Giáo án môi trường xung quanh 3-4 tuổi. Trường Mầm non – Bàn làm việc – Ghế văn phòng – Bàn Ghế Văn Phòng – https://vvc.vn

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

Cô cho trẻ chơi trò chơi “Ai ra ngoài”. Trẻ nghe cô nói cách chơi. Cách chơi: Mời 1 bạn đội mũ chóp, cô cho 1 bạn ra ngoài lớp đi trốn và cả lớp hát bài “Ai ra ngoài”. Khi kết thúc bài hát, cô cho bạn bỏ mũ chóp và đoán xem ai đi ra ngoài. Nếu bạn đó đoán đúng tên bạn ra ngoài sẽ thưởng 1 gói quà. Bạn ra ngoài sẽ đội mũ chóp và đón tiếp bạn khác. Đoán sai phải chơi tiếp lần 2 hoặc nhảy lò cò xung quanh lớp. Trẻ hát theo nhạc: “Tình tang tình nào đố ai biết. Vừa ra ngoài mà không đoán sái. Tình tang tình nhìn quanh cho khắp. Nào nhanh nào đoán ngay mới tài”. Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.

2. Nội dung

2.1 Trò chuyện và đàm thoại về lớp học

Các con vừa chơi trò chơi gì? Trò chơi “Ai ra ngoài”. Các con thấy bạn A đoán có đúng tên bạn đi trốn không? Trẻ trả lời. Thế các con học ở lớp nào? Lớp mẫu giáo nhỡ B2. Các con đến lớp để làm gì? Để học toán, học hát, múa, đọc thơ, kể chuyện… Lớp mình có những ai? Có cô giáo và các bạn. Lớp mình có mấy cô giáo? Tên cô giáo là gì? Có 2 cô. Trẻ kể tên cô. Quan sát hình ảnh cô dạy trẻ học bài. (trẻ học hát, trẻ học vẽ, trẻ học toán…) Cô giáo đang làm gì? Trẻ trả lời theo suy nghĩ. Các bạn đang làm gì? Các bạn đang học bài. Trong lớp học, các bạn ngồi học như thế nào? Trong giờ học các bạn ngồi ngay ngắn, chú ý nghe cô giảng bài. Ngoài giờ học ra, ở lớp còn có những hoạt động gì nữa? (Cho trẻ xem giờ ăn, giờ ngủ, giờ hoạt động ngoài trời của trẻ). Trẻ kể: giờ ăn, giờ ngủ, chơi tự do, hoạt động ngoài trời … * Quan sát lớp học Các con cùng quan sát xem lớp học của chúng mình còn có những gì? (cho trẻ quan sát đồ dùng, đồ chơi ở các góc). Có đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Đây là góc chơi gì? (chỉ vào góc phân vai). Góc phân vai có đồ dùng, đồ chơi gì? Có bày bán nhiều đồ dùng, đồ chơi. Có đồ chơi cho bác sĩ, y tá… Hằng ngày, các con chơi ở góc phân vai thì chơi như thế nào? Trẻ trả lời theo suy nghĩ. Cô cho trẻ quan sát các góc khác (góc Xây dựng, góc Học tập, góc Nghệ thuật, góc Thiên Nhiên) và hỏi tương tự như trên. Trẻ quan sát các góc khác và trả lời câu hỏi của cô. Những đồ dùng, đồ chơi trong lớp để làm gì? Dùng để chơi. Ngoài đồ dùng, đồ chơi các góc, lớp mình còn có gì nữa? Bàn ghế, tủ, tranh ảnh treo tường. Bàn ghế dùng để làm gì? Bàn ghế để ngồi học, ngồi ăn. * Quan sát tranh ảnh trang trí lớp Các con nhìn xem xung quanh lớp có gì? Xung quanh lớp có tranh ảnh. Trên trường có gì? Trên tường có ảnh Bác Hồ, có đồng hồ treo tường… Cô trang trí lớp như thế nào? Trẻ trả lời theo suy nghĩ. Muốn các đồ dùng, đồ chơi được bền đẹp, không bị hư hỏng, các con phải làm gì? Trẻ trả lời. Giáo dục trẻ: Đồ dùng, đồ chơi trong lớp là để cho các con học và chơi. Muốn đồ dùng, đồ chơi được bền, đẹp, chúng ta phải giữ gìn, nhẹ tay, cẩn thận, không quăng ném vứt đồ chơi. Khi chơi xong, các con phải cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, gọn gàng, ngăn nắp. Các con thấy lớp học của chúng mình như thế nào? Lớp học sạch sẽ và đẹp. Hằng ngày, chúng ta đến lớp để làm gì? Để học bài… Buổi sáng, khi các con đến lớp thì các con phải làm gì? Chào cô giáo, chào bố/ mẹ, cất đồ dùng cá nhân… Khi học ở lớp, các con phải như thế nào? Ngoan, nghe lời cô giáo. Ở lớp, khi các bạn chơi với nhau, các con phải như thế nào? Chơi đoàn kết, yêu quý các bạn, nhường nhịn bạn. Giáo dục: Hằng ngày, khi đến lớp, trước tiên các con phải chào cô giáo, chào bố mẹ, ông bà đưa con đến lớp, chào các bạn. Ở lớp, các con phải nghe lời cô giáo. Muốn phát biểu thì phải giơ tay, muốn ra ngoài thì phải xin phép cô giáo. Giờ chơi, các con phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và biết nhường nhịn, chia sẻ giúp đỡ các bạn. Khi ăn phải ăn hết suất, ăn từ tốn, không làm rơi vãi thức ăn. Giờ ngủ phải ngủ ngoan, đúng giờ. Có như vậy, các con mới khỏe mạnh, thông minh. Trẻ nghe cô nói.

2.2 Ôn luyện, củng cố

* Trò chơi 1: “Tìm bạn thân”

Cô cho cả lớp chơi. Cách chơi như sau: Trẻ đi vòng tròn xung quanh lớp và hát bài “Tìm bạn thân”. Khi có hiệu lệnh “Tìm bạn thân khác giới” thì một bạn trai – một bạn gái sẽ nắm tay nhau thành đôi bạn thân. Nếu ai không tìm đúng bạn thân của mình sẽ nhảy lò cò xung quanh lớp. Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần. Trẻ tham gia vào trò chơi. Chơi lần 2: Tìm bạn thân cùng giới. Cho trẻ trai tạo thành 1 nhóm, trẻ gái tạo thành 1 nhóm. Trẻ chơi xong, cô nhận xét và khen trẻ.

* Trò chơi 2: “Lấy quà giúp bạn”

Cô cho cả lớp thi đua theo 3 đội Cách chơi như sau: Trên bàn, cô chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi mà bạn trai và bạn gái yêu thích. Bạn trai thích đồ chơi gì? Bạn trai thích ô tô, xe máy… Bạn gái thích đồ chơi gì? Bạn gái thích búp bê, vòng, khăn, lật đật…. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” trẻ đứng đầu ở 3 đội sẽ chạy lên bàn lấy đồ chơi theo ý thích. Đồ chơi dành cho bạn trai để vào rổ màu đỏ, đồ chơi dành cho bạn gái để vào rổ màu xanh. Trẻ nghe cô nói cách chơi, luật chơi. Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng 1 bản nhạc. Đội nào tìm nhiều đồ chơi và để đúng vào rổ theo yêu cầu thì đội đó thắng. Cô tổ chức cho trẻ chơi (bật nhạc bài “Lớp chúng ta đoàn kết”). Trẻ tham gia vào trò chơi. Trẻ chơi xong, cô nhận xét chơi và khen trẻ.

* Trò chơi 3: “Ai khéo tay hơn”

Cô cho cả lớp chơi theo bàn. Cách chơi: Trên mỗi bàn cô chuẩn bị giấy vẽ, bút sáp màu, bút chì. Nhiệm vụ của các con sẽ vẽ đồ dùng, đồ chơi trong lớp theo ý thích để tặng bạn. Trẻ nghe cô nói cách chơi. Trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc. Cho trẻ về nhóm bàn để vẽ (Cô gợi ý, bao quát, động viên trẻ vẽ). Trẻ về bàn và ngồi vẽ đồ dùng, đồ chơi theo ý thích. Trẻ vẽ xong, cho trẻ mang bài vẽ tặng bạn. Trẻ mang bài vẽ tặng bạn.

3. Kết thúc

Cho trẻ hát vận động bài “Trường mẫu giáo yêu thương”. Trẻ hát và vận động theo nhạc.

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay