Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đất nước ta là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó ý thức pháp luật có vai trò rất quan trọng. Vậy ý thức pháp luật là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu kỹ hơn nha.
1. Ý thức pháp luật là gì
Để hiểu rõ ý thức pháp luật là gì trước tiên ta cần hiểu pháp luật là gì
- Ý thức pháp luật là tổng thể những tri thức, quan niệm, quan điểm, học thuyết về pháp luật thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Ý thức pháp luật, xét về cấu trúc bao gồm hai bộ phận: Tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật.
- Ý thức pháp luật có thể hiểu trên nhiều cấp độ khác nhau, vì vậy có thể phân chia ý thức pháp luật thành các loại: ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật giai cấp, ý thức pháp luật xã hội. Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội.
2. Phân loại ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật xét là gì, trước tiên xét về mặt cấu trúc sẽ được chia làm 2 bộ phận là tâm lý pháp luật, tư tưởng pháp luật
– Tâm lý pháp luật là hàng loạt những trạng thái về tâm ý từ con người gồm có xúc cảm, tâm trạng, tình cảm với pháp luật của mỗi con người hoặc nhóm người nào đó dưới sự tác động ảnh hưởng từ pháp luật
– Tư tưởng pháp luật là hàng loạt những quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lý của một giai cấp nào đó, được những nhà tư tưởng đại diện thay mặt về giai cấp để hệ thống hóa và nâng lên thành lý luận
Ý thức pháp luật có thể hiểu trên nhiều cấp độ khác nhau, vì vậy có thể phân chia ý thức pháp luật thành các loại: ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật giai cấp, ý thức pháp luật xã hội. Trong các nhà nước bóc lột, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị hoàn toàn khác nhau. Do nhiều quy định của pháp luật chỉ thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị mà không bảo vệ quyền lợi của giai cấp bị thống trị nên một đạo luật được giai cấp thống trị ủng hộ lại gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía giai cấp bị thống trị. Trong các nhà nước dân chủ, tiến bộ khi pháp luật thể hiện ý chí chung của nhân dân thì ý thức pháp luật trong xã hội sẽ thống nhất, việc nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân sẽ thuận lợi hơn. Ý thức pháp luật là gì thực chất nó là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự chỉ phối của tổn tại xã hội. Vì vậy, muốn nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, trước hết phải chăm lo đến đời sống của nhân dân, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh là tạo ra một nền tảng kinh tế-xã hội để xây dựng một xã hội có ý thức pháp luật và văn hoá pháp lí cao. Mặt khác, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối, nó có thể đi trước làm tiền để cho kinh tế-xã hội phát triển. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển.
3. Đặc điểm của ý thức pháp luật
- Thứ nhất: Trong xã hội xã hội chủ nghĩa không có giai cấp đối kháng, pháp luật thể hiện ý chí của toàn thể nhân dân lao động và của cả dân tộc nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất cao;
- Thứ hai: Do ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời sau nên ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa thừa hưởng được những tinh hoa của ý thức pháp luật của các xã hội trước, trong đó có xã hội tư sản với tư cách là những thành tựu trí tuệ mà các dân tộc đã tạo ra. Các tư tưởng tiến bộ về xây dựng nhà nước dân chủ, chủ nghĩa lập hiến, thiết lập và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người đã ra đời trong các xã hội trước đã được tiếp thu và phát huy ở mức độ cao hơn.
- Thứ ba: Tư tưởng pháp luật ở các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin.
Ngoài những đặc thù chung nói trên, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Nước Ta có những nét đặc trưng riêng như xã hội Nước Ta không trải qua quy trình tiến độ tăng trưởng tư bản chủ nghĩa nên phải tích cực, khám phá, nghiên cứu và điều tra và có thái độ cầu thị để hoàn toàn có thể tiếp thu những tinh hoa của pháp luật và hạn chế được mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, Nước Ta là một quốc gia có nền văn hiến từ truyền kiếp, đó là nền văn hiến của một xã hội coi trọng những quy tắc đạo đức và học vấn, coi trọng phẩm hạnh con người. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín đó là truyền thống văn hoá được tôi luyện hàng nghìn năm của người Nước Ta. Nhờ truyền thống này trong thời đại mới, với sự nghiệp kiến thiết xây dựng chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự tiếp thu những tỉnh hoa văn hoá của quả đât, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế xây dựng một xã hội có ý thức pháp luật cao .
4. Thực trạng của ý thức pháp luật
4.1 Ưu điểm
- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn. Những hoạt động của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, hầu hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp luật trong đời sống từ đó mà nhìn nhận đúng và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật mà nhà nước đề ra.
- Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam đã nâng lên. Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình.
- Ý thức trong thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng được cải thiện rõ rệt. Người dân đã ngày càng nêu cao tinh thần “ sống và làm việc theo pháp Hiến pháp và pháp luật”. Người dân trở nên có nhận thức tốt về các vấn đề của đời sống xã hội coi trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Nhân dân đã nghiêm chỉnh, tự giác trong việc chấp hành pháp luật. Các tranh chấp trong xã hội nay đã giảm bớt đi sự căng thẳng vì mọi người có ý thức điều hòa những mâu thuẫn không đáng có.
- Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ pháp luật hiện nay cũng đã được quan tâm. Xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương về người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật, họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trợ thành những tấm gương sáng trong việc giúp cho các cơ quan chức năng thi hành công vụ, trong việc bắt giữ tội phạm, tố giác những hành vi của những người người thực hiện hành vi trái.
4.2 Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực về ý thức pháp luật của người dân lúc bấy giờ thì vẫn còn sống sót những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng tác động không nhỏ đến đời sống của toàn xã hội. Có thể nhận thấy những sự hạn chế như sau :
- Hiện nay, ý thức pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn thấp. Họ chưa tôn trọng pháp luật, thái độ thờ ơ và lẩn tránh các quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra nhiều, sự tùy tiện trong việc chấp hành kỉ luật lao động, sinh hoạt và làm việc. Nguyên nhân của vấn đề trên chính là do nhân dân Việt Nam vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành nông nghiệp, quanh năm chú trọng đến sản xuất, chăn nuôi, người dân sống và thực hiện trách nhiệm của mình bằng các phong tục, tập quán từ lâu đời do đó ý thức vẫn còn thấp trong hiểu biết và chấp hành pháp luật
- Những cuộc chiến tranh liên miên, khốc liệt trong lịch sử Việt Nam đã làm ý thức ý bị gắn kết, người dân dẫu rằng thể hiện ý thức, trách nhiệm của mình tuy nhiên vẫn dẫn đến thói quen là cấp trên thì ra lệnh, thiếu dân chủ, cấp dưới thì đợi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên nên người dân thiếu sự chủ động và sáng tạo. Có đôi khi, ý thức của cá nhân còn bị hòa nhập vào ý thức tập thể, cộng đồng nên người dân không bộc lộ được rõ ràng nhân cách, lối sống của mình.
- Ý thức pháp luật trong mỗi người dân vẫn còn chậm được nâng cao do những thói quen truyền thống. Những thói quen như “ bất tuân pháp luật”, nhiêu người cố tìm mọi cách để lách luật, tìm ra những kẽ hở và hạn chế của pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm nhằm đạt được mục đích.
- “Lách luật” xảy ra rất nhiều trong hoạt động giao thông hiện nay, có thể thấy rõ tình trạng một số người dân tham gia giao thông trên đường bằng xe máy chỉ chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi nhìn thấy cảnh sát giao thông hoặc khi nhìn thấy cảnh sát giao thông từ xa sẽ đi vào đường tránh khác để không bị bắt khi biết mình đã vi phạm.
- Tình trạng phổ biến của người dân hiện nay là chưa có thói quen giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn bằng con đương tư pháp, tâm lí e ngại ra tòa, thái độ thiếu thiện cảm, bất cần với người đại diện chính quyền vẫn thường xuyên xảy ra. Dẫn đến các mâu thuẫn trong đời sống của người dân không những không được giải quyết mà ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Một thực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng người dân thờ ơ, vô trách nhiệm với những hành vi trái pháp luật. Cụ thể trong đời sống hiện nay những vụ đua xe hay những vụ đánh đập tấn công của những đối tượng trong cuộc, người dân nhìn thấy thay vì ngăn cản, tố giác thì họ lại đứng cổ vũ, hô hào hay đứng xem với một thái độ bình thản. Điều này cũng đã chứng tỏ phần nào thực trạng ý thức pháp luật của người dân hiện nay.
- Đến nay, trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp, sự chênh lệch giữa các vùng miền, ở một số nơi thì người dân đã có kiến thức về pháp luật nhưng một số nơi thì pháp luật còn là một điều gì đó xa vời, không gắn với thực tiễn cuộc sống, họ thờ ờ trước pháp luật và vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà có nhiều hành động trái với pháp luật ảnh hưởng tới hoạt động của con người.
- Thái độ coi thường pháp luật trong nhân dân ngày càng phản ánh rõ nét dẫn đến những hành vi trái với quy định của pháp luật. Hiện nay diễn biến về tội phạm hình sự ngày càng gia tăng, nhiều vụ án giết người cướp tài sản do người dân gây ra với mức độ nghiêm trọng thường xuyên xảy ra.
5. Tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật
- Pháp luật trong sự hình thành, tồn tại và phát huy giá trị của mình luôn chịu sự tác động của ý thức pháp luật. Ngược lại, pháp luật cũng tác động đến sự vận động, phát triển của ý thức pháp luật.
- Xét từ góc độ chung, sự tồn tại của hệ thống pháp luật bằng nhiều cách sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên nhận thức của các chủ thể, do đó nó trở thành nhân tố, phương tiện thúc đẩy sự phát triển của ý thức pháp luật trên thực tế. Điều này cũng có thể lí giải thêm bởi chính pháp luật là “nguồn”, bộ phận cơ bản để tạo nên nội dung của hệ tư tưởng pháp luật cũng như định hướng tâm lí pháp luật đối với các chủ thể. Như vậy, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khách quan sẽ là điều kiện thiết yếu cho việc nâng cao ý thức pháp luật trên thực tế.
- Xét từ góc độ thực tế, cụ thể, pháp luật hoàn toàn không có khả năng tự tác động vào ý thức của con người mà nó được chuyển hoá thông qua chính quá trình nhận thức của con người. Như vậy, khi cá nhân con người có năng lực nhận thức, ý thức và sự hiểu biết pháp luật tốt thì sự tác động của các quy định pháp luật lên ý thức của họ diễn ra theo chiều hướng thuận lợi và khả năng đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, đối với người năng lực nhận thức và ý thức pháp luật thấp kém thì sự tác động của pháp luật lại diễn ra hạn chế, kém hiệu quả
6. Vai trò của ý thức pháp luật
- Ý thức pháp luật là gì, có vai trò như là một yếu tố có tác động quyết định đến hiệu quả của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật. Pháp luật chỉ có thể đi vào cuộc sống, xã hội có trật tự, kỷ cương và phát triển nếu trong quá trình thực hiện pháp luật, các chủ thể có ý thức pháp luật tốt, có tư tưởng tuân thủ pháp luật, quan điểm, thái độ nghiêm túc chấp hành pháp luật, có sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về pháp luật. Trái lại, pháp luật của Nhà nước dù đầy đủ, hoàn thiện đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Trong xã hội ta hiện nay, ý thức pháp luật thích ứng với tính chất của pháp luật trong một Nhà nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một nền pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân lao động, ý chí của đa số người trong xã hội. Trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền, pháp luật có vị trí tối thượng, ý thức pháp luật giữ vị trí thống trị, là ý thức xã hội chủ đạo trong hệ thống ý thức xã hội. Tuy nhiên những tàn tích của ý thức pháp luật phong kiến, tư sản chưa phải đã hoàn toàn bị xoá bỏ. Vì vậy đi đôi với việc giáo dục, hình thành ý thức pháp luật mới xã hội chủ nghĩa, việc đấu tranh để xoá bỏ những tàn dư của ý thức pháp luật cũ là một mặt quan trọng của việc hoàn thiện nền pháp luật, củng cố trật tự pháp luật trong xã hội ta.
7. Căn cứ pháp lý
Bo-luat-to-tung-dan-su-2015
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến ý thức pháp luật là gì cùng với một số kiến thức liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng có thắc mắc hay quan tâm về “Ý thức pháp luật là gì” vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Đánh giá post