Thành đoàn Hà Nội và sự trở về với cội nguồn

Tháng 7 trở về với những hồi ức kỉ niệm của một thời máu lửa oai hùng của nhân dân Việt Nam. Những người mẹ đưa tiễn người chồng, người con của mình ra mặt trận để rồi khi kết thúc họ nhận về những bức thư nói lời từ biệt. Nỗi đau chia ly, cách biệt đã khiến cho những người mẹ, người vợ kiên cường, mạnh mẽ tiếp tục cuộc sống hiện tại. Ngày 27/7 kỉ niệm cho những sự hi sinh, mất mát đau thương và tinh thần bất khuất của những người lính anh hùng và những bà mẹ Việt Nam anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Hoạt động tri ân các anh hùng liệt sĩ

Chính vì vậy, sáng ngày 24/7, chuyến công tác của Thành đoàn Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Việt – Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Trung ương Đoàn Hà Nội dẫn dắt tiếp nối chương trình trở về cội nguồn. Chương trình “Hành trình tri ân – Câu chuyện hòa bình” đã trở lại và có những hoạt động tiếp nối thành công trong nhiều năm vừa qua được diễn ra tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị. 

 

Song song với chương trình kỉ niệm 73 năm Ngày thương binh liệt sĩ, những chương trình tình nguyện xung kích hè được tổ chức thì Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo và tổ chức nhiều hoạt động bên lề đáng chú ý. Đó là những hoạt động thiết thực nhằm tri ân những anh hùng, thế hệ cha anh đi trước. Và hoạt động dâng hương tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị ) là một trong những hoạt động nổi bật của chương trình kỉ niệm năm nay. 

Dấu ấn lịch sự tại Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị – là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm của nhân dân Việt Nam với liên minh quân đội Hoa Kỳ ( quân đội Việt Nam Cộng hòa) với pháo hạng nặng, pháo hạm, máy bay B- 52 của quân đội Mỹ. Tại chiến dịch này, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã rải xuống Việt Nam 328.000 tấn bom đạn tương đương với 7 quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ đã ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản năm 1945.

 

Chính tại trận chiến này, hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” và theo lệnh Tổng động viên năm 1970 đến 1972, hơn 10.000 sinh viên tại Hà Nội đã sẵn sàng lên đường. Tạm gác lại những ước mơ, hoài bão của riêng mình để thực hiện nhiệm vụ của dân tộc. Trong hơn 10.000 sinh viên đã có hơn một nửa sinh viên hi sinh tại mặt trận phía Nam, trên đất Lào, và đặc biệt là tại Thành cổ Quảng Trị. 

Giá trị lịch sử và truyền thống hướng về cội nguồn

Chương trình “Hành trình tri ân – Câu chuyện hòa bình” được diễn ra trong không khí trang nghiêm, bồi hồi xúc động của những người trẻ khi được nghe kể lại những chiến tích năm xưa. Tại đây, Thành đoàn Hà Nội cùng với đoàn công tác của mình đã có dịp được lắng nghe câu chuyện xúc động về những người chiến sĩ. Cụ thể nhất đó là câu chuyện của chiến sĩ Lê Văn Huỳnh, bức thư được viết vào ngày 11/9/1972 trước lúc đồng chí hy sinh. 

 

Những năm qua, cuộc hành hương về với cội nguồn, về thăm những thế hệ cha anh đã ngã xuống hướng về Thành cổ Quảng Trị. Thắp nén hương tỏ lòng biết ơn, thành kính nghiêng mình trước những dòng mực trong bức thư tay của người đồng chí đã khuất. Họ đã ngã xuống, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc, không tiếc máu xương, ra đi với một lòng chiến thắng và ngày trở về gặp lại cha mẹ già, người vợ hiền. 

Hoạt động ý nghĩa được diễn ra

Bên cạnh chiến dịch hè nhằm phát huy được khả năng sáng tạo, đoàn kết cùng tinh thần tương thân tương ái của thế hệ trẻ. Mà chương trình “Hành trình tri ân – Câu chuyện hòa bình” còn mong muốn đây sẽ là một chương trình mà tính giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Giúp thế hệ trẻ hoàn thiện cả về sự năng động hiện đại cả về giá trị dân tộc. 

 

Thành đoàn Hà Nội đã dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn, thăm hỏi động viên các gia đình có thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách, có công với cách mạng, tặng quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, vệ sinh khuôn viên, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm. 

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay