Loại vật liệu thân thiện với môi trường được ứng dụng trong xây dựng

Loại vật liệu thân thiện với môi trường được ứng dụng trong xây dựng

Hiện nay, những vấn đề về môi trường trở thành chủ đề cực nóng và cần bảo vệ thông qua các hành động thiết thực. Sở dĩ cần thiết bởi môi trường sống của con người đang bị đe dọa bởi ô nhiễm và những thói quen trong cuộc sống. Những vật liệu thân thiện với môi trường bắt đầu được tìm kiếm và ưu tiện sử dụng thay thế túi ni lông và chất nhựa. Hãy tìm ngay những loại vật liệu thân thiện với môi trường được ứng dụng trong xây dựng, kiến trúc hiện nay.

Lông cừu

Len được làm từ lông Cừu có khả năng cách điện và giữ nhiệt cao nên thường được sử dụng để may quần áo hoặc đan len. Thế nhưng hiện nay, các nhà kiến trúc sư đã tìm ra những công dụng mà len có thể được áp dụng trong ngành xây dựng.

Khi được ứng dụng làm vật liệu trong xây dựng, len làm tăng độ cứng của gạch không nung lên đến gần 40% khi thêm len vào polymer tự nhiên (có trong rong biển) vào gạch.

Việc gạch không được nung góp phần làm giảm khí CO2 thải ra môi trường trong quá trình nung gạch và chính vì thế cũng góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Bên cạnh đó, len từ lông Cừu cũng giúp chống ẩm và lạnh nên phù hợp với những nơi có độ ẩm cao và mưa nhiều.

Nút bần

Nút bần được làm bằng cách tước vỏ từ thân của cây Sồi sau đó được nén dưới áp suất, đun sôi để khử trùng và làm vỏ gỗ Sồi được mềm ra trước khi được đục lỗ để trở thành nút bần. Thông thường nút bần được ứng dụng trong ngành rượu khi được xử lý làm nút đóng chai rượu vì khả năng không thấm nước, cách điện và chịu được lửa.

Chính vì những khả năng đó, nút bần cũng được ứng dụng để làm vật liệu xây dựng bằng cách ốp tường. Những bức tường được ốp bởi nút bần có độ thẩm mỹ cao, đẹp mắt và được nhiều nơi ứng dụng trong xây dựng.

Nhựa tái chế

Nhựa là một trong những loại chất thải, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nhất hiện nay, khi hàng ngày vẫn có rất nhiều gia đình hay cá nhân sử dụng loại vật liệu này trong đời sống vì sự thuận tiện, dễ có và giá rẻ. Tuy nhiên, nhựa rất khó phân hủy (gần 100 năm) nên việc sử dụng nhựa tái chế trong xây dựng đã góp phần giúp ngăn ngừa Trái đất ngày càng bị ô nhiễm bởi chất thải nhựa.

Để tái chế nhựa trong xây dựng, các kiến trúc sư, nhà thầu đã trộn nhựa vào cùng với bê tông để giúp bê tông nhẹ hơn nhưng tính bền vững, chắc chắn vẫn được đảm bảo cho công trình được xây dựng.

Nhựa được sử dụng trong xây dựng là một bước tiến quan trọng để giúp giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, cũng như cứu sống các loài sinh vật biển khi không còn ăn phải những chất thải nhựa từ con người.

Rơm

Những bức tường rơm được xây dựng vô cùng hoàn mỹ ở những tòa nhà cao đã chứng minh được sự chắc chắn mà vật liệu gần gũi, dễ tìm tại những làng quê Việt Nam hiện nay.

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng rơm để xây nhà. Ngày nay những công trình, nhà cửa được làm từ rơm cũng trở nên quen thuộc đặc biệt là ở vùng Scandinavia (các nước Bắc Âu) bởi vì rơm có khả năng cách nhiệt tốt, giúp căn nhà ấm vào mùa Đông và mát mẻ vào mùa Hè.

Hơn thế nữa, rơm là loại vật liệu dễ phân hủy, dễ thu hoạch, có thể cho thành phẩm liên tục trong một năm nên chúng ta sẽ không lo vấn đề nguồn rơm bị cạn kiệt.

Tre

Tre luôn gắn bó với làng quê Việt Nam, tre rất dễ mọc, không cần chăm sóc, phát triển nhanh, thân cây rắn chắc, chịu được gió, mưa và khô hạn nên đây là một vật liệu tuyệt vời để xây dựng nên những ngôi nhà kiên cố.

Ngày nay, tre vẫn được sử dụng để làm móng, xà ngang vắt qua nhà để lợp ngói, làm tấm phênh che phía trước nhà để che nắng, che mưa.

Gỗ tái chế

Nếu Qúy khách đã quá quen thuộc và quen sử dụng những loại gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên chưa qua sử dụng thì cũng nên biết gỗ tái chế có chất lượng không kém và giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều.

Những loại gỗ tái chế thường được lấy từ những công trình bị đập phá hoặc từ những sản phẩm làm từ gỗ nhưng đã qua sử dụng. Khi đem về, những loại gỗ đã qua sử dụng này được xử lí cẩn thận trông giống như những loại gỗ chưa qua sử dụng khác.

Việc sử dụng gỗ tái chế giúp ngăn chặn việc phá rừng lấy gỗ hay xảy ra khiến những đồi núi trơ trọi và đó cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, xói mòn, lũ quét hay xảy ra ở vùng cao Tây Bắc.

Gạch ốp lát tái chế

Gạch ốp lát tái chế, được làm từ những mảnh vụn của gạch trong quá trình sản xuất, để kết hợp lại với nhau theo một quy trình xử lý đặc biệt, để tạo ra những viên gạch hoàn chỉnh.

Màu sắc của gạch ốp lát tái chế có thể được chia làm ba loại: màu trắng, màu xám và màu đen. Màu sắc của gạch ốp lát được quyết định bởi việc sử dụng nguyên liệu tái chế để tạo ra viên gạch là ít hay nhiều. Điều đó có nghĩa là, với viên gạch màu trắng thì sẽ sử dụng 50% nguyên liệu tái chế, màu xám là 75% và màu đen là 100%.

Những viên gạch ốp có kích thước khác nhau nên cũng vô cùng thuận tiện để sử dụng tại nhiều khu vực khác nhau trong ngôi nhà.

Nguồn: VVC.VN

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay