu 5 : Các phƣơng pháp xử lý xung đột pháp luật trong kinh doanh quốctế ? ƣu, nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp ? 1. Phƣơng pháp thống nhất luật thực ra – Quy phạm pháp luật thực ra là những quy phạm trực tiếp xử lý những quan hệpháp luật mang tính quốc tế, trực tiếp lao lý quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm đơn cử so với những chủthể tham gia những quan hệ này – Thống nhất luật thực ra là việc những nước cùng nhau thỏa thuận hợp tác thiết kế xây dựng những quyphạm thực ra để kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ kinh doanh quốc tế. Được triển khai bằng cáchký kết những điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương có hiệu lực thực thi hiện hành so với những nướcthành viên – Ƣu điểm :  Giải quyết trực tiếp được quan hệ pháp luật đơn cử  Loại bỏ được sự độc lạ, xích míc trong lao lý giữa những nước với nhau – Nhƣợc điểm :  Khó vận dụng vì : – Lợi ích của những vương quốc khác nhau – Trình độ tăng trưởng mọi mặt không giống nhau – Phong tục tập quán, truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống khác nhau – Không phải nghành nghề dịch vụ nào những vương quốc cũng hoàn toàn có thể ký kết hoặc phát hành luật đượcThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Không phải những nước đều là thành viên của những điều ước quốc tế  Chưa xử lý triệt để xung đột pháp luật do : – Tập trung vào một hay 1 số ít quan hệ kinh doanh đơn cử như vận tải đường bộ sản phẩm & hàng hóa, sởhữu trí tuệ, mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế, bỏ ngỏ những yếu tố như xác lập vị thế pháp lí củacác cá thể, pháp nhân. – Điều ước chưa được tổng thể những vương quốc phê chuẩn – không xử lý toàn bộ những yếu tố phát sinh trong từng nghành có tương quan ( Ví dụcông ước 1980 không đề cập đến việc chuyển quyền sở hữu HH đã bán, buộc phải dẫnchiếu đến luật vương quốc ) 2. Phƣơng pháp dùng quy phạm xung đột ( thông dụng ) – Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ ra mạng lưới hệ thống pháp luật nào trong số những hệthống pháp luật đang xung đột được vận dụng để xử lý quan hệ pháp luật có yếu tốnước ngoài trong từng trường hợp đơn cử – Quy phạm xung đột gồm 2 bộ phận : khoanh vùng phạm vi và hệ thuộc  Phần khoanh vùng phạm vi : là phần lao lý mối quan hệ đơn cử nào chịu sự kiểm soát và điều chỉnh củaquy phạm xung đột  Phần hệ thuộc : là phần lao lý rõ luật nước nào sẽ được vận dụng để giải quyếtxung đột trong mối quan hệ đã được nêu tại phần khoanh vùng phạm vi – Ƣu điểm :  Giải quyết được nhiều quan hệ pháp luật đơn cử – Nhƣợc điểm :  Không có lao lý thống nhất về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên đương sự cũngnhư những hình thức và giải pháp chế tài hoàn toàn có thể được vận dụng  Khó khăn trong việc tìm hiểu và khám phá và lý giải nội dung pháp luật quốc tế.  Đối với cùng một quan hệ tư pháp quốc tế, những vương quốc có quy pham xung độtkhông giống nhau, làm phát sinh hiện tượng kỳ lạ “ xung đột của quy phạm xung đột ”, khiếncho việc xử lý bằng quy phạm xung đột có nhiều rủi ro đáng tiếc. Dẫn đến hình thành cáccông ước quốc tế để thống nhất quy phạm pháp luật. ( Ví dụ có SGK / 102 ) Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Các quy phạm xung đột thƣờng đƣợc vận dụng :  Quy phạm luật nhân thân  Quy phạm luật quốc tịch của pháp nhân  Quy phạm luật nơi ký kết hợp đồng  Quy phạm luật nơi có gia tài  Quy phạm luật nơi triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm  Quy phạm luật nước người bán  Quy phạm luật nơi xảy ra hành vi vi phạm  Quy phạm luật nước TANDTC. Câu 6 : Thế nào là PLKDQT ? Yếu tố nƣớc ngoài trong hoạt động giải trí KDQT đƣợcthể hiện nhƣ thế nào ? – PLKDQT là tổng hợp những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật kiểm soát và điều chỉnh quan hệgiữa những thương nhân trong hoạt động giải trí kinh doanh quốc tế. – Yếu tố nƣớc ngoài trong hoạt động giải trí KDQT : được bộc lộ ở 3 góc nhìn sau : + Yếu tố quốc tế về chủ thể : biểu lộ ở việc một trong những bên tham gia hoạt độngkinh doanh là tổ chức triển khai, cá thể quốc tế hay người việt nam định cư ở quốc tế. + Yếu tố quốc tế về khách thể : gia tài hay khách thể của mối quan hệ kinh doanh ởnước ngoài, điều này được biểu lộ ở việc có sự vận động và di chuyển của sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ, tiền từtrong nước ra quốc tế hoặc ngược lại. + Yếu tố quốc tế về sự kiện pháp lý : nghĩa là địa thế căn cứ xác lập, biến hóa hay chấmdứt mối quan hệ kinh doanh xảy ra ở quốc tế. Câu 7 : Nêu tên những mạng lưới hệ thống pháp luật chính trên quốc tế theo sự phân loại củaTòa Án quốc tế Liên hiệp quốc ? Theo sự phân loại của Tóa án Quốc tế Liên hiệp quốc có 6 mạng lưới hệ thống pháp luật tiêubiểu là : – Hệ thống Common Law ( mạng lưới hệ thống PL Anh Mỹ ) – Hệ thống Civil Law ( mạng lưới hệ thống PL Châu Âu lục địa ) – Hệ thống Islamic Law ( Hệ thống PL Hồi giáo ) Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Hệ thống Indian Law ( mạng lưới hệ thống PL Ấn Độ ) – Hệ thống Chiness ( mạng lưới hệ thống PL Trung Quốc ) – Hệ thống Socialiste Law ( mạng lưới hệ thống PL XHCN ) Câu 8 : khái niệm và đặc thù của mạng lưới hệ thống PL Anh Mỹ ? – Định nghĩa : Pháp luật Anh – Mỹ là mạng lưới hệ thống pháp luật sinh ra ở Anh, sau này pháttriển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là mạng lưới hệ thống pháp luậtphát triển từ những tập quán hay còn gọi là mạng lưới hệ thống PL tập quán hay mạng lưới hệ thống PL coitrọng tiền lệ. – Đặc điểm : + Án lệ trở thành nguồn quan trọng của mạng lưới hệ thống PL này : những tranh chấp tựa như nhưnhau sẽ được giải quyết và xử lý giống như những bản án đã được tuyên trước đó cho một tranh chấptương tự. + Tòa án có quyền làm ra luật : vai trò của thẩm phán rất quan trọng, những thẩm phán cóquyền phát minh sáng tạo ra những quy tắt pháp luật. + Luật công bình : nếu vụ án đang xử, không có án lệ thì vận dụng quy tắc này, nghĩa làsẽ dựa vào lý lẽ của luật sư đại diện thay mặt của bị cáo và nguyên đơn mà tòa đưa ra quyết định hành động. Mọi chứng cứ đều được xem xét công bình để đưa ra phán quyết. + Common law không trừu tượng và không tạo nên nguyên tắc chung về ứng xử trongtương lai mà hướng đến việc đơn cử, trong một trường hợp đơn cử. + Tranh tụng bằng lời công khai minh bạch tại phiên tòa xét xử. + Vai trò của luật sư là quan trọng. Câu 9 : Ƣu và nhƣợc điểm của mạng lưới hệ thống PL Anh Mỹ ? – Ƣu điểm : + Có thể kiểm soát và điều chỉnh được hầu hết những quan hệ PL. + Sử dụng án lệ sẽ tạo ra tính phát minh sáng tạo trong việc vận dụng PL của tòa án nhân dân mà ở đó thẩmphán chính là người vận dụng và cũng là người làm luật. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Nhƣợc điểm : cứng ngắc và kém linh động trong việc vận dụng. Về nội dung cũngnhư về hình thức, những TANDTC chỉ áp theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm, nên khôngthích hợp và phản ánh đúng với những trường hợp phức tạp và mới mẻ và lạ mắt. Câu 10 : Khái niệm và đặc thù mạng lưới hệ thống pháp luật châu Âu lục địa ?  Khái niệm : Là mạng lưới hệ thống pháp luật hình thành lần tiên phong ở La Mã cổ đại, sau nàyphát triển ở Pháp và những nước TBCN ở lục địa Châu Âu và là luật thành văn, được xâydựng trong những văn bản luật.  Đặc điểm : – Các văn bản luật thành văn là nguồn tiên phong và quan trọng : TANDTC khi xét xử chỉcăn cứ vào văn bản, không địa thế căn cứ vào án lệ. – Các nguồn khác của pháp luật chỉ có vị trí phụ, bổ trợ cho nguồn luật thànhvăn. Tập quán chỉ có vai trò khi lý giải luật hoặc được vận dụng khi luật dẫn chiếu dến. – Cac quy phạm pháp luật được sắp xếp, tổ chức triển khai tại những văn bản pháp luật khácnhau theo một trật tự có thứ bậc. Hiến pháp thành văn là văn bản tiềm ẩn những quyphạm có giá trị pháp lý cao nhất. Các văn bản pháp luật khác phải tương thích với hiến pháp, không được trái với hiến pháp. Dưới hiến pháp có những bộ luật, luật đạo, những văn bản đượcthông qua để thực thi những luật đã phát hành. – Trong mạng lưới hệ thống pháp luật Cival law cách hiểu, cách nhìn nhận, nghiên cứu và phân tích quy phạmpháp luật đều giống nhau. Trong mạng lưới hệ thống Civil law quy phạm pháp luật được hiểu nhưquy tắc ứng xử có đặc thù chung và có ý nghĩa vận dụng rộng, so với nhiều việc chứkhông một việc đơn cử. – Hệ thống pháp luật được hệ thống hoá và pháp điển hoá : + Hệ thống hóa : được tập hợp lại thành một văn bản có cùng một đối tượng người dùng điềuchỉnh. + Pháp điển hóa : những hình thức Pl như án lệ, tập tục hoàn toàn có thể được vận dụng ngang nhưpháp luật thì được nâng lên thành pháp luật chứ không phải là án lệ nữa. – Gắn liền với tố tụng thẩm vấn : thẩm phán có vai trò quan trọng. Câu 11, 12 : Ƣu và nhƣợc điểm của mạng lưới hệ thống Civil law ? – Ƣu điểm : Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước + Nhờ tính pháp điển hóa nên pháp luật có tính mạng lưới hệ thống cao, có trật tự, rõ ràng, dễ tiếpcận. + Việc cải cách và đổi khác pháp luật thuận tiện hơn bằng ý chí của nhà lập pháp => pháp luật trở thành công cụ để nhà cầm quyền thực thi cải cách xã hội + Tính chất trừu tượng, khái quát của quy phạm pháp luật cho thẩm phán thẩm quyềnlớn trong việc lý giải và vận dụng quy phạm, không bị ràng buộc bởi mục tiêu củangười đi trước – Nhƣợc điểm : + Thiếu tính mở, thiếu linh động + Đôi khi không theo kịp những đổi khác trong thực tiễn + Không coi trọng án lệ, một nguồn thông tin đáng xem xét trong xử lý tranh chấp + Có khi trùng lắp hoặc bỏ sót những quan hệ pháp luật nó không điểu chỉnh. Câu 13. Khái niệm và đặc thù mạng lưới hệ thống pháp luật hồi giáo : – Khái niệm : Là mạng lưới hệ thống pháp luật hình thành ở những nước Hồi giáo, chịu nhiều ảnhhưởng của tôn giáo ( đạo Hồi ). – Đặc điểm :  Pháp luật của những nước Hồi giáo gồm 2 mạng lưới hệ thống : + Hệ thống pháp luật của đạo hồi : chỉ vận dụng cho những người theo đạo Hồi + Hệ thống pháp luật do Nhà nước phát hành : có công dụng so với mọi công dântrong xã hội, thường pháp luật về những yếu tố gia tài.  Sự cải cách của PL Hồi giáo trong quốc tế tân tiến : + Phương Tây hóa pháp luật + Pháp điển hóa pháp luật. + Loại bỏ những pháp luật lỗi thời và tiếp đón tinh hoa của mạng lưới hệ thống phápluật khác.  Do đó đã Open mạng lưới hệ thống pháp luật hòa trộn : Istatute Civil law, IstatuteCommon law, Istatute Socialist lawCâu 14 : khái niệm và đặc thù của mạng lưới hệ thống PL Ấn Độ ? Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Khái niệm : Là mạng lưới hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ, mang sắc tố tôn giáo, trong đó những lao lý pháp lý và tôn giáo lẫn lộn với nhau. – Đặc điểm : + Phức tạp về tôn giáo : Chịu nhiều tác động ảnh hưởng của đạo giáo như đạo Hinđu, đạo Hồi, đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Bà La-môn. + Luật tục vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng, có hiệu lực hiện hành pháp lý rất cao và sâu rộng. + Chịu ảnh hưởng tác động của mạng lưới hệ thống PL Common Law do Ấn Độ từng là thuộc địa củaAnh trong suốt thời hạn dài. Câu 15 : khái niệm và đặc thù của mạng lưới hệ thống PL TQ ? – Khái niệm : là mạng lưới hệ thống pháp luật của Trung Quốc, được hình thành vào khoảngnhững năm 770 TCN, có sự tích hợp giữa những yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa truyền thống thời xưa, nhữngnét đặc trưng của một nước XHCN với sự tác động ảnh hưởng của PL những nước châu Âu – Mỹ. – Đặc điểm : + Chịu tác động ảnh hưởng nhiều bởi những giáo lý của đạo Khổng tử ( Nho giáo ) + Chịu tác động ảnh hưởng của những nguyên tắc của mạng lưới hệ thống PL XHCN. + Mang nặng tính độc đoán chuyên quyền, coi trọng hình phạt dân sự. + Pháp luật TQ có nguồn gốc hầu hết là những quy định và pháp luật luật định hơn làluật lệ. Câu 16 : khái niệm và đặc thù của mạng lưới hệ thống PL XHCN ? – Khái niệm : là mạng lưới hệ thống PL có khởi đầu từ Cách mạng tháng 10 Nga. Hệ thống đãxây dựng một bộ khung khái niệm cho mạng lưới hệ thống pháp luật của những nước XHCN. Hầu nhưkhông còn sống sót, nhưng 1 số ít tư tưởng của mạng lưới hệ thống pháp luật này vẫn còn ảnh hưởngđến những nước Đông Âu, Liên Xô và một số ít nước khác. – Đặc điểm : + Mang thực chất vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, mang tính nhân đạo sâusắc, pháp luật thoáng rộng những quyền tự do dân chủ cho công dân và bảo vệ triển khai cácquyền đó. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước + Tiếp thu những hạt nhân hài hòa và hợp lý của những mạng lưới hệ thống pháp luật Common Law và CivilLaw. + Không công nhận luật tục, án lệ là những nguồn của pháp luật. Luật là luật thànhvăn. + Pháp luật được pháp điển hoá thành những bộ luật, được chia thành những ngành luật khácnhau + Pháp luật XHCN có khoanh vùng phạm vi kiểm soát và điều chỉnh rộng, không riêng gì kiểm soát và điều chỉnh quan hệ bêntrong của một xã hội chủ nghĩa, mà còn kiểm soát và điều chỉnh mối quan hệ giữa những nước XHCN vớinhau -> mang tính quốc tế. Câu 17 : Những mạng lưới hệ thống PL nào trên TG chịu ảnh hƣởng nhiều bởi Tôn giáo ? Nêu khái niệm ? – Những mạng lưới hệ thống PL nào trên TG chịu tác động ảnh hưởng nhiều bởi Tôn giáo : + Hệ thống PL Hồi giáo : chịu ảnh hưởng tác động của đạo Hồi ( những nguyên tắc được xây dựngdựa trên Kinh Co-ran ) + Hệ thống PL Ấn Độ : Chịu nhiều tác động ảnh hưởng của đạo giáo như đạo Hinđu, đạo Hồi, đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Bà La-môn. – Khái niệm : + mạng lưới hệ thống PL Hồi giáo : Là mạng lưới hệ thống pháp luật hình thành ở những nước Hồi giáo, chịunhiều tác động ảnh hưởng của tôn giáo ( đạo Hồi ). Ví dụ : nhịn ăn trong tháng Ramadan, không ănthịt lợn, phụ nữ phải bịt mặt, chính sách đa thê. Khác với mạng lưới hệ thống pháp luật phương tây, hệthống PL Hồi giáo không bộc lộ ý chí của nhân dân trải qua những tầng lớp lập pháp mà thểhiện ý chí cốt lõi của tôn giáo đạo Hồi. + Hệ thống PL Ấn Độ : Là mạng lưới hệ thống pháp luật hình thành ở Ấn Độ, mang sắc tố tôngiáo, trong đó những pháp luật pháp lý và tôn giáo lẫn lộn với nhau. Ví dụ : Hệ thống PL Ấnđộ chịu ảnh hưởng tác động của nhiều tôn giáo khác nhau : Hindu, Phật giáo, coi trọng luân hồi, kiêng ăn thịt bò, … Chịu tác động ảnh hưởng của pháp luật Anh về án lệ và pháp điển hóa luậtpháp. CHƢƠNG 2 : HĐKDQTCâu 18. Khái niệm, đặc trƣng của HĐ KDQTThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / 2014K hái niệm : Hợp đồng kinh doanh quốc tế là sự thỏa thuận hợp tác giữa những bên về việc xác lập, biến hóa, chấm hết quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau trong hoạt động giải trí kinh doanh quốc tế. Hợp đồng kinh doanh quốc tế là loại hợp đồng đặc trưng của hợp đồng dân sự, là quan hệxã hội được hình thành từ sự thỏa thuận hợp tác của những bên để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu trao đổi tronggiao lưu thương mại. Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một loại hợp đồng dân sự nên sẽ mang vừa đủ những đặcđiểm của hợp đồng dân sự : ( 1 ) Các bên trong hợp đồng là những cá thể, pháp nhân, những chủ thể khác. ( 2 ) hợp đồng được hình thành trên cơ sở có sự thỏa thuận hợp tác, dựa trên quan hệ bình đẳng, thiệnchí, hợp tác giữa những bên. ( 3 ) Mục đích của thỏa thuận hợp tác đó là nhằm mục đích xác lập, biến hóa hoặc chấm hết quyền vànghĩa vụ những bên. ( 4 ) Hình thức của hợp đồng hoàn toàn có thể bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụthể trừ khi pháp luật có lao lý khác. Ngoài những đặc thù nêu trên, HĐ KDQT còn có những tín hiệu đặc trưng, đơn cử : 1. Chủ thể : Những cá thể hoặc tổ chức triển khai kinh doanh có nơi cư trú hoặc trụ sở ở cácnước khác nhau. Có những hợp đồng chỉ nhu yếu tối thiểu một trong những bên trongHĐ là thương nhân. Có những hợp đồng bắt buộc những bên đều phải là thương nhânnhư hợp đồng đại diện thay mặt cho thương nhân, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại. 2. Hình thức của hợp đồng : do luật của hợp đồng kiểm soát và điều chỉnh. Thông thường, lao lý những nướccho phép HĐ KDQT hoàn toàn có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vicụ thể của những bên giao kết. Trong một số ít trường hợp đơn cử, pháp luật từng nướcbắt buộc những bên phải giao kết HĐ KDQT bằng thức văn bản. VD : Luật thươngmại việt nam lao lý : Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bảnhoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương tự ( điện báo, telex, fax, thôngđiệp tài liệu và những hình thức khác theo pháp luật của pháp luật ). 3. Mục đích của HĐKDQT : mục tiêu sinh lợiThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / 20144. Sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng : là hành vi giao kết hợp đồng diễn ra ở nướcngoài với tối thiểu một trong những bên5. Đồng tiền sử dụng : Có thể là ngoại tệ với tối thiểu 1 trong những bên ( ngoại lệ : đồngtiền chung Châu Âu Euro ) 6. Ngôn ngữ của hợp đồng : HĐ KDQT thường được ký bằng tiếng quốc tế với ít nhấtmột trong những bên, hầu hết sử dụng tiếng Anh. 7. Tranh chấp phát sinh : Cơ quan xử lý tranh chấp phát sinh từ HĐ KDQT cóthể là TANDTC hoặc trọng tài tại những vương quốc của những bên của hợp đồng hoặc TANDTC / trọngtài ở nước thứ ba. 8. Luật kiểm soát và điều chỉnh hợp đồng : là luật quốc tế với tối thiểu 1 trong những bên ; hoàn toàn có thể là luậtquốc gia, điều ước quốc tế, tập quán TMQT.Câu 19. Nêu những nguồn luật kiểm soát và điều chỉnh HĐ KDQT, điều kiện kèm theo vận dụng mỗi nguồnluật ? Các nguồn luật kiểm soát và điều chỉnh HĐ KDQT : luật vương quốc, điều ước quốc tế, tập quán quốctế và những nguồn luật khác. Để xác lập nên chọn nguồn luật nào cho HĐ KDQT, cần phải hiểu rõ những nguồn luậtnày cũng như vai trò và giá trị pháp lý của từng nguồn luật so với HĐ KDQT.  Luật vương quốc : Điều kiện vận dụng : – Các bên thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng – Các bên thỏa thuận hợp tác chọn luật vận dụng cho hợp đồng sau khi HĐ KDQT được ký kết. Cóthể lúc giao kết hợp đồng, vì 1 số nguyên do chủ quan hoặc khách quan, những bên đã khôngthỏa thuận luật vận dụng cho hợp đồng, khi có tranh chấp xảy ra hoặc sau khi ký kết hợp đồng, những bên vẫn hoàn toàn có thể đám phán với nhau để thỏa thuận hợp tác chọn luật vương quốc. Nội dungthỏa thuận mới này sẽ trở thành phụ lục của hợp đồng – Khi điều ước quốc tế là nguồn luật kiểm soát và điều chỉnh hợp đồng nhưng ĐƯQT này lại dẫn chiếuđến luật vương quốc. ( thường là điều ước thông nhất quy phạm xung đột ). – Khi hợp đồng không quy định luật kiểm soát và điều chỉnh và những bên không thỏa thuận hợp tác được với luậtáp dụng và cơ quan xử lý tranh chấp lựa chọn. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước  Điều ước quốc tế : Tranh chấp phát sinh từ HĐ KDQT mà yếu tố tương quan đến tranh chấp không quy địnhhoặc pháp luật không không thiếu trong hợp đồng, những bên ký kết hoàn toàn có thể dựa vào những ĐƯQT vè KdTM + Đối với những ĐƯQT mà vương quốc của những bên trong HD đã ký kết hoặc đã thừa nhậnthì chúng có giá trị bắt buộc so với HĐKDT. ĐƯQT này là nguồn luật đương nhiên. ( những bên vận dụng mà không cần lao lý trong hợp đồng ) + Đối với những ĐƯQT mà vương quốc của một bên hoặc của những bên trong hợp đồng chưa kýkết hoặc thừa nhận thì ĐƯQT này chỉ có đặc thù tìm hiểu thêm. ĐƯQT này chỉ trở thànhluật kiểm soát và điều chỉnh hợp đồng khi những bên thỏa thuận hợp tác vận dụng chúng trong HĐ.  Tập quán thương mại quốc tế : – Khi chính HĐ KDQT pháp luật – Khi những điều ước quốc tế tương quan lao lý – Khi luật thực ra ( luật vương quốc ) do những bên thỏa thuận hợp tác lựa chọn, không có quyđịnh hoặc lao lý nhưng không không thiếu về yếu tố tranh chấp  Một số nguồn luật khác : a ) Hợp đồng mẫu : khi những bên dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu hoặc đến 1 hay 1 số điềukhoản của HĐ mẫub ) Các bộ nguyên tác chung về hợp đồng : ví dụ : bộ nguyê tắc về HĐ TMQT ( PICC ). Cácbộ nguyên tắc chỉ có giá trị tùy ý, mang đặc thù tìm hiểu thêm. Các bộ nguyên tắcnày không vận dụng tự động hóa hay bắt buộc vào hợp đồng mà chỉ được vận dụng khi những bêntrong hợp đồng lựa chọn. Câu 20. Khai niệm, hiệu lực thực thi hiện hành của ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng ? Điều kiện rút, hủy bỏ, từ chốiđề nghị giao kết hợp đồng ? Khái niệm : Đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nộidung bày tỏ dự tính giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện kèm theo xác đinh. Hiệu lực của ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng : – Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thực thi hiện hành vào thời gian do bên ý kiến đề nghị ấn định hoặc nếubên đề xuất không ấn định thì đề xuất giao kết hợp đồng sẽ có hiệu lực hiện hành kể từ khi bênThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước được ý kiến đề nghị nhận được đề xuất đó. Khi ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thực thi hiện hành thì nóràng buộc người đưa ra ý kiến đề nghị và nếu người được ý kiến đề nghị gật đầu trong thờigian hiệu lực thực thi hiện hành thì coi như hợp đồng được giao kết. Thông thường, người đưa ra đề nghịsẽ pháp luật 1 khoảng chừng thời hạn hiệu lực thực thi hiện hành cho đề xuất của mình. – Nếu trong ý kiến đề nghị không lao lý thì thời hạn hiệu lực hiện hành được xác lập dựa vào 1 thời hạn hài hòa và hợp lý ( là thời hạn thiết yếu thường thì để chào hàng đến tay ngườiđược chào hàng và thời hạn để người này vấn đáp chào hàng đó. Tùy theo tính chấtHĐ, khoảng cách địa lý, phương tiện đi lại chào hàng ( thư, telex, tax … ) ). Nếu những bênkhông thống nhất được thời hạn hài hòa và hợp lý thì thời hạn này sẽ do TANDTC hay trọng tàiquyết định. Điều kiện để biến hóa hoặc rút lại đề xuất giao kết hợp đồng : – Bên được đề ngị nhận được thông tin biến hóa hay rút lại ý kiến đề nghị trước hoặc cùngthời điểm nhận được ý kiến đề nghị khởi đầu. – Bên ý kiến đề nghị nêu rõ trong ý kiến đề nghị điều kiện kèm theo được đổi khác hoặc rút lại ý kiến đề nghị. Điều kiện hủy bỏ ý kiến đề nghị : Người được đề xuất nhận được thông tin nhận được thông tin hủy trước khi người nàygửi đồng ý. Điều kiện phủ nhận ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng : Khi bên được đề xuất nhận được đề xuất giao kết hợp đồng, họ hoàn toàn có thể im re hoặc phủ nhận mộtcách rõ ràng. Khi đó hợp đồng không được hình thành và bản đề xuất giao kết hợp đồng không cònbị ràng buộc bởi đề xuất của mình. Nếu bên được ý kiến đề nghị đồng ý nhưng kèm theo 1 số điều kiện kèm theo thì gật đầu này sẽ trở thành 1 ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng mới của bên được đềnghị gửi cho bên ý kiến đề nghị. Câu 21. Nhƣ thế nào là đồng ý ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng ? điều kiện kèm theo hiệu lực hiện hành củađề nghị giao kết hợp đồng ? Chấp nhận ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng là một công bố hay hành vi của bên được đềnghị chỉ rõ sự đồng thuận của mình và được chuyển tới bên đề xuất. Hình thức mà bênđược ý kiến đề nghị bộc lộ sự đồng thuận của mình hoàn toàn có thể là hành vi ( giao dịch thanh toán trước 1 phầngiá trị của hợp đồng, luân chuyển hàng tới người mua … ), văn bản hoặc lời nói. Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước ( đồng ý giao kết hợp đồng là sự vấn đáp của bên được đề xuất đồng ý chấp thuận ký kết hợp đồng ) Điều kiện hiệu lực thực thi hiện hành của ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng : – Phải được gật đầu trong thời hạn hiệu lực thực thi hiện hành của đề xuất giao kết hợp đồng – Và đề xuất phải được đồng ý vô điều kiện kèm theo. Câu 22. Ƣu và nhƣợc điểm của việc sử dụng hợp đồng mẫu ? hợp đồng mẫu gồm những lao lý soạn sẵn, gợi ý để những bên tìm hiểu thêm khi đàm phánvà ký kết hợp đồng. Các bên hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh lại những lao lý cho tương thích. HĐ mẫucó thể trong nhiều nghành nghề dịch vụ ko nhất thiết chỉ tương quan đến thuê tàu. ƢuNhƣợc – Có thể tìm hiểu thêm vì những điều khoảnkhá không thiếu – Các bên hoàn toàn có thể sửa đổi, bổ trợ những điềukhoản của hợp đồng cho tương thích với giao dịchkinh doanh của mình – Rút ngắn thời hạn đàm phán, tiết kiệmcho ngân sách – hợp đồng mẫu cũng là 1 loại hợp đồng nên khôngthể lường hết được mọi trường hợp, mọi rủiro hoàn toàn có thể xảy ra. – những bên cần kiểm soát và điều chỉnh lại cho phù hợpthực tếCâu 23. Các điều kiện kèm theo có hiệu lực hiện hành của hợp đồngThứ nhất, điều kiện kèm theo về chủ thể của HĐChủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lượng chủ thể để giao kết hợp đồng và triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm theoHĐ – Đại diện theo pháp luật – Đại diện theo ủy quyền : đúng thẩm quyền – Chủ thể thế quyền, thế nghĩa vụChủ thể tham gia hợp đồng đa phần là thương nhân. Thương nhân phải phân phối điều kiện kèm theo cóđăng ký kinh doanh hợp pháp so với sản phẩm & hàng hóa được mua và bán, dịch vụ được đáp ứng. Cá nhân hoặc pháp nhân phải có năng lượng pháp lý và năng lượng hành vi ( năng lượng hành vicủa cá thể quốc tế do luật quốc tịch nước người đó lao lý ). Thứ hai, hình thức hợp đồng phải hợp phápHình thức hợp đồng phải tương thích với pháp luật của pháp luật kiểm soát và điều chỉnh HĐ.Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / 2014V í dụ : luật TM Vn lao lý : văn bản hoặc hình thức pháp lý tương tự ( điện báo, telex, fax, những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện đi lại điện tử … ) Luật của Mỹ : so với hợp đồng có gia strij > 50 $ thì phải được lập thành văn bảnCISG 1980 : không cần phải lập văn bản, không bị chi phối bởi 1 điều kiện kèm theo nào về hìnhthức. Thứ ba, nội dung và mục tiêu của hợp đồng phải hợp phápKhông vi phạm điều cấm của pháp luật ( hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu hợp đồng vi phạm trật tự côngcộng ). Nội dung của hợp đồng có những pháp luật của hợp đồng phải tuân theo những quy phạm bắtbuộc của pháp luật. ( VD : luật TM việt nam pháp luật mức phạt < = 8 % so với giá trị vi phạmHĐ ). HĐ phải có những pháp luật đa phần của HĐ. ( Luật TM việt nam, pháp luật đa phần do2 bên thỏa thuận hợp tác. CISG có 7 pháp luật cơ bản : giá thành, giao dịch thanh toán, chất lượng, số lượng, khu vực giao hàng, khoanh vùng phạm vi nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên, xử lý tranh chấp ) Thứ tƣ, đối tƣợng sản phẩm & hàng hóa mua và bán của hợp đồng phải hợp pháp : không thuộc những danhmục cấm kinh doanh, cấm XNKThứ năm, hợp đồng mua và bán phải đƣợc giao kết bảo vệ những nguyên tắc của HĐtheo lao lý của PL : tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực. Câu 24. Thế nào là hợp đồng vô hiệu. Nêu những loại HĐ vô hiệuHĐ vô hiệu là hợp đồng theo luật không làm phát sinh những hậu quả pháp lý mà những bênđương sự mong ước. Các loại HĐ vô hiệuHợp đồng vô hiệu tuyệt đối – hợp đồng vô hiệu tƣơng đối - hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu ngay tại thời gian ký kết hợp đồng ( ví dụ do ký saithẩm quyền ) - hợp đồng vô hiệu tương đối : chỉ vô hiệu khi có quyết định hành động của cơ quan xét xử, tòa án nhân dân, trọng tài sau khi xem xét, giám định, kiểm tra. Hợp đồng vô hiệu toàn phần – hợp đồng vô hiệu một phần - Hợp đồng vô hiệu toàn phần : hàng loạt nội dung của hợp đồng bị vô hiệu ( dù những bênchưa hay đang hay đã triển khai ) Hợp đồng vô hiệu toàn phần khi xảy ra 1 trong những trường hợp sau : Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước ( 1 ) hợp đồng vi phạm 1 trong những điều kiện kèm theo hiệu lực hiện hành của hợp đồng ( 2 ) hợp đồng được giao kết một cách giả tạo ( 3 ) Ngay từ thời gian ký kết, hợp đồng có đối tượng người dùng không hề triển khai vì nguyên do kháchquan ( 4 ) hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn ( 5 ) hợp đồng chính vô hiệu kéo theo hợp đồng phụ vô hiệu khi có thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng chínhlà hợp đồng phụ là một phần không hề tách rời của hợp đồng chính  Cơ quan xử lý tranh chấp được pháp luật trong HĐ KDQT có quyền tuyênbó HĐ vô hiệu hàng loạt. Hậu quả pháp lý  HĐ vô hiệu hàng loạt không làm phát sinh, biến hóa, chấm hết quyềnvà nghĩa vụ và trách nhiệm những bên kể từ thời gian xác lập  Các bên Phục hồi lại thực trạng khởi đầu, hoàn trả cho nhau những gìđã nhận  Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thườngNgay cả khi hợp đồng bị vô hiệu hàng loạt thì những lao lý về trọng tài, thẩm quyền và chọnluật vận dụng vẫn có hiệu lực thực thi hiện hành. - Hợp đồng vô hiệu 1 phần : chỉ có một phần của hợp đồng bị vô hiệu, phần còn lại vẫn cóhiệu lựcVd : Những hợp đồng có 1 số ít pháp luật vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng khôngảnh hưởng đến phần còn lại của HĐ => vô hiệu từng phần. hay hợp đồng ký quá khoanh vùng phạm vi ủyquyền thì phần quá khoanh vùng phạm vi ủy quyền bị vô hiệu, phần nằm trong khoanh vùng phạm vi ủy quyền vẫncó hiệu lực hiện hành.  Khi hợp đồng bị vô hiệu từng ( 1 ) phần thì những bên phải sửa đổi pháp luật trái phápluật đó, khôi phục quyền và quyền lợi bắt đầu bị xâm phạm do việc thực hiệnđiều khoản trái pháp luật này. Câu 25. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu  Đối với chủ thể tham gia hợp đồng : – Không làm phát sinh, đổi khác, chấm hết quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên kể từ thờiđiểm xác lậpThành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Các bên Phục hồi lại thực trạng khởi đầu, hoàn trả cho hay những gì đã nhận – Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường  Đối với bên thứ ba : A B C – Nếu gia tài là động sản không phải ĐK quyền sở hữu thì vẫn có hiệu lực hiện hành trừ 2 trường hợp :  Người thứ 3 được gia tài trải qua hợp đồng không có đền bù ( Tặng, cho, biếu )  Tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu – Nếu gia tài là bất động sản hoặc động sản phải ĐK quyền sở hữu thì không cóhiệu lực, trừ 2 trường hợp sau  Người thứ 3 nhận được trải qua bán đấu giá  Hoặc thanh toán giao dịch với người mà theo bản án, quyết định hành động là chủ Sở hữu, nhưng sau đó bản án, quyết định hành động bị hủy. Câu 26. Các hình thức ký kết hợp đồng ? Thế nào là ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng và đồng ý đềnghị giao kết HĐ.Các hình thức ký kết hợp đồng : Ký kết trực tiếpKý kết gián tiếp – Các bên trực tiếp gặp gỡ nhau, cùngđàm phán trực tiếp – Các bên thống nhất những yếu tố trongquá trình đàm phán và lập bản dựthảo hợp đồng – Ngày và nơi ký kết kể từ lúc cả haibên cùng ký vào hợp đồng, được xác địnhtheo ngày và nơi những bên cùng kývào hợp đồng – Các bên ở xa nhau, không có điềukiện trực tiếp đàm phán – hợp đồng được ký bằng cách gửi, trao đổiđề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhậngiao kết hợp đồng – Bao gồm 2 bước : + ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng ( chào hàng, đặt hàng ) + đồng ý đề xuất giao kết hợp đồng ( gật đầu chào hàng, đồng ý đặthàng ). Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Thời gian và khu vực của giao kếtthì tùy thuộc : + Thuyết tống phát ( luật Anh – Mỹ ) : thư gật đầu có hiệu lực thực thi hiện hành kể từ khithư được gửi đi. Thuyết này chỉđược vận dụng nếu đề xuất giao kếtHĐ được gửi bằng đường bưu điệnhoặc đề xuất giao kết hợp đồng cho phépchấp nhận bằng phương tiện đi lại thư bưuđiện. Nếu đề xuất giao kết gửi bằngFax và không đề cập đến phươngtiện gật đầu thì dù chấp nhậnđược gửi bằng thư bưu điện thì chấpnhận chỉ có hiệu lực hiện hành khi bên đề nghịnhận được thư gật đầu này. + Thuyết tiếp thu ( Civil Law ) : chấpnhận có hiệu lực thực thi hiện hành khi bên đề nghịnhận được thư gật đầu. Đề nghị giao kết hợp đồng : Đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện kèm theo xác lập. Chấp nhận ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng : Là sự vấn đáp của bên được đề xuất đồng ý chấp thuận ký kết HĐ. ( đó hoàn toàn có thể là một công bố hayhành vi của bên được đề xuất chỉ rõ sự đồng thuận của mình và được chuyển tới bên đềnghị. Hình thức mà bên được ý kiến đề nghị biểu lộ sự đồng thuận của mình hoàn toàn có thể là hành vi ( giao dịch thanh toán trước 1 phần giá trị hợp đồng, luân chuyển hàng tới người mua …. ), văn bản, lời nói ) Câu 27. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng : khái niệm và những yếu tố cấu thànhKhái niệm : Thành quả ngày mai được gieo mầm từ hạt giống hôm nayNHÓM BIÊN SOẠN VẤN ĐÁP ML11_7 / năm trước – Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực thi, thực thi không đúng hoặc thựchiện không không thiếu nghĩa vụ và trách nhiệm theo thỏa thuận hợp tác giữa những bên hoặc theo pháp luật củaluật này ( K12, DD3, LTM 2005 ) – Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một loại nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự vận dụng đối vớingười có hành vi vi phạm do không triển khai hoặc triển khai không đúng, khôngđầy đủ những nghĩa vụ và trách nhiệm trong hợp đồng, buộc người này phải gánh chịu hậu quả pháp lý bấtlợi. Các yếu tố cấu thành nghĩa vụ và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng : – Có hành vi vi phạm hợp đồng : hành vi vi phạm HĐ KDQT là cách cư xử của chủ thểHĐ không tương thích với những nghĩa vụ và trách nhiệm theo HĐ. VD : không triển khai, thực hiệnkhông đúng, không vừa đủ những nghĩa vụ và trách nhiệm theo HĐ. Căn cứ vào thỏa thuận hợp tác của cácbên ( thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng, trong văn bản riêng sau khi đã ký kết hợp đồng ) và những quyđịnh của pháp luật kiểm soát và điều chỉnh cho HĐ KDQT. – Có thiệt hại vật chất trực tiếp và trong thực tiễn xảy ra : là những thiệt hại hoàn toàn có thể tính toánđược bằng số lượng đơn cử, thống kê giám sát được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phảigánh chịu. + giá trị tổn thất thực tiễn và trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạmgây ra. + khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vivi phạm. – Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tiễn : hành vi viphạm là nguyên do trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉphải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hiệu quả tất yếu của hành vi vi phạmHĐ. – Có lỗi của bên vi phạm : nghĩa vụ và trách nhiệm của hợp đồng được vận dụng theo nguyên tắc lỗi suyđoán, theo đó mọi hành vi không triển khai, thực thi không đúng, không đầy đủHĐ đều bị suy đoán là có lỗi ( trừ TH bên vi phạm chứng tỏ được mình khôngcó lỗi ). Khi vận dụng chế tài so với những bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơquan tài phán không có nghĩa vụ và trách nhiệm chứng tỏ lỗi của bên vi phạm .

Source: https://vvc.vn
Category : Pháp luật

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay