Tổng hợp 15 bài tập tình huống của cô Nguyễn Minh Hằng khoa Luật đại học Ngoại – Tài liệu text

Tổng hợp 15 bài tập tình huống của cô Nguyễn Minh Hằng khoa Luật đại học Ngoại Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.29 KB, 29 trang )

Group: Chìa khóa FTU

Mục lục
Case study 1: Ký kết hợp đồng: Chào hàng bằng hành vi …………………………………………………………………. 2
Case study 2: Ký kết hợp đồng: Linh hoạt điều khoản giá ………………………………………………………………… 3
Case study 3: Bán hàng đang tranh chấp ………………………………………………………………………………………… 4
Case study 4: Hợp đồng khung và Công ước Viên …………………………………………………………………………… 6
Case study 5: Bồi thường “lãi mất hưởng” ……………………………………………………………………………………… 8
Case study 6: Giải thích hợp đồng ……………………………………………………………………………………………….. 10
Case study 7: Người mua có dấu hiệu vi phạm : Được hủy hợp đồng ? …………………………………………….. 11
Case study 8: L/C có thể sửa đổi hợp đồng ? …………………………………………………………………………………. 13
Case study 9: Hủy hợp đồng do chậm giao hàng ……………………………………………………………………………. 15
Case study 10: Tranh chấp thay đổi hàng hóa ……………………………………………………………………………….. 16
Case study 11: Tính toán tiền bồi thường thiệt hại …………………………………………………………………………. 18
Case study 12: Điều chỉnh giá trong hợp đồng ………………………………………………………………………………. 20
Case study 13: Vi phạm cơ bản hợp đồng …………………………………………………………………………………….. 21
Case study 14: Sự kiện bất khả kháng ………………………………………………………………………………………….. 22
Case study 15: Sửa chữa chào hàng ……………………………………………………………………………………………… 24
Bonus: Tranh chấp về nghĩa vụ vận chuyển trong hợp đồng C&F ……………………………………………………. 26

1
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU
Tổng hợp 15 bài tập tình huống của cô Nguyễn Minh Hằng khoa Luật đại học Ngoại Thương.

Case study 1: Ký kết hợp đồng: Chào hàng bằng hành vi
Từ nay, DĐDN xin giới thiệu một số án lệ liên quan đến Công ước Vienna năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) với hi vọng cung cấp cho DN VN những bài học kinh
nghiệm quý báu khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đồng thời giúp

DN tiếp cận và nắm bắt nội dung của CISG. Bắt đầu từ số báo này, BBT trân trọng giới thiệu bài
viết của TS Nguyễn Minh Hằng – Giảng viên Luật – Trường ĐH Ngoại Thương.
Khi nhận được đơn chào hàng của đối tác nước ngoài, DN có thể chấp nhận bằng văn bản, bằng
lời nói. Thậm chí, bằng việc thực hiện một số hành vi nhất định, người được chào hàng sẽ bị coi
là đã chấp nhận chào hàng. Tranh chấp giữa nguyên đơn là một Cty của Argentina và bị đơn là
một Cty của Italia trong quá trình giao kết hợp đồng. Hai bên tranh cãi về việc liệu hành vi của bị
đơn có được coi là một hành vi chấp nhận chào hàng có hiệu lực hay không. Tranh chấp được
giải quyết tại Tòa án Argentina. Các điều 18 và 19 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG) đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Diễn biến tranh chấp
Người mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua một số máy móc công
nghiệp. Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên một mẫu đơn chào hàng
chuẩn. Người mua không có ý kiến gì về nội dung của chào hàng. Sau đó, người mua đã ký vào
đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụng cho
thương vụ này.
Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Argentina với lý do là hợp
đồng chưa được thành lập. Người mua cho rằng chào hàng và chấp nhận chào hàng chưa cấu
thành một hợp đồng có hiệu lực. Người mua dẫn điều 18 CISG, theo đó, im lặng hay không hành
động (inaction) không được coi là chấp nhận chào hàng.
Quyết định của toà án
Vì Argentina và Italia là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải
quyết tranh chấp. Toà án bình luận rằng theo điều 18 CISG thì im lặng hay không hành động
(inaction) tự nó không cấu thành chấp nhận chào hàng. Trường hợp này, mặc dù người mua
không chính thức trả lời người bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng người mua đã ký vào
đơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng; đây chính là hành động mà người mua thực hiện liên
quan đến thanh toán tiền hàng, và hành vi này có ý nghĩa là đã chấp nhận chào hàng theo quy
định tại điều 18 khoản 1- CISG.
Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo nhưng những
thay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào hàng ban đầu và vì thế
không ảnh hưởng đến hiệu lực của chấp nhận chào hàng theo quy định tại điều 19 khoản 2 và

khoản 3- CISG. Chỉ các yếu tố bổ sung hay thay đổi liên quan đến các điều khoản giá cả, thanh
toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm các bên, việc
giải quyết các tranh chấp mới được coi là thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng.

2
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của người bán Italia.
Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, theo quy định của điều 18-CISG, im lặng và không có hành động gì (inaction) thì
không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, việc thực hiện một số hành vi lại được coi là
chấp nhận chào hàng, ví dụ như hành vi liên quan đến việc gửi hàng, mở thư tín dụng hay trả tiền
chẳng hạn, dù người chấp nhận không thông báo cho người chào hàng. Tuy vậy, pháp luật về
hợp đồng của VN lại không có quy định gì về vấn đề này. Vì thế, khi chấp nhận chào hàng, nên
chấp nhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ những nội dung chấp nhận và những đề xuất chỉnh sửa
nếu có, tránh trường hợp chấp nhận bằng hành vi.
Thứ hai, khi nhận được chào hàng, nếu có những ý kiến trái với chào hàng thì cần xem xét và
đưa ra các đề nghị sửa đổi kịp thời, đầy đủ. Sau khi gửi chấp nhận chào hàng (trong đó có một số
sửa đổi, bổ sung) thì nên yêu cầu bên chào hàng khẳng định lại một lần nữa có đồng ý với những
sửa đổi, bổ sung đó hay không. Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp khi hai bên đàm phán
giao kết hợp đồng một cách gián tiếp thông qua việc gửi các đơn chào hàng và chấp nhận chào
hàng.

Case study 2: Ký kết hợp đồng: Linh hoạt điều khoản giá
Điều khoản giá là một trong những điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Vì thế, các DN khi ký
kết hợp đồng cần có những lưu ý thích đáng để tránh những tranh chấp phát sinh từ việc hiểu lầm

hay không thống nhất về mức giá và cách thức xác định giá.
Tranh chấp giữa người mua Pháp – Cty Fauba Fidis GC Electronique và người bán Đức – Cty
Fujitsu Mikroelectronik Gmbh. Tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng và liên
quan đến việc xác định giá của hàng hóa. Tranh chấp được giải quyết tại Tòa Phúc thẩm Paris.
Điều 14 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) đã được
áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Diễn biến tranh chấp
Người mua gửi một đơn chào mua các linh kiện điện tử đến người bán. Trong đơn chào mua có
quy định, giá mua do người mua đưa ra có thể được xem xét theo sự suy giảm của giá thị trường
vào thời điểm giao hàng. Nhận được đơn chào mua, người bán trả lời là giá cần được xem xét
theo cả sự tăng lên và sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng. Người mua đã
đồng ý về việc này. Hàng hóa được người bán gửi cho người mua theo đúng đơn chào mua,
nhưng người mua lại đơn phương hủy đơn chào mua của mình và không nhận hàng. Người mua
cho rằng điều khoản giá quy định như vậy là chưa đủ rõ ràng để hình thành hợp đồng giữa hai
bên. Vì Pháp và Đức là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải quyết
tranh chấp. Tòa Phúc thẩm Paris trích dẫn điều 14 khoản 1 CISG, theo đó “Một đề nghị ký kết
hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xác
và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận
chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả
một cách rõ ràng hoặc ngầm định hoặc quy định các yếu tố để xác định số lượng và giá cả”.
Trong tranh chấp này, đơn chào hàng của người mua đã ghi rõ: giá của hàng hóa được xác định
theo sự suy giảm của giá thị trường. Người mua đã đưa ra căn cứ để xác định giá, đó là tham
3
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

chiếu đến giá thị trường vào một thời điểm cụ thể là thời điểm giao hàng. Như vậy, theo điều 14
khoản 1 CISG, điều khoản giá với giá được xác định theo sự tăng giảm của giá thị trường là đã

đủ chính xác, rõ ràng. Với những lập luận đó, tòa án cho rằng hợp đồng đã thành lập giữa hai
bên, người mua không thể hủy chào hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Bài học kinh nghiệm
Việc “thả nổi” giá hàng hóa theo sự tăng, giảm của giá thị trường là rất phổ biến trong các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là những hợp đồng có thời hạn thực hiện dài, giao hàng
nhiều lần hoặc những hợp đồng mà thời điểm giao hàng chưa được xác định cụ thể. Đó là những
hợp đồng có giá mở, đáp ứng yêu cầu về giá linh hoạt theo diễn biến thị trường. Về mặt pháp lý,
sự linh hoạt này giúp đảm bảo sự cân bằng cho hợp đồng, hạn chế thiệt thòi quá mức cho một
bên khi thị trường biến động, hạn chế tranh chấp phát sinh.
Các DN VN cũng luôn có thói quen xác định một mức giá cố định ngay khi ký kết hợp đồng.
Đây là quan điểm về mặt pháp lý, chưa phù hợp với pháp luật hợp đồng hiện đại và về mặt thực
tiễn, chưa phù hợp với diễn biến “nóng” của giá hàng hóa trên thị trường hiện nay. Công ước
Vienna và pháp luật hợp đồng của các nước đều chấp nhận hiệu lực của các hợp đồng có giá mở,
trong đó, điều khoản giá được dẫn chiếu đến giá thị trường. Vì thế, các DN VN cần chú ý, trong
một số tình huống cụ thể phải quy định điều khoản giá hợp lý và linh hoạt. Nên đưa ra mức giá
chính xác ban đầu để có thể tính toán lợi nhuận, nhưng không quên có sự điều chỉnh giá theo sự
biến động của thị trường.

Case study 3: Bán hàng đang tranh chấp
Khi các bên đang có tranh chấp về hàng hóa thì không nên bán lô hàng đó vì như vậy sẽ không
còn bằng chứng cho việc khiếu nại, kiện tụng. Hơn nữa hành vi bán hàng thường bị coi là hành
vi chấp nhận hàng.
Tranh chấp giữa bị đơn là người bán Singapore và nguyên đơn là người mua Trung Quốc. Đối
tượng hợp đồng là gỗ tròn Merbau Indonesia. Hai bên tranh cãi về số lượng và chất lượng hàng
được giao và các biên bản giám định liên quan. Tuy vậy, quá trình giải quyết tranh chấp khó
khăn do người mua đã bán một phần lô hàng. Tranh chấp được giải quyết tại Ủy ban trọng tài
thương mại và kinh tế Trung Quốc. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế đã được áp dụng.
Diễn biến tranh chấp
Ngày 10/11/1998, người mua ký hợp đồng với người bán để mua gỗ tròn Merbau Indonesia.

Trong hợp đồng có mô tả rõ ràng và cụ thể về đặc tính của hàng hóa, đơn giá, đóng gói, điều
kiện thanh toán và thời gian giao hàng; quy định về kiểm tra giám định, phương pháp đo lường
số lượng hàng. Hợp đồng cũng quy định về thời gian khiếu nại và điều khoản trọng tài.
Sau khi ký hợp đồng, người mua thanh toán bằng thư tín dụng cho người bán theo quy định trong
hợp đồng. Khi hàng đến cảng đích, người mua yêu cầu Cục giám định hàng hóa Trung Quốc tỉnh
Quảng Đông giám định hàng hóa. Biên bản giám định ngày 2/3/1999 kết luận thể tích của gỗ bị
thiếu và nguyên nhân là do việc đo lường không phù hợp trước khi gửi hàng. Biên bản cũng kết
luận về các vi phạm chất lượng, kèm theo 9 bức ảnh chụp tình trạng bị lỗi của hàng hóa.
4
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Dựa vào Biên bản giám định, người mua đòi người bán bồi thường. Người bán đã trả lời yêu cầu
bồi thường của người mua bằng việc gửi cho người mua một bức fax nói rõ nếu người mua cho
rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người bán sẵn sàng nhận lại hàng hóa và trả lại tiền
cho người mua. Tuy nhiên Người mua đã không trả lời bức fax này của Người bán và đã bán 270
khúc gỗ mà không thông báo. Do bất đồng giữa hai bên, người mua đã kiện ra trọng tài ngày
4/6/1999 yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại.
Lập luận của bị đơn
Người bán cho rằng biên bản giám định không phản ánh đầy đủ tình trạng của hàng hóa. Ngay
sau khi nhận được biên bản giám định từ Người mua, Người bán đã cử hai chuyên gia đến Cty
Người mua để kiểm tra số hàng còn lại trong xưởng của Người mua để xác minh xem biên bản
giám định có phản ánh chính xác tình trạng của hàng hóa không. Hai chuyên gia đã kiểm tra thận
trọng từng khúc gỗ trong 556 khúc gỗ còn lại. Người bán chỉ ra rằng khối lượng của số gỗ còn
lại nhiều hơn so với bản kê nhận hàng của Người mua, và Người bán đã thực sự giao nhiều hơn
8,18% so với hợp đồng. Người bán chỉ ra rằng biên bản giám định chỉ dựa trên 9 bức ảnh là
không đủ chứng cứ chứng minh hơn 15% số hàng bị lỗi. Người bán cũng cung cấp Giấy chứng
nhận được cấp bởi Cục lâm nghiệp Indonesia chứng nhận gỗ sau khi kiểm tra có chất lượng loại

A phù hợp cho xuất khẩu.
Quyết định của trọng tài
Người mua đòi tiền bồi thường đối với Người bán với lí do hàng hóa bị thiếu hụt, tuy nhiên lại
không yêu cầu Cục giám định đo lường hàng hóa theo phương pháp đã quy định trong hợp đồng.
Người bán phải cử chuyên gia sang nước Người mua để giám định lại theo đúng phương pháp
quy định trong hợp đồng thì cho thấy hàng hóa không hề bị thiếu hụt. Về chất lượng, trọng tài
cho rằng 9 bức ảnh không đủ chứng minh sự không phù hợp về chất lượng. Vì vậy, các giám
định của Người mua về số lượng và chất lượng là chưa đủ cơ sở pháp lý.
Trong trường hợp này, Người bán đã thể hiện thiện chí đối với Người mua khi chấp nhận nhận
lại hàng và hoàn trả tiền cho Người mua. trọng tài cho rằng việc không trả lời bức fax của Người
bán là hành động thiếu hợp tác, thiếu thiện chí của Người mua. Hơn nữa, trong khi các bên đang
tranh cãi về số lượng và chất lượng của hàng hóa, Người mua vẫn bán 270 khúc gỗ. Người mua
đã không thông báo cho Người bán ý định bán hàng. Theo các Điều 86(1), 88 CISG, trong
trường hợp này, Người mua bị coi là đã chấp nhận hàng và không có cơ sở để khiếu nại đòi bồi
thường.
Lưu ý đối với DN Việt
Về vấn đề giám định hàng hóa ở cảng đến làm cơ sở pháp lý khiếu nại, kiện tụng, Người mua
cần giám định theo các quy định, tiêu chuẩn, phương pháp đã quy định trong hợp đồng. Nếu có
mâu thuẫn giữa biên bản giám định với Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng mà Người bán
cung cấp ở cảng đi, cần có sự đàm phán với Người bán yêu cầu Người bán cử đại diện sang làm
giám định đối tịch (có mặt cả hai bên). Biên bản giám định đối tịch ràng buộc cả hai bên, là căn
cứ pháp lý cuối cùng để giải quyết tranh chấp.

5
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên cần có thái độ hợp tác, thiện chí. Cần thông báo

cho nhau về mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp và cũng cần trả lời không chậm trễ về những đề
xuất giải quyết tranh chấp của bên kia. Trong tranh chấp này, việc Người mua không trả lời đề
xuất của Người bán về việc nhận lại hàng bị coi là hành động thiếu hợp tác và sẽ gây bất lợi cho
Người mua khi tranh tụng trước trọng tài.
Lưu ý cuối cùng là phải giữ nguyên trạng hàng hóa đang tranh chấp để làm bằng chứng giải
quyết tranh chấp. Người mua không được bán lại, hay đưa hàng hóa vào sử dụng nếu chưa thông
báo và chưa có sự đồng ý của Người bán. Trong tranh chấp này, Người mua đã bán khoảng 1/3
số hàng mà không hề thông báo cho Người bán. Hành động này đồng nghĩa với việc chấp nhận
hàng đã giao về số lượng và chất lượng.

Case study 4: Hợp đồng khung và Công ước Viên
Công ước Viên (CISG) thường được quy định để điều chỉnh các hợp đồng cụ thể, nhưng hợp
đồng khung cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của CISG.
Hợp đồng khung là hợp đồng được kí kết dài hạn gồm những điều khoản cơ bản nhằm điều chỉnh
mối quan hệ giữa các bên; trước mỗi chuyến hàng, các bên sẽ ký các hợp đồng cụ thể với các
quy định về giá cả, số lượng… Bị đơn – Cty CNH (Ba Lan); Nguyên đơn: Cty DBGmbH (Đức).
Tòa án Tối cao Ba Lan, bản án tuyên ngày 27/1/2006.
Diễn biến tranh chấp
Người bán Ba Lan và người mua Đức kí kết hợp đồng khung dài hạn để mua bán cát tinh luyện.
Đây là thành phần chính được sử dụng để sản xuất tấm lợp ngói theo công nghệ mới của Đức.
Việc giao hàng được thực hiện một phần thì hợp đồng bị chấm dứt. Bên Ba Lan đã thông báo với
Đức về việc không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Bởi vậy, Đức buộc phải quay về
công nghệ sản xuất cũ sử dụng xi măng thay vì cát tinh luyện. Sau đó, người mua Đức đã kiện
người bán Ba Lan ra tòa án Ba Lan, yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng
với tổng số tiền là 2.996.750 DEM (đơn vị tiền tệ của Đức) tính cả lãi.
Tuy nhiên bị đơn cho rằng không thể áp dụng Công ước Viên để xét xử tranh chấp này vì Công
ước này không điều chỉnh hợp đồng khung. Bị đơn viện dẫn điều 14 Công ước Viên, trong đó
một chào hàng để cấu thành hợp đồng phải có ít nhất 3 điều khoản chủ yếu: hàng hóa, số lượng
và giá cả.
Quyết định của toà án

Toà tối cao không đồng tình với bị đơn khi bị đơn cho rằng CISG không áp dụng đối với hợp các
đồng khung trong buôn bán quốc tế. Các qui tắc của CISG không loại trừ các hợp đồng mà việc
thực hiện các hợp đồng này đòi hỏi việc đặc định hàng hoá được giao từng phần. Việc bị đơn
viện dẫn điều 14 Công ước Viên không cấu thành bất cứ lập luận có giá trị nào bởi vì điều luật
này chỉ áp dụng cho chào hàng và không được dùng để định ra phạm vi áp dụng của Công ước
trong bất cứ trường hợp nào.
Vì người bán không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng nên người mua phải mua hàng thay thế. Số
tiền bồi thường thiệt hại được người mua tính toán là 2.996.750 DEM, bao gồm cả tổn thất và lợi
6
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

nhuận bị mất do phải quay trở lại với phương pháp sản xuất cũ đắt hơn. Nguyên đơn tính toán
thiệt hại dựa trên điều 75 CISG, theo đó nguyên đơn được đòi chênh lệch giá đối với khối lượng
xi măng được mua để thay thế là 120.000 tấn. Tòa tối cao cho rằng điều 75 CISG được áp dụng
trong trường hợp này để tính toán số tiền đòi bồi thường thiệt hại là không hợp lý bởi điều 75 chỉ
được áp dụng khi hợp đồng đã thực sự bị hủy. Trong trường hợp này, hợp đồng không bị hủy mà
là không được hoàn thành. Thực tế thì người bán đã thực hiện một phần hợp đồng và sau đó
tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Từ cách nhìn này, tòa tối cao cho rằng số tiền bồi thường phải
được tính toán dựa vào một tiêu chí khách quan hơn chứ không chỉ dựa vào giá hàng thay thế
được đưa ra bởi bên bị thiệt hại.
Bình luận và lưu ý
Theo điều 1 của Công ước Viên: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Điều khoản này cũng như toàn bộ
Công ước không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng có thể rút
ra một mô tả khái quát từ điều 30 và điều 53: một hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi
điều chỉnh của Công ước là hợp đồng giữa người bán và người mua theo đó, người bán phải giao
hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và người mua có nghĩa vụ nhận hàng và

thanh toán tiền hàng.
Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, những đối tác làm ăn lâu dài, buôn bán hàng hóa khối
lượng lớn thường kí kết hợp đồng khung để làm cơ sở cho các giao dịch cụ thể. Như vậy, hợp
đồng khung không bao gồm các thành tố mâu thuẫn với phạm vi điều chỉnh của Công ước.
Chính vì vậy, trong vụ việc này, tòa án áp dụng Công ước Viên để xét xử.
Như vậy, nếu DN VN ký kết hợp đồng khung với các đối tác nước ngoài thì cũng hoàn toàn có
thể quy định luật áp dụng là CISG.
Mặt khác, như trên đã phân tích thì mặc dù người mua phải mua hàng thay thế cho phần nghĩa vụ
hợp đồng chưa được hoàn thành nhưng giá mua hàng thay thế đó không được xác định như một
tiêu chí để tính toán tiền đòi bồi thường thiệt hại. Tòa án cũng chưa đưa ra một tiêu chí cụ thể để
xác định số tiền đòi bồi thường thiệt hại mà chỉ dừng lại ở kết luận chung chung: “số tiền bồi
thường phải được tính toán dựa vào một tiêu chí khách quan hơn chứ không chỉ dựa vào giá hàng
thay thế được đưa ra bởi bên bị thiệt hại”.
Mặc dù phải có tuyên bố hủy hợp đồng thì mới có thể áp dụng điều 75 để tính toán bồi thường
thiệt hại nhưng theo chúng tôi, điều 75 vẫn có thể áp dụng trong trường hợp này. Ở đây, người
bán rõ ràng đã không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng và đã thông báo với người mua về
việc đó, do đó người mua phải mua hàng thay thế. Tuy người mua chưa có tuyên bố về hủy hợp
đồng nhưng một cách hợp lý, có thể áp dụng điều 75 để tính toán thiệt hại của người mua: chênh
lệch giá trong trường hợp này chính là tổn thất thực tế mà người mua phải gánh chịu. Nếu tòa án
áp dụng linh hoạt điều 75 CISG thì sẽ làm tăng tính an toàn cho các bên trong thương mại quốc
tế. Tòa án Ba Lan cho rằng không thể áp dụng điều 75 nhưng cũng đưa ra một cách thức tính
toán thiệt hại cho người mua mà tòa án cho rằng là hợp lý. Rõ ràng trong vụ việc này, người mua
phải gánh chịu thiệt hại của mình do quyết định chưa thỏa đáng của tòa án.

7
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Quy định về tính toàn tiền bồi thường thiệt hại trong Công ước Viên là chi tiết, cụ thể hơn pháp
luật VN. Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2005 không có quy định tương tự
như điều 75 CISG. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo điều 75 để tính toán tiền bồi
thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng, vì đây là cách tính đã được áp dụng rộng rãi
trên thế giới.

Case study 5: Bồi thường “lãi mất hưởng”
Khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng khiến cho hợp đồng bị hủy, bên bị vi phạm có quyền đòi
bồi thường thiệt hại. Trong các khoản thiệt hại đòi bồi thường, lãi mất hưởng là khoản thường
gây tranh cãi. Trên thực tế, việc chứng minh lãi mất hưởng một cách hợp lý là điều không dễ
dàng.
Tranh chấp giữa Cty Delchi Carrier, S.p.A. (Italia) và Cty Rotorex Corp (Mỹ). Delchi đặt mua
máy nén khí từ Rorotex để sản xuất máy điều hòa không khí. Rorotex cung ứng máy nén khí
không phù hợp. Delchi hủy hợp đồng và đòi bồi thường lãi mất hưởng do không cung ứng đủ
máy điều hòa cho thị trường vì vậy hai bên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét
xử ở Tòa án liên bang Mỹ tại New York, bản án ngày 14/7/1994.
Diễn biến tranh chấp
Rotorex và Delchi ký hợp đồng mua bán máy nén khí. Những máy này sẽ được Delchi sử dụng
để sản xuất máy điều hòa không khí hiệu Ariele. Trước khi thực hiện hợp đồng, người bán
Rotorex đã gửi cho người mua Delchi một máy nén mẫu kèm theo một bản thông số kỹ thuật.
Rotorex đã giao hàng và Delchi đã thanh toán cho lô hàng này bằng thư tín dụng. Tuy vậy, sau
đó, Delchi phát hiện ra rằng lô hàng không phù hợp: 93% máy nén khí có khả năng làm lạnh thấp
hơn và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với mẫu và so với thông số kỹ thuật. Sau những nỗ lực
không thành công của Rotorex để khắc phục các lỗi kỹ thuật này, Delchi yêu cầu Rotorex cung
ứng máy nén khí mới phù hợp với quy cách phẩm chất quy định. Rotorex từ chối. Delchi tuyên
bố hủy hợp đồng và đòi Rotolex bồi thường thiệt hại, trong đó có lãi mất hưởng. Rotolex không
bồi thường, Delchi đã kiện Rotolex ra tòa án Mỹ dựa trên quy định của Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Delchi đòi khoản lãi mất hưởng do nguyên nhân trực tiếp từ vi phạm của bị đơn, bao gồm những
khoản như sau: 421.187.095 Lia mất do không cung ứng được 2.395 sản phẩm Ariele cho các

Cty chi nhánh khắp Châu Âu. 31.310.200 Lia mất do không giao 100 sản phẩm Ariele cho Cty
White – Westinghouse – Đức. 266.057.772 Lia mất đi do không có 604 sản phẩm Ariele nhãn
hiệu Delchi để giao ở Italia; và 280.319.840 Lia mất do không có được 653 sản phẩm Ariele
nhãn hiệu White – Westinghouse để giao ở Italia; tổng cộng 546.377.612 Lia lợi nhuận mất
hưởng ở Italia.
Quyết định của tòa án
Về luật áp dụng, Tòa tuyên bố rằng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
(CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì Italia và Mỹ là thành viên của công ước này.

8
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Trước hết, tòa án xét hành động huỷ hợp đồng trong trường hợp này có hợp lý không. Ở đây,
máy nén khí không phù hợp với quy cách do công suất làm mát thấp và tiêu thụ nhiều năng
lượng. Mà công suất làm mát và khả năng tiêu thụ năng lượng là những yếu tố cơ bản tạo nên giá
trị của một chiếc máy nén khí. Vi phạm này khiến cho người mua không thực hiện được mục
đích của mình là sản xuất ra những chiếc điều hoà đạt tiêu chuẩn, tiêu thụ được trên thị trường.
Do đó nó được coi là một vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG. Delchi vì thế có quyền hủy hợp
đồng (điều 49 CISG).
Về khoản lãi mất hưởng mà Delchi yêu cầu bồi thường, tòa án nhận định: theo điều 74 Công ước
Viên 1980, Delchi được quyền đòi lãi mất hưởng do vi phạm hợp đồng của Rotorex; tuy vậy bên
bị vi phạm phải cung ứng đủ bằng chứng để chứng minh thiệt hại hợp lý. Tòa xem xét từng
khoản mà Delchi yêu cầu bồi thường như sau:
Khoản 1: Chi phí sản xuất 1 đơn vị Ariele với máy nén Rotorex là 478.783 Lia. Giá bán đơn vị
trung bình của Delchi cho các Cty chi nhánh ở các nước Châu Âu ngoài Italia là 654.644 Lia.
Delchi không phải trả hoa hồng. Vì vậy, Delchi đã mong đợi lợi nhuận bán hàng cho một đơn vị
Ariele cho các Cty chi nhánh Châu Âu là 175.861 Lia (654.644 Lia – 478.783 Lia). Do hành vi

vi phạm hợp đồng của Rotorex mà Delchi đã không đáp ứng được hết 2.395 đơn vị từ các đơn
đặt hàng của các chi nhánh Cty khắp Châu Âu, có chi tiết các đơn đặt hàng là minh chứng.
421.197.095 lia là lợi nhuận mất hưởng. Tòa án cho rằng cách tính toán và chứng minh khoản
thiệt hại này là hợp lý.
Khoản 2: Giá bán đơn vị trung bình của Delchi cho chi nhánh ở Đức – White – Westinghouse là
799.876 Lia. Delchi đã trả tiền bản quyền 7991 Lia cho mỗi sản phẩm cho White –
Westinghouse. Vì vậy, Delchi mong đợi lợi nhuận trên mỗi sản phẩm Ariele từ White –
Westinghouse là 313.102 Lia. Delchi có đưa ra bằng chứng là đơn đặt hàng 500 đơn vị của
White – Westinghourse, trong số đó chỉ có 250 đơn vị được cung ứng. Tuy vậy, Delchi chỉ đòi
được 31.310.200 Lia là lợi nhuận mà Delchi mất hưởng do không giao 100 sản phẩm.
Khoản 3: Các đại lý của Italia đã xác nhận rằng họ sẽ đặt thêm sản phẩm Ariele nếu như bên
Delchi có thể cung ứng thêm. Số lượng sản phẩm Ariele có thể được đặt thêm đã được ghi trong
bản tổng hợp các đơn đặt hàng dự kiến của Delchi; nhưng theo tòa án, bản này không có giá trị
pháp lý, mang tính chất suy đoán. Vì vậy, tòa án đã bác bỏ khoản lợi mất hưởng tại Italia do
Delchi đã không cung ứng được những chứng từ liên quan đến số lượng hàng bán bị bỏ lỡ ở
Italia do lỗi trực tiếp vi phạm hợp đồng của bên Rotorex.
Bài học kinh nghiệm
Để đòi lãi mất hưởng, bên bị vi phạm phải cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh khoản lãi mất
hưởng là hợp lý và phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên kia. Việc chứng minh là không
dễ dàng do bên bị vi phạm phải chứng minh những khoản thu nhập mà trên thực tế mình đã
không có được. Thông thường, những đơn đặt hàng chính thức, hay các hợp đồng đã ký với
khách hàng được coi là những bằng chứng hợp lý. Những khoản lãi mang tính chất suy đoán mà
không được chứng minh sẽ bị từ chối bồi thường.

9
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Case study 6: Giải thích hợp đồng
Trong nhiều trường hợp, khi soạn thảo hợp đồng, các bên sử dụng những thuật ngữ không chính
xác hoặc tối nghĩa, dẫn đến bất đồng về cách hiểu. Vậy, cần giải thích những thuật ngữ đó theo
nguyên tắc nào ?
Tranh chấp giữa một Cty của Mỹ và một Cty của Áo về thuật ngữ “consignment” – “ủy thác”
trong hợp đồng kí kết giữa hai bên. Hai bên có cách hiểu khác nhau về nghĩa của thuật ngữ này.
Tranh chấp đã được xét xử tại Tòa án phúc thẩm Mỹ, Bản án số 05-13995, tuyên ngày
12/09/2006.
Diễn biến tranh chấp
Hai Cty đã ký hai hợp đồng theo đó, nguyên đơn – Cty Áo đồng ý bán một lượng bột kim loại
công nghiệp là Tantalum Carbide (TaC) cho bị đơn – Cty Mỹ, giao hàng tháng 10 và tháng
12/2000. Nguyên đơn đã giao hàng theo đúng hai hợp đồng. Bị đơn đã trả một phần tiền cho
những phần hàng mà bị đơn đã sử dụng. Song đến ngày 23/8/2001, bị đơn từ chối thanh toán cho
phần hàng mà mình không muốn dùng của nguyên đơn.
Nguyên đơn đành phải bán số TaC mà bị đơn từ chối nhận với giá rẻ hơn so với giá ghi trong
hợp đồng thỏa thuận với bị đơn. Sau đó, nguyên đơn gửi đơn kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hại
theo hai hợp đồng nói trên. Hai bên tranh luận với nhau về nghĩa của thuật ngữ “ủy thác” trong
Điều khoản giao hàng tại hai hợp đồng đã ký kết.
Bị đơn cho rằng, theo CISG (điều 9.2) về áp dụng các tập quán, một thuật ngữ trong hợp đồng
được hiểu theo nghĩa thông thường trong ngành, trừ khi hai bên thỏa thuận với nhau cách hiểu
khác. Bị đơn đã mời các chuyên gia trong ngành công nghiệp kim loại để xác nhận rằng thuật
ngữ “ủy thác” theo cách dùng thông thường trong ngành có nghĩa là: Không có mối quan hệ mua
bán nào xảy ra trừ khi hoặc cho đến khi bị đơn thực sự sử dụng mặt hàng TaC. Vì thế, bị đơn chỉ
trả tiền cho những phần hàng đã sử dụng là hợp lý và có quyền trả lại phần hàng mình không sử
dụng.
Nguyên đơn lại đưa ra tài liệu và các hợp đồng đã được ký kết trước đó giữa hai bên (trong vòng
7 năm), trong đó có thuật ngữ “Ủy thác”. Nguyên đơn chứng minh rằng nội hàm của thuật ngữ
mà hai bên đã công nhận trong các hợp đồng trước, đó là: “bị đơn có nghĩa vụ phải thanh toán
mặt hàng TaC trong mỗi hợp đồng, nhưng nguyên đơn sẽ lùi ngày đòi tiền cho đến khi bị đơn
thực sự sử dụng nguyên liệu TaC”. Về bản chất, đây vẫn là hợp đồng mua bán chứ không phải là

hợp đồng ủy thác. Vì vậy, bị đơn có nghĩa vụ phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng, nếu không
phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn.
Phán quyết của Tòa án
Tòa án căn cứ vào điều 8 và điều 9 của CISG để giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “ủy thác” trong
hợp đồng. Căn cứ theo Điều 9.1 CISG thì “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa
thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ”. Điều 8 cũng khẳng
định khi giải thích hợp đồng “cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán,
mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ, các tập quán và mọi hành vi sau đó
của các bên”.

10
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Tòa án nhận định rằng, trên thực tế, từ năm 1993 đến năm 2000, đã có một loạt hợp đồng trong
đó nguyên đơn bán bột kim loại nặng cho bị đơn. Đối với mỗi hợp đồng như vậy, sau khi nguyên
đơn giao hàng, bị đơn lưu hàng nhận được từ nguyên đơn trong “kho ủy thác”, nơi các sản phẩm
được dán nhãn là của nguyên đơn và tách biệt với các mặt hàng khác. Khi đưa nguyên liệu vào
sử dụng, bị đơn sẽ đưa ra “báo cáo sử dụng” trong đó có liệt kê số lượng nguyên liệu đã dùng.
Dựa trên báo cáo đó, nguyên đơn gửi hóa đơn cho bị đơn với giá đã được ghi trong hợp đồng. Bị
đơn sau đó thanh toán hóa đơn khi đến hạn. Trong những hợp đồng ấy, bị đơn thực hiện thanh
toán đầy đủ toàn bộ lượng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngoài ra, Tòa án còn trích một bằng chứng cụ thể mà nguyên đơn đưa ra như sau: Tháng 2/2000,
một nhân viên của bị đơn tên ông Atchley gửi email cho ông Hinterhofer thuộc Cty nguyên đơn,
biểu lộ ý muốn trả lại số nguyên liệu bột kim loại không dùng mà nguyên đơn đã cung ứng. Ông
Hinterhofer đã điện thoại lại cho ông Atchey giải thích rằng bị đơn không thể gửi lại hàng vì
trong hợp đồng bị đơn đã ký kết mua toàn bộ nguyên liệu. Bị đơn sau đó không có ý kiến phản
đối. Điều này chứng tỏ, phía bị đơn hiểu rõ nghĩa thuật ngữ “ủy thác” được dùng trong hợp đồng

cũng như nghĩa vụ phải thanh toán tất cả số lượng hàng hóa được ký kết trong hợp đồng.
Vì vậy, Tòa án phán quyết rằng, theo CISG, cả hai bên đều hiểu thuật ngữ “ủy thác” có nghĩa là
mua bán hàng hóa, nhưng hóa đơn sẽ được lùi cho đến khi nguyên liệu được thực sự đưa vào sản
xuất. Với cách hiểu đó, bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán số lượng hàng hóa đã ký kết trong
hợp đồng với Nguyên đơn. Toà án quyết định bị đơn sẽ phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền
là 5.327.042,85 USD cả lãi.
Bài học kinh nghiệm
Cần phải soạn thảo hợp đồng với sự cẩn trọng lớn nhất. Tránh những thuật ngữ không rõ ràng,
tối nghĩa hoặc có nhiều nghĩa khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi DN ký các hợp đồng
“ngoại” với các đối tác nước ngoài. Qua tranh chấp này, CISG thể hiện sự hiệu quả trong việc
giải quyết tranh chấp từ trong mua bán hàng hóa quốc tế. CISG cung cấp các nguyên tắc giải
thích hợp đồng phù hợp với thực tiễn kinh doanh quốc tế (điều 7, 8, 9 CISG), theo đó, thói quen
được hình thành giữa các bên là một yếu tố rất quan trọng.

Case study 7: Người mua có dấu hiệu vi phạm : Được hủy hợp
đồng ?
Khi người mua có dấu hiệu vi phạm nghĩa vụ, người bán có quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ
tương ứng của mình. Tương tự, khi một bên lý do xác đáng rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp
đồng (mặc dù chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ) thì bên đó có quyền hủy hợp đồng.
Tranh chấp giữa bị đơn là Cty Doll của Mỹ và nguyên đơn là Cty Doolim, Hàn Quốc. Cty Hàn
Quốc đã xuất một số chuyến hàng theo đúng quy định trong hợp đồng, nhưng Cty Mỹ lại chậm
trễ trong việc thanh toán. Vì vậy, Cty Hàn Quốc đã ngừng giao các lô hàng còn lại và hủy hợp
đồng với những lô hàng đó. Tranh chấp đã được giải quyết tại Toà án quận Nam New York, theo
Công ước Vienna (CISG).
Diễn biến tranh chấp
11
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Tháng 4/2007 Cty Hàn Quốc Doolim ký chuỗi hợp đồng với Cty Mỹ Doll cung ứng khoảng
500.000 quần áo phụ nữ, bao gồm quần len, váy và các phụ kiện được sản xuất theo thông số kỹ
thuật của Doll. Trong đó, khoảng 460.000 sản phẩm may mặc đã được gắn thương hiệu Doll.
Theo hợp đồng, Doolim sẽ giao hàng cho Doll trong 5 lần và Doll phải thanh toán tiền hàng theo
mỗi lần giao, trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hàng.
Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, Doolim vận chuyển 77.528 sản phẩm may mặc mà Doll đã
đặt mua với giá mua tổng cộng là 381,026.10 USD. Tuy nhiên cho đến tận cuối tháng 9 Doll vẫn
chưa thanh toán cho Doolim. Vào tháng 10, Doolim nhận được Cam kết bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ thanh toán tiền hàng tháng 7 và 8 của Doll do Cty tài chính Rosenthal (có trụ sở tại
New York) bảo lãnh. Vì vậy Doolim tiếp tục giao thêm 2 lô hàng nữa cho Doll vào tháng 10 và
tháng 11 gồm 157.092 sản phẩm với tổng giá mua là 659,059.74 USD; nâng tổng giá trị hàng đã
giao cho Doll là 977,085.84 USD.
Vào ngày 21/ 11/ 2007, Doll trả USD 200,000.00 cho Doolim.
Nhưng đến giữa tháng 1/ 2008, Doll đã không thực hiện bất kỳ trả góp nào theo lịch trình bởi
vậy, Doolim đình chỉ không giao chuyến hàng cuối cùng cho Doll.
Quyết định của trọng tài
Theo thỏa thuận giữa hai bên về thời hạn thanh toán trong hợp đồng, Doll phải thanh toán cho
Doolim trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao hàng và phải thanh toán tiền hàng theo mỗi lần giao.
Nhưng kể từ lần giao hàng đầu tiên vào tháng 7 – 8/2007, Doll đã có hành vi vi phạm đầu tiên:
tận cuối tháng 9 vẫn chưa thanh toán tiền hàng cho phía Doolim. Việc vi phạm hợp đồng của
Doll chưa dừng lại ở đây khi Doolim tiếp tục giao lô hàng tiếp theo cho Doll vào tháng 10 và
tháng 11 nhưng chỉ nhận được 20% tổng giá trị thanh toán cho 4 đợt giao hàng trước đó. Chính
vì vậy, Doolim đã không giao lô hàng cuối cùng cho Doll vào 25/11/2007. Theo điều 71 CISG,
“một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi
hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi
lẽ có một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp
đồng”.
Hơn nữa, vào tháng 11/2007, Doll thanh toán cho Doolim 200.000 USD, chưa đến 20% giá trị
của các lô hàng trước đó. Bên cạnh đó, vào trước cuối tháng 1 năm 2008, Doll vẫn không thanh

toán số tiền còn lại là 530.000 USD có hạn thanh toán là ngày 14 và 18 tháng 12/2007 và ngày
11 và 25/1/2008, và cũng không đưa ra một sự đảm bảo nào cho phía Doolim rằng sẽ hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán. Hành vi vi phạm của Doll gây thiệt hại đáng kể cho Doolim. Do đó, tòa
tuyên rằng vi phạm mà Doll gây ra là vi phạm cơ bản (theo điều 25). Việc Cty Doll không thanh
toán tiền hàng cho Cty Doolim là một hành vi vi phạm cam kết trong hợp đồng đã kí giữa hai
bên. Vì vậy người bán là Cty Doolim được quyền nhận số tiền bồi thường là 840,085.94 USD.
Bình luận và lưu ý
Về bản chất, hợp đồng mua bán là một loại hợp đồng song vụ. Theo truyền thống, việc giao hàng
và thanh toán phải được thực hiện cùng lúc. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, trong nhiều
trường hợp, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi được đảm bảo có nghĩa vụ đối
12
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

ứng xảy ra. Điều 71 CISG đã đưa ra một hướng khắc phục cho những rủi ro khi có sự chênh lệch
thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên. Đặc điểm chính của điều 71 là không yêu cầu phải có vi phạm
thực tế xảy ra, mà chỉ cần một bên có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, thì bên còn lại có quyền tạm
ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong vụ tranh chấp này, chậm thanh toán của Doll được
xem là vi phạm chủ yếu nên Doolim ngừng thực hiện nghĩa vụ giao hàng là hoàn toàn hợp lý.
Quy định này của CISG sẽ tránh cho việc Doolim sẽ phải tiếp tục giao các lô hàng còn lại theo
hợp đồng mà lại không được đảm bảo thanh toán từ phía Doll.
Khác với Luật Thương mại VN, CISG cho phép bên bị vi phạm có thể hủy hợp đồng khi có dấu
hiệu vi phạm xảy ra và vi phạm đó phải là vi phạm cơ bản. Qua đó cho thấy, so với luật quốc gia,
CISG điều chỉnh các vấn đề pháp lý cặn kẽ hơn và bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hợp đồng
nhiều hơn.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, rủi ro lớn nhất đối với người xuất khẩu chính là rủi ro
thanh toán. Với đặc tính các chủ thể hợp đồng nằm ở các quốc gia khác nhau, vì thế việc thanh
toán tiền hàng thường được diễn ra khó khăn hơn. Sai lầm của Cty Doolim mà chúng ta có thể

rút ra đó chính là đã quá tin tưởng vào đảm bảo thanh toán của Doll, thậm chí đến lần giao hàng
cuối cùng mới tạm hoãn. Doolim đã không lưu ý đến giá trị pháp lý của đảm bảo thanh toán do
Cty Rosenthal bảo lãnh cho Doll. Đây là một lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp khi tham gia
thương mại quốc tế cần coi trọng : về tư cách pháp lý và mức độ uy tín của bên thứ ba đứng ra
bảo đảm. Để hạn chế rủi ro, DN xuất khẩu nên yêu cầu một bên thứ ba có uy tín cao trong lĩnh
vực tài chính đứng ra bảo lãnh thanh toán cho bên nhập khẩu.

Case study 8: L/C có thể sửa đổi hợp đồng ?
Đôi khi, khi mở L/C, người mua sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng. Là một công cụ
thanh toán, L/C có chức năng sửa đổi hợp đồng hay không?
Hợp đồng được ký giữa bị đơn – người mua là Cty thương mại Tây Ninh (VN) và nguyên đơn người bán là DN Ng Nam Bee (Singapore). Đối tượng hợp đồng là bột ngọt. Sau khi hết hạn
L/C, người mua sửa đổi L/C ban đầu, theo đó kéo dài thời hạn giao hàng. Khi hết thời hạn giao
hàng ban đầu, người bán đòi hủy hợp đồng, trong khi đó, người mua điều tàu đến nhận hàng.
Tranh chấp được xét xử tại Toà phúc thẩm – tòa án tối cao TP HCM, tòa án đã áp dụng các điều
29, điều 53, điều 64.1 Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG) để giải quyết tranh chấp.
Diễn biến tranh chấp
Do hạn chế về hạn ngạch, HTX tư nhân Tân Lộc đã kí hợp đồng uỷ thác với Cty Thương mại
Tây Ninh (DN nhà nước – Tanico) để XK 300 tấn bột ngọt, trị giá 312.000 USD theo điều kiện
FOB Quy Nhơn cho đối tác Singapore là Ng Nam Bee.
Ngày 25/1/1995, Tanico đã kí hợp đồng mua bán với Ng Nam Bee. Theo đó thanh toán được
thực hiện bằng thư tín dụng không hủy ngang, với điều kiện đỏ (bên mua ứng trước 50%); thời
gian giao hàng là bất kì lúc nào cho đến 28/2/1995. Ngày 5/1/1995, Ng Nam Bee phát hành một
L/C không huỷ ngang, điều kiện đỏ, có hiệu lực đến ngày 15/3/1995. Ngày 21/1/1995: điều kiện
đỏ được thực hiện – bên mua ứng 156.000 USD cho bên bán. Ngày 28/2/1995, ngày cuối cùng
13
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

của thời hạn thực hiện hợp đồng, Ng Nam Bee đã gửi bản sửa đổi L/C, theo đó giá trị của L/C
được kéo dài đến 4/4/1995. Trong L/C phía Singapore cũng hoãn ngày giao hàng đến 20/3. Ngày
1/3/1995, ngân hàng tại VN nhận được bản L/C sửa đổi và gửi tới cho Tanico ngày 2/3/1995.
Ngày 8/3/1995, Tanico gửi cho Tân Lộc.
Tân Lộc sau khi chờ đợi đến ngày 4/3 mà không thấy bên người mua nước ngoài nhận hàng thì
đã coi hợp đồng bị huỷ bỏ và đã gửi trả lại khoản tiền ứng trước cho Tanico để Tanico gửi trả
người mua. Ngày 9/3/1995, khi nhận được bản bổ sung L/C, Tân Lộc tuyên bố chấm dứt hợp
đồng với lý do là phía người mua đã vi phạm thời gian nhận hàng.
Ngày 10/3/1995, Ng Nam Bee gửi 2 bản sao xác nhận về việc tàu Hei Hu Quan sẽ đến cảng Quy
Nhơn vào đêm 11/3. Ngày 13/3/1995, tàu đến cảng Quy Nhơn mà không được giao hàng.
Ng Nam Bee phát đơn kiện Tanico đòi bồi thường, và cho rằng trong L/C đầu tiên có điều khoản
cho phép người phát hành có quyền thay đổi thời hạn giao hàng.
Quyết định của toà án
Hợp đồng quy định cụ thể không cho phép các bên được sử dụng những chứng cứ ngoài hợp
đồng. Trong khi đó, bên mua lại căn cứ theo quy định của L/C để thay đổi thời hạn giao hàng của
hợp đồng; mà L/C chỉ đơn thuần công cụ thanh toán. Có thể thấy, rõ ràng bên mua vi phạm điều
khoản về việc sử dụng các chứng cứ ngoài hợp đồng của hợp đồng mua bán.
Mặt khác, theo UCP 500 thì thấy rằng, theo quy tắc 9 khoản D điểm I đối với một L/C không
huỷ ngang, người phát hành không được phép thay đổi nội dung trừ khi có sự đồng ý của ngân
hàng phát hành, ngân hàng chấp nhận, người bán. Trong trường hợp này, không có một hành
động nào của người bán thể hiện rằng anh ta chấp nhận sự sửa đổi này của người mua.
Theo điều 29 của CISG, một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thoả thuận đơn
thuần giữa các bên. Phân tích các tình tiết thì rõ ràng chưa hề có sự thoả thuận nào giữa hai bên.
Tham chiếu đến điều 53 CISG ta thấy rằng, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận
hàng theo quy định của hợp đồng nhưng ở đây sau 4 ngày của thời hạn cuối cùng vẫn chưa thấy
người mua đến nhận hàng. Theo điều 64 khoản 1 CISG khi người mua không thi hành nghĩa vụ
nào đó trong thời gian đã gia hạn thêm, người bán mới có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng. Về mặt
lý thuyết, 4 ngày không được coi là đã gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ, nhưng đối tượng của
hợp đồng mua bán này – bột ngọt- lại là mặt hàng rất dễ hư hỏng, thì huỷ hợp đồng là hợp lý. Tòa

án đã tuyên bố người bán có quyền hủy hợp đồng và người mua phải chịu trách nhiệm về việc đã
không điều tàu đến cảng nhận hàng đúng thời hạn.
Bình luận và lưu ý
Hợp đồng là văn bản có giá trị hiệu lực cao nhất ràng buộc hai bên mua bán, nếu muốn sửa đổi
hợp đồng thì cần có sự thống nhất, thỏa thuận của cả hai bên. Cần chú ý là các chứng cứ ngoài
hợp đồng như L/C không thể có giá trị ràng buộc bằng hợp đồng.
Huỷ hợp đồng là chế tài nặng nhất khi xử lý vi phạm liên quan đến hợp đồngg. Theo CISG,
người bán chỉ có thể hủy hợp đồng khi người mua không nhận hàng trong thời hạn đã được gia
14
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

hạn thêm hoặc khi người mua vi phạm cơ bản hợp đồng (điều 25 CISG). Tuy nhiên, nếu đối
tượng hợp đồng là hàng hóa mau hỏng thì việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trên thực tế có thể
linh hoạt hơn nhằm hạn chế tổn thất cho các bên. Ở đây, tòa án VN cho rằng bột ngọt là hàng
hóa mau hỏng nên người bán có thể hủy hợp đồng ngay mà không cần gia hạn thêm. Quyết định
này của tòa án VN là phù hợp.
Tuy nhiên, Tanico nhận được bản L/C sửa đổi ngày 2/3, nhưng ngày 9/3, Tân Lộc mới nhận
được bản L/C sửa đổi này. Hơn nữa, khi quyết định huỷ hợp đồng thì đáng lẽ ra người bán VN
cần thông báo bằng văn bản, tránh việc họ vẫn tiếp tục điều tàu đến cảng Quy Nhơn, tức là tránh
thiệt hại cho người mua. Đáng tiếc là tòa án đã không đề cập vấn đề này.
Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận việc tòa án VN áp dụng CISG. Trên thực tế, trong tranh
chấp này, luật áp dụng là luật VN (cụ thể là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989) và tòa án đã
áp dụng CISG như một nguồn luật bổ sung để làm rõ thêm lập luận của mình.

Case study 9: Hủy hợp đồng do chậm giao hàng
Thông thường, khi người bán chậm giao hàng, người mua không được quyền hủy hợp đồng mà
chỉ được đòi bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, trong một số tình huống nhất định, người mua có

quyền hủy hợp đồng ngay khi người bán không thể giao hàng khi hết thời hạn.
Tranh chấp giữa Cty Diversitel Communications Inc. (Canada) và công ty Glacier Bay Inc.
(Mỹ). Người bán Mỹ không giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng. Hai bên tranh
cãi về việc liệu người mua Canada có quyền hủy hợp đồng hay không. Tranh chấp được xét xử
tại Tòa Công lý tối cao tại Ontario (Ontario Supreme Court of Justice), phán quyết tuyên ngày
6/10/2003.
Diễn biến tranh chấp
Người mua Canada và người bán Mỹ đã ký kết một hợp đồng mua bán hệ thống cách nhiệt chân
không. Để đáp ứng những thỏa thuận đã tồn tại từ trước tới nay với Bộ Quốc phòng Canada về
chất lượng thiết bị và quá trình lắp đặt hệ thống tại một nhà máy ở Bắc Cực, người mua đã cố
định một lịch trình giao hàng cụ thể.
Người mua đã thanh toán theo giá hợp đồng nhưng người bán không giao hàng trong thời gian
đã thỏa thuận. Người mua đã kiện người bán ra Tòa án Công lý tối cao bang Ontario yêu cầu hủy
hợp đồng. Người bán không đồng ý, cho rằng người bán không có đủ căn cứ để hủy hợp đồng.
Phân tích và quyết định của Tòa án
Về luật áp dụng, Tòa tuyên bố rằng Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
(CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì Canada và Mỹ đều là thành viên của công
ước này. Để xem xét hợp đồng có thể bị hủy hay không, Tòa đã dẫn chiếu điều 25 CISG: “Một
sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị
thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi
trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí
minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”.
15
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Tòa cho rằng lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồng và đây là yếu tố vô cùng quan trọng
đối với người mua. Lý do là vì thiết bị do người bán cung ứng sẽ phải được lắp đặt trong một

khoảng thời gian ngắn tại Bắc Cực. Mùa hè ở Bắc Cực rất ngắn nên nếu người bán giao hàng
chậm, người mua sẽ không lắp đặt được thiết bị theo thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Canada và
như vậy, người mua sẽ không đạt được mục đích của mình khi giao kết hợp đồng với người bán.
Người bán cũng biết về tầm quan trọng đó vì trên thực tế, người bán đã biết rằng những thiết bị
do người bán cung ứng sẽ được lắp đặt tại Bắc Cực tuân theo những thỏa thuận có trước giữa
người mua với Bộ Quốc phòng Canada. Do vậy, người bán đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp
đồng.
Với lập luận nói trên, Tòa tuyên bố người mua có quyền hủy hợp đồng (theo điều 49, khoản 1CISG), đòi lại số tiền đã thanh toán cho người bán.
Bình luận và bài học kinh nghiệm
Án lệ này là ví dụ điển hình về việc chậm giao hàng cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng. Về
nguyên tắc, trong mua bán hàng hóa quốc tế, việc người bán chậm giao hàng thường không cấu
thành vi phạm cơ bản, nếu sau đó, hàng hóa vẫn có thể được người mua sử dụng cho mục đích
của mình. Tuy vậy, trong án lệ trên, và trong một số trường hợp khác đã được tổng kết từ thực
tiễn xét xử (hàng mùa vụ, thời hạn giao hàng là một ngày cụ thể, người mua đã thông báo về nhu
cầu hàng gấp của mình), khi thời hạn giao hàng là một yếu tố quan trọng của hợp đồng thì thì
người mua có quyền hủy hợp đồng khi người bán không thể giao hàng trong thời hạn đã thỏa
thuận.

Case study 10: Tranh chấp thay đổi hàng hóa
Chậm nhận hàng có được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng ? Bồi thường thiệt hại khi người mua
phải mua hàng thay thế thế nào ? Đó là những tranh chấp được giải quyết thông qua Công ước
Vienna mà VN là một thành viên.
Tháng 5/1996, người mua Pháp đã đặt hàng từ người bán Tây Ban Nha 860,000 lít nước cam ép
nguyên chất. Hợp đồng quy định rằng, hàng sẽ được giao từng đợt từ tháng 5 đến tháng 12. Theo
một sửa đổi hợp đồng được hai bên thỏa thuận, hai bên đồng ý rằng đợt hàng giao tháng 9 sẽ
được giao vào cuối tháng 8, đồng thời người bán sẽ giảm giá hàng cho người mua. Vào thời gian
giao hàng tháng 8, người mua không nhận hàng. Tuy nhiên, đến tháng 9, người mua lại yêu cầu
giao hàng. Ngày 3/9 người bán thông báo rằng không còn nước cam ép để giao. Vì người bán
không giao hàng, người mua đã phải tìm một nhà cung ứng khác với giá cao hơn và từ chối
thanh toán tiền những lô hàng trước. Người mua đã cung cấp hóa đơn mua hàng từ 2 Cty

khác với chi phí phát sinh thêm.
Người bán kiện người mua ra Tòa thương mại Romans. Tòa án đã yêu cầu Cty Pháp phải thanh
toán tiền hàng với lý do là người bán có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình vì người mua
chậm trễ nhận hàng. Người mua kháng cáo tại Tòa phúc thẩm Grenoble.
Người mua cho rằng, Tòa án cấp dưới đã không căn cứ các điều khoản của Công ước Viên năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là các điều 25, 63, 64 trong phán quyết
16
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

của mình, theo đó, người mua hiểu rằng: “Nếu người bán muốn hủy hợp đồng, một cách hợp lý
phải yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình và cho thêm một thời hạn bổ sung
hợp lý để thực hiện nghĩa vụ nhận hàng”. Người bán không giao hàng khi người mua yêu cầu,
như vậy là vi phạm hợp đồng. Người bán nhấn mạnh rằng việc người mua chậm trễ nhận hàng đã
gây ra những vấn đề phải cất trữ hàng hóa vào kho và buộc người bán phải cô đặc nước cam ép
để đảm bảo nước cam ép nguyên chất không bị hỏng và vì vậy không thể tiếp tục giao hàng.
Quyết định của tòa án
Căn cứ vào Điều 1.1- CISG, vì người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thương
mại ở các quốc gia là thành viên của Công ước (Pháp và Tây Ban Nha), nên Tòa phúc thẩm áp
dụng CISG là nguồn luật giải quyết tranh chấp.
Để khẳng định người bán có quyền hủy hợp đồng không, Tòa án xem xét liệu người mua có vi
phạm cơ bản hợp đồng không.
Hợp đồng ban đầu quy định rằng, việc nhận hàng vào tháng 9. Việc giao hàng vào cuối tháng 8
là đề xuất sửa đổi hợp đồng của người bán, và được người mua chấp nhận. Tòa án thấy rằng,
trong hợp đồng ban đầu, trong hợp đồng được sửa đổi cũng như khi người mua chậm nhận hàng,
người bán chưa từng đề cập tới việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô đặc lại nếu để
đến sau tháng 8. Đối với người mua, việc giao hàng vào cuối tháng 8 đơn giản là sự tương xứng
với một lợi ích tài chính. Người mua không thể hiểu rằng việc chậm một vài ngày nhận hàng bị

coi như là một vi phạm cơ bản hợp đồng chiểu theo Điều 25- CISG. Hơn nữa, tòa án cũng thấy
rằng, đơn hàng thay thế của người mua cho tới tháng 12/1996 có đối tượng là nước cam ép
nguyên chất của mùa năm 1996, điều đó cho thấy, việc cô đặc nước cam ép của người bán ngay
lập tức khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục. Như vậy, đáng lẽ người bán phải gia
hạn một thời gian bổ sung hợp lý để người mua nhận hàng, nếu người mua không nhận hàng
trong thời hạn bổ sung này thì người bán mới được hủy hợp đồng. Ở đây, người bán đã hủy hợp
đồng không có căn cứ. Điều 74, 75 – CISG cho phép người mua đòi bồi thường thiệt hại do
chênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế.
Theo các lý lẽ trên, Toà phúc thẩm: Tuyên hủy bỏ quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Quyết định
người bán đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại chênh lệch giá mua hàng thay thế cho
người mua (theo Điều 75 CISG).
Bình luận và lưu ý :
Trong tranh chấp này, người bán đã lập luận rằng việc mình bảo quản hàng là hợp lý, đặc biệt
hàng trong trường hợp này là hàng nhanh hỏng, tuy nhiên việc bảo quản bằng cách cô đặc hàng
hóa đã làm thay đổi đối tượng hàng hóa theo hợp đồng là nước cam ép nguyên chất. Đặc biệt,
người bán không thông báo và nêu lý do về sự cần thiết phải làm điều đó khi người mua chậm
nhận hàng. Như vậy, người mua không thể tiên liệu được thiệt hại đó, người mua hiểu rằng họ
được cho một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện hợp đồng chiểu theo Điều 63- CISG.
Như vậy, tính dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm được CISG nhấn mạnh (tại Điều
25 và Điều 74). Pháp luật VN chưa có những quy định tương tự, vì thế các DN VN cần chú ý
nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
17
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Điều 75 CISG đã quy định về một trường hợp rất thường gặp trong thực tế, đó là trường hợp khi
người bán không giao hàng dẫn đến việc người mua phải mua hàng thay thế. Điều 75 quy định
rất rõ ràng trong trường hợp này, người mua có thể đòi người bán bồi thường chênh lệch giữa giá

hợp đồng và giá mua thay thế. Quy định này rất dễ áp dụng, giúp bên bị vi phạm có thể tính toán
ngay lập tức khoản tiền đòi bồi thường. Pháp luật VN chưa có quy định tương tự, vì thế, các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tham khảo quy định này của CISG để tính toán tiền bồi
thường trong trường hợp mua hàng thay thế.

Case study 11: Tính toán tiền bồi thường thiệt hại
Một trong những vấn đề khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp, đó là việc tính toán
số tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thường thành
công, các bên cần phải lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.
Tranh chấp giữa một Cty Pháp (người mua) và một Cty Italia (người bán). Do hàng hóa người
bán giao không phù hợp với hợp đồng, người mua hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Hai
bên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét xử tại Tòa Phúc thẩm tại thành phố
Rennes (Pháp), bản án ngày 27/05/2008. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (cụ thể là các điều 25, 35, 47, 49, 75 và 77) đã được áp dụng để giải quyết tranh
chấp.
Diễn biến tranh chấp
Cty Pháp đã ký với Cty Italia một số hợp đồng mua miếng lót ngực để sản xuất áo bơi với tổng
số lượng là 17.600 đôi. Hàng hóa được giao đến cho một Cty Tunisie để gia công. Trong quá
trình gia công, người mua phát hiện ra các miếng lót ngực không phù hợp với yêu cầu về chất
lượng đã được quy định trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, người bán Italia đề nghị
sẽ sửa chữa hàng hóa và sẽ giao hàng hóa phù hợp trong thời gian 5 tuần. Tuy vậy, người bán đã
không thực hiện được việc sửa chữa hàng hóa trong thời gian nói trên. Ngày 11/12/2003, người
mua tuyên bố hủy hợp đồng và đòi người bán bồi thường 32.490 eur, bao gồm 2 khoản sau:
1. Chi phí sản xuất lô áo bơi tại Tunisie từ miếng lót ngực không đạt chất lượng: 16.290 eur
(1800 áo x chi phí 9,05 eur/áo)
2. Thiệt hại (do chênh lệch giá) khi mua miếng lót ngực để thay thế. Cty người mua, vào tháng
12/2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực từ một nhà cung cấp T khác và vì
mua gấp cũng như không có vị thế đàm phán nên phải chấp nhận mức giá cao hơn 1 eur so với
mức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 eur.
Người bán phản đối các khoản bồi thường nói trên và cho rằng các khoản này là không hợp lý.

Phán quyết của Tòa án:
Tòa án cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Pháp và Italia đều là thành viên của Công
ước này.

18
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Tòa áp dụng các điều 25, 35, 47 và 49 CISG để khẳng định trong trường hợp này, người mua có
quyền hủy hợp đồng do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng và không thể sửa chữa hàng hóa
trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm.
Về các khoản mà người mua đòi bồi thường, tòa án lập luận như sau:
Khoản 1: Theo các thư từ trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vào thời
điểm phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực được đưa vào
sản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì Cty người mua mới cho lệnh dừng dây chuyền sản
xuất áo bơi tại Tunisie, làm cho số lượng áo bơi được sản xuất tăng lên 1800. Tòa dẫn chiếu đến
điều 77 CISG liên quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụng
những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp
đồng gây ra.
Tòa cho rằng, trong trường hơp này, đáng lẽ người mua phải hành động nhanh chóng hơn để
giảm bớt thiệt hại. Hơn nữa, chi phí sản xuất áo bơi (9,05 eur/áo) do người mua tính là chưa hợp
lý vì chi phí nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tunisie thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉ
khoảng 1 eur/áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng người mua chỉ được đòi bồi thường
thiệt hại số tiền là 3.000 eur.
Khoản 2: Để xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế, tòa án áp dụng điều 75 CISG: Khi
hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp
đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường

thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại
hàng. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 eur và giá mua thay
thế là 1,98, tòa án thấy rằng chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng
thay thế vì thế đã không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp lý được quy định tại điều 75 CISG.
Vì thế, khoản thiệt hại này bị tòa bác bỏ.
Tòa án ra phán quyết rằng người mua chỉ đòi được 3.000 eur chứ không phải là 32.490 eur.
Bài học kinh nghiệm
Tranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thường thiệt hại thành công, bên bị vi phạm phải tuân thủ
hai nguyên tắc rất quan trọng sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc hạn chế tổn thất. Theo đó, bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng những
biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trường hợp này, một cách hợp lý, người mua Pháp
đáng lẽ có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất khi phát hiện
sự không phù hợp của hàng hóa.
Thứ hai, nguyên tắc các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý.
Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ,
bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng như mức giá
của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà người mua tính toán là bất hợp lý, không khách
quan, không phù hợp với thực tiễn.

19
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Cả hai nguyên tắc này đều được ghi nhận bởi pháp luật hợp đồng thương mại của VN (Điều 302
và 305 Luật Thương mại 2005). Như vậy, các nguyên tắc về đòi bồi thường thiệt hại của VN và
CISG là khá tương thích và vì vậy, các DN VN có thể tham khảo các tranh chấp về CISG để rút
ra bài học kinh nghiệm cho mình.

Case study 12: Điều chỉnh giá trong hợp đồng
Trong mua bán quốc tế các hàng hóa mà giá cả biến động mạnh, các bên nên đưa vào hợp đồng
điều khoản về điều chỉnh giá. Nếu không, khi giá thay đổi sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp.
Hợp đồng mua bán thép giữa Cty Pháp (Scafom International BV)- người bán và Cty Hà Lan
(Lorraine Tubes S.A.S)- người mua. Tranh chấp phát sinh khi giá thép trên thị trường tăng 70%
khiến hai bên bất đồng về việc điều chỉnh giá trong hợp đồng. Tranh chấp được giải quyết tại
Tòa phá án (Cour de Cassation) của Bỉ, số C.07.0289.N, ngày 19/6/2009. Hợp đồng được điều
chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) và Bộ
Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế.
Tranh chấp về giá
Người mua Hà Lan đã ký một số hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống thép. Sau đó,
giá thép bất ngờ tăng 70%. Hợp đồng không bao gồm điều khoản điều chỉnh giá. Người bán cho
rằng gặp khó khăn do giá thép tăng và yêu cầu đàm phán lại giá hợp đồng. Tuy nhiên, người mua
không chấp nhận và muốn người bán giao hàng theo giá hợp đồng vì hợp đồng không có điều
khoản về điều chỉnh giá.
Phiên tòa đầu tiên thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một sự mất cân
bằng nghiêm trọng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với giá hợp đồng sẽ làm người bán thiệt
hại, trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá. Công ước Vienna không có quy định cụ thể
cách xử lý trong trường hợp khó khăn làm mất cân bằng nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy
vậy, Toà phá án của Bỉ chỉ ra rằng thực tế là điều 79 (1) Công ước Vienna quy định rõ ràng về
bất khả kháng như một sự kiện miễn trách không có nghĩa là nó hoàn toàn tuyệt đối loại trừ
những khó khăn xác đáng và khả năng đàm phán lại giá như trường hợp đang giải quyết. Thứ
nhất, theo quan điểm của toà án, một sự thay đổi không lường trước được như trường hợp đang
giải quyết có thể tạo thành một sự kiện miễn trách theo điều 79 (1) Công ước Vienna. Thứ hai,
toà án nhắc lại rằng theo điều 7 (1) và 7 (2) Công ước Vienna, công ước được bổ sung bởi những
nguyên tắc chung mà từ đó công ước được hình thành, đồng thời cũng nhấn mạnh đến nguyên
tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng.
Toà án đã quyết định áp dụng Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
để bổ sung cho Công ước Vienna. Theo điều 6.2.2 của Bộ Nguyên tắc này, một bên có thể yêu
cầu bên kia đàm phán lại nếu có những sự kiện xảy ra làm thay đổi cơ bản sự cân bằng của hợp

đồng (những trường hợp như vậy được gọi là hardship – tạm dịch là hoàn cảnh khó khăn). Hơn
nữa, nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh quốc tế cũng yêu cầu các bên phải hợp tác để cùng
khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Với những lập luận trên, Tòa phá án Bỉ cho rằng người bán có quyền yêu cầu đàm phán lại giá
và bác bỏ khiếu kiện của người mua.
Bài học kinh nghiệm
20
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà đối tượng hợp đồng là những mặt hàng có giá cả
biến động mạnh với xu hướng khó nắm bắt, hoặc những hợp đồng có thời hạn thực hiện dài, các
bên nên có điều khoản về điều chỉnh giá cả để tránh thiệt hại cho người bán và người mua cũng
như các tranh tranh chấp có thể xảy ra. Dù trong hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh
giá thì khi giá của hàng hóa biến động quá lớn (trường hợp hardship), các bên nên có thiện chí
đàm phán lại giá nhằm xác định lại một mức giá hợp lý, cho phép đảm bảo lợi ích của cả hai bên,
giữ được mối quan hệ làm ăn hữu hảo.
Lý thuyết về hardship là một lý thuyết mới trong pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy lý
thuyết này bắt nguồn từ các nước Common law và chưa được công nhận tại nhiều quốc gia Civil
law nhưng thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy nhiều tòa án và trọng tài đã áp dụng lý thuyết
này nhằm xử lý công bằng tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong
hợp đồng mua bán, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp như hiện nay.

Case study 13: Vi phạm cơ bản hợp đồng
Khi một bên vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là vi phạm cơ bản thì bên kia có quyền hủy hợp
đồng. Thực tiễn tranh chấp trong kinh doanh quốc tế cho thấy không dễ dàng để xác định đâu là
vi phạm cơ bản.
Tranh chấp giữa Bên mua là các Cty của Argentina và của Hungary, Bên bán là một Cty của

Nga. Bên mua kiện bên bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã không giao hàng như cam kết.
Bên bán cho rằng Bên mua đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã chậm thanh toán. Tranh chấp được
xét xử tại Hội đồng trọng tài Zurich, phán quyết tuyên ngày 31/5/1996. Công ước Vienna năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG) đã được áp dụng.
Diễn biến tranh chấp
Từ năm 1991, người bán Nga (một tổ chức của Chính phủ) ký kết một số hợp đồng bán nhôm
cho một số người mua có trụ sở kinh doanh ở Argentina và Hungary (bên mua). Việc giao hàng
được tiến hành đúng thời hạn cho tới khi Cty người bán chuyển quyền sở hữu cho một Cty tư
nhân của Nga. Cty này ngay lập tức tuyên bố sẽ không tiếp tục thực hiện việc giao hàng. Trong
quá trình trao đổi thư từ giữa hai bên sau đó, bên mua lưu ý rằng, họ sẽ phải chịu những thiệt hại
nặng nề nếu như hàng hoá không được giao đúng hạn. Bên bán đưa ra hoá đơn theo đó ghi rõ số
tiền cụ thể đòi bên mua phải thanh toán theo nhiều chuyến hàng trước đó. Bên bán cho rằng, việc
bên mua trì hoãn thanh toán tiền hàng những lô hàng trước dẫn tới vi phạm cơ bản nghĩa vụ của
bên mua, do vậy, bên bán có quyền từ chối thực hiện hợp đồng. Bên mua đề nghị đàm phán để
giải quyết tranh chấp nhưng bên bán từ chối. Bên mua đã kiện bên bán ra trọng tài đòi bồi
thường các khoản thiệt hại phát sinh do không giao hàng.
Quyết định của trọng tài
Về việc người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng: Trọng tài phán xét rằng, việc người bán ngừng
giao hàng dẫn tới vi phạm nghĩa vụ của người bán theo điều 30 CISG. Hơn nữa, người bán lại
tuyên bố rõ là từ chối thực hiện nghĩa vụ giao hàng, điều này khiến cho vi phạm của người bán
cấu thành vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG và vì vậy, bên mua được quyền tuyên bố huỷ hợp
đồng mà không cần phải gia hạn cho người bán (theo điều 49.1.a CISG).
21
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Việc người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Để xem xét liệu vi phạm của bên mua về nghĩa vụ
thanh toán theo hợp đồng giao hàng từng phần có phải là vi phạm cơ bản hay không, trọng tài đã

trích dẫn điều 73.2 CISG, “nếu một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô
hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm cơ bản với các lô
hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố huỷ hợp đồng đối với các lô hàng tương
lai đó”. Trọng tài lập luận rằng, không có chứng cứ chỉ ra việc bên mua không thể hay không có
thiện chí thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình, vì trên thực tế, bên mua vẫn có khả năng thanh
toán và vẫn muốn đàm phán với bên bán về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, bên bán
đã không gia hạn thêm cho việc thanh toán và vì thế không thể đòi hủy hợp đồng theo điều
64.1.b CISG. Trọng tài chỉ thêm rằng, việc bên bán từ chối đàm phán với bên mua đi ngược lại
với nguyên tắc thiện chí. Với những lập luận nói trên, trọng tài ra phán quyết người mua được
đòi bồi thường những thiệt hại cho những tổn thất thực tế của họ (bao gồm chi phí lưu kho và chi
phí tài chính phát sinh do việc ngừng giao hàng), theo điều 74 CISG.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, nếu không vì lý do bất khả kháng, người bán không nên tự tuyên bố ngừng thực hiện
hợp đồng, nếu không, vi phạm của người bán sẽ bị coi là vi phạm cơ bản và người bán sẽ phải
bồi thường những thiệt hại đối với người mua do việc vi phạm hợp đồng của người bán gây ra.
Thứ hai, người bán muốn quy kết người mua vi phạm cơ bản hợp đồng thì phải có những căn cứ
xác đáng và bằng chứng chứng minh. Trong trường hợp người mua chậm thanh toán, đây không
được coi là vi phạm cơ bản, người bán không có quyền ngay lập tức hủy hợp đồng. Người bán
phải gia hạn cho người mua một thời hạn hợp lý để thực hiện nghĩa vụ. Nếu hết thời hạn này mà
người mua vẫn không thanh toán thì người bán có quyền hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt
hại (điều 64 CISG).
Thứ ba, người bán không nên từ chối việc đàm phán với người mua để giải quyết tranh chấp.
Điều này thể hiện sự không thiện chí, thiếu hợp tác của người bán và mâu thuẫn với nguyên tắc
thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế. Đây sẽ là điểm bất lợi cho người bán trong quá
trình khiếu nại, kiện tụng.

Case study 14: Sự kiện bất khả kháng
Nếu một bên gặp bất khả kháng mà vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ được miễn trách nhiệm.
Tuy vậy, trên thực tế, đôi khi không dễ xác định một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không.
Tranh chấp giữa một Cty Áo (người bán) và một Cty Bulgari (người mua). Người bán kiện người

mua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín dụng (L/C).
Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng. Hai bên tranh cãi về
sự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn. Tranh chấp được xét xử tại Trung tâm trọng tài
quốc tế Paris, phán quyết số 7197/1992.
Diễn biến tranh chấp
Năm 1990, người bán và người mua ký kết một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa theo mẫu. Các bên
thỏa thuận thanh toán bằng thư tín dụng mở trước một ngày đã được ấn định và hàng hóa phải
22
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

được giao theo điều kiện DAF (Incoterm 1990) tại biên giới Áo – Bulgari bốn tuần sau khi mở
thư tín dụng.
Người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình là mở thư tín dụng trong thời hạn đã được quy
định trong hợp đồng và trong cả thời gian được gia hạn thêm bởi người bán. Người bán kiện
người mua ra trọng tài, đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do người mua không thực hiện hợp
đồng.
Người mua phản bác lại và cho rằng thư tín dụng không được mở là do Chính phủ Bulgari đã ra
lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Đây là sự kiện bất khả kháng và vì vậy, người
mua được hoàn toàn miễn trách, không phải bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của trọng tài
Trọng tài cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Áo và Bulgari đều là thành viên của
Công ước này.
Trọng tài dẫn chiếu điều 54 CISG, theo đó, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, bao
gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có
thể thực hiện được thanh toán tiền hàng.
Trọng tài cho rằng việc Chính phủ Bulgari yêu cầu đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài

không phải là một trường hợp “bất khả kháng” làm cho người mua không thể mở thư tín dụng
được. Theo điều 79 khoản 1 CISG, sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát
của các bên, các bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và các bên không tránh
được cũng như không khắc phục được các hậu quả của sự kiện này.
Trong tranh chấp trên, việc Chính phủ Bulgari ra lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước
ngoài là một sự kiện xảy ra khách quan, ngoài tầm kiểm soát của người mua. Tuy nhiên lệnh
đình chỉ đó đã được thông báo vào thời điểm kí kết hợp đồng. Vì vậy người mua chắc chắn đã
phải tiên liệu được rằng lệnh đình chỉ đó sẽ gây khó khăn cho việc mở thư tín dụng. Như vậy, sự
kiện này không phải là “không thể lường trước được”.
Hơn nữa, trên thực tế, người mua không chứng minh được rằng việc không mở được thư tín
dụng là hệ quả của lệnh đình chỉ đó.
Với những lập luận đó, trọng tài ra phán quyết sự kiện mà người mua viện dẫn không phải là sự
kiện bất khả kháng nên người mua không được miễn trách mà phải bồi thường cho người bán do
không thực hiện nghĩa vụ.
Bài học kinh nghiệm
Thông thường có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan mà bên vi phạm
không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các hiện
tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun…) hay các sự

23
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

kiện xã hội (chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…) và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải hội đủ ba điều
kiện: Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra khách quan”, tức là xảy ra mà không phụ thuộc vào ý

chí của các bên trong hợp đồng. Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Thứ
ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
Trong trường hợp tranh chấp ở trên, lỗi của người mua là mặc dù đã biết trước về khó khăn trong
vấn đề thanh toán do quy định của Chính phủ, nhưng lại không thông báo rõ ràng với người bán
để tìm ra giải pháp thích hợp cho việc thanh toán. Bài học đối với các bên của hợp đồng là khi
gặp sự kiện ngoài ý muốn thì cần nhanh chóng thông báo cho đối tác để tìm cách giải quyết cho
phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự kiện đó đến việc thực hiện hợp đồng, tránh tình trạng ỷ
vào đó là trường hợp bất khả kháng mà không có hành động cần thiết hợp lý.
Hơn nữa, khi gặp trường hợp bất khả kháng, phải khẩn trương thu thập các chứng từ, chứng cứ
chứng minh sự kiện bất khả kháng cũng như chứng minh ảnh hưởng của sự kiện đó đến việc
thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Case study 15: Sửa chữa chào hàng
Khi nhận được chào hàng của người bán, nếu người mua có những thay đổi, bổ sung thì đó
không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, nếu sửa đổi, bổ sung đó không biến đổi cơ bản
chào hàng ban đầu, thì hợp đồng được coi là đã được thiết lập giữa hai bên.
Tranh chấp giữa người bán Trung Quốc và người mua Thụy Điển. Nhận được chào hàng theo giá
FOB của người bán, người mua chấp nhận chào hàng, nhưng xóa nội dung “không chấp nhận
thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê
tàu”. Hai bên tranh cãi xem phúc đáp của người mua có được xem là chấp nhận chào hàng hay
không ? Tranh chấp được giải quyết bởi Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung
Quốc (CIETAC) và áp dụng Công ước Vienna(CISG).
Diễn biến tranh chấp
Ngày 5/6/2000, người bán chào hàng 10.000 MT hạt cải dầu với tiêu chuẩn trên 38% protein, độ
ẩm dưới 12,5%. Ngày 7/6/2000, người mua nhận được thư chào hàng và đề nghị người bán fax
hợp đồng và các điều kiện L/C cho người mua. Ngày 9/6, người bán fax hợp đồng nhưng bên
mua xóa “không chấp nhận thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ
được trả theo hợp đồng thuê tàu” trong bản hợp đồng gốc, sau đó ký, đóng dấu và fax cho người
bán.
Vào ngày 14/6, người bán đã fax cho văn phòng đại diện của người mua ở Hong Kong, thể hiện

rằng với lý do người mua đã tự ý sửa đổi hợp đồng, người bán không thể xác nhận hợp đồng này.
Ngày 22/6, người bán gửi thư cho người mua nói rằng hợp đồng không có hiệu lực và L/C không
còn giá trị.

24
Pháp luật kinh doanh

Group: Chìa khóa FTU

Vì người bán từ chối thực hiện hợp đồng, nên người mua phải mua hàng thay thế với giá cao hơn
từ Cty C, Singapore. Như vậy, người mua phải trả thêm 150.675 USD so với hợp đồng với người
bán.
Quyết định của trọng tài
Người mua cho rằng những thay đổi trong nội dung phúc đáp chào hàng của anh ta không ảnh
hưởng đến nội dung cơ bản của chào hàng; nhưng người bán thì cho rằng đó là mấu chốt để kết
luận hợp đồng chưa được hình thành. Theo điều 19 CISG, khoản 2: “…một sự phúc đáp có
khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những
điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là
chấp nhận chào hàng trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản
đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào
hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của
chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng”.
Xét thấy hai thay đổi trong phúc đáp chào hàng của người mua, bao gồm xóa “không chấp nhận
thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê
tàu” trong bản hợp đồng gốc, không thuộc các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan mà làm biến
đổi cơ bản nội dung chào hàng. Theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng là FOB, Incoterms
2000, những thay đổi của người mua về độ tuổi của tàu và việc thanh toán cước phí không làm
thay đổi cơ bản nội dung của thư chào hàng, không làm tăng trách nhiệm của người bán. Bên
cạnh đó, người bán chậm trễ trong việc thông báo từ chối của mình trước thay đổi trong phúc

đáp của người mua. Theo khoản 2 điều 19 CISG, sự từ chối của người bán trước thay đổi trong
phúc đáp của người mua phải thực hiện “ngay lập tức”. Chính vì vậy, người bán trong trường
hợp này đã coi như là chấp nhận những thay đổi đó. Vì vậy, Hội đồng trọng tài quyết định Hợp
đồng số SF0610 có hiệu lực đối với cả bên bán và bên mua.
Kinh nghiệm cho DN Việt
Kết quả của tranh chấp là sự thất bại của người bán Trung Quốc, và số tiền bồi thường thiệt hại
cho người mua lên đến hàng nghìn USD. Tổn thất này đến từ sự thiếu hiểu biết của DN Trung
Quốc khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế. Mặc dù Trung Quốc đã gia nhập Công ước
Vienna nhưng rõ ràng là người bán Trung Quốc không nắm được nội dung công ước nên đã có
những ứng xử không phù hợp với các quy định mà công ước nêu ra. Từ bài học của DN Trung
Quốc trong vụ tranh chấp này, các DN VN cần ý thức được rằng, khi tham gia kí kết hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, thì vấn đề tìm hiểu về mặt pháp lý là cực kì quan trọng. Hợp đồng
mua bán hàng hóa có liên quan đến yếu tố nước ngoài thường phức tạp hơn trong vấn đề nguồn
luật điều chỉnh nên các doanh nghiệp cần phải biết hợp đồng của mình sẽ chịu sự điều chỉnh của
những nguồn luật nào: luật quốc tế hay luật quốc gia của nước bạn hàng, và nguồn luật nào được
ưu tiên áp dụng để có sự chuẩn bị tốt nhất. Điều 396 Bộ Luật dân sự VN yêu cầu chấp nhận
chào hàng là phải chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng không chấp nhận bất kỳ sửa đổi bổ
sung nào, Trong khi đó Công ước Viên cho phép những thay đổi trong chấp nhận chào hàng mà
không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng ban đầu thì không ảnh hưởng đến hợp đồng.

25
Pháp luật kinh doanh

Doanh Nghiệp tiếp cận và chớp lấy nội dung của CISG. Bắt đầu từ số báo này, BBT trân trọng ra mắt bàiviết của tiến sỹ Nguyễn Minh Hằng – Giảng viên Luật – Trường ĐH Ngoại Thương. Khi nhận được đơn chào hàng của đối tác chiến lược quốc tế, Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể gật đầu bằng văn bản, bằnglời nói. Thậm chí, bằng việc triển khai một số ít hành vi nhất định, người được chào hàng sẽ bị coilà đã gật đầu chào hàng. Tranh chấp giữa nguyên đơn là một Cty của Argentina và bị đơn làmột Cty của Italia trong quy trình giao kết hợp đồng. Hai bên tranh cãi về việc liệu hành vi của bịđơn có được coi là một hành vi đồng ý chào hàng có hiệu lực thực thi hiện hành hay không. Tranh chấp đượcgiải quyết tại Tòa án Argentina. Các điều 18 và 19 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồngmua bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( sau đây gọi tắt là CISG ) đã được vận dụng để xử lý tranh chấp. Diễn biến tranh chấpNgười mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua 1 số ít máy móc côngnghiệp. Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng địa thế căn cứ trên một mẫu đơn chào hàngchuẩn. Người mua không có quan điểm gì về nội dung của chào hàng. Sau đó, người mua đã ký vàođơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng nhà nước để xin cấp tín dụng thanh toán chothương vụ này. Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Argentina với nguyên do là hợpđồng chưa được xây dựng. Người mua cho rằng chào hàng và đồng ý chào hàng chưa cấuthành một hợp đồng có hiệu lực thực thi hiện hành. Người mua dẫn điều 18 CISG, theo đó, tĩnh mịch hay không hànhđộng ( inaction ) không được coi là gật đầu chào hàng. Quyết định của toà ánVì Argentina và Italia là hai vương quốc thành viên của CISG nên tòa án nhân dân vận dụng CISG để giảiquyết tranh chấp. Toà án phản hồi rằng theo điều 18 CISG thì im re hay không hành vi ( inaction ) tự nó không cấu thành gật đầu chào hàng. Trường hợp này, mặc dầu người muakhông chính thức vấn đáp người bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng người mua đã ký vàođơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng nhà nước ; đây chính là hành vi mà người mua thực thi liênquan đến thanh toán giao dịch tiền hàng, và hành vi này có ý nghĩa là đã gật đầu chào hàng theo quyđịnh tại điều 18 khoản 1 – CISG.Ngoài ra, người mua có 1 số ít đổi khác về kích cỡ của 1 số ít phụ tùng kèm theo nhưng nhữngthay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ trợ cơ bản chào hàng khởi đầu và vì thếkhông ảnh hưởng tác động đến hiệu lực thực thi hiện hành của đồng ý chào hàng theo pháp luật tại điều 19 khoản 2 vàkhoản 3 – CISG. Chỉ những yếu tố bổ trợ hay biến hóa tương quan đến những lao lý Ngân sách chi tiêu, thanhtoán, phẩm chất, số lượng, khu vực và thời hạn giao hàng, khoanh vùng phạm vi nghĩa vụ và trách nhiệm những bên, việcgiải quyết những tranh chấp mới được coi là đổi khác cơ bản nội dung của chào hàng. Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUVới những lập luận đó, tòa án nhân dân cho rằng người mua đã đồng ý chào hàng của người bán Italia. Toà án Kết luận hợp đồng đã được xây dựng và không hề bị bác bỏ. Bài học kinh nghiệmThứ nhất, theo lao lý của điều 18 – CISG, lạng lẽ và không có hành vi gì ( inaction ) thìkhông được coi là gật đầu chào hàng. Tuy vậy, việc triển khai 1 số ít hành vi lại được coi làchấp nhận chào hàng, ví dụ như hành vi tương quan đến việc gửi hàng, mở thư tín dụng hay trả tiềnchẳng hạn, dù người đồng ý không thông tin cho người chào hàng. Tuy vậy, pháp lý vềhợp đồng của việt nam lại không có pháp luật gì về yếu tố này. Vì thế, khi đồng ý chào hàng, nênchấp nhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ những nội dung gật đầu và những đề xuất kiến nghị chỉnh sửanếu có, tránh trường hợp gật đầu bằng hành vi. Thứ hai, khi nhận được chào hàng, nếu có những quan điểm trái với chào hàng thì cần xem xét vàđưa ra những ý kiến đề nghị sửa đổi kịp thời, vừa đủ. Sau khi gửi gật đầu chào hàng ( trong đó có một sốsửa đổi, bổ trợ ) thì nên nhu yếu bên chào hàng khẳng định chắc chắn lại một lần nữa có đồng ý chấp thuận với nhữngsửa đổi, bổ trợ đó hay không. Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp khi hai bên đàm phángiao kết hợp đồng một cách gián tiếp trải qua việc gửi những đơn chào hàng và gật đầu chàohàng. Case study 2 : Ký kết hợp đồng : Linh hoạt pháp luật giáĐiều khoản giá là một trong những pháp luật quan trọng trong hợp đồng. Vì thế, những Doanh Nghiệp khi kýkết hợp đồng cần có những quan tâm thích đáng để tránh những tranh chấp phát sinh từ việc hiểu lầmhay không thống nhất về mức giá và phương pháp xác lập giá. Tranh chấp giữa người mua Pháp – Cty Fauba Fidis GC Electronique và người bán Đức – CtyFujitsu Mikroelectronik Gmbh. Tranh chấp phát sinh trong quy trình giao kết hợp đồng và liênquan đến việc xác lập giá của sản phẩm & hàng hóa. Tranh chấp được xử lý tại Tòa Phúc thẩm Paris. Điều 14 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( CISG ) đã đượcáp dụng để xử lý tranh chấp. Diễn biến tranh chấpNgười mua gửi một đơn chào mua những linh phụ kiện điện tử đến người bán. Trong đơn chào mua cóquy định, giá mua do người mua đưa ra hoàn toàn có thể được xem xét theo sự suy giảm của giá thị trườngvào thời gian giao hàng. Nhận được đơn chào mua, người bán vấn đáp là giá cần được xem xéttheo cả sự tăng lên và sự suy giảm của giá thị trường vào thời gian giao hàng. Người mua đãđồng ý về việc này. Hàng hóa được người bán gửi cho người mua theo đúng đơn chào mua, nhưng người mua lại đơn phương hủy đơn chào mua của mình và không nhận hàng. Người muacho rằng pháp luật giá lao lý như vậy là chưa đủ rõ ràng để hình thành hợp đồng giữa haibên. Vì Pháp và Đức là hai vương quốc thành viên của CISG nên TANDTC vận dụng CISG để giải quyếttranh chấp. Tòa Phúc thẩm Paris trích dẫn điều 14 khoản 1 CISG, theo đó “ Một đề xuất ký kếthợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác lập được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xácvà chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhậnchào hàng đó. Một ý kiến đề nghị là đủ đúng chuẩn khi nó nêu rõ sản phẩm & hàng hóa và ấn định số lượng và giá cảmột cách rõ ràng hoặc ngầm định hoặc lao lý những yếu tố để xác lập số lượng và giá thành ”. Trong tranh chấp này, đơn chào hàng của người mua đã ghi rõ : giá của sản phẩm & hàng hóa được xác địnhtheo sự suy giảm của giá thị trường. Người mua đã đưa ra địa thế căn cứ để xác lập giá, đó là thamPháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUchiếu đến giá thị trường vào một thời gian đơn cử là thời gian giao hàng. Như vậy, theo điều 14 khoản 1 CISG, pháp luật giá với giá được xác lập theo sự tăng giảm của giá thị trường là đãđủ đúng chuẩn, rõ ràng. Với những lập luận đó, TANDTC cho rằng hợp đồng đã xây dựng giữa haibên, người mua không hề hủy chào hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán giao dịch tiền hàng. Bài học kinh nghiệmViệc “ thả nổi ” giá sản phẩm & hàng hóa theo sự tăng, giảm của giá thị trường là rất phổ cập trong những hợpđồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế, đặc biệt quan trọng là những hợp đồng có thời hạn thực thi dài, giao hàngnhiều lần hoặc những hợp đồng mà thời gian giao hàng chưa được xác lập đơn cử. Đó là nhữnghợp đồng có giá mở, phân phối nhu yếu về giá linh động theo diễn biến thị trường. Về mặt pháp lý, sự linh động này giúp bảo vệ sự cân đối cho hợp đồng, hạn chế thiệt thòi quá mức cho mộtbên khi thị trường dịch chuyển, hạn chế tranh chấp phát sinh. Các Doanh Nghiệp việt nam cũng luôn có thói quen xác lập một mức giá cố định và thắt chặt ngay khi ký kết hợp đồng. Đây là quan điểm về mặt pháp lý, chưa tương thích với pháp lý hợp đồng văn minh và về mặt thựctiễn, chưa tương thích với diễn biến “ nóng ” của giá sản phẩm & hàng hóa trên thị trường lúc bấy giờ. Công ướcVienna và pháp lý hợp đồng của những nước đều gật đầu hiệu lực hiện hành của những hợp đồng có giá mở, trong đó, lao lý giá được dẫn chiếu đến giá thị trường. Vì thế, những Doanh Nghiệp việt nam cần quan tâm, trongmột số trường hợp đơn cử phải lao lý pháp luật giá hài hòa và hợp lý và linh động. Nên đưa ra mức giáchính xác bắt đầu để hoàn toàn có thể đo lường và thống kê doanh thu, nhưng không quên có sự kiểm soát và điều chỉnh giá theo sựbiến động của thị trường. Case study 3 : Bán hàng đang tranh chấpKhi những bên đang có tranh chấp về sản phẩm & hàng hóa thì không nên bán lô hàng đó vì như vậy sẽ khôngcòn vật chứng cho việc khiếu nại, kiện tụng. Hơn nữa hành vi bán hàng thường bị coi là hànhvi đồng ý hàng. Tranh chấp giữa bị đơn là người bán Nước Singapore và nguyên đơn là người mua Trung Quốc. Đốitượng hợp đồng là gỗ tròn Merbau Indonesia. Hai bên tranh cãi về số lượng và chất lượng hàngđược giao và những biên bản giám định tương quan. Tuy vậy, quy trình xử lý tranh chấp khókhăn do người mua đã bán một phần lô hàng. Tranh chấp được xử lý tại Ủy ban trọng tàithương mại và kinh tế tài chính Trung Quốc. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua và bán hàng hóaquốc tế đã được vận dụng. Diễn biến tranh chấpNgày 10/11/1998, người mua ký hợp đồng với người bán để mua gỗ tròn Merbau Indonesia. Trong hợp đồng có diễn đạt rõ ràng và đơn cử về đặc tính của sản phẩm & hàng hóa, đơn giá, đóng gói, điềukiện giao dịch thanh toán và thời hạn giao hàng ; lao lý về kiểm tra giám định, chiêu thức đo lườngsố lượng hàng. Hợp đồng cũng lao lý về thời hạn khiếu nại và lao lý trọng tài. Sau khi ký hợp đồng, người mua giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng cho người bán theo lao lý tronghợp đồng. Khi hàng đến cảng đích, người mua nhu yếu Cục giám định sản phẩm & hàng hóa Trung Quốc tỉnhQuảng Đông giám định sản phẩm & hàng hóa. Biên bản giám định ngày 2/3/1999 Tóm lại thể tích của gỗ bịthiếu và nguyên do là do việc thống kê giám sát không tương thích trước khi gửi hàng. Biên bản cũng kếtluận về những vi phạm chất lượng, kèm theo 9 bức ảnh chụp thực trạng bị lỗi của sản phẩm & hàng hóa. Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUDựa vào Biên bản giám định, người mua đòi người bán bồi thường. Người bán đã vấn đáp yêu cầubồi thường của người mua bằng việc gửi cho người mua một bức fax nói rõ nếu người mua chorằng sản phẩm & hàng hóa không tương thích với hợp đồng, người bán chuẩn bị sẵn sàng nhận lại sản phẩm & hàng hóa và trả lại tiềncho người mua. Tuy nhiên Người mua đã không vấn đáp bức fax này của Người bán và đã bán 270 khúc gỗ mà không thông tin. Do sự không tương đồng giữa hai bên, người mua đã kiện ra trọng tài ngày4 / 6/1999 nhu yếu người bán bồi thường thiệt hại. Lập luận của bị đơnNgười bán cho rằng biên bản giám định không phản ánh vừa đủ thực trạng của sản phẩm & hàng hóa. Ngaysau khi nhận được biên bản giám định từ Người mua, Người bán đã cử hai chuyên viên đến CtyNgười mua để kiểm tra số hàng còn lại trong xưởng của Người mua để xác định xem biên bảngiám định có phản ánh đúng mực thực trạng của sản phẩm & hàng hóa không. Hai chuyên viên đã kiểm tra thậntrọng từng khúc gỗ trong 556 khúc gỗ còn lại. Người bán chỉ ra rằng khối lượng của số gỗ cònlại nhiều hơn so với bản kê nhận hàng của Người mua, và Người bán đã thực sự giao nhiều hơn8, 18 % so với hợp đồng. Người bán chỉ ra rằng biên bản giám định chỉ dựa trên 9 bức ảnh làkhông đủ chứng cứ chứng tỏ hơn 15 % số hàng bị lỗi. Người bán cũng phân phối Giấy chứngnhận được cấp bởi Cục lâm nghiệp Indonesia ghi nhận gỗ sau khi kiểm tra có chất lượng loạiA tương thích cho xuất khẩu. Quyết định của trọng tàiNgười mua đòi tiền bồi thường so với Người bán với lí do sản phẩm & hàng hóa bị thiếu vắng, tuy nhiên lạikhông nhu yếu Cục giám định đo lường và thống kê sản phẩm & hàng hóa theo giải pháp đã lao lý trong hợp đồng. Người bán phải cử chuyên viên sang nước Người mua để giám định lại theo đúng phương phápquy định trong hợp đồng thì cho thấy sản phẩm & hàng hóa không hề bị thiếu vắng. Về chất lượng, trọng tàicho rằng 9 bức ảnh không đủ chứng tỏ sự không tương thích về chất lượng. Vì vậy, những giámđịnh của Người mua về số lượng và chất lượng là chưa đủ cơ sở pháp lý. Trong trường hợp này, Người bán đã bộc lộ thiện chí so với Người mua khi gật đầu nhậnlại hàng và hoàn trả tiền cho Người mua. trọng tài cho rằng việc không vấn đáp bức fax của Ngườibán là hành vi thiếu hợp tác, thiếu thiện chí của Người mua. Hơn nữa, trong khi những bên đangtranh cãi về số lượng và chất lượng của sản phẩm & hàng hóa, Người mua vẫn bán 270 khúc gỗ. Người muađã không thông tin cho Người bán dự tính bán hàng. Theo những Điều 86 ( 1 ), 88 CISG, trongtrường hợp này, Người mua bị coi là đã gật đầu hàng và không có cơ sở để khiếu nại đòi bồithường. Lưu ý so với Doanh Nghiệp ViệtVề yếu tố giám định sản phẩm & hàng hóa ở cảng đến làm cơ sở pháp lý khiếu nại, kiện tụng, Người muacần giám định theo những lao lý, tiêu chuẩn, chiêu thức đã lao lý trong hợp đồng. Nếu cómâu thuẫn giữa biên bản giám định với Giấy ghi nhận chất lượng, số lượng mà Người báncung cấp ở cảng đi, cần có sự đàm phán với Người bán nhu yếu Người bán cử đại diện thay mặt sang làmgiám định đối tịch ( xuất hiện cả hai bên ). Biên bản giám định đối tịch ràng buộc cả hai bên, là căncứ pháp lý sau cuối để xử lý tranh chấp. Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTrong quy trình xử lý tranh chấp, những bên cần có thái độ hợp tác, thiện chí. Cần thông báocho nhau về mọi yếu tố tương quan đến tranh chấp và cũng cần vấn đáp không chậm trễ về những đềxuất xử lý tranh chấp của bên kia. Trong tranh chấp này, việc Người mua không vấn đáp đềxuất của Người bán về việc nhận lại hàng bị coi là hành vi thiếu hợp tác và sẽ gây bất lợi choNgười mua khi tranh tụng trước trọng tài. Lưu ý ở đầu cuối là phải giữ nguyên trạng sản phẩm & hàng hóa đang tranh chấp để làm dẫn chứng giảiquyết tranh chấp. Người mua không được bán lại, hay đưa sản phẩm & hàng hóa vào sử dụng nếu chưa thôngbáo và chưa có sự chấp thuận đồng ý của Người bán. Trong tranh chấp này, Người mua đã bán khoảng chừng 1/3 số hàng mà không hề thông tin cho Người bán. Hành động này đồng nghĩa tương quan với việc chấp nhậnhàng đã giao về số lượng và chất lượng. Case study 4 : Hợp đồng khung và Công ước ViênCông ước Viên ( CISG ) thường được lao lý để kiểm soát và điều chỉnh những hợp đồng đơn cử, nhưng hợpđồng khung cũng không nằm ngoài khoanh vùng phạm vi kiểm soát và điều chỉnh của CISG.Hợp đồng khung là hợp đồng được kí kết dài hạn gồm những lao lý cơ bản nhằm mục đích điều chỉnhmối quan hệ giữa những bên ; trước mỗi chuyến hàng, những bên sẽ ký những hợp đồng đơn cử với cácquy định về Chi tiêu, số lượng … Bị đơn – Cty CNH ( Ba Lan ) ; Nguyên đơn : Cty DBGmbH ( Đức ). Tòa án Tối cao Ba Lan, bản án tuyên ngày 27/1/2006. Diễn biến tranh chấpNgười bán Ba Lan và người mua Đức kí kết hợp đồng khung dài hạn để mua và bán cát tinh luyện. Đây là thành phần chính được sử dụng để sản xuất tấm lợp ngói theo công nghệ tiên tiến mới của Đức. Việc giao hàng được triển khai một phần thì hợp đồng bị chấm hết. Bên Ba Lan đã thông tin vớiĐức về việc không hề liên tục thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Bởi vậy, Đức buộc phải quay vềcông nghệ sản xuất cũ sử dụng xi-măng thay vì cát tinh luyện. Sau đó, người mua Đức đã kiệnngười bán Ba Lan ra TANDTC Ba Lan, nhu yếu bị đơn bồi thường thiệt hại do chấm hết hợp đồngvới tổng số tiền là 2.996.750 DEM ( đơn vị chức năng tiền tệ của Đức ) tính cả lãi. Tuy nhiên bị đơn cho rằng không hề áp dụng Công ước Viên để xét xử tranh chấp này vì Côngước này không kiểm soát và điều chỉnh hợp đồng khung. Bị đơn viện dẫn điều 14 Công ước Viên, trong đómột chào hàng để cấu thành hợp đồng phải có tối thiểu 3 lao lý hầu hết : sản phẩm & hàng hóa, số lượngvà giá thành. Quyết định của toà ánToà tối cao không đống ý với bị đơn khi bị đơn cho rằng CISG không vận dụng so với hợp cácđồng khung trong kinh doanh quốc tế. Các qui tắc của CISG không loại trừ những hợp đồng mà việcthực hiện những hợp đồng này yên cầu việc đặc định hàng hoá được giao từng phần. Việc bị đơnviện dẫn điều 14 Công ước Viên không cấu thành bất kỳ lập luận có giá trị nào chính do điều luậtnày chỉ vận dụng cho chào hàng và không được dùng để định ra khoanh vùng phạm vi vận dụng của Công ướctrong bất kỳ trường hợp nào. Vì người bán không hoàn thành xong nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng nên người mua phải mua hàng thay thế sửa chữa. Sốtiền bồi thường thiệt hại được người mua thống kê giám sát là 2.996.750 DEM, gồm có cả tổn thất và lợiPháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUnhuận bị mất do phải quay trở lại với chiêu thức sản xuất cũ đắt hơn. Nguyên đơn tính toánthiệt hại dựa trên điều 75 CISG, theo đó nguyên đơn được đòi chênh lệch giá so với khối lượngxi măng được mua để sửa chữa thay thế là 120.000 tấn. Tòa tối cao cho rằng điều 75 CISG được áp dụngtrong trường hợp này để đo lường và thống kê số tiền đòi bồi thường thiệt hại là không hài hòa và hợp lý bởi điều 75 chỉđược vận dụng khi hợp đồng đã thực sự bị hủy. Trong trường hợp này, hợp đồng không bị hủy màlà không được hoàn thành xong. Thực tế thì người bán đã thực thi một phần hợp đồng và sau đótuyên bố chấm hết hợp đồng. Từ cách nhìn này, tòa tối cao cho rằng số tiền bồi thường phảiđược giám sát dựa vào một tiêu chuẩn khách quan hơn chứ không chỉ dựa vào giá hàng thay thếđược đưa ra bởi bên bị thiệt hại. Bình luận và lưu ýTheo điều 1 của Công ước Viên : “ Công ước này vận dụng cho những hợp đồng mua và bán hàng hóagiữa những bên có trụ sở thương mại tại những vương quốc khác nhau ”. Điều khoản này cũng như toàn bộCông ước không đưa ra một định nghĩa đơn cử về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa, nhưng hoàn toàn có thể rútra một miêu tả khái quát từ điều 30 và điều 53 : một hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa thuộc phạm viđiều chỉnh của Công ước là hợp đồng giữa người bán và người mua theo đó, người bán phải giaohàng và chuyển quyền chiếm hữu sản phẩm & hàng hóa cho người mua và người mua có nghĩa vụ và trách nhiệm nhận hàng vàthanh toán tiền hàng. Trong thực tiễn mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế, những đối tác chiến lược làm ăn vĩnh viễn, kinh doanh sản phẩm & hàng hóa khốilượng lớn thường kí kết hợp đồng khung để làm cơ sở cho những thanh toán giao dịch đơn cử. Như vậy, hợpđồng khung không gồm có những thành tố xích míc với khoanh vùng phạm vi kiểm soát và điều chỉnh của Công ước. Chính thế cho nên, trong vấn đề này, tòa án nhân dân áp dụng Công ước Viên để xét xử. Như vậy, nếu Doanh Nghiệp việt nam ký kết hợp đồng khung với những đối tác chiến lược quốc tế thì cũng trọn vẹn cóthể quy định luật vận dụng là CISG.Mặt khác, như trên đã nghiên cứu và phân tích thì mặc dầu người mua phải mua hàng thay thế sửa chữa cho phần nghĩa vụhợp đồng chưa được hoàn thành xong nhưng giá mua hàng thay thế sửa chữa đó không được xác lập như mộttiêu chí để thống kê giám sát tiền đòi bồi thường thiệt hại. Tòa án cũng chưa đưa ra một tiêu chuẩn đơn cử đểxác định số tiền đòi bồi thường thiệt hại mà chỉ dừng lại ở Kết luận chung chung : “ số tiền bồithường phải được đo lường và thống kê dựa vào một tiêu chuẩn khách quan hơn chứ không chỉ dựa vào giá hàngthay thế được đưa ra bởi bên bị thiệt hại ”. Mặc dù phải có công bố hủy hợp đồng thì mới hoàn toàn có thể vận dụng điều 75 để đo lường và thống kê bồi thườngthiệt hại nhưng theo chúng tôi, điều 75 vẫn hoàn toàn có thể vận dụng trong trường hợp này. Ở đây, ngườibán rõ ràng đã không hề liên tục thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng và đã thông tin với người mua vềviệc đó, do đó người mua phải mua hàng thay thế sửa chữa. Tuy người mua chưa có công bố về hủy hợpđồng nhưng một cách hài hòa và hợp lý, hoàn toàn có thể vận dụng điều 75 để giám sát thiệt hại của người mua : chênhlệch giá trong trường hợp này chính là tổn thất trong thực tiễn mà người mua phải gánh chịu. Nếu tòa ánáp dụng linh động điều 75 CISG thì sẽ làm tăng tính bảo đảm an toàn cho những bên trong thương mại quốctế. Tòa án Ba Lan cho rằng không hề vận dụng điều 75 nhưng cũng đưa ra một phương pháp tínhtoán thiệt hại cho người mua mà TANDTC cho rằng là hài hòa và hợp lý. Rõ ràng trong vấn đề này, người muaphải gánh chịu thiệt hại của mình do quyết định hành động chưa thỏa đáng của TANDTC. Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUQuy định về tính toàn tiền bồi thường thiệt hại trong Công ước Viên là cụ thể, đơn cử hơn phápluật VN. Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2005 không có lao lý tương tựnhư điều 75 CISG. Như vậy, tất cả chúng ta trọn vẹn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm điều 75 để giám sát tiền bồithường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng, vì đây là cách tính đã được vận dụng rộng rãitrên quốc tế. Case study 5 : Bồi thường “ lãi mất hưởng ” Khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng khiến cho hợp đồng bị hủy, bên bị vi phạm có quyền đòibồi thường thiệt hại. Trong những khoản thiệt hại đòi bồi thường, lãi mất hưởng là khoản thườnggây tranh cãi. Trên thực tiễn, việc chứng tỏ lãi mất hưởng một cách hài hòa và hợp lý là điều không dễdàng. Tranh chấp giữa Cty Delchi Carrier, S.p.A. ( Italia ) và Cty Rotorex Corp ( Mỹ ). Delchi đặt muamáy nén khí từ Rorotex để sản xuất máy điều hòa không khí. Rorotex đáp ứng máy nén khíkhông tương thích. Delchi hủy hợp đồng và đòi bồi thường lãi mất hưởng do không đáp ứng đủmáy điều hòa cho thị trường thế cho nên hai bên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xétxử ở Tòa án liên bang Mỹ tại Thành Phố New York, bản án ngày 14/7/1994. Diễn biến tranh chấpRotorex và Delchi ký hợp đồng mua và bán máy nén khí. Những máy này sẽ được Delchi sử dụngđể sản xuất máy điều hòa không khí hiệu Ariele. Trước khi thực thi hợp đồng, người bánRotorex đã gửi cho người mua Delchi một máy nén mẫu kèm theo một bản thông số kỹ thuật kỹ thuật. Rotorex đã giao hàng và Delchi đã thanh toán giao dịch cho lô hàng này bằng thư tín dụng. Tuy vậy, sauđó, Delchi phát hiện ra rằng lô hàng không tương thích : 93 % máy nén khí có năng lực làm lạnh thấphơn và tiêu thụ nguồn năng lượng nhiều hơn so với mẫu và so với thông số kỹ thuật kỹ thuật. Sau những nỗ lựckhông thành công xuất sắc của Rotorex để khắc phục những lỗi kỹ thuật này, Delchi nhu yếu Rotorex cungứng máy nén khí mới tương thích với quy cách phẩm chất pháp luật. Rotorex khước từ. Delchi tuyênbố hủy hợp đồng và đòi Rotolex bồi thường thiệt hại, trong đó có lãi mất hưởng. Rotolex khôngbồi thường, Delchi đã kiện Rotolex ra TANDTC Mỹ dựa trên pháp luật của Công ước Viên 1980 vềhợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế. Delchi đòi khoản lãi mất hưởng do nguyên do trực tiếp từ vi phạm của bị đơn, gồm có nhữngkhoản như sau : 421.187.095 Lia mất do không đáp ứng được 2.395 loại sản phẩm Ariele cho cácCty Trụ sở khắp Châu Âu. 31.310.200 Lia mất do không giao 100 loại sản phẩm Ariele cho CtyWhite – Westinghouse – Đức. 266.057.772 Lia mất đi do không có 604 mẫu sản phẩm Ariele nhãnhiệu Delchi để giao ở Italia ; và 280.319.840 Lia mất do không có được 653 loại sản phẩm Arielenhãn hiệu White – Westinghouse để giao ở Italia ; tổng số 546.377.612 Lia doanh thu mấthưởng ở Italia. Quyết định của tòa ánVề luật vận dụng, Tòa công bố rằng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua và bán hàng ( CISG ) sẽ được vận dụng để xử lý tranh chấp vì Italia và Mỹ là thành viên của công ước này. Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTrước hết, tòa án nhân dân xét hành vi huỷ hợp đồng trong trường hợp này có hài hòa và hợp lý không. Ở đây, máy nén khí không tương thích với quy cách do hiệu suất làm mát thấp và tiêu thụ nhiều nănglượng. Mà hiệu suất làm mát và năng lực tiêu thụ nguồn năng lượng là những yếu tố cơ bản tạo nên giátrị của một chiếc máy nén khí. Vi phạm này khiến cho người mua không thực thi được mụcđích của mình là sản xuất ra những chiếc điều hoà đạt tiêu chuẩn, tiêu thụ được trên thị trường. Do đó nó được coi là một vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG. Delchi cho nên vì thế có quyền hủy hợpđồng ( điều 49 CISG ). Về khoản lãi mất hưởng mà Delchi nhu yếu bồi thường, tòa án nhân dân đánh giá và nhận định : theo điều 74 Công ướcViên 1980, Delchi được quyền đòi lãi mất hưởng do vi phạm hợp đồng của Rotorex ; tuy nhiên bênbị vi phạm phải đáp ứng đủ vật chứng để chứng tỏ thiệt hại hài hòa và hợp lý. Tòa xem xét từngkhoản mà Delchi nhu yếu bồi thường như sau : Khoản 1 : giá thành sản xuất 1 đơn vị chức năng Ariele với máy nén Rotorex là 478.783 Lia. Giá bán đơn vịtrung bình của Delchi cho những Cty Trụ sở ở những nước Châu Âu ngoài Italia là 654.644 Lia. Delchi không phải trả hoa hồng. Vì vậy, Delchi đã mong đợi doanh thu bán hàng cho một đơn vịAriele cho những Cty Trụ sở Châu Âu là 175.861 Lia ( 654.644 Lia – 478.783 Lia ). Do hành vivi phạm hợp đồng của Rotorex mà Delchi đã không phân phối được hết 2.395 đơn vị chức năng từ những đơnđặt hàng của những Trụ sở Cty khắp Châu Âu, có chi tiết cụ thể những đơn đặt hàng là dẫn chứng. 421.197.095 lia là doanh thu mất hưởng. Tòa án cho rằng cách thống kê giám sát và chứng tỏ khoảnthiệt hại này là hài hòa và hợp lý. Khoản 2 : Giá bán đơn vị chức năng trung bình của Delchi cho Trụ sở ở Đức – White – Westinghouse là799. 876 Lia. Delchi đã trả tiền bản quyền 7991 Lia cho mỗi mẫu sản phẩm cho White – Westinghouse. Vì vậy, Delchi mong đợi doanh thu trên mỗi mẫu sản phẩm Ariele từ White – Westinghouse là 313.102 Lia. Delchi có đưa ra vật chứng là đơn đặt hàng 500 đơn vị chức năng củaWhite – Westinghourse, trong số đó chỉ có 250 đơn vị chức năng được đáp ứng. Tuy vậy, Delchi chỉ đòiđược 31.310.200 Lia là doanh thu mà Delchi mất hưởng do không giao 100 mẫu sản phẩm. Khoản 3 : Các đại lý của Italia đã xác nhận rằng họ sẽ đặt thêm mẫu sản phẩm Ariele nếu như bênDelchi hoàn toàn có thể đáp ứng thêm. Số lượng loại sản phẩm Ariele hoàn toàn có thể được đặt thêm đã được ghi trongbản tổng hợp những đơn đặt hàng dự kiến của Delchi ; nhưng theo tòa án nhân dân, bản này không có giá trịpháp lý, mang đặc thù suy đoán. Vì vậy, tòa án nhân dân đã bác bỏ khoản lợi mất hưởng tại Italia doDelchi đã không đáp ứng được những chứng từ tương quan đến số lượng hàng bán bị bỏ lỡ ởItalia do lỗi trực tiếp vi phạm hợp đồng của bên Rotorex. Bài học kinh nghiệmĐể đòi lãi mất hưởng, bên bị vi phạm phải phân phối đủ dẫn chứng để chứng tỏ khoản lãi mấthưởng là hài hòa và hợp lý và phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên kia. Việc chứng tỏ là khôngdễ dàng do bên bị vi phạm phải chứng tỏ những khoản thu nhập mà trên thực tiễn mình đãkhông có được. Thông thường, những đơn đặt hàng chính thức, hay những hợp đồng đã ký vớikhách hàng được coi là những vật chứng hài hòa và hợp lý. Những khoản lãi mang đặc thù suy đoán màkhông được chứng tỏ sẽ bị khước từ bồi thường. Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUCase study 6 : Giải thích hợp đồngTrong nhiều trường hợp, khi soạn thảo hợp đồng, những bên sử dụng những thuật ngữ không chínhxác hoặc tối nghĩa, dẫn đến sự không tương đồng về cách hiểu. Vậy, cần lý giải những thuật ngữ đó theonguyên tắc nào ? Tranh chấp giữa một Cty của Mỹ và một Cty của Áo về thuật ngữ “ consignment ” – “ ủy thác ” trong hợp đồng kí kết giữa hai bên. Hai bên có cách hiểu khác nhau về nghĩa của thuật ngữ này. Tranh chấp đã được xét xử tại Tòa án phúc thẩm Mỹ, Bản án số 05-1399 5, tuyên ngày12 / 09/2006. Diễn biến tranh chấpHai Cty đã ký hai hợp đồng theo đó, nguyên đơn – Cty Áo chấp thuận đồng ý bán một lượng bột kim loạicông nghiệp là Tantalum Carbide ( TaC ) cho bị đơn – Cty Mỹ, giao hàng tháng 10 và tháng12 / 2000. Nguyên đơn đã giao hàng theo đúng hai hợp đồng. Bị đơn đã trả một phần tiền chonhững phần hàng mà bị đơn đã sử dụng. Song đến ngày 23/8/2001, bị đơn khước từ thanh toán giao dịch chophần hàng mà mình không muốn dùng của nguyên đơn. Nguyên đơn đành phải bán số TaC mà bị đơn phủ nhận nhận với giá rẻ hơn so với giá ghi tronghợp đồng thỏa thuận hợp tác với bị đơn. Sau đó, nguyên đơn gửi đơn kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hạitheo hai hợp đồng nói trên. Hai bên tranh luận với nhau về nghĩa của thuật ngữ “ ủy thác ” trongĐiều khoản giao hàng tại hai hợp đồng đã ký kết. Bị đơn cho rằng, theo CISG ( điều 9.2 ) về vận dụng những tập quán, một thuật ngữ trong hợp đồngđược hiểu theo nghĩa thường thì trong ngành, trừ khi hai bên thỏa thuận hợp tác với nhau cách hiểukhác. Bị đơn đã mời những chuyên viên trong ngành công nghiệp sắt kẽm kim loại để xác nhận rằng thuậtngữ “ ủy thác ” theo cách dùng thường thì trong ngành có nghĩa là : Không có mối quan hệ muabán nào xảy ra trừ khi hoặc cho đến khi bị đơn thực sự sử dụng mẫu sản phẩm TaC. Vì thế, bị đơn chỉtrả tiền cho những phần hàng đã sử dụng là hài hòa và hợp lý và có quyền trả lại phần hàng mình không sửdụng. Nguyên đơn lại đưa ra tài liệu và những hợp đồng đã được ký kết trước đó giữa hai bên ( trong vòng7 năm ), trong đó có thuật ngữ “ Ủy thác ”. Nguyên đơn chứng tỏ rằng nội hàm của thuật ngữmà hai bên đã công nhận trong những hợp đồng trước, đó là : “ bị đơn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải thanh toánmặt hàng TaC trong mỗi hợp đồng, nhưng nguyên đơn sẽ lùi ngày đòi tiền cho đến khi bị đơnthực sự sử dụng nguyên vật liệu TaC ”. Về thực chất, đây vẫn là hợp đồng mua và bán chứ không phải làhợp đồng ủy thác. Vì vậy, bị đơn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải nhận hàng và giao dịch thanh toán tiền hàng, nếu khôngphải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn. Phán quyết của Tòa ánTòa án địa thế căn cứ vào điều 8 và điều 9 của CISG để lý giải ý nghĩa của thuật ngữ “ ủy thác ” tronghợp đồng. Căn cứ theo Điều 9.1 CISG thì “ Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏathuận và bởi những thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ ”. Điều 8 cũng khẳngđịnh khi lý giải hợp đồng “ cần phải tính đến mọi diễn biến tương quan, kể cả những cuộc đàm phán, mọi thực tiễn mà những bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ, những tập quán và mọi hành vi sau đócủa những bên ”. 10P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTòa án đánh giá và nhận định rằng, trên thực tiễn, từ năm 1993 đến năm 2000, đã có một loạt hợp đồng trongđó nguyên đơn bán bột sắt kẽm kim loại nặng cho bị đơn. Đối với mỗi hợp đồng như vậy, sau khi nguyênđơn giao hàng, bị đơn lưu hàng nhận được từ nguyên đơn trong “ kho ủy thác ”, nơi những sản phẩmđược dán nhãn là của nguyên đơn và tách biệt với những mẫu sản phẩm khác. Khi đưa nguyên vật liệu vàosử dụng, bị đơn sẽ đưa ra “ báo cáo giải trình sử dụng ” trong đó có liệt kê số lượng nguyên vật liệu đã dùng. Dựa trên báo cáo giải trình đó, nguyên đơn gửi hóa đơn cho bị đơn với giá đã được ghi trong hợp đồng. Bịđơn sau đó thanh toán giao dịch hóa đơn khi đến hạn. Trong những hợp đồng ấy, bị đơn triển khai thanhtoán rất đầy đủ hàng loạt lượng sản phẩm & hàng hóa thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng. Ngoài ra, Tòa án còn trích một vật chứng đơn cử mà nguyên đơn đưa ra như sau : Tháng 2/2000, một nhân viên cấp dưới của bị đơn tên ông Atchley gửi email cho ông Hinterhofer thuộc Cty nguyên đơn, biểu lộ ý muốn trả lại số nguyên liệu bột sắt kẽm kim loại không dùng mà nguyên đơn đã đáp ứng. ÔngHinterhofer đã điện thoại cảm ứng lại cho ông Atchey lý giải rằng bị đơn không hề gửi lại hàng vìtrong hợp đồng bị đơn đã ký kết mua hàng loạt nguyên vật liệu. Bị đơn sau đó không có quan điểm phảnđối. Điều này chứng tỏ, phía bị đơn hiểu rõ nghĩa thuật ngữ “ ủy thác ” được dùng trong hợp đồngcũng như nghĩa vụ và trách nhiệm phải giao dịch thanh toán tổng thể số lượng sản phẩm & hàng hóa được ký kết trong hợp đồng. Vì vậy, Tòa án phán quyết rằng, theo CISG, cả hai bên đều hiểu thuật ngữ “ ủy thác ” có nghĩa làmua bán sản phẩm & hàng hóa, nhưng hóa đơn sẽ được lùi cho đến khi nguyên vật liệu được thực sự đưa vào sảnxuất. Với cách hiểu đó, bị đơn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán giao dịch số lượng sản phẩm & hàng hóa đã ký kết tronghợp đồng với Nguyên đơn. Toà án quyết định bị đơn sẽ phải bồi thường cho nguyên đơn số tiềnlà 5.327.042,85 USD cả lãi. Bài học kinh nghiệmCần phải soạn thảo hợp đồng với sự thận trọng lớn nhất. Tránh những thuật ngữ không rõ ràng, tối nghĩa hoặc có nhiều nghĩa khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng quan trọng khi Doanh Nghiệp ký những hợp đồng “ ngoại ” với những đối tác chiến lược quốc tế. Qua tranh chấp này, CISG bộc lộ sự hiệu suất cao trong việcgiải quyết tranh chấp từ trong mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế. CISG cung ứng những nguyên tắc giảithích hợp đồng tương thích với thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế ( điều 7, 8, 9 CISG ), theo đó, thói quenđược hình thành giữa những bên là một yếu tố rất quan trọng. Case study 7 : Người mua có tín hiệu vi phạm : Được hủy hợpđồng ? Khi người mua có tín hiệu vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm, người bán có quyền ngừng thực thi nghĩa vụtương ứng của mình. Tương tự, khi một bên nguyên do xác đáng rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợpđồng ( mặc dầu chưa đến thời hạn triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm ) thì bên đó có quyền hủy hợp đồng. Tranh chấp giữa bị đơn là Cty Doll của Mỹ và nguyên đơn là Cty Doolim, Nước Hàn. Cty HànQuốc đã xuất một số ít chuyến hàng theo đúng pháp luật trong hợp đồng, nhưng Cty Mỹ lại chậmtrễ trong việc thanh toán giao dịch. Vì vậy, Cty Nước Hàn đã ngừng giao những lô hàng còn lại và hủy hợpđồng với những lô hàng đó. Tranh chấp đã được xử lý tại Toà án Q. Nam New York, theoCông ước Vienna ( CISG ). Diễn biến tranh chấp11Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTháng 4/2007 Cty Nước Hàn Doolim ký chuỗi hợp đồng với Cty Mỹ Doll đáp ứng khoảng500. 000 quần áo phụ nữ, gồm có quần len, váy và những phụ kiện được sản xuất theo thông số kỹ thuật kỹthuật của Doll. Trong đó, khoảng chừng 460.000 loại sản phẩm may mặc đã được gắn tên thương hiệu Doll. Theo hợp đồng, Doolim sẽ giao hàng cho Doll trong 5 lần và Doll phải giao dịch thanh toán tiền hàng theomỗi lần giao, trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hàng. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, Doolim luân chuyển 77.528 mẫu sản phẩm may mặc mà Doll đãđặt mua với giá mua tổng số là 381,026. 10 USD. Tuy nhiên cho đến tận cuối tháng 9 Doll vẫnchưa giao dịch thanh toán cho Doolim. Vào tháng 10, Doolim nhận được Cam kết bảo vệ thực hiệnnghĩa vụ giao dịch thanh toán tiền hàng tháng 7 và 8 của Doll do Cty kinh tế tài chính Rosenthal ( có trụ sở tạiNew York ) bảo lãnh. Vì vậy Doolim liên tục giao thêm 2 lô hàng nữa cho Doll vào tháng 10 vàtháng 11 gồm 157.092 mẫu sản phẩm với tổng giá mua là 659,059. 74 USD ; nâng tổng giá trị hàng đãgiao cho Doll là 977,085. 84 USD.Vào ngày 21 / 11 / 2007, Doll trả USD 200,000. 00 cho Doolim. Nhưng đến giữa tháng 1 / 2008, Doll đã không thực thi bất kể trả góp nào theo lịch trình bởivậy, Doolim đình chỉ không giao chuyến hàng ở đầu cuối cho Doll. Quyết định của trọng tàiTheo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên về thời hạn giao dịch thanh toán trong hợp đồng, Doll phải thanh toán giao dịch choDoolim trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao hàng và phải giao dịch thanh toán tiền hàng theo mỗi lần giao. Nhưng kể từ lần giao hàng tiên phong vào tháng 7 – 8/2007, Doll đã có hành vi vi phạm tiên phong : tận cuối tháng 9 vẫn chưa giao dịch thanh toán tiền hàng cho phía Doolim. Việc vi phạm hợp đồng củaDoll chưa dừng lại ở đây khi Doolim liên tục giao lô hàng tiếp theo cho Doll vào tháng 10 vàtháng 11 nhưng chỉ nhận được 20 % tổng giá trị thanh toán giao dịch cho 4 đợt giao hàng trước đó. Chínhvì vậy, Doolim đã không giao lô hàng sau cuối cho Doll vào 25/11/2007. Theo điều 71 CISG, “ một bên hoàn toàn có thể ngừng việc triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm của mình nếu có tín hiệu cho thấy rằng sau khihợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không triển khai một phần đa phần những nghĩa vụ và trách nhiệm của họ bởilẽ có một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong năng lực thực thi hay trong khi triển khai hợpđồng ”. Hơn nữa, vào tháng 11/2007, Doll giao dịch thanh toán cho Doolim 200.000 USD, chưa đến 20 % giá trịcủa những lô hàng trước đó. Bên cạnh đó, vào trước cuối tháng 1 năm 2008, Doll vẫn không thanhtoán số tiền còn lại là 530.000 USD có hạn giao dịch thanh toán là ngày 14 và 18 tháng 12/2007 và ngày11 và 25/1/2008, và cũng không đưa ra một sự bảo vệ nào cho phía Doolim rằng sẽ hoàn thànhnghĩa vụ thanh toán giao dịch. Hành vi vi phạm của Doll gây thiệt hại đáng kể cho Doolim. Do đó, tòatuyên rằng vi phạm mà Doll gây ra là vi phạm cơ bản ( theo điều 25 ). Việc Cty Doll không thanhtoán tiền hàng cho Cty Doolim là một hành vi vi phạm cam kết trong hợp đồng đã kí giữa haibên. Vì vậy người bán là Cty Doolim được quyền nhận số tiền bồi thường là 840,085. 94 USD.Bình luận và lưu ýVề thực chất, hợp đồng mua và bán là một loại hợp đồng song vụ. Theo truyền thống cuội nguồn, việc giao hàngvà giao dịch thanh toán phải được triển khai cùng lúc. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, trong nhiềutrường hợp, những bên phải triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước khi được bảo vệ có nghĩa vụ và trách nhiệm đối12Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUứng xảy ra. Điều 71 CISG đã đưa ra một hướng khắc phục cho những rủi ro đáng tiếc khi có sự chênh lệchthực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm giữa hai bên. Đặc điểm chính của điều 71 là không nhu yếu phải có vi phạmthực tế xảy ra, mà chỉ cần một bên có tín hiệu vi phạm hợp đồng, thì bên còn lại có quyền tạmngừng thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Trong vụ tranh chấp này, chậm thanh toán giao dịch của Doll đượcxem là vi phạm đa phần nên Doolim ngừng triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng là trọn vẹn hài hòa và hợp lý. Quy định này của CISG sẽ tránh cho việc Doolim sẽ phải liên tục giao những lô hàng còn lại theohợp đồng mà lại không được bảo vệ giao dịch thanh toán từ phía Doll. Khác với Luật Thương mại việt nam, CISG được cho phép bên bị vi phạm hoàn toàn có thể hủy hợp đồng khi có dấuhiệu vi phạm xảy ra và vi phạm đó phải là vi phạm cơ bản. Qua đó cho thấy, so với luật vương quốc, CISG kiểm soát và điều chỉnh những yếu tố pháp lý cặn kẽ hơn và bảo vệ quyền lợi của những bên tham gia hợp đồngnhiều hơn. Trong hoạt động giải trí thương mại quốc tế, rủi ro đáng tiếc lớn nhất so với người xuất khẩu chính là rủi rothanh toán. Với đặc tính những chủ thể hợp đồng nằm ở những vương quốc khác nhau, vì vậy việc thanhtoán tiền hàng thường được diễn ra khó khăn vất vả hơn. Sai lầm của Cty Doolim mà tất cả chúng ta có thểrút ra đó chính là đã quá tin yêu vào bảo vệ thanh toán giao dịch của Doll, thậm chí còn đến lần giao hàngcuối cùng mới tạm hoãn. Doolim đã không quan tâm đến giá trị pháp lý của bảo vệ thanh toán giao dịch doCty Rosenthal bảo lãnh cho Doll. Đây là một quan tâm quan trọng mà những doanh nghiệp khi tham giathương mại quốc tế cần coi trọng : về tư cách pháp lý và mức độ uy tín của bên thứ ba đứng rabảo đảm. Để hạn chế rủi ro đáng tiếc, Doanh Nghiệp xuất khẩu nên nhu yếu một bên thứ ba có uy tín cao trong lĩnhvực kinh tế tài chính đứng ra bảo lãnh thanh toán giao dịch cho bên nhập khẩu. Case study 8 : L / C hoàn toàn có thể sửa đổi hợp đồng ? Đôi khi, khi mở L / C, người mua sửa đổi 1 số ít pháp luật trong hợp đồng. Là một công cụthanh toán, L / C có công dụng sửa đổi hợp đồng hay không ? Hợp đồng được ký giữa bị đơn – người mua là Cty thương mại Tây Ninh ( việt nam ) và nguyên đơn người bán là Doanh Nghiệp Ng Nam Bee ( Nước Singapore ). Đối tượng hợp đồng là bột ngọt. Sau khi hết hạnL / C, người mua sửa đổi L / C bắt đầu, theo đó lê dài thời hạn giao hàng. Khi hết thời hạn giaohàng bắt đầu, người bán đòi hủy hợp đồng, trong khi đó, người mua điều tàu đến nhận hàng. Tranh chấp được xét xử tại Toà phúc thẩm – tòa án nhân dân tối cao TP TP HCM, tòa án nhân dân đã vận dụng những điều29, điều 53, điều 64.1 Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( CISG ) để xử lý tranh chấp. Diễn biến tranh chấpDo hạn chế về hạn ngạch, HTX tư nhân Tân Lộc đã kí hợp đồng uỷ thác với Cty Thương mạiTây Ninh ( Doanh Nghiệp nhà nước – Tanico ) để XK 300 tấn bột ngọt, trị giá 312.000 USD theo điều kiệnFOB Quy Nhơn cho đối tác chiến lược Nước Singapore là Ng Nam Bee. Ngày 25/1/1995, Tanico đã kí hợp đồng mua và bán với Ng Nam Bee. Theo đó thanh toán giao dịch đượcthực hiện bằng thư tín dụng không hủy ngang, với điều kiện kèm theo đỏ ( bên mua ứng trước 50 % ) ; thờigian giao hàng là bất kỳ khi nào cho đến 28/2/1995. Ngày 5/1/1995, Ng Nam Bee phát hành mộtL / C không huỷ ngang, điều kiện kèm theo đỏ, có hiệu lực hiện hành đến ngày 15/3/1995. Ngày 21/1/1995 : điều kiệnđỏ được triển khai – bên mua ứng 156.000 USD cho bên bán. Ngày 28/2/1995, ngày cuối cùng13Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUcủa thời hạn triển khai hợp đồng, Ng Nam Bee đã gửi bản sửa đổi L / C, theo đó giá trị của L / Cđược lê dài đến 4/4/1995. Trong L / C phía Nước Singapore cũng hoãn ngày giao hàng đến 20/3. Ngày1 / 3/1995, ngân hàng nhà nước tại việt nam nhận được bản L / C sửa đổi và gửi tới cho Tanico ngày 2/3/1995. Ngày 8/3/1995, Tanico gửi cho Tân Lộc. Tân Lộc sau khi chờ đón đến ngày 4/3 mà không thấy bên người mua quốc tế nhận hàng thìđã coi hợp đồng bị huỷ bỏ và đã gửi trả lại khoản tiền ứng trước cho Tanico để Tanico gửi trảngười mua. Ngày 9/3/1995, khi nhận được bản bổ trợ L / C, Tân Lộc công bố chấm hết hợpđồng với nguyên do là phía người mua đã vi phạm thời hạn nhận hàng. Ngày 10/3/1995, Ng Nam Bee gửi 2 bản sao xác nhận về việc tàu Hei Hu Quan sẽ đến cảng QuyNhơn vào đêm 11/3. Ngày 13/3/1995, tàu đến cảng Quy Nhơn mà không được giao hàng. Ng Nam Bee phát đơn kiện Tanico đòi bồi thường, và cho rằng trong L / C tiên phong có điều khoảncho phép người phát hành có quyền đổi khác thời hạn giao hàng. Quyết định của toà ánHợp đồng quy định đơn cử không được cho phép những bên được sử dụng những chứng cứ ngoài hợpđồng. Trong khi đó, bên mua lại địa thế căn cứ theo lao lý của L / C để biến hóa thời hạn giao hàng củahợp đồng ; mà L / C chỉ đơn thuần công cụ giao dịch thanh toán. Có thể thấy, rõ ràng bên mua vi phạm điềukhoản về việc sử dụng những chứng cứ ngoài hợp đồng của hợp đồng mua và bán. Mặt khác, theo UCP 500 thì thấy rằng, theo quy tắc 9 khoản D điểm I so với một L / C khônghuỷ ngang, người phát hành không được phép biến hóa nội dung trừ khi có sự chấp thuận đồng ý của ngânhàng phát hành, ngân hàng nhà nước đồng ý, người bán. Trong trường hợp này, không có một hànhđộng nào của người bán bộc lộ rằng anh ta đồng ý sự sửa đổi này của người mua. Theo điều 29 của CISG, một hợp đồng hoàn toàn có thể được sửa đổi hay chấm hết bằng thoả thuận đơnthuần giữa những bên. Phân tích những diễn biến thì rõ ràng chưa hề có sự thoả thuận nào giữa hai bên. Tham chiếu đến điều 53 CISG ta thấy rằng, người mua có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán giao dịch tiền hàng và nhậnhàng theo pháp luật của hợp đồng nhưng ở đây sau 4 ngày của thời hạn ở đầu cuối vẫn chưa thấyngười mua đến nhận hàng. Theo điều 64 khoản 1 CISG khi người mua không thi hành nghĩa vụnào đó trong thời hạn đã gia hạn thêm, người bán mới có quyền công bố huỷ hợp đồng. Về mặtlý thuyết, 4 ngày không được coi là đã gia hạn thời hạn triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm, nhưng đối tượng người dùng củahợp đồng mua và bán này – bột ngọt – lại là loại sản phẩm rất dễ hư hỏng, thì huỷ hợp đồng là hài hòa và hợp lý. Tòaán đã công bố người bán có quyền hủy hợp đồng và người mua phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về việc đãkhông điều tàu đến cảng nhận hàng đúng thời hạn. Bình luận và lưu ýHợp đồng là văn bản có giá trị hiệu lực thực thi hiện hành cao nhất ràng buộc hai bên mua và bán, nếu muốn sửa đổihợp đồng thì cần có sự thống nhất, thỏa thuận hợp tác của cả hai bên. Cần quan tâm là những chứng cứ ngoàihợp đồng như L / C không hề có giá trị ràng buộc bằng hợp đồng. Huỷ hợp đồng là chế tài nặng nhất khi giải quyết và xử lý vi phạm tương quan đến hợp đồngg. Theo CISG, người bán chỉ hoàn toàn có thể hủy hợp đồng khi người mua không nhận hàng trong thời hạn đã được gia14Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUhạn thêm hoặc khi người mua vi phạm cơ bản hợp đồng ( điều 25 CISG ). Tuy nhiên, nếu đốitượng hợp đồng là sản phẩm & hàng hóa mau hỏng thì việc vận dụng chế tài huỷ hợp đồng trên trong thực tiễn có thểlinh hoạt hơn nhằm mục đích hạn chế tổn thất cho những bên. Ở đây, tòa án nhân dân việt nam cho rằng bột ngọt là hànghóa mau hỏng nên người bán hoàn toàn có thể hủy hợp đồng ngay mà không cần gia hạn thêm. Quyết địnhnày của tòa án nhân dân việt nam là tương thích. Tuy nhiên, Tanico nhận được bản L / C sửa đổi ngày 2/3, nhưng ngày 9/3, Tân Lộc mới nhậnđược bản L / C sửa đổi này. Hơn nữa, khi quyết định hành động huỷ hợp đồng thì đáng lẽ ra người bán VNcần thông tin bằng văn bản, tránh việc họ vẫn liên tục điều tàu đến cảng Quy Nhơn, tức là tránhthiệt hại cho người mua. Đáng tiếc là TANDTC đã không đề cập yếu tố này. Đây là trường hợp tiên phong ghi nhận việc TANDTC việt nam vận dụng CISG. Trên trong thực tiễn, trong tranhchấp này, luật vận dụng là luật việt nam ( đơn cử là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế tài chính năm 1989 ) và tòa án nhân dân đãáp dụng CISG như một nguồn luật bổ trợ để làm rõ thêm lập luận của mình. Case study 9 : Hủy hợp đồng do chậm giao hàngThông thường, khi người bán chậm giao hàng, người mua không được quyền hủy hợp đồng màchỉ được đòi bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp nhất định, người mua cóquyền hủy hợp đồng ngay khi người bán không hề giao hàng khi hết thời hạn. Tranh chấp giữa Cty Diversitel Communications Inc. ( Canada ) và công ty Glacier Bay Inc. ( Mỹ ). Người bán Mỹ không giao hàng khi hết thời hạn lao lý trong hợp đồng. Hai bên tranhcãi về việc liệu người mua Canada có quyền hủy hợp đồng hay không. Tranh chấp được xét xửtại Tòa Công lý tối cao tại Ontario ( Ontario Supreme Court of Justice ), phán quyết tuyên ngày6 / 10/2003. Diễn biến tranh chấpNgười mua Canada và người bán Mỹ đã ký kết một hợp đồng mua và bán mạng lưới hệ thống cách nhiệt chânkhông. Để phân phối những thỏa thuận hợp tác đã sống sót từ trước tới nay với Bộ Quốc phòng Canada vềchất lượng thiết bị và quy trình lắp ráp mạng lưới hệ thống tại một xí nghiệp sản xuất ở Bắc Cực, người mua đã cốđịnh một lịch trình giao hàng đơn cử. Người mua đã thanh toán giao dịch theo giá hợp đồng nhưng người bán không giao hàng trong thời gianđã thỏa thuận hợp tác. Người mua đã kiện người bán ra Tòa án Công lý tối cao bang Ontario nhu yếu hủyhợp đồng. Người bán không chấp thuận đồng ý, cho rằng người bán không có đủ địa thế căn cứ để hủy hợp đồng. Phân tích và quyết định hành động của Tòa ánVề luật vận dụng, Tòa công bố rằng Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa ( CISG ) sẽ được vận dụng để xử lý tranh chấp vì Canada và Mỹ đều là thành viên của côngước này. Để xem xét hợp đồng hoàn toàn có thể bị hủy hay không, Tòa đã dẫn chiếu điều 25 CISG : “ Mộtsự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bịthiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợitrên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý tríminh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào thực trạng tương tự như ”. 15P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTòa cho rằng lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồng và đây là yếu tố vô cùng quan trọngđối với người mua. Lý do là vì thiết bị do người bán đáp ứng sẽ phải được lắp ráp trong mộtkhoảng thời hạn ngắn tại Bắc Cực. Mùa hè ở Bắc Cực rất ngắn nên nếu người bán giao hàngchậm, người mua sẽ không lắp ráp được thiết bị theo thỏa thuận hợp tác với Bộ Quốc phòng Canada vànhư vậy, người mua sẽ không đạt được mục tiêu của mình khi giao kết hợp đồng với người bán. Người bán cũng biết về tầm quan trọng đó vì trên trong thực tiễn, người bán đã biết rằng những thiết bịdo người bán đáp ứng sẽ được lắp ráp tại Bắc Cực tuân theo những thỏa thuận hợp tác có trước giữangười mua với Bộ Quốc phòng Canada. Do vậy, người bán đã vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của hợpđồng. Với lập luận nói trên, Tòa công bố người mua có quyền hủy hợp đồng ( theo điều 49, khoản 1CISG ), đòi lại số tiền đã giao dịch thanh toán cho người bán. Bình luận và bài học kinh nghiệm kinh nghiệmÁn lệ này là ví dụ nổi bật về việc chậm giao hàng cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng. Vềnguyên tắc, trong mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế, việc người bán chậm giao hàng thường không cấuthành vi phạm cơ bản, nếu sau đó, sản phẩm & hàng hóa vẫn hoàn toàn có thể được người mua sử dụng cho mục đíchcủa mình. Tuy vậy, trong án lệ trên, và trong một số ít trường hợp khác đã được tổng kết từ thựctiễn xét xử ( hàng mùa vụ, thời hạn giao hàng là một ngày đơn cử, người mua đã thông tin về nhucầu hàng gấp của mình ), khi thời hạn giao hàng là một yếu tố quan trọng của hợp đồng thì thìngười mua có quyền hủy hợp đồng khi người bán không hề giao hàng trong thời hạn đã thỏathuận. Case study 10 : Tranh chấp đổi khác hàng hóaChậm nhận hàng có được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng ? Bồi thường thiệt hại khi người muaphải mua hàng thay thế sửa chữa thế nào ? Đó là những tranh chấp được xử lý trải qua Công ướcVienna mà việt nam là một thành viên. Tháng 5/1996, người mua Pháp đã đặt hàng từ người bán Tây Ban Nha 860,000 lít nước cam épnguyên chất. Hợp đồng quy định rằng, hàng sẽ được giao từng đợt từ tháng 5 đến tháng 12. Theomột sửa đổi hợp đồng được hai bên thỏa thuận hợp tác, hai bên đồng ý chấp thuận rằng đợt hàng giao tháng 9 sẽđược giao vào cuối tháng 8, đồng thời người bán sẽ giảm giá hàng cho người mua. Vào thời giangiao hàng tháng 8, người mua không nhận hàng. Tuy nhiên, đến tháng 9, người mua lại yêu cầugiao hàng. Ngày 3/9 người bán thông tin rằng không còn nước cam ép để giao. Vì người bánkhông giao hàng, người mua đã phải tìm một nhà đáp ứng khác với giá cao hơn và từ chốithanh toán tiền những lô hàng trước. Người mua đã cung ứng hóa đơn mua hàng từ 2 Ctykhác với ngân sách phát sinh thêm. Người bán kiện người mua ra Tòa thương mại Romans. Tòa án đã nhu yếu Cty Pháp phải thanhtoán tiền hàng với nguyên do là người bán có quyền hoãn thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình vì người muachậm trễ nhận hàng. Người mua kháng nghị tại Tòa phúc thẩm Grenoble. Người mua cho rằng, Tòa án cấp dưới đã không địa thế căn cứ những lao lý của Công ước Viên năm1980 về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế, đặc biệt quan trọng là những điều 25, 63, 64 trong phán quyết16Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUcủa mình, theo đó, người mua hiểu rằng : “ Nếu người bán muốn hủy hợp đồng, một cách hợp lýphải nhu yếu bên mua triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm nhận hàng của mình và cho thêm một thời hạn bổ sunghợp lý để thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm nhận hàng ”. Người bán không giao hàng khi người mua nhu yếu, như vậy là vi phạm hợp đồng. Người bán nhấn mạnh vấn đề rằng việc người mua chậm trễ nhận hàng đãgây ra những yếu tố phải cất trữ sản phẩm & hàng hóa vào kho và buộc người bán phải cô đặc nước cam épđể bảo vệ nước cam ép nguyên chất không bị hỏng và thế cho nên không hề liên tục giao hàng. Quyết định của tòa ánCăn cứ vào Điều 1.1 – CISG, vì người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thươngmại ở những vương quốc là thành viên của Công ước ( Pháp và Tây Ban Nha ), nên Tòa phúc thẩm ápdụng CISG là nguồn luật xử lý tranh chấp. Để khẳng định chắc chắn người bán có quyền hủy hợp đồng không, Tòa án xem xét liệu người mua có viphạm cơ bản hợp đồng không. Hợp đồng khởi đầu pháp luật rằng, việc nhận hàng vào tháng 9. Việc giao hàng vào cuối tháng 8 là đề xuất kiến nghị sửa đổi hợp đồng của người bán, và được người mua gật đầu. Tòa án thấy rằng, trong hợp đồng bắt đầu, trong hợp đồng được sửa đổi cũng như khi người mua chậm nhận hàng, người bán chưa từng đề cập tới việc nước cam ép không bền và thiết yếu phải cô đặc lại nếu đểđến sau tháng 8. Đối với người mua, việc giao hàng vào cuối tháng 8 đơn thuần là sự tương xứngvới một quyền lợi kinh tế tài chính. Người mua không hề hiểu rằng việc chậm một vài ngày nhận hàng bịcoi như thể một vi phạm cơ bản hợp đồng chiểu theo Điều 25 – CISG. Hơn nữa, tòa án nhân dân cũng thấyrằng, đơn hàng sửa chữa thay thế của người mua cho tới tháng 12/1996 có đối tượng người tiêu dùng là nước cam épnguyên chất của mùa năm 1996, điều đó cho thấy, việc cô đặc nước cam ép của người bán ngaylập tức khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục. Như vậy, đáng lẽ người bán phải giahạn một thời hạn bổ trợ hài hòa và hợp lý để người mua nhận hàng, nếu người mua không nhận hàngtrong thời hạn bổ trợ này thì người bán mới được hủy hợp đồng. Ở đây, người bán đã hủy hợpđồng không có địa thế căn cứ. Điều 74, 75 – CISG được cho phép người mua đòi bồi thường thiệt hại dochênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế sửa chữa. Theo những lý lẽ trên, Toà phúc thẩm : Tuyên hủy bỏ quyết định hành động của TANDTC cấp xét xử sơ thẩm. Quyết địnhngười bán đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại chênh lệch giá mua hàng thay thế sửa chữa chongười mua ( theo Điều 75 CISG ). Bình luận và chú ý quan tâm : Trong tranh chấp này, người bán đã lập luận rằng việc mình dữ gìn và bảo vệ hàng là hài hòa và hợp lý, đặc biệthàng trong trường hợp này là hàng nhanh hỏng, tuy nhiên việc dữ gìn và bảo vệ bằng cách cô đặc hànghóa đã làm biến hóa đối tượng người tiêu dùng sản phẩm & hàng hóa theo hợp đồng là nước cam ép nguyên chất. Đặc biệt, người bán không thông tin và nêu nguyên do về sự thiết yếu phải làm điều đó khi người mua chậmnhận hàng. Như vậy, người mua không hề tiên liệu được thiệt hại đó, người mua hiểu rằng họđược cho một thời hạn bổ trợ hài hòa và hợp lý để thực thi hợp đồng chiểu theo Điều 63 – CISG.Như vậy, tính Dự kiến trước của thiệt hại so với bên vi phạm được CISG nhấn mạnh vấn đề ( tại Điều25 và Điều 74 ). Pháp luật việt nam chưa có những pháp luật tựa như, cho nên vì thế những Doanh Nghiệp việt nam cần chú ýnhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 17P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUĐiều 75 CISG đã lao lý về một trường hợp rất thường gặp trong trong thực tiễn, đó là trường hợp khingười bán không giao hàng dẫn đến việc người mua phải mua hàng thay thế sửa chữa. Điều 75 quy địnhrất rõ ràng trong trường hợp này, người mua hoàn toàn có thể đòi người bán bồi thường chênh lệch giữa giáhợp đồng và giá mua sửa chữa thay thế. Quy định này rất dễ vận dụng, giúp bên bị vi phạm hoàn toàn có thể tính toánngay lập tức khoản tiền đòi bồi thường. Pháp luật việt nam chưa có lao lý tựa như, vì vậy, những bêntrong hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm pháp luật này của CISG để đo lường và thống kê tiền bồithường trong trường hợp mua hàng thay thế sửa chữa. Case study 11 : Tính toán tiền bồi thường thiệt hạiMột trong những yếu tố khó khăn vất vả và hay gây tranh cãi trong những tranh chấp, đó là việc tính toánsố tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thường thànhcông, những bên cần phải quan tâm tuân thủ một số ít nguyên tắc cơ bản. Tranh chấp giữa một Cty Pháp ( người mua ) và một Cty Italia ( người bán ). Do sản phẩm & hàng hóa ngườibán giao không tương thích với hợp đồng, người mua hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Haibên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét xử tại Tòa Phúc thẩm tại thành phốRennes ( Pháp ), bản án ngày 27/05/2008. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua và bán hànghóa quốc tế ( đơn cử là những điều 25, 35, 47, 49, 75 và 77 ) đã được vận dụng để xử lý tranhchấp. Diễn biến tranh chấpCty Pháp đã ký với Cty Italia 1 số ít hợp đồng mua miếng lót ngực để sản xuất áo bơi với tổngsố lượng là 17.600 đôi. Hàng hóa được giao đến cho một Cty Tunisie để gia công. Trong quátrình gia công, người mua phát hiện ra những miếng lót ngực không tương thích với nhu yếu về chấtlượng đã được lao lý trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, người bán Italia đề nghịsẽ thay thế sửa chữa sản phẩm & hàng hóa và sẽ giao sản phẩm & hàng hóa tương thích trong thời hạn 5 tuần. Tuy vậy, người bán đãkhông thực thi được việc thay thế sửa chữa sản phẩm & hàng hóa trong thời hạn nói trên. Ngày 11/12/2003, ngườimua công bố hủy hợp đồng và đòi người bán bồi thường 32.490 eur, gồm có 2 khoản sau : 1. Chi tiêu sản xuất lô áo bơi tại Tunisie từ miếng lót ngực không đạt chất lượng : 16.290 eur ( 1800 áo x ngân sách 9,05 eur / áo ) 2. Thiệt hại ( do chênh lệch giá ) khi mua miếng lót ngực để sửa chữa thay thế. Cty người mua, vào tháng12 / 2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực từ một nhà phân phối T khác và vìmua gấp cũng như không có vị thế đàm phán nên phải gật đầu mức giá cao hơn 1 eur so vớimức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 eur. Người bán phản đối những khoản bồi thường nói trên và cho rằng những khoản này là không hài hòa và hợp lý. Phán quyết của Tòa án : Tòa án cho rằng hợp đồng được kiểm soát và điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốcvề hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( CISG ) vì cả Pháp và Italia đều là thành viên của Côngước này. 18P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTòa vận dụng những điều 25, 35, 47 và 49 CISG để chứng minh và khẳng định trong trường hợp này, người mua cóquyền hủy hợp đồng do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng và không hề thay thế sửa chữa hàng hóatrong khoảng chừng thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm. Về những khoản mà người mua đòi bồi thường, TANDTC lập luận như sau : Khoản 1 : Theo những thư từ trao đổi giữa những bên trong quy trình xử lý tranh chấp, vào thờiđiểm phát hiện ra sự không tương thích của sản phẩm & hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực được đưa vàosản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì Cty người mua mới cho lệnh dừng dây chuyền sản xuất sảnxuất áo bơi tại Tunisie, làm cho số lượng áo bơi được sản xuất tăng lên 1800. Tòa dẫn chiếu đếnđiều 77 CISG tương quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụngnhững giải pháp hài hòa và hợp lý địa thế căn cứ vào những trường hợp đơn cử để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợpđồng gây ra. Tòa cho rằng, trong trường hơp này, đáng lẽ người mua phải hành vi nhanh gọn hơn đểgiảm bớt thiệt hại. Hơn nữa, chi phí sản xuất áo bơi ( 9,05 eur / áo ) do người mua tính là chưa hợplý vì ngân sách nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tunisie thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉkhoảng 1 eur / áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng người mua chỉ được đòi bồi thườngthiệt hại số tiền là 3.000 eur. Khoản 2 : Để xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế sửa chữa, TANDTC vận dụng điều 75 CISG : Khihợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hài hòa và hợp lý và trong một thời hạn hài hòa và hợp lý sau khi hủy hợpđồng, người mua đã mua hàng sửa chữa thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thườngthiệt hại hoàn toàn có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế sửa chữa hay bán lạihàng. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 eur và giá mua thaythế là 1,98, tòa án nhân dân thấy rằng chênh lệch giá là quá lớn và bất hài hòa và hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàngthay thế vì vậy đã không phân phối được nhu yếu về tính hài hòa và hợp lý được pháp luật tại điều 75 CISG.Vì thế, khoản thiệt hại này bị tòa bác bỏ. Tòa án ra phán quyết rằng người mua chỉ đòi được 3.000 eur chứ không phải là 32.490 eur. Bài học kinh nghiệmTranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thường thiệt hại thành công xuất sắc, bên bị vi phạm phải tuân thủhai nguyên tắc rất quan trọng sau đây : Thứ nhất, nguyên tắc hạn chế tổn thất. Theo đó, bên đòi bồi thường thiệt hại phải vận dụng nhữngbiện pháp hài hòa và hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trường hợp này, một cách hài hòa và hợp lý, người mua Phápđáng lẽ hoàn toàn có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất sản xuất khi phát hiệnsự không tương thích của sản phẩm & hàng hóa. Thứ hai, nguyên tắc những khoản thiệt hại phải được đo lường và thống kê và chứng tỏ một cách hài hòa và hợp lý. Nguyên tắc này không được cho phép những bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hài hòa và hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án nhân dân đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng như mức giácủa thị trường để đánh giá và nhận định rằng những thiệt hại mà người mua thống kê giám sát là bất hài hòa và hợp lý, không kháchquan, không tương thích với thực tiễn. 19P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUCả hai nguyên tắc này đều được ghi nhận bởi pháp lý hợp đồng thương mại của việt nam ( Điều 302 và 305 Luật Thương mại 2005 ). Như vậy, những nguyên tắc về đòi bồi thường thiệt hại của việt nam vàCISG là khá thích hợp và thế cho nên, những Doanh Nghiệp việt nam hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm những tranh chấp về CISG để rútra bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề cho mình. Case study 12 : Điều chỉnh giá trong hợp đồngTrong mua và bán quốc tế những sản phẩm & hàng hóa mà Ngân sách chi tiêu dịch chuyển mạnh, những bên nên đưa vào hợp đồngđiều khoản về kiểm soát và điều chỉnh giá. Nếu không, khi giá đổi khác sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp. Hợp đồng mua và bán thép giữa Cty Pháp ( Scafom International BV ) – người bán và Cty Hà Lan ( Lorraine Tubes S.A.S ) – người mua. Tranh chấp phát sinh khi giá thép trên thị trường tăng 70 % khiến hai bên sự không tương đồng về việc kiểm soát và điều chỉnh giá trong hợp đồng. Tranh chấp được xử lý tạiTòa phá án ( Cour de Cassation ) của Bỉ, số C. 07.0289. N, ngày 19/6/2009. Hợp đồng được điềuchỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( CISG ) và BộNguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế. Tranh chấp về giáNgười mua Hà Lan đã ký 1 số ít hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống thép. Sau đó, giá thép giật mình tăng 70 %. Hợp đồng không gồm có lao lý kiểm soát và điều chỉnh giá. Người bán chorằng gặp khó khăn vất vả do giá thép tăng và nhu yếu đàm phán lại giá hợp đồng. Tuy nhiên, người muakhông đồng ý và muốn người bán giao hàng theo giá hợp đồng vì hợp đồng không có điềukhoản về kiểm soát và điều chỉnh giá. Phiên tòa tiên phong thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một sự mất cânbằng nghiêm trọng và việc liên tục thực thi hợp đồng với giá hợp đồng sẽ làm người bán thiệthại, trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá. Công ước Vienna không có pháp luật cụ thểcách giải quyết và xử lý trong trường hợp khó khăn vất vả làm mất cân đối nghiêm trọng nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng. Tuyvậy, Toà phá án của Bỉ chỉ ra rằng thực tiễn là điều 79 ( 1 ) Công ước Vienna lao lý rõ ràng vềbất khả kháng như một sự kiện miễn trách không có nghĩa là nó trọn vẹn tuyệt đối loại trừnhững khó khăn vất vả xác đáng và năng lực đàm phán lại giá như trường hợp đang xử lý. Thứnhất, theo quan điểm của toà án, một sự biến hóa không lường trước được như trường hợp đanggiải quyết hoàn toàn có thể tạo thành một sự kiện miễn trách theo điều 79 ( 1 ) Công ước Vienna. Thứ hai, toà án nhắc lại rằng theo điều 7 ( 1 ) và 7 ( 2 ) Công ước Vienna, công ước được bổ trợ bởi nhữngnguyên tắc chung mà từ đó công ước được hình thành, đồng thời cũng nhấn mạnh vấn đề đến nguyêntắc thiện chí trong triển khai hợp đồng. Toà án đã quyết định hành động vận dụng Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tếđể bổ trợ cho Công ước Vienna. Theo điều 6.2.2 của Bộ Nguyên tắc này, một bên hoàn toàn có thể yêucầu bên kia đàm phán lại nếu có những sự kiện xảy ra làm đổi khác cơ bản sự cân đối của hợpđồng ( những trường hợp như vậy được gọi là hardship – tạm dịch là thực trạng khó khăn vất vả ). Hơnnữa, nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh thương mại quốc tế cũng nhu yếu những bên phải hợp tác để cùngkhắc phục những khó khăn vất vả trong quy trình thực thi hợp đồng. Với những lập luận trên, Tòa phá án Bỉ cho rằng người bán có quyền nhu yếu đàm phán lại giávà bác bỏ khiếu kiện của người mua. Bài học kinh nghiệm20Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUTrong hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế mà đối tượng người dùng hợp đồng là những mẫu sản phẩm có giá cảbiến động mạnh với khuynh hướng khó chớp lấy, hoặc những hợp đồng có thời hạn thực thi dài, cácbên nên có lao lý về kiểm soát và điều chỉnh giá thành để tránh thiệt hại cho người bán và người mua cũngnhư những tranh tranh chấp hoàn toàn có thể xảy ra. Dù trong hợp đồng không có pháp luật về điều chỉnhgiá thì khi giá của sản phẩm & hàng hóa dịch chuyển quá lớn ( trường hợp hardship ), những bên nên có thiện chíđàm phán lại giá nhằm mục đích xác lập lại một mức giá hài hòa và hợp lý, được cho phép bảo vệ quyền lợi của cả hai bên, giữ được mối quan hệ làm ăn hữu hảo. Lý thuyết về hardship là một triết lý mới trong pháp lý hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy lýthuyết này bắt nguồn từ những nước Common law và chưa được công nhận tại nhiều vương quốc Civillaw nhưng thực tiễn xử lý tranh chấp cho thấy nhiều tòa án nhân dân và trọng tài đã vận dụng lý thuyếtnày nhằm mục đích giải quyết và xử lý công minh tranh chấp, bảo vệ quyền và quyền lợi hợp pháp của cả hai bên tronghợp đồng mua và bán, đặc biệt quan trọng trong thiên nhiên và môi trường kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp như lúc bấy giờ. Case study 13 : Vi phạm cơ bản hợp đồngKhi một bên vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là vi phạm cơ bản thì bên kia có quyền hủy hợpđồng. Thực tiễn tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế cho thấy không thuận tiện để xác lập đâu làvi phạm cơ bản. Tranh chấp giữa Bên mua là những Cty của Argentina và của Hungary, Bên bán là một Cty củaNga. Bên mua kiện bên bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã không giao hàng như cam kết. Bên bán cho rằng Bên mua đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã chậm thanh toán giao dịch. Tranh chấp đượcxét xử tại Hội đồng trọng tài Zurich, phán quyết tuyên ngày 31/5/1996. Công ước Vienna năm1980 về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( sau đây gọi tắt là CISG ) đã được vận dụng. Diễn biến tranh chấpTừ năm 1991, người bán Nga ( một tổ chức triển khai của nhà nước ) ký kết một số ít hợp đồng bán nhômcho một số ít người mua có trụ sở kinh doanh thương mại ở Argentina và Hungary ( bên mua ). Việc giao hàngđược triển khai đúng thời hạn cho tới khi Cty người bán chuyển quyền chiếm hữu cho một Cty tưnhân của Nga. Cty này ngay lập tức công bố sẽ không liên tục triển khai việc giao hàng. Trongquá trình trao đổi thư từ giữa hai bên sau đó, bên mua quan tâm rằng, họ sẽ phải chịu những thiệt hạinặng nề nếu như hàng hoá không được giao đúng hạn. Bên bán đưa ra hoá đơn theo đó ghi rõ sốtiền đơn cử đòi bên mua phải giao dịch thanh toán theo nhiều chuyến hàng trước đó. Bên bán cho rằng, việcbên mua trì hoãn thanh toán giao dịch tiền hàng những lô hàng trước dẫn tới vi phạm cơ bản nghĩa vụ và trách nhiệm củabên mua, do vậy, bên bán có quyền khước từ thực thi hợp đồng. Bên mua đề xuất đàm phán đểgiải quyết tranh chấp nhưng bên bán khước từ. Bên mua đã kiện bên bán ra trọng tài đòi bồithường những khoản thiệt hại phát sinh do không giao hàng. Quyết định của trọng tàiVề việc người bán vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng : Trọng tài phán xét rằng, việc người bán ngừnggiao hàng dẫn tới vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán theo điều 30 CISG. Hơn nữa, người bán lạituyên bố rõ là khước từ triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng, điều này khiến cho vi phạm của người báncấu thành vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG và thế cho nên, bên mua được quyền công bố huỷ hợpđồng mà không cần phải gia hạn cho người bán ( theo điều 49.1. a CISG ). 21P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUViệc người mua vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm giao dịch thanh toán : Để xem xét liệu vi phạm của bên mua về nghĩa vụthanh toán theo hợp đồng giao hàng từng phần có phải là vi phạm cơ bản hay không, trọng tài đãtrích dẫn điều 73.2 CISG, “ nếu một bên không thực thi một nghĩa vụ và trách nhiệm có tương quan đến bất kỳ lôhàng nào cho phép bên kia có nguyên do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm cơ bản với những lôhàng sẽ được giao trong tương lai thì họ hoàn toàn có thể công bố huỷ hợp đồng so với những lô hàng tươnglai đó ”. Trọng tài lập luận rằng, không có chứng cứ chỉ ra việc bên mua không hề hay không cóthiện chí thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán giao dịch của mình, vì trên trong thực tiễn, bên mua vẫn có năng lực thanhtoán và vẫn muốn đàm phán với bên bán về việc liên tục triển khai hợp đồng. Hơn nữa, bên bánđã không gia hạn thêm cho việc giao dịch thanh toán và cho nên vì thế không hề đòi hủy hợp đồng theo điều64. 1. b CISG. Trọng tài chỉ thêm rằng, việc bên bán phủ nhận đàm phán với bên mua đi ngược lạivới nguyên tắc thiện chí. Với những lập luận nói trên, trọng tài ra phán quyết người mua đượcđòi bồi thường những thiệt hại cho những tổn thất thực tiễn của họ ( gồm có ngân sách lưu kho và chiphí kinh tế tài chính phát sinh do việc ngừng giao hàng ), theo điều 74 CISG.Bài học kinh nghiệmThứ nhất, nếu không vì nguyên do bất khả kháng, người bán không nên tự công bố ngừng thực hiệnhợp đồng, nếu không, vi phạm của người bán sẽ bị coi là vi phạm cơ bản và người bán sẽ phảibồi thường những thiệt hại so với người mua do việc vi phạm hợp đồng của người bán gây ra. Thứ hai, người bán muốn quy kết người mua vi phạm cơ bản hợp đồng thì phải có những căn cứxác đáng và dẫn chứng chứng tỏ. Trong trường hợp người mua chậm thanh toán giao dịch, đây khôngđược coi là vi phạm cơ bản, người bán không có quyền ngay lập tức hủy hợp đồng. Người bánphải gia hạn cho người mua một thời hạn hài hòa và hợp lý để thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm. Nếu hết thời hạn này màngười mua vẫn không thanh toán giao dịch thì người bán có quyền hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệthại ( điều 64 CISG ). Thứ ba, người bán không nên khước từ việc đàm phán với người mua để xử lý tranh chấp. Điều này bộc lộ sự không thiện chí, thiếu hợp tác của người bán và xích míc với nguyên tắcthiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế. Đây sẽ là điểm bất lợi cho người bán trong quátrình khiếu nại, kiện tụng. Case study 14 : Sự kiện bất khả khángNếu một bên gặp bất khả kháng mà vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy vậy, trên trong thực tiễn, đôi khi không dễ xác lập một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không. Tranh chấp giữa một Cty Áo ( người bán ) và một Cty Bulgari ( người mua ). Người bán kiện ngườimua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín dụng ( L / C ). Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng. Hai bên tranh cãi vềsự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn. Tranh chấp được xét xử tại Trung tâm trọng tàiquốc tế Paris, phán quyết số 7197 / 1992. Diễn biến tranh chấpNăm 1990, người bán và người mua ký kết một hợp đồng xuất khẩu sản phẩm & hàng hóa theo mẫu. Các bênthỏa thuận thanh toán giao dịch bằng thư tín dụng mở trước một ngày đã được ấn định và sản phẩm & hàng hóa phải22Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUđược giao theo điều kiện kèm theo DAF ( Incoterm 1990 ) tại biên giới Áo – Bulgari bốn tuần sau khi mởthư tín dụng thanh toán. Người mua không triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm của mình là mở thư tín dụng trong thời hạn đã được quyđịnh trong hợp đồng và trong cả thời hạn được gia hạn thêm bởi người bán. Người bán kiệnngười mua ra trọng tài, đòi bồi thường những thiệt hại phát sinh do người mua không triển khai hợpđồng. Người mua phản bác lại và cho rằng thư tín dụng không được mở là do nhà nước Bulgari đã ralệnh đình chỉ giao dịch thanh toán những khoản nợ quốc tế. Đây là sự kiện bất khả kháng và thế cho nên, ngườimua được trọn vẹn miễn trách, không phải bồi thường thiệt hại. Phán quyết của trọng tàiTrọng tài cho rằng hợp đồng được kiểm soát và điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên HợpQuốc về hợp đồng mua và bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế ( CISG ) vì cả Áo và Bulgari đều là thành viên củaCông ước này. Trọng tài dẫn chiếu điều 54 CISG, theo đó, người mua có nghĩa vụ và trách nhiệm giao dịch thanh toán tiền hàng, baogồm những việc vận dụng những giải pháp tuân thủ những thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ yên cầu để cóthể triển khai được thanh toán giao dịch tiền hàng. Trọng tài cho rằng việc nhà nước Bulgari nhu yếu đình chỉ thanh toán giao dịch những khoản nợ nước ngoàikhông phải là một trường hợp “ bất khả kháng ” làm cho người mua không hề mở thư tín dụngđược. Theo điều 79 khoản 1 CISG, sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soátcủa những bên, những bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và những bên không tránhđược cũng như không khắc phục được những hậu quả của sự kiện này. Trong tranh chấp trên, việc nhà nước Bulgari ra lệnh đình chỉ thanh toán giao dịch những khoản nợ nướcngoài là một sự kiện xảy ra khách quan, ngoài tầm trấn áp của người mua. Tuy nhiên lệnhđình chỉ đó đã được thông tin vào thời gian kí kết hợp đồng. Vì vậy người mua chắc như đinh đãphải tiên liệu được rằng lệnh đình chỉ đó sẽ gây khó khăn vất vả cho việc mở thư tín dụng. Như vậy, sựkiện này không phải là “ không hề lường trước được ”. Hơn nữa, trên thực tiễn, người mua không chứng tỏ được rằng việc không mở được thư tíndụng là hệ quả của lệnh đình chỉ đó. Với những lập luận đó, trọng tài ra phán quyết sự kiện mà người mua viện dẫn không phải là sựkiện bất khả kháng nên người mua không được miễn trách mà phải bồi thường cho người bán dokhông triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm. Bài học kinh nghiệmThông thường hoàn toàn có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan mà bên vi phạmkhông thể trấn áp được, không hề lường trước được và không hề tránh được, mặc dầu đã ápdụng mọi giải pháp thiết yếu trong năng lực được cho phép. Sự kiện bất khả kháng hoàn toàn có thể là những hiệntượng tự nhiên ( bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun … ) hay những sự23Pháp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUkiện xã hội ( cuộc chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của nhà nước … ) và những trường hợp kháctheo lao lý của pháp lý. Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải hội đủ ba điềukiện : Thứ nhất, đây phải là “ sự kiện xảy ra khách quan ”, tức là xảy ra mà không phụ thuộc vào vào ýchí của những bên trong hợp đồng. Thứ hai, đây phải là sự kiện “ không hề lường trước được ”. Thứba, vấn đề xảy ra “ không hề khắc phục được ” mặc dầu đã vận dụng mọi giải pháp thiết yếu. Trong trường hợp tranh chấp ở trên, lỗi của người mua là mặc dầu đã biết trước về khó khăn vất vả trongvấn đề thanh toán giao dịch do lao lý của nhà nước, nhưng lại không thông tin rõ ràng với người bánđể tìm ra giải pháp thích hợp cho việc giao dịch thanh toán. Bài học so với những bên của hợp đồng là khigặp sự kiện ngoài ý muốn thì cần nhanh gọn thông tin cho đối tác chiến lược để tìm cách xử lý chophù hợp nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng tác động của sự kiện đó đến việc triển khai hợp đồng, tránh thực trạng ỷvào đó là trường hợp bất khả kháng mà không có hành vi thiết yếu hài hòa và hợp lý. Hơn nữa, khi gặp trường hợp bất khả kháng, phải khẩn trương tích lũy những chứng từ, chứng cứchứng minh sự kiện bất khả kháng cũng như chứng tỏ tác động ảnh hưởng của sự kiện đó đến việcthực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm theo hợp đồng. Case study 15 : Sửa chữa chào hàngKhi nhận được chào hàng của người bán, nếu người mua có những biến hóa, bổ trợ thì đókhông được coi là đồng ý chào hàng. Tuy vậy, nếu sửa đổi, bổ trợ đó không biến hóa cơ bảnchào hàng khởi đầu, thì hợp đồng được coi là đã được thiết lập giữa hai bên. Tranh chấp giữa người bán Trung Quốc và người mua Thụy Điển. Nhận được chào hàng theo giáFOB của người bán, người mua gật đầu chào hàng, nhưng xóa nội dung “ không chấp nhậnthuê tàu hơn 20 tuổi ” và sửa “ cước phí trả trước ” thành “ cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuêtàu ”. Hai bên tranh cãi xem phúc đáp của người mua có được xem là gật đầu chào hàng haykhông ? Tranh chấp được xử lý bởi Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế tài chính quốc tế TrungQuốc ( CIETAC ) và áp dụng Công ước Vienna ( CISG ). Diễn biến tranh chấpNgày 5/6/2000, người bán chào hàng 10.000 MT hạt cải dầu với tiêu chuẩn trên 38 % protein, độẩm dưới 12,5 %. Ngày 7/6/2000, người mua nhận được thư chào hàng và ý kiến đề nghị người bán faxhợp đồng và những điều kiện kèm theo L / C cho người mua. Ngày 9/6, người bán fax hợp đồng nhưng bênmua xóa “ không gật đầu thuê tàu hơn 20 tuổi ” và sửa “ cước phí trả trước ” thành “ cước phí sẽđược trả theo hợp đồng thuê tàu ” trong bản hợp đồng gốc, sau đó ký, đóng dấu và fax cho ngườibán. Vào ngày 14/6, người bán đã fax cho văn phòng đại diện thay mặt của người mua ở Hong Kong, thể hiệnrằng với nguyên do người mua đã tự ý sửa đổi hợp đồng, người bán không hề xác nhận hợp đồng này. Ngày 22/6, người bán gửi thư cho người mua nói rằng hợp đồng không có hiệu lực hiện hành và L / C khôngcòn giá trị. 24P háp luật kinh doanhGroup : Chìa khóa FTUVì người bán phủ nhận triển khai hợp đồng, nên người mua phải mua hàng sửa chữa thay thế với giá cao hơntừ Cty C, Nước Singapore. Như vậy, người mua phải trả thêm 150.675 USD so với hợp đồng với ngườibán. Quyết định của trọng tàiNgười mua cho rằng những biến hóa trong nội dung phúc đáp chào hàng của anh ta không ảnhhưởng đến nội dung cơ bản của chào hàng ; nhưng người bán thì cho rằng đó là mấu chốt để kếtluận hợp đồng chưa được hình thành. Theo điều 19 CISG, khoản 2 : “ … một sự phúc đáp cókhuynh hướng gật đầu chào hàng nhưng có tiềm ẩn những lao lý bổ trợ hay nhữngđiều khoản khác mà không làm biến hóa một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi làchấp nhận chào hàng trừ phi người chào hàng ngay lập tức không bộc lộ bằng miệng để phảnđối những điểm độc lạ đó hoặc gửi thông tin về sự phản đối của mình cho người được chàohàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung củachào hàng với những sự sửa đổi nêu trong đồng ý chào hàng ”. Xét thấy hai đổi khác trong phúc đáp chào hàng của người mua, gồm có xóa “ không chấp nhậnthuê tàu hơn 20 tuổi ” và sửa “ cước phí trả trước ” thành “ cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuêtàu ” trong bản hợp đồng gốc, không thuộc những yếu tố bổ trợ hay sửa đổi tương quan mà làm biếnđổi cơ bản nội dung chào hàng. Theo điều kiện kèm theo giao hàng trong hợp đồng là FOB, Incoterms2000, những đổi khác của người mua về độ tuổi của tàu và việc giao dịch thanh toán cước phí không làmthay đổi cơ bản nội dung của thư chào hàng, không làm tăng nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán. Bêncạnh đó, người bán chậm trễ trong việc thông tin khước từ của mình trước đổi khác trong phúcđáp của người mua. Theo khoản 2 điều 19 CISG, sự khước từ của người bán trước biến hóa trongphúc đáp của người mua phải thực thi “ ngay lập tức ”. Chính thế cho nên, người bán trong trườnghợp này đã coi như là đồng ý những đổi khác đó. Vì vậy, Hội đồng trọng tài quyết định hành động Hợpđồng số SF0610 có hiệu lực thực thi hiện hành so với cả bên bán và bên mua. Kinh nghiệm cho Doanh Nghiệp ViệtKết quả của tranh chấp là sự thất bại của người bán Trung Quốc, và số tiền bồi thường thiệt hạicho người mua lên đến hàng nghìn USD. Tổn thất này đến từ sự thiếu hiểu biết của Doanh Nghiệp TrungQuốc khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế. Mặc dù Trung Quốc đã gia nhập Công ướcVienna nhưng rõ ràng là người bán Trung Quốc không nắm được nội dung công ước nên đã cónhững ứng xử không tương thích với những pháp luật mà công ước nêu ra. Từ bài học kinh nghiệm của DN TrungQuốc trong vụ tranh chấp này, những Doanh Nghiệp việt nam cần ý thức được rằng, khi tham gia kí kết hợp đồngmua bán sản phẩm & hàng hóa quốc tế, thì yếu tố tìm hiểu và khám phá về mặt pháp lý là cực kỳ quan trọng. Hợp đồngmua bán sản phẩm & hàng hóa có tương quan đến yếu tố quốc tế thường phức tạp hơn trong yếu tố nguồnluật kiểm soát và điều chỉnh nên những doanh nghiệp cần phải biết hợp đồng của mình sẽ chịu sự kiểm soát và điều chỉnh củanhững nguồn luật nào : luật quốc tế hay luật vương quốc của nước bạn hàng, và nguồn luật nào đượcưu tiên vận dụng để có sự sẵn sàng chuẩn bị tốt nhất. Điều 396 Bộ Luật dân sự việt nam nhu yếu chấp nhậnchào hàng là phải đồng ý hàng loạt nội dung của chào hàng không đồng ý bất kể sửa đổi bổsung nào, Trong khi đó Công ước Viên được cho phép những đổi khác trong gật đầu chào hàng màkhông làm biến hóa nội dung cơ bản của chào hàng bắt đầu thì không tác động ảnh hưởng đến hợp đồng. 25P háp luật kinh doanh thương mại

Source: https://vvc.vn
Category : Pháp luật

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay